1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Món ngon

26 82 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Tôm chấy tỏi ớt THỨ NĂM, 12/06/2008 KIM THU Trong món này, nếu muốn tôm ngon và trông đẹp mắt hơn thì nên hấp chín tôm trước khi chế biến. Làm sạch tôm rồi chẻ lưng, hấp chín. Như thế khi đem chấy tỏi, tôm sẽ không bị cháy, cũng như không chảy nước làm ỉu tôm. Chẻ lưng tôm rồi mới đem hấp thì tôm mới nở vỏ đẹp mắt. Thời gian chuẩn bị và chế biến khoảng 10 phút Dành cho 4 người ăn Nguyên liệu: 400g tôm sú to, 2 thìa cà phê tỏi, 2 thìa cà phê ớt, 2 thìa súp bơ lạt, 2 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường Cách làm: 1. Tôm rửa sạch, chẻ lưng 2. Bắc chảo nóng, cho bơ vào, khi bơ tan chảy hẳn cho tỏi và ớt vào phi thơm. 3. Cho tôm vào xóc đảo rồi để lửa nhỏ, hơi cháy cạnh rồi tắt bếp. 4. Xếp tôm ra đĩa, trang trí với vài lát chanh tây xắt mỏng và xà lách. Dùng kèm với cơm như món mặn. Salad Bí Đỏ THỨ BẢY, 14/06/2008 MAI TRANG Trong lễ hội Halloween diễn ra vào đêm 31-10, người phương tây thường ăn những món từ bí ngô, một trong số đó là salad bí đỏ. Salad Bí Đỏ Xếp xà lách, ớt thái sợi, cà chua bi bổ đôi ra đĩa, cho tôm, bí lên trên, rưới hỗn hợp gia vị trộn lên trên, đảo đều trước khi ăn. Nguyên liệu: - 300gr bí đỏ. - 150gr tôm. - 200gr xà lách. - 100gr ớt chuông xanh, vàng, đỏ. - 100gr cà chua bi. - Gia vị trộn: 2 thìa súp giấm, 2 thìa súp đường, 1/2 thìa cà phê tiêu, 2 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa súp dầu xà lách. Thực hiện: - Gọt vỏ bí, thái miếng mỏng vừa, dùng dao răng cưa thái sợi, hấp chín. - Luộc tôm đỏ, bỏ vỏ, đầu. - Hòa tan gia vị trộn. Gỏi cá THỨ HAI, 09/06/2008 ĐỨC THỊNH Gỏi cá là gỏi của đàn ông, thường được dùng ăn vào mùa hè nóng nực, khi vụ chiêm đã gặt hái xong. Cá ăn gỏi là những con cá diếc tươi, mới bắt lên, cỡ chiếc lá sim nhỏ. Nếu là cá diếc Bàu Nón thì béo và ngon không đâu bằng. Cá được mua từ Bàu Nón trước một ngày, chọn những con khỏe, tươi bỏ vào thùng nước trong. Trước khi ăn, người ta bỏ cá vào chậu nước có hòa ít muối nhạt cho cá bơi. Ăn với gỏi cá có nhiều thứ gia vị. Trước hết phải có lộc thơm gồm lá tỏi, rau húng, kinh giới. Chuối xanh loại có hạt hay chuối ngự còn xanh, non, cắt thành từng lát mỏng. Bắt một con cá chuối to, lấy thịt băm nhỏ rang với hành củ cho hơi cháy, mùi khen khét để làm món chẻo khét. Một miếng thịt heo ba chỉ luộc lên thái mỏng. Một ít bánh đa nướng thơm giòn. Một ít nước chấm mằn mặn, chua chua làm bằng cách lấy một ít nước mắm ngon hòa với nước mơ chua. Khi bạn bè khách khứa đến đủ, người nhà bưng mâm gỏi lên, có thêm chai rượu ngon. Chậu cá được đặt ở nơi trung tâm. Những con cá diếc béo khỏe còn lội tung tăng trong chậu nước. Mọi người ngồi quây quần quanh mâm. Có một người luôn tay phục vụ: dùng dao cắt vây, cạo vảy, bóc mang rồi bỏ cá vào bát cho từng người. Bóp nhỏ bánh đa nướng thơm giòn bỏ vào bát, gắp một miếng thịt luộc ba chỉ, một ít lộc lá rồi gắp cá diếc tươi sống nhúng với chẻo khét và chan nước hãm vào. Khi ăn thường uống cùng một hớp rượu. Mùi thơm của lộc lá, của bánh đa, của vừng, của chẻo khét làm mất cảm giác mùi tanh của cá chỉ còn vị béo, bùi, tươi mát. Vì vậy người dân Nam Ðàn có câu: "Một miếng gỏi cá, bằng ba chén thuốc bổ". Gà nấu thơm THỨ HAI, 02/06/2008 T.A Thơm một nửa băm nhỏ, một nửa cắt miếng vừa ăn. Gà cắt miếng vuông ăn, ướp với tiêu, tỏi xay, muối và 1 thìa cà phê hạt nêm Aji-ngon, nếm lại cho vừa ăn. Nguyên liệu: 200g thịt ức gà, 1/2 trái thơm đã gọt vỏ, 1 vắt nhỏ me không hạt, 2 thìa cà phê tỏi xay, 2 thìa cà phê hạt nêm Aji-ngon, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1/2 thìa cà phê muối , 1/3 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê đường, 2 thìa súp dầu ăn Thực hiện: Thơm một nửa băm nhỏ, một nửa cắt miếng vừa ăn. Gà cắt miếng vuông ăn, ướp với tiêu, tỏi xay, muối và 1 thìa cà phê hạt nêm Aji-ngon, nếm lại cho vừa ăn. Cho thơm đã cắt miếng vào nấu thêm ít phút, tắt bếp. Cho gà ra đĩa rắc tiêu, ngò. Giang sơn của nộm THỨ HAI, 09/06/2008 ĐỨC THỊNH Là người Hà Nội, hay chỉ cần sống ở Hà Nội, mấy ai không biết đến món nộm. Nộm xuất hiện cả ở chốn mâm cao cỗ đầy lẫn nơi góc chợ, cả trong những khách sạn sang lẫn trên vỉa hè bụi bặm. Nộm giờ có vô số loại, làm từ đủ loại rau, thịt khác nhau, nhưng dường như, món nộm đu đủ thịt bò khô vẫn là thông dụng và được ưa chuộng hơn cả. Từ xa, tiếng khua kéo “xoèng xoèng” của những người bán nộm đã khiến người ta như muốn bước chân tới mau. Suốt dọc vỉa hè của con phố ngắn nhất Hà Nội - phố Hồ Hoàn Kiếm - là một loạt những hàng bán nộm. Đấy chính là giang sơn của nộm. Một dúm đu đủ nạo mỏng tang, trắng xanh, vài sợi cà rốt cho thêm màu sắc, thịt bò khô mỏng được cắt thành lát dài, rồi tưới thêm ít nước trộn chua chua, ngọt ngọt. Rắc chút lạc rang vàng rộm lên trên, điểm vài lá rau thơm. Ai thích ăn cay thì thêm thìa tương ớt. Cuộc đời với đủ mùi vị hạnh phúc và khổ đau hoá thân trong hương vị của đĩa nộm. Nói không ngoa, chẳng có nộm ở đâu ngon như nộm Hà Nội. Chỉ là món ăn chơi, ấy thế mà nộm cũng đã đi vào bao áng văn chương của những nhà văn xưa và nay, với đủ sự ví von thi vị. Đâu chỉ là món khoái khẩu của đám học sinh, sinh viên, nộm còn là “mồi đưa cay” cho các quý ông, là “đầu câu chuyện” của các bà các cô ưa quà vặt. Chỉ cần gọi đĩa nộm là có thể ngồi nhâm nhi cả buổi, nghe hết mọi chuyện đời. Từ mấy chục năm nay, có một ông già đeo kính trắng vẫn đèo theo cả một “giang sơn” chua cay mặn ngọt đằng sau chiếc xe đạp cà tàng đêm đêm đi khắp 36 phố phường Hà Nội. Ông không cất một tiếng rao. Chỉ có nhịp gõ chiếc kéo cắt thịt bò khô lách cách và mùi tỏi phi thơm lừng như một ám hiệu cho khách quen. Hành trình của nộm Người sành nộm chẳng ai không biết quán Long Vi Ổn hay còn gọi là quán “ông Tàu áo đen”. Ông Hoa kiều họ Long ấy đã về với tiên tổ từ lâu, nhưng cái tên của ông vẫn gắn liền với món nộm và các con cháu ông cũng phần nào nhờ cái tên ấy mà tiếp tục “sống khoẻ” bằng nghề bán nộm. Chị Long Vi Dung, cháu gọi ông Long Vi Ổn bằng bác ruột kể về nghề gia truyền nhà chị, cái nghề đã theo cả 4 thế hệ trong gia đình chị: “Hồi trước kháng chiến, ông nội tôi là người Hoa, bán nộm ở đất Hải Phòng mãi. Sau năm 1945 ông mới ra Hà Nội, đẩy xe bán nộm quanh khu vực Bờ Hồ. Rồi ông mất, để nghề lại cho bố tôi là Long Vi Cường và bác tôi là Long Vi Ổn. Bố tôi cũng làm nộm và bán nộm mãi ở phố Mã Mây, dân quanh đấy và khách quen thường gọi là nộm ông Quay. Sau bố tôi mất sớm, bác tôi là Long Vi Ổn cũng nhờ làm nộm, bán nộm mà nuôi thêm mấy anh chị em chúng tôi. Bác hay mặc áo đen, đẩy xe nộm đi khắp 36 phố phường Hà Nội nên người ta gọi bác là “ông Tàu áo đen”. Từ năm 1967, mấy anh chị em nhà chúng tôi mới bán hàng cố định ở bờ hồ, chỗ phố Hồ Hoàn Kiếm bây giờ”. Ngoài gian hàng nhỏ đối diện với quán Long Vi Ổn của ông anh họ, chị Long Vi Dung còn bán hàng ở ngôi nhà cổ của gia đình chị ở 107 phố Mã Mây cách đó không xa. Cứ tầm chiều tối, khoảng 5h chiều trở đi là khách mua cứ nườm nượp. Người ngồi ăn cũng có mà mua mang về cũng nhiều. Chồng chị, chàng rể nhà họ Long xưa kia chẳng biết tí gì về nghề nhà vợ, nay đã trở thành ông bán hàng có duyên nhất phố. Con trai anh chị cũng sớm nối nghề gia đình, mới hơn 20 tuổi mà cũng đã có thâm niên gần chục năm làm nộm. Nộm xưa, nộm nay “Nộm thời ông cụ tôi không có nhiều thứ như bây giờ đâu, chỉ đu đủ xanh, thịt bò, rau thơm và nước trộn thôi. Sau này mới thêm lạc rang húng lìu, tương ớt, rồi cả gan luộc. Từ khoảng 5 năm nay, khách còn thích ăn thêm tỏi rán. Mà này, tỏi rán nhà chúng tôi là đặc sản đấy nhé, thường thì không để ra bàn đâu, khách quen yêu cầu mới đem ra đấy”. Vừa thoăn thoắt đôi tay gọt đu đủ xanh, chị Long Vi Dung vừa hào hứng kể với chúng tôi về món nộm gia truyền nhà chị. Có khách tới, chồng chị lại lách cách tay kéo cắt thịt bò, tay pha nước chấm, loáng cái đã có đĩa nộm thật tươi tắn, ngon mắt bày trước mặt khách. Chút lạc rang húng lìu vàng rộm rắc ở trên khiến đĩa nộm rộn hương thơm. Chị Dung nói về bí quyết làm món nộm để khách ăn ngon, nhớ lâu. Nguyên liệu tươi, ngon, sạch sẽ luôn là yếu tố ban đầu. Làm thịt bò khô là công đoạn mất nhiều thời gian nhất. Từ việc ngâm rửa cho thịt hết mùi đến lúc xay, ướp, cán mỏng rồi cho thịt vào chảo rán đều đòi hỏi sự tỉ mỉ đến từng chi tiết. Mỗi ngày, gia đình chị dùng tới 50 cân đu đủ xanh và cũng khoảng 50 cân thịt bò các loại để làm hàng. Không quá ngọt hay cay như món gỏi của miền Nam hay miền Trung, nộm Hà Nội có vị ngọt, chua dìu dịu, vị cay của thịt bò chỉ đủ làm tê đầu lưỡi, có mùi thơm của rau húng Láng chẳng nơi nào có, để rồi mỗi khi đi xa, ai đó lại nhớ về nộm như một món ăn chơi khoái khẩu của dân đất Hà thành. Mực chiên dừa THỨ HAI, 02/06/2008 TUẤN ANH Cho bột chiên giòn, trứng gà và nước lọc vào bát, trộn đều. Nhúng mực vào bột, lăn qua dừa thả vào chảo dầu nóng, chiên ngập dầu. Nguyên liệu 300g mực 200g dừa nạo 1/2 bát bột chiên giòn 2 quả trứng gà 1 bát nước lọc 100g xà lách xoong Tương ớt, dầu ăn Thực hiện Làm sạch mực, lột bỏ lớp da bên ngoài, cắt khúc khoảng 50cm, sau đó dùng kéo tỉa hoa khoảng 1/3 khoanh mực. Cho dừa nạo vào chảo nóng, rang khô Cho bột chiên giòn, trứng gà và nước lọc vào bát, trộn đều. Nhúng mực vào bột, lăn qua dừa thả vào chảo dầu nóng, chiên ngập dầu. Mực vàng, vớt ra để ráo dầu. Thưởng thức Dùng mực kèm với nước tương ớt. Gà nấu muối tiêu Nguyên liệu: Gà ta 0,3 kg, cải thìa 0,3 kg, gia vị, muối, tiêu sọ, bột ngọt. Cách làm: Gà ta luộc chín, sau đó xé miếng trộn muối, tiêu, bột ngọt và 1 ít dầu phi tỏi cho thơm. Cải thìa luộc chín, vớt ra để ráo, xếp cải vào dĩa với cà chua. Sau đó đặt gà vào giữa, trang trí thêm ớt cắt sợi. Khi ăn, chấm gà với muối tiêu chanh. Salad sốt dầu giấm Nguyên liệu: Cô-rôn 0,3 kg, sú tím 0,1 kg, củ cải 0,1 kg, salad xoong 0,1 kg, cà chua 0,2 kg. Cách làm: Sốt dầu giấm: hành tím, tỏi, hành tây, muối, tiêu sọ, dầu thực vật, nước dùng, giấm, đường bỏ vào máy xay đều, tạo thành nước sốt. Rửa sạch tất cả các loại rau củ quả. Để ráo, cắt hơi nhỏ, bày ra dĩa, rưới sốt dầu giấm lên trên. Khi ăn trộn đều, dùng chung với bít tết và bánh mỳ. Tôm chiên Fantucky Nguyên liệu: Tôm sú:10 con, bột mỳ 0,1 kg, bột Kantucky 0,1 kg, trứng gà 2 quả, gia vị, muối, tiêu sọ, dầu ăn. Cách làm: Tôm lột vỏ, rửa sạch, ướp với muối và tiêu sọ. Trứng gà đánh đều. Bắc chảo dầu nóng, gắp từng con tôm lăn đều qua một lớp bột mỳ, rồi nhúng vào chén trứng gà đã đánh, lăn một lớp bột kantucky. Cho vào chảo dầu chiên vàng. Chiên một ít miến lót dưới đĩa. Bày tôm đã chiên ở trên, trang trí bằng cà chua tỉa hoa cho đẹp mắt. Dùng với sốt tương ớt chua ngọt. Chân giò nấu ngó sen THỨ HAI, 09/06/2008 ĐỨC THỊNH Chân giò ngó sen là một món ăn bổ dưỡng, thích hợp với mùa thu đông. Món ăn này dễ làm và tốn rất ít thời gian. Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu: chân giò 1 kg, ngó sen 0,5 kg, bột nêm, tiêu bột, hành khô và hành hoa. Hành hoa rửa sạch cắt khúc, hành khô bóc vỏ băm nhỏ, ngó sen tước hết xơ, thái vát ngâm vào nước lã có pha chút muối. Làm như vậy là để cho ngó sen hết nhựa và không bị thâm. Sau khoảng 10 phút vớt ngó sen ra rửa sạch, để ráo nước. Chân giò cạo sạch, bóp muối, rửa sạch rồi chặt miếng ướp với hành đã băm nhỏ, hạt tiêu và một chút bột nêm để ngấm. Tiếp đó, ta cho thịt vào nồi, bắc lên bếp đảo kỹ cho ngấm gia vị rồi cho nước vào, đun nhỏ lửa cho chân giò chín khoảng 80% thì cho ngó sen vào đun tiếp tới khi chín mềm. Cuối cùng, ta thả hành hoa vào rồi bắc ra ăn nóng. Trứng hấp kiểu Nhật THỨ TƯ, 04/06/2008 ĐỨC THỊNH Phụ nữ Nhật rất cầu kỳ trong việc chuẩn bị các món ăn cho bữa cơm trong gia đình. Nếu bạn có dịp dùng bữa với một gia đình Nhật hoặc vào quán ăn Nhật gọi một set cơm trưa hay cơm tối bạn sẽ thấy rất nhiều món được dọn ra trong những bát đĩa nhỏ nhỏ xinh xinh, mỗi món một ít thôi nhưng rất nhiều món. Chỉ tính riêng các món khai vị thôi đã có rau luộc, salad, xúp rồi món hấp, món chiên. Hôm nay chúng ta thử tìm hiểu một trong những món khai vị rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Nhật - đó là món trứng hấp, qua tài chế biến của chị Nguyễn Ngọc Minh Tuyết, đến từ nhà hàng Ớt xanh. Nguyên liệu: Trứng gà: 2 cái, Phi lê gà: 100gr, Chả cua: 1 cây, Nấm đông cô: 2 tai, Gia vị: Katsuobushi, Hondashi, muối . Cách làm: Phi lê gà luộc chín, cắt hạt lựu. Chả cua cắt hạt lựu. Nấm đông cô luộc chín, cắt miếng. Nấu sôi 2 chén nước, cho katsuobushi vào nấu trong 5 phút. Nước này gọi là đashi. Lấy 4 vá nước đashi cho vào chung với 2 cái trứng, khuấy đều. Cho hondashi và muối vào khuấy đều, lược lại và cho vào chén. Cuối cùng bỏ thịt gà, chả cua, nấm vào chung rồi hấp trong thời gian 4-5 phút là có thể dùng được. Cơm cuộn nhật bản THỨ TƯ, 04/06/2008 ĐỨC THỊNH Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú. Những món ăn của Nhật Bản đầy mầu sắc và quyến rũ. Món cơm cuốn là một món ăn truyền thống mang đậm sự đặc trưng của văn hoá ẩm thực sứ Anh Đào Nguyên Liệu 1 đùi gà, lọc bỏ da và xương, rửa sạch, thái hạt lựu nhỏ, 225g gạo hạt dài, nấu cơm, 6 quả trứng gà 8 thìa cà phê bơ, 1 củ hành, 1/2 củ cà rốt, thái hạt lựu nhỏ, 2 tai nấm rơm, bỏ cuống, thái hạt lựu nhỏ, 2 thìa tương cà chua, 4 thìa sữa tươi, Rau mùi xắt nhỏ, Hạt nêm, tiêu, Cách làm Ướp thịt gà với hạt nêm, tiêu Đun nóng bơ, xào thơm hành, cho thịt vào đảo đều. Thịt chín, cho cà rốt, nấm vào đảo vừa chín, rắc rau mùi lên trên, nhấc xuống Đun nóng 2 thìa bơ, cho cơm vào rán. Sau đó, cho hỗn hợp vừa xào vào, nêm tương cà, tiêu, giữ cơm ấm Đánh tan trứng, nêm hạt nêm, tiêu. Tráng trứng mỏng, cho cơm vào, cuộn lại. 3.Thưởng thức: Dọn ăn nóng với tương cà chua. Sườn kho su hào Thời gian thực hiện: 15 phút. Nguyên liệu: 250g sườn non, 1 củ su hào (150g). Gia vị: Hạt nêm Vedan, đường, tiêu, nước mắm, nước màu, dầu ăn. Thực hiện: Sườn non rửa qua nước muối loãng, để ráo, chặt khúc dài 3 cm. Ướp gia vị gồm 4 thìa súp nước mắm, 1 thìa súp đường, 1 thìa cà phê tiêu, 2 thìa cà phê hạt nêm Vedan, 1/2 thìa cà phê nước màu, 1 thìa súp dầu ăn trong khoảng 10 phút cho thấm. Su hào gọt vỏ, dùng dao răng cưa xắn miếng hình chữ nhật (2x1 cm), dày 1 cm. Kho thịt đến khi hơi săn lại, thêm 1/2 bát nước, nước sôi, cho tiếp su hào vào, đun trên lửa nhỏ cho chín mềm. Tắt bếp, cho thêm 1/2 thìa cà phê tiêu. Mách bạn: Món sườn kho su hào phải có vị hơi nhạt, sắp nước mới đúng kiểu. Canh Cá Rô Nấu Mắm Múc canh ra bát, dùng nóng với cơm trắng hoặc bún. Nguyên liệu: - 100gr mắm cá sặc. - 1 bát nước dùng. - 200gr cọng súng. - 1 thìa cà phê ớt băm. - 1 thìa cà phê sả. - 150gr cá rô. - 1 thìa súp nước mắm. - 1 thìa súp dầu ăn. - 2 thìa cà phê bột nêm. Thực hiện: - Làm sạch cá. - Ngâm cọng súng với nước, dùng đũa khuấy đều để lấy tơ, vớt cọng súng ra, thái khúc vừa ăn. - Cho mắm cá sặc vào nước dùng, khuấy nhẹ tay, lọc lấy nước. - Đun nóng dầu, phi thơm sả, ớt, cho mắm đã lược vào đun sôi. - Cho cá rô vào, nêm gia vị vừa ăn. Dưa leo trộn chua cay Nguyên liệu: - 1/2kg dưa leo - 100g khô cá thiều - 1 trái ớt tươi - 1 nắm rau răm - Nước trộn: 1 thìa cà phê hạt nêm Aji-ngon + 1/2 thìa súp nước mắm + 1 thìa súp đường + 1/2 thìa súp nước cốt chanh + 1/2 thìa súp tỏi, hành băm. Tất cả cho vào chén trộn đều. Thực hiện: - Dưa leo rửa sạch, để nguyên vỏ, xẻ dọc, bỏ ruột, xắt mỏng. Cho vào tô lớn, rắc 1/2 thìa muối, trộn đều rồi xả lại để ráo. - Ớt tươi băm nhuyễn. Rau răm rửa sạch xắt nhuyễn. Khô cá thiều nướng chín, xắt sợi. [...]... ngon Mách nhỏ: Nước dừa không chặt sớm, dừa sẽ mất chất không ngon Ngoài ra, không nên để nước dừa ở ngoài sẽ dễ bị hôi ê Khi nấu, chỉ đun nước dừa vừa sôi là cho tôm vào luộc nhanh khoảng 1 phút vớt ra Nước dừa nấu lâu dễ bị khét dầu, không ngon Cơm trái thơm Chuẩn bị: Thơm (dứa) chín, để cả cuống lá, đậu đũa non thái nhỏ, ớt trái, tôm tươi lột vỏ, hành lá, tỏi bằm, hành củ thái nhỏ, gia vị, gạo ngon, ... tắt lửa Dùng đũa nhấn tàu hũ xuống cho thấm nước nêm Lấy ra cho vào tô là quý vị sẽ có được một món Tàu Hũ Kho Nước Dừa rất là ngon miệng Nếu thích quý vị có thể dùng món Tàu hũ Kho Nước Dừa (d) này với một dưa leo (e) và dưa cải chua (f) thì buổi cơm sẽ thật tuyệt diệu Chúc quý vị có được một buổi cơm ngon và bổ dưỡng Cà tím đậu hũ non Chuẩn bị: Đậu hũ non chiên qua, cà tím non, rau húng lá nhỏ, tỏi,... rất ngon Đậu hũ tươi mua về, rửa sạch, để ráo Cho vào tô nghiền nát, dùng tay sạch vắt ráo nước Nấm mèo ngâm nước ấm cho nở mềm, cắt bỏ chân, rửa sạch, dùng dao bén xắt sợi nhỏ Cho các nguyên liệu: Đậu hũ, cà rốt, nấm mèo, nấm rơm, bún tàu và gia vị vào trộn Sách Dạy Nấu Ăn của bà Quốc Việt (trích trang 12 & 13) Quê hương Việt nam có nhiều món ăn phong phú, nhưng cơm vẫn là món chính Cơm niêu là món. .. 10 phút là tôm chín 3 Xếp tôm ra đĩa, hành ngò rửa sạch, vậy nước rồi xắt nhỏ rải lên trên mặt tôm Món này chấm với muối tiêu chanh và ăn nóng với bánh mì ăn rất ngon Tôm Hấp Bia Với Sốt Cà Chua Nguyên liệu: 1 kg tôm sú – 4 que xiên bằng tre – 3 trái cà chua – Gia vị - Ngò rí – Tiêu - Đường Nước mắm ngon – Gia vị - Tiêu - Mỡ nước Thực hiện 1 Tôm mua về rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu (chừa lại phần đuôi)... măng trộn ra đĩa, xếp tôm lên trên, rắc ít mè trang trí Mách nhỏ: Măng mua về luôn phải luộc ít nhất 2 lần cho hết đắng và loại bớt chất độc Món này muốn ngon phải vắt cho măng thật khô nước Có thể cho măng vào vải mùng hoặc khăn sạch để vắt dễ ráo hơn Trong món trộn khi trộn tất cả các nguyên liệu thấm gia vị rồi sau cùng mới cho mè (hoặc đậu phộng) và rau thơm vào Tôm đốt rượu trái dừa Nguyên liệu:... nêm hạt nêm Aji -ngon cho vừa ăn - Cho cơm vào thố và sắp hải sản lên trên, ăn kèm với rau xà lách xoong Tôm bóc nõn vỏ, nghêu luộc lấy nhân, mực và cá xắt miếng vừa ăn Bò xắt miếng vừa ăn, ướp chung với xả, sa tế, ngũ vị hương và hạt nêm aji -ngon Bắc chảo nóng, cho cơm vào chiên chung với đậu bo, cà rốt và bắp Ếch Xào Lá Cách Lâu lâu bạn có thể thay đổi khẩu vị bữa ăn cho gia đình, với món ăn này bạn... đậm đen coi mất ngon, còn ướp ít nước màu cá trắng nhách coi không bắt mắt) Bắc nồi cá kho lên bếp chụm lửa già, khi nước trong trách cá sôi, thịt cá săn lại, lúc đó giảm lửa riu riu, rưới nước mắm Xắt mấy khoanh ớt đỏ, tóp mỡ hoặc mỡ thịt luộc sơ rắc vào Đổ nước trà vô rồi, đợi nước cá kho cô lại sền sệt, sấp lưng cá mới ngon (nếu có than thì cơi ra vần xuống lửa than vạc càng tốt) Cái ngon của cá là... vào đảo đều tay, tắt bếp Dọn cá xào ra đĩa, dùng nóng với cơm trắng rất ngon Cơm tay cầm Nguyên liệu: - 1 chén cơm trắng - 2 con tôm sú - 2 con nghêu - 20g mực ống - 20g cá chẽm - 1 quả trứng gà - 20g đậu bo - 20g bắp hột - 20g cà rốt - 20g hành tây - 5g gừng tươi - 5 cọng hành lá - 100g xà lách xoong - 2 thìa cà phê hạt nêm Aji -ngon - 1 thìa cà phê tỏi băm - 4 thìa súp dầu ăn Thực hiện: - Hành lá cắt... múc ra trái thơm đã khoét ruột Ăn sáng hoặc ăn ở bữa cơm chính đều rất ngon Lượng đạm cao phù hợp với những ngày cơ thể cần phải vận động nhiều Dinh dưỡng - Trong 100g có: Protein 60g, chất béo 20g, chất xơ không, cacbohydrat 40g, cholesterol 6g, số calo 450 Cà Tím Nướng sốt Tôm Với vị ngọt béo của tôm, vị ngọt bùi của ca tím, món Cà tím nướng sốt tôm chắc chắn sẽ làm bữa ăn gia đình bạn thêm đậm đà... trên cùng để trang trí Dùng với cơm trắng Dinh dưỡng - Trong 100g có: Protein 28g, chất béo 3g, cacbohydrat 37g, chất xơ 7g, cholesterol 5g, số calo 265 Đậu hũ hấp Thanh đạm và tinh tế, món đậu khuôn hấp bày khéo léo như món chả chay với đủ màu sắc và hương vị quyến rũ Nguyên liệu: - 2 bìa đậu hũ trắng - 1 củ cà rốt nhỏ - 5 tai nấm mèo - 5 tai nấm rơm - 1 lọn bún tàu -1 thìa cà phê nước tương - 1/4 thìa . sẽ thấy rất nhiều món được dọn ra trong những bát đĩa nhỏ nhỏ xinh xinh, mỗi món một ít thôi nhưng rất nhiều món. Chỉ tính riêng các món khai vị thôi đã. xúp rồi món hấp, món chiên. Hôm nay chúng ta thử tìm hiểu một trong những món khai vị rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Nhật - đó là món trứng

Ngày đăng: 13/09/2013, 23:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w