Tìm hiểu Màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong bài vẽ trang trí của học sinh THCS A. Phần mở đầu I. Lí do, mục đích và ý nghĩa của đề tài. 1. Lí do. Mục đích của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con ngời XHCN. Với thực tiển, bộ môn mĩ thuật mới đợc đa vào chơng trình ở các trờng tiểu học và THCS nên học sinh còn bỡ ngỡ khi học bộ môn mĩ thuật. Là giáo viên giảng dạy mĩ thuật ở cấp THCS tôi rất muốn học sinh nắm vững kiến thức, thực hiện tốt thực hành và có đam mê với môn học. Nói tới mĩ thuật là nói về cái đẹp, tính thẩm mĩ về nhiều lĩnh vực khác nhau. Bộ môn mĩ thuật ở các cấp tiểu học và THCS chỉ mới nghiên cứu, tìm hiểu một góc độ hẹp về mĩ thuật. Đó là tìm hiểu sơ lợc một số nền mĩ thuật trong và ngoài nớc, chủ yếu là thực hành vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí. Trong các bài thực hành cần nắm bắt và thực hiện nhiều yếu tố để có bài vẽ tốt, trong đó có 2 yếu tố quan trọng đó là hình và màu. để giúp học sinh thể hiện tốt hơn trong các bài vẽ vì vậy tôi chọn đề tài Tìm hiểu màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong bài vẽ trang trí của học sinh THCS 2. Mục đích, ý nghĩa. a) Mục đích. Với việc tìm hiểu cách sử dụng màu sắc trong bài vẽ trang trí của học sinh THCS nhằm: Thấy đợc tầm quan trọng của màu sắc trong nghệ thuật hội hoạ, tìm hiểu mức độ thể hiện màu sắc trong bài vẽ của học sinh. Từ đó ngời giáo viên có phơng pháp phù hợp để hớng dẫn, kích thích học sinh thực hiện bài vẽ đạt kết quả tốt nhất. b) ý nghĩa. Từ mục đích trên đề tài này dã góp phần giúp ngời giáo viên hiểu biết hơn về màu sắc, cách sử dụng màu của học sinh trong bài vẽ trang trí. Giúp các em có nhận thức về màu sắc và vận dụng trong bài vẽ trang trí, tạo hứng thú trong học tập, ngoài ra còn giúp các em biết cảm nhận đợc vẽ đẹp của màu sắc trong các tác phẩm mĩ thuật trong và ngoài nớc. II. Đối t ợng và phạm vi nghiên cứu . 1. Đối t ợng . Đối tợng chính tôi tìm hiểu để thực hiện đề tài này là học sinh các khối 6,7,8,9 trờng THCS Hiền ninh. 2. Phạm vi nghiên cứu. Việc tìm hiểu màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong bài vẽ trang trí của học sinh THCS có nhiều lĩnh vực để nghiên cứu, trong đề tài này tôi chỉ tìm hiểu Sáng kiến kinh nghiệm 1 Lê Văn Hào Tìm hiểu Màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong bài vẽ trang trí của học sinh THCS đó là sự hiểu biết về màu sắc và vận dụng của học sinh trong các bài vẽ trang trí. III. Ph ơng pháp nghiên cứu . Để đề tài này thành công cần phải vận dụng, kết hợp nhiều phơng pháp nghiên cứu khác nhau, nhằm bổ sung hổ trự cho nhau trong việc nghiên cứu. Bao gồm : Phơng pháp hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, lý thuyết, phơng pháp khảo sát, phơng pháp trực quan, phơng pháp quan sát, phơng pháp nghiên cứu s phạm, phơng pháp lấy ý kiến tham gia. Đó là những phơng pháp chủ yếu trong đề tài này. B. Phần nội dung . I. Thuận lợi, khó khăn. 1. Thuận lợi. a) Phân bố ch ơng trình . Bộ môn mĩ thuật của cấp học THCS trong chơng trình các khối 6,7,8 có 35 tiết và khối 9 có 18 tiết , thì phân môn vẽ trang trí chiếm 1/4 chơng trình. b) Phía học sinh. Nhìn chung đa số học sinh đều có hứng thú trong học tập phân môn vẽ trang trí. Vì trong cuộc sống trang trí có ở nhiều lĩnh vực khác nhau, khi nắm bắt đ- ợc kiến thức về vẽ trang trí thì các em có thể dễ dàng để vận dụng vào cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của các em, giúp các em cảm nhận đợc vẽ đẹp của các đồ vật đợc tạo dáng và trang trí trong cuộc sống . c) Sự quan tâm của nhà tr ờng . Ban giám hiệu nhà trờng đã có cái nhìn đúng và quan tâm đến bộ môn mĩ thuật rất phù hợp. Không có sự phân biệt môn chính, môn phụ, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để GV và HS thực hiện có hiệu quả trong hoạt động dạy học. 2) Khó khăn. Bộ môn mĩ thuật đợc coi là một môn khó vì : Mới đợc đa vào chơng trình dạy học , cơ sở vật chất còn thiếu thốn nh phòng chức năng, phơng tiện, đồ dùng dạy học. Nhiều học sinh và phụ huynh còn nhận thức là môn phụ nên không thật nghiêm túc học tập bộ môn. II. Màu sắc và cách sử dụng màu sắc của học sinh trong bài vẽ trang trí. 1. Màu sắc. Màu là một hiện tợng phong phú nhất mà con ngời nhận biết đợc liên tục hằng ngày. Mắt con ngời nhận biết đợc vô vàn màu sắc và màu sắc đó biến đổi trong các tơng quan bất tận của chúng, dới tác động của các nguồn ánh sáng khác nhau. Ba yếu tố : Con mắt ngời, vật có màu và nguồn sáng tạo điều kiện cho sự nhìn luôn thay đổi, nên màu là gì là điều khó nắm bắt nhất. Trong các Sáng kiến kinh nghiệm 2 Lê Văn Hào Tìm hiểu Màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong bài vẽ trang trí của học sinh THCS trờng hợp loạn thị thờng loạn về màu không phân biệt đợc màu là phổ biến hơn cả. Màu là biểu hiện phức tạp nhất của nhận thức và cảm thụ thị giác. Nó là đối tợng của hàng loạt các ngành khoa học và kĩ thuật khác nhau. Đối với nghệ thuật tạo hình từ xa đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu công phu về màu nhằm tìm hiểu bản chất và hệ thống hoá nó mong cung cấp cho ngời học một cồg cụ làm việc tốt. Song rỏ ràng đến nay nếu giải phẩu, viễn cận, bố cục đợc dạy nh một chơng trình có bài bản trong nhà trờng thì về màu vẫn không thể có một chơng trình cố định nào cả. Nhiều ngời cho rằng cảm thụ, nhận biết màu là bẩm sinh, hoạ sĩ có màu đẹp là trời cho. ở đây không nhằm thần bí hoá hiện tợng nhận biết về màu mà muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu màu sắc đồng thời nêu rõ cái vô cùng của màu sắc là niềm vui vô tận của con ngời. Tuy nhiên trong sử dụng màu củng có nhiều khái niệm nh: Màu, độ tối sáng, độ tinh khiết, độ no, sự hài hoà là các yếu tố đó phải đợc sử dụng nh thế nào để thoả mản con mắt một cách tốt nhất, không làm nó mệt mỏi, khó chịu. 2. Cách sử dụng màu sắc của học sinh trong bài vẽ trang trí . Phân môn trang trí ở THCS đợc đa vào từ lớp 6 đến lớp 9. Vì vậy nội dung cơ bản đợc chọn lọc hết sức cơ bản. Những bài học chủ yếu nhằm nâng cao về kiến thức trang trí, phơng pháp thể hiện cũng nh thực hành ứng dụng trong đời sống và các bài học cơ bản nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức trong bố cục trang trí và phát huy khả năng tìm tòi sáng tạo. Khả năng của học sinh sẽ đợc nâng cao dần theo từng lớp học vì vậy việc học trang trí đợc tiến hành đúng quy trình nhằm khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo, độc đáo của học sinh khi làm bài. Vẽ trang trí nhằm phát huy tính tởng tợng, sáng tạo, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cơ bản về vẽ trang trí. điển hình hoá bằng ngôn ngữ đặc trng của hội hoạ là hình mảng, đờng nét màu sắc đậm nhạt đợc bố cục theo nguyên tắc của nghệ thuật trang trí. Cách vẽ trang trí đợc thể hiện bằng các mảng bẹt, cách bố cục theo các cách sắp xếp của trang trí nh: đăng đối, đối xứng, xen kẽ, nhắc lại. Hình mảng, đ- ờng nét, màu sắc thờng đợc cách điệu hoá. Cách vẽ thờng mịn, phẳng, trau chuốt, gọn gàng, chỉnh chu không giống tự nhiên, hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu và sở thích của ngời sử dụng. Chính vì vậy trong phân môn vẽ trang trí , cần hình thành và phát triển ở HS kĩ năng quan sát, t duy tạo hình, bố cục, vẽ hình, chỉnh hình, vẽ đậm nhạt, vẽ màu, vận dụng kiến thức vào thực tế. Do ảnh hởng đặc điểm tâm lý , cách nhìn , kiến thức vì vậy trong quá trình học phân môn vẽ trang trí cách sử dụng màu của các em mang tính tuỳ tiện, tự phát. Không tuân theo các nguyên tắc sử dụng màu trong vẽ trang trí. Sáng kiến kinh nghiệm 3 Lê Văn Hào Tìm hiểu Màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong bài vẽ trang trí của học sinh THCS a. Sự hài hoà của màu. Sự hài hoà của màu là khái niệm khó định nghĩa nhất. Phải nói rằng Sự hài hoà trên sự cân bằng. Mà sự cân bằng thì dự trên sự gần nhau, giống nhau hoặc đối lập nhau một cách cân đối. Giáo viên khi dạy cần quan tâm đến: - Sự cân bằng về sắc độ của màu. Nên sử dụng các cặp màu hợp tông với nhau nh: Đỏ và vàng; da cam và lục; da cam và tím; lục và tím; vàng và tím; đỏ và lục b. Nóng và lạnh. Nóng và lạnh là cảm giác rất rỏ rệt đối với màu, màu đỏ(nóng) gắn với hơi ấm, nóng. Màu xanh(lạnh) mát mẻ làm dịu mắt ngời. Giáo viên khi dạy cần quan tâm đến: - Trên vòng tròn màu ta có hai khu vực màu nóng lạnh rỏ rệt: Màu cam- vàng-đỏ là nóng; lục-tím-lam là lạnh. Trong tranh sơn mài với màu truyền thống chỉ có đỏ vàng nâu và đen trắng. Bên cạnh đỏ, thì vàng là lạnh và bên cạnh nâu thì vàng trở nên nhẹ nhàng mỏng manh và ấm. Trong các gam đỏ nh vậy, các màu đỏ này nóng hơn màu đỏ kia.Trong các gam lam (lơ) tím có màu lam (lơ) này lạnh hơn màu lam (lơ) kia. c. Xa và gần. - Xa và gần cũng là một cảm giác của con mắt trớc màu sắc. Giáo viên khi dạy cần quan tâm đến: Sáng kiến kinh nghiệm 4 Lê Văn Hào Tìm hiểu Màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong bài vẽ trang trí của học sinh THCS Trong trờng hợp nhìn của ta có 3 màu cơ bản đỏ vàng lam cho cảm giác xa và gần rất rỏ. Đỏ là gần nhất, vàng đứng ở giữa, và lam nằm ngoài cùng gợi cảm giác Xa và gần. Khi ta đảo ngợc quan hệ của 3 miếng hình chữ nhật có 3 màu: đỏ vàng lam Thành thứ tự: lam vàng đỏ ta sẻ thấy cảm giác lùi ra xa. Trong cặp đen trắng ta cũng thấy rỏ quan hệ xa gần: đen gần trắng xa . Do vậy các màu sẩm tạo cảm giác gần, các màu nhạt tạo cảm giác xa. Tím gần hơn lam, đỏ gần hơn da cam và vàng. ở quan hệ xa và gần nêu trên ta thấy rỏ giá trị tạo không gian của màu sắc. Các màu này cho một không gian phức tạp hơn trong quan hệ với một nền màu nào đó cho trớc. Trên một nền màu ghi, các vòng tròn đỏ vàng lam cho cảm giác gần lại, lùi xa theo nhiều độ khác nhau. Trên một nền màu đen các màu lam sẩm,tím nh chìm vào nền còn các màu đỏ và vàng lại nổi bật ra ngoài, nhiều khi vừa chói loá vừa xa vời đó là nhờ hiệu quả không gian của màu sắc. d. Cảm giác nặng nhẹ. Cảm giác xa gần, nóng lạnh thờng gắn với cảm giác nặng - nhẹ. Giáo viên khi dạy cần quan tâm đến: - Các màu nóng nặng hơn, các màu gần nặng hơn đó là nét khái quát. Tuy nhiên yếu tố sẩm nhạt cũng quyết định cảm giác nặng nhẹ . Tím nặng hơn lam, đỏ nặng hơn vàng, nâu nặng hơn lục Đen nặng trắng nhẹ là cảm giác rất rỏ rệt. Màu nặng đặt trên gây cảm giác đè nặng xuống, Màu nhẹ đặt dới gây cảm giác nâng đỡ. Sáng kiến kinh nghiệm 5 Lê Văn Hào Tìm hiểu Màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong bài vẽ trang trí của học sinh THCS e. Kĩ năng vẽ màu. - Kĩ năng vẽ màu cần đợc hình thành và phát triển giúp HS có cảm nhận thẩm mĩ tốt , thể hiện đợc cảm xúc, cách diễn tả và ý tởng sáng tạo rỏ nét hơn. vẽ màu tốt sẽ kích thích trí tởng tợng, sáng tạo , khả năng ứng biến trong tạo hình, diển tả đối tợng một cách chủ động, không gò bó, hoàn toàn theo ý thích chủ quan và cảm xúc của HS. Giáo viên khi dạy cần quan tâm đến: - Hớng cho HS khả năng biết phân bố màu sắc giữa các mảng trọng tâm và mảng phụ trợ. Làm rỏ đậm nhạt, đẹp màu sắc mảng chính . Các màu đậm nhạt, nóng lạnh cần chuyển hoá nhịp nhàng tạo sự cân bằng sinh động, chặt chẽ cho bố cục. g. Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Đây là kĩ năng rất cần thiết, bởi đó cũng chính là mục tiêu của môn mĩ thuật ở trờng THCS. Giáo viên khi dạy cần quan tâm đến: Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài vẽ trang trí. Kĩ năng này phát triển sẽ giúp HS luôn tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận đụng để làm đẹp những vật dụng trong cuộc sống, sinh hoạt thờng ngày của các em, góp phần nâng cao năng lực thẩm mĩ, biết yêu cáI đẹp và giáo dục nhân cách, nếp sống văn minh ở mọi lúc, mọi nơi. III. Những vấn đề cơ bản đ ợc rút ra và đề xuất khắc phục. 1. Những vấn đề cơ bản đ ợc rút ra . Qua công tác giảng dạy và qua tìm hiểu nội dung, chơng trình, kết quả học tập của học sinh học môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ trang trí nói riêng. Tôi nhận thấy ngời giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, truyền đạt kiến thức để HS nắm đợc kiến thức vận đụng vào bài vẽ và trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy ngời giáo viên phải luôn luôn trau dồi kiến thức, kĩ năng s phạm, có phơng pháp giảng dạy phù hợp, linh động với nội dung, tâm lí lứa tuổi, trình độ để học sinh dễ dàng nắm bắt đợc kiến thức và vận dụng một Sáng kiến kinh nghiệm 6 Lê Văn Hào Tìm hiểu Màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong bài vẽ trang trí của học sinh THCS cách linh động, sáng tạo vào bài thực hành. Cần phải cởi mở, khen chê kịp thời. Có kế hoạch và chỉ đạo việc học sát đối tợng. Khi giảng dạy cần sử dụng ĐDDH phù hợp mang tính khoa học. Thờng xuyên theo dỏi, hớng dẫn uốn nắn kịp thời những sai sót trong bài vẽ của HS. Phải nêu đợc tầm quan trọng của môn học nhằm nhắc nhỡ HS không có môn học chính, phụ. Điều quan trọng là ngời giáo viên phải có trách nhiệm, lơng tâm nghề nghiệp, tình thơng đối với HS. 2. Những vấn đề cần đề xuất. Tuy nhiên dạy mĩ thuật ở THCS còn nhiều vấn đề phải quan tâm, bởi từ lâu chúng ta ít chú ý, thiếu sự chuẩn bị về trang thiết bị và cơ sở vật chất để phục vụ cho môn học này. Để hoạt động dạy học bộ môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ trang trí nói riêng có chất lợng và hiệu quả thuận lợi, bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn mĩ thuật cần kiến nghị và đề xuất một số vấn đề sau: - Phải có phòng học mĩ thuật rộng, đầy đủ ánh sáng. - Phơng tiện (bàn, ghế, giá vẽ, mẫu vẽ, giấy màu, máy chiếu hình, tranh, tợng phiên bản, các tài liệu tham khảo ) theo đặc thù của bộ môn. Nh vậy sẽ nâng cao đợc chất lợng dạy và học của bộ môn mĩ thuật, đồng thời phát triển tối đa đợc tính sáng tạo của HS trong môn học và đạt kết quả cao trong học tập. c. Kết luận. Đề tài Tìm hiểu màu sắc và cách sử dụng màu sắc của HS trong bài vẽ trang trí đợc rút ra trong quá trình giảng dạy bộ môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ trang trí nói riêng của các lớp khối THCS và những tài liệu có liên quan. Qua việc nghiên cứu đã giúp tôi hiểu hơn về tầm quan trọng của màu sắc. Hiểu hơn về những hiểu biết của HS về những lĩnh vực của mĩ thuật, cách sử dụng màu sắc của HS trong bài vẽ trang trí. Từ đó phải luôn luôn nổ lực hơn trong công tác giảng dạy, tựu bồi dỡng chuyên môn nghiệp vụ, hổ trợ học sinh trong học tập để đạt kết quả cao. Tuy nhiên đề tài này không tránh khỏi những sai sót, tôi mong sự góp ý chân thành nhằm nâng cao hiệu quả của đề tài. Hiền Ninh, ngày 10 tháng 03 năm 2009 Ngời thực hiện Lê Văn Hào Sáng kiến kinh nghiệm 7 Lê Văn Hào Tìm hiểu Màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong bài vẽ trang trí của học sinh THCS Tài liệu tham khảo 1. Trang trí giáo trình đào tạo giáo viên THCS NXB giáo dục. 2. Màu sắc và phơng pháp vẽ màu NXB văn hoá thông tin. 3. Mĩ thuật SGK và sách giáo viên các lớp 6,7,8,9 - NXB giáo dục. 4. Tâm lí lứa tuổi giáo trình đào tạo giáo viên THCS NXB giáo dục. 5. Phơng pháp giảng dạy mĩ thuật- giáo trình đào tạo giáo viên THCS NXB giáo dục. 6. Các bài vẽ trang trí của HS Trờng THCS Hiền Ninh. Sáng kiến kinh nghiệm 8 Lê Văn Hào