1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

phuong phap hoc

6 246 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 69,5 KB

Nội dung

Từ những đề thi minh họa trong Cấu trúc đề thi 2009, các thầy cô giáo giỏi và nhiều kinh nghiệm giảng dạy sẽ chỉ ra cho chúng mình cách tránh bẫy trong đề thi Tiếng Anh. Để học sinh ôn thi tốt nghiệp PTTH và ĐH, CĐ năm 2009, NXB Giáo dục vừa phát hành cuốn Cấu trúc đề thi các môn, trong đó có đề thi minh họa để thí sinh tham khảo. Hi vọng những nhận xét và kinh nghiệm ôn tập của các chuyên gia giáo dục xung quanh đề thi minh họa sẽ giúp chúng mình ôn tập hiệu quả hơn và đạt điểm cao trong hai kỳ thi quan trọng này. Môn tiếng Anh: Chú ý các câu hỏi bẫy Đề thi minh họa (bao gồm cả đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2009) là những đề thi có kiến thức cơ bản và nâng cao. Muốn làm được điểm tuyệt đối, thí sinh cần lưu ý 3 phần: phần dễ mắc lỗi nhất, phần dễ sai nhất và những phần khó nhất, yêu cầu phải có chuẩn các kiến thức nâng cao mới làm được. Cụ thể như sau: • Câu số 1, phần đề thi minh họa môn tiếng Anh (Cấu trúc đề thi năm 2009, NXB Giáo dục) thuộc về phần ngữ âm. Đây là phần ôn luyện căn bản nhất của môn tiếng Anh, tuy nhiên đối với nhiều học sinh phần ngữ âm, từ vựng lại là phần dễ gây nhầm lẫn và mất nhiều thời gian chọn đáp án nhất, một số lưu ý đối với việc ôn tập phần học này: Xác định dấu trọng âm, phương pháp đánh trọng âm đối với từ loại; Xác định nguyên âm đơn, nguyên âm dài, nguyên âm kép. Ví dụ: Yêu cầu đề bài tìm phương án đúng đối với phần gạch chân trong A, B, C hoặc D có cách đọc khác với các lựa chọn còn lại, cụ thể: A. clean; B. head; C. beat; D. heat. Đáp án là B vì trong câu B, xuất hiện nguyên âm kép "ea" được phiên âm là /e:/ các từ còn lại phiên âm /i:/. • Trong khi ôn tập, thí sinh cần xác định cách đọc các phụ âm như: b trong từ bee; n trong từ nose; d trong từ do . Để tham khảo và học tốt phần này các em có thể cài đặt và sử dụng bộ từ điển (Cambridge Advanced Learner's Dictionary). Một lưu ý quan trọng khác là thí sinh cần xác định nhóm các từ đồng âm dễ gây nhầm lẫn như: /i:/ bean-been, /e/ male-mail hoặc /ai/ aisle-I'll-isle . Một phần cần chú ý là trong đề thi minh họa này có khoảng 6-8% là câu hỏi bẫy (trong đó đề thi tốt nghiệp THPT có 3 câu, đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ có 6 câu). Các câu hỏi bẫy này chủ yếu nằm ở phần cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, tìm lỗi sai. Câu hỏi bẫy là các câu hỏi thường là các câu hỏi mẹo và gây nhầm lẫn cho các thí sinh trong quá trình làm bài. Trên thực tế, các câu hỏi này không khó nhưng lại gây sự nghi ngại cho các thí sinh khi lựa chọn đáp án đúng. Cần phải lưu ý rằng đây không phải là lần đầu đề thi có đưa vào những câu hỏi bẫy mà trong các năm vừa qua, trong đề thi tiếng Anh đều có từ 5-10% câu hỏi bẫy. Đây cũng là những câu hỏi để thí sinh đạt điểm tối đa. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy những học sinh học lực khá giỏi rất chủ quan nên thường làm sai câu này, trong khi học sinh trung bình lại làm đúng. Vì vậy các em cần lưu ý với các câu hỏi bẫy này. Ví dụ: câu số 14, phần đề thi minh họa môn tiếng Anh - thi ĐH (Cấu trúc đề thi năm 2009, NXB Giáo dục). Yêu cầu đề bài chọn từ/cụm từ thích hợp (ứng với A hoặc B, C, D) để hoàn thành câu, cụ thể: "You stop working too hard _____ you'll get sick". Có 4 đáp án là: A. or else; B. if; C. in case; D. whereas • Đáp án đúng sẽ là A. Trong câu này sẽ có không ít thí sinh có xu hướng chọn đáp án C thay vì đáp án chính xác là A. Về cơ bản, liên từ "in case" có nghĩa là đề phòng, phòng khi và như thế khi sử dụng câu trên ở nghĩa tiếng Việt xét về góc độ nào đó các thí sinh thấy có vẻ hợp lý. Nhưng trên thực tế, cấu trúc "or else" được sử dụng như một dạng phủ định trong các lời khuyên, cảnh báo, nhắc nhở và là một dạng của mệnh đề "if . not" (có nghĩa tiếng Việt là nếu . không). Chẳng hạn, cấu trúc trên có thể chuyển về cách diễn đạt khác, tương đồng: If you work too hard, you'll get sick. • Đề thi minh họa còn có một phần khó, đó là từ vựng. Để làm được các câu hỏi của đề thi này học sinh nên tập trung vào ôn tập các phần: Các dạng từ phái sinh; Từ đồng nghĩa, trái nghĩa; Các từ thuộc chuyên đề và chủ điểm liên quan tới vi tính, công nghệ, khoa học tự nhiên, văn hóa .; Các từ vựng, cụm câu hội thoại; Biến đổi từ (thêm tiền tố, hậu tố) khi dựng hội thoại, viết câu . Ví dụ: Câu số 24, phần đề thi minh họa môn tiếng Anh tốt nghiệp THPT (Cấu trúc đề thi năm 2009, NXB Giáo dục). Yêu cầu đề bài chọn từ/cụm từ thích hợp (ứng với A hoặc B, C, D) để hoàn thành câu, cụ thể: To be successful, an artist must show great. Có 4 phương án trả lời là: A. originality; B. origin; C. original; D. originally. Đáp án là B. Lý do: vị trí cần điền là một danh từ, tuy nhiên phần đáp án lại thể hiện 3 danh từ liên quan có ý nghĩa khác nhau, do đó buộc thí sinh phải chọn 1 trong 3. Ở câu này, đáp án là B (origin - bản thân, bản chất), câu A (originality - công trình ban đầu), câu C (original - bản gốc, bản chính). • Đặc biệt có một phần khó trong đề thi là đọc hiểu. (Đề thi THPT từ câu 41- 45. Đề thi ĐH, CĐ có 3 đoạn văn: đoạn 1: từ câu 36-45; đoạn 2: từ câu 46-55; đoạn 3: từ 56-65). Đối với bài đọc hiểu thường liên quan đến các chuyên đề: khoa học, đời sống xã hội, giáo dục, ngôn ngữ hằng ngày. Để làm được câu này, ngoài việc hoàn thiện các vốn từ vựng cần thiết các học sinh nên tập trung luyện các kỹ năng đọc theo phương pháp và trình tự: Đọc trước các câu hỏi và đáp án liên quan; đọc lướt nhanh toàn văn (cả đoạn); đọc tìm thông tin truy vấn trong phần câu hỏi, đáp án gợi ý; chọn đáp án đúng; Sử dụng các suy luận để loại trừ phương án sai/đúng. Đặc biệt thí sinh không nên: Quá tập trung vào phần từ mới; Hiểu sai ý câu hỏi; Tự diễn giải theo cách hiểu của cá nhân thay vì tác giả; Chọn đáp án có cách diễn đạt có nhiều ý nghĩa, cách hiểu. Tỉ tỉ quan niệm chết người và hàng tá lí do đang khiến bạn… chán học, cùng mổ xẻ nguyên do và tìm ra con đường sống nhé! Bạn đi học như ca sĩ chạy sô, sáng, trưa, chiều, tối; học cật lực nhưng chẳng mấy chữ vào đầu => Chán nản! Bạn nhìn núi bài tập ứ lại từ nhiều ngày, ngán ngẩm: mai kiểm tra rồi có học cũng chẳng kịp. Học trước quên trước, gần đến ngày thi học vẫn kịp mà => Vội gì! Ti tỉ quan niệm chết người và hàng tá lí do đang khiến bạn… chán học, cùng mổ xẻ nguyên do và tìm ra con đường sống nhé! 1. Quá trình học thi Quan niệm chết người: Tớ học hành rất cực lực, sáng trưa chiều tối, đến cả lúc ngồi ăn cơm tớ cũng để cuốn đề cương dày kế bên. Mỗi ngày tớ chỉ ngủ có hai tiếng đồng hồ. Ai cũng phục và bảo tớ chăm học, thế này thì đến ngày thi tớ sẽ đạt kết quả cao thôi. "Vì sao ta chết?": Thời gian học không nói lên được điều gì, quan trọng là bạn đã học như thế nào trong thời gian ấy. Nếu bạn nói đã thật sự tập trung cao độ trong suốt một ngày không ngơi nghỉ thì không tin đâu nhé! Bởi vì trí não của bạn chỉ hoạt động có hiệu quả liên tục trong vòng 45 phút đến 1 giờ, sau đó cần được nghỉ giải lao hoặc chuyển sang hoạt động chân tay độ 15 - 20 phút rồi mới hoạt động trí não trở lại. Rất nhiều bạn lúc nào cũng thấy đi loanh quanh trong nhà với một xấp giấy đề cương trên tay, nhưng đầu óc lại bay vởn vơ đi đâu mất, hỏi ra mới biết là thật sự các bạn ấy không học được gì nhiều trong thời gian ấy nhưng .một khi không cầm tập lên thì lại thấy không yên tâm nên cứ thế mà các bạn cho mình cái quyền được .thể hiện sự học nhiều mà thật ra chẳng tiếp thu được bao nhiêu. Bí quyết sống sót: Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ hoàn thành tốt bài học trong vòng thời gian quy định được đặt ra thì mới bắt đầu ngồi vào bàn học. Còn nếu bạn chỉ muốn học để cho có, để an tâm rằng mình đã .có học thì tốt nhất bạn nên dành thời gian đó để thư giãn đi sẽ có ích hơn là để nó trôi qua nhàn nhạt như thế. Sau khi thư giãn và đầu óc thật sự sảng khoái, hãy để trí não bạn được hoạt động hết công suất bằng cách chú tâm thật kỹ vào những gì bạn muốn học. Nếu được như vậy thì chỉ cần nửa ngày là bạn có thể hoàn thành bài học một cách thật chắc chắn mà vẫn có thời gian vui đùa với bạn bè rồi. 2. Trước ngày thi Quan niệm chết người: Tớ nghĩ gần đến ngày thi thì học vẫn còn kịp. Vả lại, tối học, sáng thi ngay thì mình sẽ nhớ dai hơn là học trước rồi đến ngày thi vẫn phải lấy một mớ đề cương ra ôn lại từ đầu. Mệt thêm! "Vì sao ta chết?": Ừ thì có thể bạn đúng đấy, nhưng chỉ một phần nhỏ thôi. Đôi khi chúng ta chạy theo những thành công trước mắt mà đánh rơi mất những giá trị lâu dài. Bạn sẽ thuộc nằm lòng những bài học vừa "nuốt" được trước đó một ngày, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên rằng đến ngày thứ hai, dấu hiệu lờ mờ bắt đầu xuất hiện nếu người ta nhắc đến bài học đó, và sau một tháng, những con chữ và công thức phức tạp ấy bỗng dưng biến đâu mất như chưa hề tồn tại. Bí quyết sống sót: Để giải thích hiện tượng ấy cũng không có gì lạ, giống như việc bạn bỏ ra vài giờ để tập bơi nhưng lại có thể .chìm nghỉm ngay sau đó vì chưa thể nắm vững những động tác cơ bản chỉ qua một lần luyện tập. Hãy nhớ, những kiến thức không phải chỉ để nhặt lên đối phó với ngày thi rồi lại buông xuống khi kỳ thi kết thúc. Những bài học đó sẽ theo bạn suốt cả một hành trình dài và có liên quan đến kiến thức về sau rất nhiều. Sẽ không thua thiệt gì nếu bạn chịu học ôn ngay từ đầu, qua mỗi lần kiểm tra, mỗi kỳ thi, bạn xào nấu chừng ấy vốn kiến thức lại thì nó sẽ không chạy đi đâu được mà sẽ ngoan ngoãn nằm trong đầu bạn một cách chắc chắn. 3. Trong phòng thi Quan niệm chết người: Tớ lâm vào thế bí rồi, bây giờ thì "tiến thoái lưỡng nan", đường nào cũng chết. Tớ chẳng có một chữ trong đầu, nộp giấy trắng cũng 0đ mà quay tài liệu bị bắt cũng 0đ. Vậy thì cứ quay tài liệu đi vậy, "liều ăn nhiều" mà, biết đâu sẽ sống sót qua lần thi này mà lại được điểm tối đa nữa chứ! "Vì sao ta chết?": Bạn đừng đem hai điểm 0 tròn trĩnh trong hai hoàn cảnh khác nhau như thế lên bàn cân. Chúng không giống nhau đâu. Này nhé! Bạn không làm được bài, bị điểm 0. Thế thôi. Nhưng còn quay bài, ngoài điểm 0 ấy ra, bạn còn gánh chịu rất nhiều hậu quả: bị kỷ luật, hạ hạnh kiểm, cái nhìn không mấy tin tưởng từ thầy cô, cái nhìn không có gì nể phục từ phía bạn bè nếu như lần sau bạn được điểm tối đa dù bằng chính sức bạn. Người ta không dễ dàng tin một người nói dối dù người ấy có thành thật thế nào nữa, bạn biết đấy! Đừng đánh mất danh dự của mình chỉ vì những con điểm ảo. Còn nếu bạn quay trót lọt ấy à, thế thì lần sau bạn sẽ "ngựa quen đường cũ", tình trạng ấy sẽ kéo dài và ngưng bặt khi kỳ thi sinh tử cuối cùng trong đời bắt đầu đến. Với cái đầu trống rỗng ấy thì những con điểm kiểm tra cao vời vợi trong lớp cũng chả cứu được gì bạn đâu. Bí quyết sống sót: Không còn cách nào khác là bạn phải đối mặt với thất bại lần này thôi. Và bí quyết để sống sót cho lần sau là bạn hãy biết đứng dậy, củng cố kiến thức từ đầu cũng như dẹp bỏ quan niệm sẽ trông chờ vào tài liệu, bạn bè, giám thị để bước qua những mùa thi cử. Trước ngày thi, hãy cứ nghĩ rằng tất cả chỗ dựa xung quanh mình đều biến mất, và bạn chỉ còn có thể dựa vào chính sức mình để hoàn thành bài thi thật tốt. Nhớ nhé! * Những mẹo nhỏ cho dân teen đang .chán học + Tìm cho mình một động lực để học tốt: Hãy nghĩ xem, nếu bạn học cực "pro", bạn sẽ được "ai đó" nể phục khi mình giảng bài cho người ấy đấy. + Tìm một điều thú vị gì đó trong bài học: Đừng nghĩ rằng những bài học trên lớp không giúp ích được gì, kiến thức là vô tận nên học không bao giờ là thừa thãi cả. Giống như nếu bạn không học tốt môn Lý, làm sao bạn biết được hiện tượng cầu vồng là do sự khúc xạ và phản xạ những tia sáng đến mắt người quan sát từ mỗi giọt nước? + Tìm một đối thủ để thách đấu: Cùng so kết quả học tập cuối kỳ với một đối thủ đáng gờm trong lớp là phương pháp tốt để bạn phấn đấu trong học tập, sĩ diện và sự háo thắng có lẽ sẽ giúp bạn không chịu cúi đầu trước bất kỳ bài toán khó nào phải không? Theo MTO ý kiến Viết ý kiến mớiTìm kiếm Guest (IP:222.253.183.xxx) 2008-11-27 20:19:55 Cảm ơn nhiều! Mình đang trong tình trạng chán học cực kì! Và mình đã tìm được động lực để tiếp tục chiến

Ngày đăng: 15/09/2013, 21:10

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w