1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô tả hoạt động, nhiệm vụ và chức năng của cán bộ bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, giải quyết thủ tục hành chính xã thịnh đức thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên

58 336 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự vềthời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máynhà nước, là các

Trang 1

Tên đê tai:

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2014– 2018

Thái Nguyên – 2018

Trang 2

Tên đê tai:

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2014– 2018

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lành Ngọc Tú

Thái Nguyên – 2018

Trang 3

Nhờ có sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy giáo, cô giáotrong quá trình nghiên cứu và giảng dạy đã giúp tôi hoàn thành bài khóa luận

này Và cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn Ths Lành Ngọc Tú đã

hướng dẫn tôi tận tình và hoàn thành khóa luận

Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhândân đã tiếp nhận, quan tâm và tạo điều kiện cho tôi rất nhiều trong quá trìnhtôi thực tập tại cơ quan

Tôi xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân tôi làmdưới sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn và các nguồn số liệu thứ cấpđược lấy từ cơ sở thực tập

Do đây là lần đầu làm khóa luận có nhiều điều còn hạn chế và sai sót.Vậy mong thầy cô giáo và các bạn cho tôi xin ý kiến đóng góp để hoàn thiệnmình hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Ngày 25 tháng 01 năm 2018

Sinh viên

Cao Thị Mỹ Linh

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã qua 3 năm 2014 – 2016 14Bảng 3.2: Tình hình sản xuất của xã qua 3 năm 2014 - 2016 17Bảng 3.3: Tình hình chăn nuôi của xã Thịnh Đức qua 3 năm 2014 - 2016 18Bảng 3.4 Tình hình khai sinh của xã Thịnh Đức qua 3 năm 2014 - 2016 24Bảng 3.5 Tình hình khai tử của xã Thịnh Đức qua 3 năm 2014 - 2016 26

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC BẢNG ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài: 1

2 Mục tiêu cụ thể: 3

3 Nội dung và phương pháp thực hiện: 3

3.1 Nội dung thực tập: 3

3.2 Phương pháp thực hiện 4

4 Thời gian và địa điểm thực tập 4

PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5

2.1 Cơ sở lý luận 5

2.1.1 Một số khái niệm 5

2.1.2 Quy trình tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa 6

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả 9

2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tư pháp 10

2.1.5 Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ địa chính 11

2.1.6 Chức năng , nhiệm vụ của cán bộ kế toán tài chính của xã 12

2.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập 13

PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP 14

3.1 Khái quát về cơ sở thực tập 14

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 14

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 17

3.1.2.Những thành tựu đã đạt được của cơ sở 20

3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập 21

3.1.4 Đội ngũ cán bộ, công chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã Thịnh Đức.22 3.2 Mô tả công việc thực tế của cán bộ tư pháp xã Thịnh Đức 22

Trang 6

3.2.1 Thủ tục đăng ký khai sinh 23

3.2.2 Thủ tục đăng ký kết hôn 24

3.2.3 Thủ tục đăng ký khai tử 25

3.2.4 Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc 26

3.2.5 Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính 27

3.2.6 Thủ tục chứng thực chữ ký 27

3.2.7 Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất .28

3.2.8 Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất 29

3.2.9 Bài học kinh nghiệm rút ra từ cán bộ tư pháp 30

3.3.1 Cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 30

3.3.2 Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 32

3.3.3 Xác minh thuế phi nông nghiệp 34

3.4 Những công việc bản thân đã làm trong quá trình thực tập tại UBND xã Thịnh Đức 35

3.5 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 37

3.6 Đề xuất giải pháp cho bản thân 39

PHẦN 4: KẾT LUẬN 40

4.1 Kết luận 40

4.2 Kiến nghị 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 7

CBTP : Cán bộ tư pháp

CC : Công chức

CNH – HĐH : Công nghiệp hóa Hiện đại hóaGCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtHĐND

UBND

: Hội đồng nhân dân: Uỷ ban nhân dân

Trang 8

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự vềthời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máynhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan Nhà nước trongmối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân

Thủ tục hành chính ở nước ta còn những nhược điểm: Hình thức đòi hỏiquá nhiều giấy tờ rườm rà, gây phiền hà cho nhân dân; nặng nề, nhiều của,nhiều cấp trung gian, rườm rà, không rõ ràng về trách nhiệm; không phù hợpvới yêu cầu của thời kì kinh tế mở cửa và hội nhập như hiện nay Thủ tụchành chính thiếu thống nhất, thường bị thay đổi một cách tùy tiện, thiếu côngkhai, minh bạch

Chính vì nhược điểm trên đã gây hậu quả là gây phiền hà cho việc thựchiện quyền tự do, lợi ích và công việc chung của cơ quan, gây trở ngại choviệc giao lưu hợp tác giữa nước ta với nước ngoài, gây ra tệ của quyền, bệnhgiấy tờ trong hệ thống cơ quan hành chính, là nơi thuận lợi cho tệ nạn thamnhũng hoành hành

Chính vì vậy, cải cách hành chính là yêu cầu búc xúc của nhân dân,doanh nghiệp, của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, là khâu đột phá củatiến trình cải cách hành chính Nhà nước Trong tiến trình phát triển và hộinhập, cải cách thủ tục hành chính có một vai trò rất là quan trọng Nếu thủ tụchành chính không được hoặc cải cách chậm thì sẽ là một rào cản kìm hãm sựphát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta Nghị quyết Chính phủ số: 36/CP

ngày 01/05/1994“Về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức” là khâu đột phá trong cải cách hành

chính Nhà nước đã phát huy tác dụng và đạt được những kết quả nhất định

Trang 9

trong thời gian qua Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng,thủ tục hành chính cần phải thay đổi tích cực và mạnh mẽ hơn nữa.

Cải cách hành chính là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực vàhiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ,xây dựng chế độ phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lí của bộmáy hành chính Nhà nước Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết

để tăng cường củng cố mối quan hệ của nhà nước và nhân dân, tăng cường sựtham gia quản lý Nhà nước của nhân dân Cải cách thủ tục hành chính tại bộphận tiếp nhận và trả kết quả được coi là khâu đột phá trong cải cách nềnhành chính Nhà Nước, nghĩa là để tạo sự chuyển động của toàn bộ hệ thốngnền hành chính quốc gia; thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên, cảicách thủ tục hành chính sẽ gây ra sự chuyển động của toàn bộ hệ thống khi bịtác động

Chính phủ chọn cải cách thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiêntrong cải cách hành chính là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhànước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều búc xúc nhất của người dân,doanh nghiệp, cũng như có yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế.Thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể các định căn bản cáccông việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; qua đó chúng

ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ,công chức hợp lí, đáp ứng nhu cầu công việc

Cùng hòa chung với cả nước phong trào cải cách hành chính nói chung.Trong tỉnh Thái nguyên nói riêng và đặc biệt là xã Thịnh Đức cũng đã tiếnhành triển khai cơ chế “một cửa” đồng thời trong các cấp ở xã So với cùngcác cấp xã khác thì xã Thịnh Đức triển khai khá muộn Tuy nhiên, với lựachọn cán bộ chuyên môn, cách thức làm việc thay đổi đã mang lại một số hiệuquả nhất định: Người dân đồng thuận,các hồ sơ cần được giải quyết đã đượcgiải quyết nhanh gọn, đúng thủ tục và mang lại hiệu quả cao Mang lại niềm

Trang 10

phấn khởi cho nhân dân ở trong địa bàn xã và các xã lân cận Đồng thời giảmtình trạng nhiễu sách dân Tuy nhiên bên cạnh đó còn những vấn đề gây búcxúc trong dư luận như thủ tục còn rườm rà, thủ tục chồng chéo, trùng lặp gây

ra khó khăn cho công dân trong quá trình giải quyết công việc Những hạnchế này cần được giải quyết kịp thời để phù hợp với thời kì hội nhập hiện naycũng như tình hình kinh tế, hội nhập hiện nay của địa phương Chính vì vậy

tôi chọn đề tài: “Mô tả chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của cán bộ bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, giải quyêt thủ tục hành chính xã Thịnh Dức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên” để làm đề tài tốt nghiệp khóa

3 Nội dung và phương pháp thực hiện

Trang 11

3.2 Phương pháp thực hiện

- Phương pháp thu thập số liệu, xử lí số liệu thông tin thứ cấp: các thôngtin thứ cấp lấy từ nhiều nguồn khác nhau trên báo cáo, báo chí, internet vềquyết định của chính phủ về cải cách hành chính, về cơ chế một cửa

- Phương pháp quan sát: quan sát cách làm việc của cán bộ làm việc nơiđây, cách xử lí và phong cách làm việc của họ

- Tổng hợp và phân tích số liệu thông tin: tổng hợp những thông tin cầnthiết cho đề tài

4 Thời gian và địa điểm thực tập

Trang 12

PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm

 Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã: là công dân Việt Nam trongbiên chế được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo quy định của phápluật, làm việc tại HĐND và UBND được bầu để giữ chức vụ, hoặc được tuyểndụng giao giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã

 Thủ tục là cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tựnhất định theo quy định của Nhà nước

 Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự

về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộmáy nhà nước là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chínhnhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân

 Cán bộ tư pháp: là những công dân Việt Nam được tuyển dụng bổnhiệm để giao giữ một nhiệm vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan tư pháp, cónhiệm vụ quyền hạn trong việc thực hiện quyền tư pháp và trực tiếp tham giagiải quyết những vấn đề vướng mắc cho công dân như khai sinh, đăng ký kếthôn, khai tử,…

 Cán bộ địa chính xã: là công dân Việt Nam được tuyển dụng bổnhiệm để giúp UBND xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương

 Cơ chế “một cửa”: là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, côngdân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêucầu,hồ sơ đến trả lại kết quả chỉ thông qua một đầu mối là “Bộ phận tiếp nhận

và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước

 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là đầu mối tập trung hướng dẫn thủtục hành chính, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức để chuyển đến các cơ

Trang 13

quan chuyên môn hoặc cấp có thẩm quyền giải quyết và nhận, trả kết quả cho

- Biết làm giàu cho bản thân, gia đình và có tinh thần thương yêu, giúp

đỡ mọi người xung quanh mình cùng làm giàu

2.1.2 Quy trình tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa

Theo quyết định Thủ tướng chính phủ số: 09/2015/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 03 năm 2015 Quyết định về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chếmột cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

 Tiếp nhận hồ sơ

- Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính, nộp trực tuyến ở những nơi có quy địnhnhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, nhận hồ sơ trực tuyến;

- Công chức tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tratính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để cánhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể

- Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào sổ theo dõi hồ sơ theo mẫu vàphần mềm điện tử (nếu có); lập giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quảtheo mẫu

Trang 14

- Trường hợp công chức tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả được phân công giải quyết hồ sơ thì nhập vào sổ theo dõi hồ sơ và phầnmềm điện tử (nếu có):

Đối với hồ sơ quy định giải quyết và trả kết quả ngay, không phải lậpgiấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả: Công chức thẩm định, trình cấp cóthẩm quyền quyết định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức;Đối với hồ sơ quy định có thời hạn giải quyết: Công chức lập giấy tiếpnhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định

và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức

Giải quyết hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức phân công cán bộ, công chứcgiải quyết như sau:

- Trường hợp không quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: Công chứcthẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết

hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

- Trường hợp có quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: Công chứcbáo cáo người có thẩm quyền phương án thẩm tra, xác minh và tổ chứcthựchiện Quá trình thẩm tra, xác minh phải được lập thành hồ sơ và lưu tại

cơ quan giải quyết;

Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh đủ điều kiện giải quyết: Công chứcthẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết

hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

Trang 15

Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh chưa đủ điều kiện giải quyết: Côngchức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng vănbản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung Thời gian mà cơ quan, tổ chức đãgiải quyết lần đầu được tính trong thời gian giải quyết hồ sơ;

- Các hồ sơ sau khi thẩm định không đủ điều kiện giải quyết, công chứcbáo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý

do không giải quyết hồ sơ Thông báo được nhập vào mục trả kết quả trong sổtheo dõi hồ sơ Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theoquy định;

- Các hồ sơ quá hạn giải quyết: Cơ quan, tổ chức giải quyết hồ sơ phảithông báo bằng văn bản cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và văn bản xinlỗi cá nhân, tổ chức, trong đó ghi rõ lý do quá hạn, thời hạn trả kết quả

Trả kết quả giải quyết hồ sơ

Công chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhập vào sổ theo dõi hồ

sơ và phần mềm điện tử (nếu có) và thực hiện như sau:

- Các hồ sơ đã giải quyết xong: Trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân,

tổ chức và thu phí, lệ phí (nếu có); trường hợp cá nhân, tổ chức đã đăng kýnhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thì việc trả kết quả, thu phí, lệ phí (nếucó) và cước phí được thực hiện qua dịch vụ bưu chính; nếu thực hiện dịch vụcông trực tuyến mức độ 4 thì việc trả kết quả và thu phí, lệ phí (nếu có) theoquy định;

- Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổchức để yêu cầu bổ sung hồ sơ theo thông báo của cơ quan, tổ chức giải quyết

hồ sơ và văn bản xin lỗi của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (nếu là lỗi củacông chức khi tiếp nhận hồ sơ);

- Đối với hồ sơ không giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để trả lại

hồ sơ kèm theo thông báo không giải quyết hồ sơ;

- Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết: Thông báo thời hạn trả kết quả lầnsau và chuyển văn bản xin lỗi của cơ quan, tổ chức làm quá hạn giải quyếtcho cá nhân, tổ chức;

Trang 16

- Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cánhân, tổ chức nhận kết quả;

- Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa đến nhận hồ sơ theo giấy tiếp nhận

hồ sơ và hẹn trả kết quả thì kết quả giải quyết hồ sơ được lưu giữ tại bộ phậntiếp nhận và trả kết quả

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

a Chức năng

1 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có chức năng giúp UBND xã tiếpnhận, hướng dẫn tổ chức, cá nhân đến liên hệ những công việc được quy địnhgiải quyết theo cơ chế một cửa, nhận hồ sơ đủ thành phần, đúng số lượng theoquy định, phối hợp với các cơ quan, công chức có liên quan để xem xét giảiquyết và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân

2 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chịu sự quản lý toàn diện của Chủ tịchUBND xã, có quan hệ phối hợp với các công chức và đơn vị có liên quantrong việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân

3 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả do Chủ tịch UBND xã kiêm Trưởng

bộ phận Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả doChủ tịch UBND xã phân công đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phùhợp với nhiệm vụ được giao

b Nhiệm vụ

1 Hướng dẫn, tiếp nhận, giao trả kết quả giải quyết thủ tục hànhchính của tổ chức, cá nhân tại phòng làm việc củ a bộ phận tiếp nhận vàtrả kết quả đối với các thủ tục hành chính đã được quy định thực hiện theo

cơ chế một cửa

2 Tiến hành kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận; trực tiếp thụ lý và giảiquyết; sau đó trả cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí đối với những loại côngviệc được thu phí, lệ phí theo quy định của UBND tỉnh

3 Theo dõi, đôn đốc tiến độ giải quyết thủ tục hành chính của các côngchức và đơn vị có liên quan để giao trả kết quả cho tổ chức, cá nhân đúng thờigian quy định

Trang 17

4 Thực hiện chế độ lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

5 Cập nhật tình hình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa,định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và năm để báo cáo lãnh đạo UBND xã theoquy định

6 Đề xuất các biện pháp, nội dung cải cách phương thức, quy trình đểbảo đảm sự phối hợp với các công chức trong tiếp nhận và giải quyết thủ tụchành chính đơn giản, rõ ràng, nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân

2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tư pháp

a Chức năng

- Công chức tư pháp - hộ tịch là chức danh chuyên môn thuộc UBNDcấp xã, thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND cấp xã về công tác xâydựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra xử lý văn bảnquy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục phápluật, hòa giải ở cơ sở, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực,…

b Nhiệm vụ

- Ban hành và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, quyết định, chỉthị về công tác tư pháp ở cấp xã; theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện sau khiđược cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt

- Giúp UBND xã soạn thảo ban hành các văn bản pháp lý theo quy địnhcủa pháp luật, giúp UBND cấp xã phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dânxã

- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra các quyết định, chỉ thị do UBND cấp

xã ban hành; rà soát văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp xãban hành; chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng quy ước, hương ước thôn, tổ dânphố phù hợp với quy phạm pháp luật hiện hành

- Theo dõi, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật, pháthiện, đề xuất biện pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong thi hànhvăn bản quy phạm pháp luật ở cấp xã với phòng tư pháp cấp huyện

- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt độnghòa giải ở cơ sở, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ cho tổ viên tổ hòagiải trên địa bàn theo sự hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên

Trang 18

- Thực hiện việc đăng ký, đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôicon nuôi; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộtịch cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi; đăng ký khai sinh, khai tửquá hạn theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểumẫu hộ tịch theo quy định của Bộ tư pháp; lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch.

- Thực hiện một số việc về quốc tịch thuộc thẩm quyền theo quy địnhcủa pháp luật

- Thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính cácgiấy tờ, văn bản bằng tiếng việt; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bảnbằng tiếng việt; chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật

- Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong thi hành án dân sự trênđịa bàn theo quy định của pháp luật

- Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lýcông tác tư pháp được giao với UBND cấp huyện và phòng tư pháp

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND cấp huyện, thành phố giao

2.1.5 Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ địa chính

a Chức năng

- Công chức địa chính là công chức chuyên môn về tài nguyên và môitrường cấp xã, tham mưu giúp UBND cấp xã thực hiện quản lý nhà nước vềtài nguyên và môi trường trên địa bàn; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyênmôn nghiệp vụ của Phòng Tài nguyên và Môi trường

Trang 19

- Thu thập tài liệu, số liệu về đất đai; tham gia công tác quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất.

- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê đất đai theo thời gian và mẫuquy định

- Bảo quản hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới hành chính, bản đồchuyên ngành, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy, chứng nhận quyền sửdụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai, số liệu thống kê, quy hoạch - kếhoạch sử dụng đất của UBND, các mốc địa giới hành chính xã

- Phối hợp với cán bộ trật tự xây dựng phát hiện và xử lý các trường hợp

sử dụng đất sai mục đích; xây nhà trên đất nông nghiệp; tự ý chuyển đổi mụcđích sử dụng đất

- Tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai, giải quyết đơn thư

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn giải quyết các công việc liênquan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trường

- Tham gia tuyền truyền, phổ biến các chính sách trong lĩnh vực tàinguyên môi trường

- Soạn thảo các văn bản liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyênmôi trường

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND xã phân công

2.1.6 Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ kế toán tài chính của xã

a Chức năng:

- Công chức kế toán là công chức có chuyên môn về kế toán tài chínhcấp xã, tham mưu giúp UBND xã thực hiện quản lý nhà nước về tài chínhtrong địa bàn, giữ con giấu quan trọng của UBND xã

b Nhiệm vụ:

- Thu thập, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi ngân sách, các quỹcông chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân, các hoạt động sựnghiệp, tình hình quản lý và sử dụng tài sản do xã quản lý và các hoạt độngtài chính của xã

Trang 20

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chingân sách xã, các quy định về tiêu chuẩn, định mức; tình hình quản lý, sửdụng các quỹ công chuyên dùng,tình hình sử dụng kinh phí của các bộ phậntrực thuộc và các hoạt động tài chính khác.

- Kiểm tra, thực hiện công tác quản lý các con dấu quan trọng củaUBND xã

2.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập

- Bộ Tài chính - Bộ Tư Pháp, Thông tư liên tịch số BTC-BTP ngày 12/10/2015 của Bộ tài chính, Bộ tư pháp quy định mức thu,chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thựcchữ ký, chứng thực hợp đồng giao dịch

158/2015/TTLT Bộ tài chính, Thông tư số 226/2016/TT158/2015/TTLT BTC ngày 11/11/2016 của Bộtài chính về mức thu lệ phí chứng thực - Bộ Tư pháp,Thô n g t ư 15 /2 0 15 / T T - B

T P - Quy định thi hành một số điềucủa L u ật h ộ t ị ch s ố 6 0 /2 0 1 4/ QH1 3

-Bộ nội vụ, Thông tư 06/2012/TT - BNV ngày 30/10/2012 Thông tư

hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng côngchức xã, phường, thị trấn

- Bộ tài nguyên, Thông tư 24/2014/TT - BTNMT ngày 19/05/2014 của

Bộ tài nguyên và môi trường quy định về hồ sơ địa chính

- Ủy ban nhân dân, Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về mức thu lệ phí hộ tịch

Trang 21

PHẦN 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.1 Khái quát về cơ sở thực tập

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

3.1.1.1.Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Xã Thịnh Đức nằm phía Tây Nam của thành phố Thái Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên là 1.612,69 ha Ranh giới hành chính xã được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp phường Thịnh Đán: phường Tân Lập và xã Quyết Thắng

- Phía Nam giáp thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên

- Phía Đông Bắc giáp phường Tân Lập

- Phía Đông giáp xã Tích Lương

- Phía Tây giáp xã Phúc Trìu và xã Tân Cương

b) Điều kiện tự nhiên

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã qua 3 năm 2014 – 2016

(ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1612,69 100 1612,69 100 1612,69 100

Trang 22

- Đất sản xuất nông nghiệp: trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp thìđất trồng cây hàng năm chiếm diện tích lớn hơn đất trồng cây lâu năm Quacác năm diện tích đất trồng cây hàng năm có xu hướng tăng lên Năm 2016diện tích là

586,62ha tăng 1,1% so với năm 2015 Nguyên nhân là do UBND xã triển khai

mở rộng mô hình cánh đồng một giồng lúa BTE-1và mô hình trình diễn giốnglúa mới và áp dụng kỹ thuật thâm canh lúa bằng phương pháp cấy hàng rộnghàng hẹp, bón phân viên nén NK dúi sâu cho chất lượng và hiệu quả năng suấtcao nên người dân mở rộng diện tích trồng các giống lúa này

- Đất lâm nghiệp: giảm nhẹ qua các năm, năm 2014 là 375,26 ha đếnnăm 2016 là 370,13 ha ( giảm 1,4 ha) nguyên nhân chủ yếu là do người dânchuyển đổi mục đích sử dụng đất

- Đất nuôi trồng thủy sản: có diện tích 12,36 ha chiếm 1,04% diện tíchđất nông nghiệp Do có đặc điểm địa hình vùng núi gặp nhiều khó khăn vềđiều kiện tự nhiên so với các vùng trung du và đồng bằng Diện tích này chủyếu là nuôi các quy mô hộ gia đình, hiệu quả kinh tế thấp

- Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp nhìn chung tăngnhẹ qua các năm gần đây năm 2014 là 387,07 ha năm 2016 là 389,49 ha.Nguyên nhân của việc tăng là do xây dựng thêm nhà ở, các công trình phục

vụ nhu cầu xã hội như nhà văn hóa thôn, trường học…

- Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng của các xã có sự thay đổiđáng kể, năm 2013 là 36,31 chiếm 2,25% trong tổng diện tích đất tự nhiên, dođược khai phá để chuyển qua loại đất khác cho nên năm 2016 diện tích chỉcòn 34,07 ha

* Địa hình, địa mạo

Xã Thịnh Đức có địa hình dạng đồi bát úp, xen kẽ các điểm dân cư và đồng ruộng Địa hình của xã nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Độ cao trung bình là 6 - 8m Nhìn chung địa hình của xã thuận lợi cho phát triển

đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp và phát triển hạ tầng

Trang 23

- Nắng: Số giờ nắng các năm là 1.588 giờ Tháng 5 - 6 có số giờ nắngnhiều nhất khoảng 170 - 180 giờ.

- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2007 mm/năm, tập trung chủ yêuvào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa các năm, trong đótháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất

- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82% Độ ẩm không khí nhìnchung không ổn định và có sựu biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7(mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70% Sự chênhlệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17 %

- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùaĐông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc Do nằm xa biển nên xã ThịnhĐức nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trựctiếp của bão

Trang 24

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Bảng 3.2: Tình hình sản xuất của xã qua 3 năm 2014 - 2016

Diện tích ( ha )

NSTB (tạ/ha)

Diện tích (ha)

NSTB (tạ/ha)

- Về chăn nuôi:

Trang 25

Đã từng bước chuyển dịch theo hướng chất lượng, giá trị kinh tế cao.Các dự án vay vốn phát triển sản xuất phát huy hiệu quả, nâng cao đời sốngnhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo như các dự án của ngân hàng chínhsách xã hội, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Bảng 3.3: Tình hình chăn nuôi của xã Thịnh Đức qua 3 năm 2014 - 2016 Loại vật

nuôi (con) 2014 2015 2016

So sánh (ĐVT:%) 2015/2014 2016/2015 Bình

2016 giảm 19,25%, Gia cầm năm 2015 so với 2016 tăng 4,55% , lợn năm

2015 so với năm 2016 giảm 21,57%

Nguyên nhân của sự giảm này do diễn biến thời tiết phức tạp, giá thức ăntăng cao, nguồn cung dồi dào, sức tiêu thụ hạn chế chính vì vậy năm 2016người dân không dám đầu tư chăn nuôi nhiều

+ Tuy nhiên, đàn gia cầm trên địa bàn đạt mức tăng bình quân là 52,28%nâng tổng đàn gia súc gia cầm lên 115.000 con vào năm 2016

Trang 26

+ Công tác thú y được tăng cường, luôn tuyên truyền phổ biến pháplệnh phòng chống dịch bệnh, thường xuyên tổ chức tiêm phòng chốngdịch cúm gia cầm và khử trùng tiêu độc cho các hộ chăn nuôi gia cầm trênđịa bàn phường.

- Lâm nghiệp: Chuyển dần diện tích trồng bạch đàn trước đây, thay bằngcây keo lai cho năng suất cao, rút ngắn thời gian canh tác, giải quyết chất đốtphục vụ cho sản xuất chè và lấy gỗ Thực hiện phủ xanh diện tích đất trốngđồi núi trọc, đến nay diện tích rừng trồng toàn xã đạt 300 ha, tăng 20 ha sovới đầu nhiệm kỳ

 Khu vực kinh tế công nghệp

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt từ 6,1 tỷ đồng năm 2005 lên 7 tỷ đồngnăm 2009, bằng 107,69% kế hoạch thành phố giao Phát triển tiểu thủ côngnghiệp, sản xuất các mặt hàng nông cụ phục vụ sản xuất trong và ngoài tỉnhnhư máy sao vò chè, nghề xây dựng, xay sát, vận tải, giải quyết việc làm chohàng ngàn lao động

 Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Thực hiện mô hình chuyển đổi hợp tác xã dịch vụ, giải thể hợp tác xãdịch vụ nông nghiệp Thực hiện chủ trương bàn giao lưới điện cho ngành điệnquản lý, thực hiện xóa bán tổng và bán điện theo thang bậc đến từng hộ giađình, giải thể hợp tác xã dịch vụ điện năng xã Thịnh Đức Khuyến khích pháttriển dịch vụ tư nhân, kinh doanh các mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thựcvật, dịch vụ thức ăn gia súc và thuốc thú y phục vụ chăn nuôi sản xuất

3.1.2.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

 Dân số:

Dân số của xã năm 2016 là 8.080 người chiếm 2,77% toàn dân thành

Trang 27

 Lao động và việc làm:

Nguồn nhân lực xã khá dồi dào, số lượng người qua đào tạo chiếm 35 %

số lượng người trong độ tuổi lao động Hàng năm UBND xã chú trọng hướngnghiệp, dạy nghề và bằng các chương trình phát triển kinh tế xã hội, cho vayvốn để sản xuất

 Thu nhập và mức sống:

Đời sống nhân dân càng ngày được cải thiện, công tác xóa đói giảmnghèo thường xuyên được quan tâm Thu nhập bình quân đầu người đến năm

2016 là

29 triệu/người/năm Tỷ lệ hộ nghèo từ 9,1% năm 2005 giảm xuống 3,6% năm

2009 và đến cuối năm 2015 giảm còn 2,56 %

3.1.2.Những thành tựu đã đạt được của cơ sở

- Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Thịnh Đức được Chủ tịchnước ký quyết định số 635/2005/QĐ-CTN ngày 24-6-2005 tuyên dương danhhiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp"

- Trên địa bàn xã hiện nay có nghĩa trang liệt sĩ Dốc Lim của Thành phốquy tụ mộ của các liệt sĩ đã hy sinh trong các thời kỳ kháng chiến, trong đó có

mộ liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nổi tiếng Vũ Xuân

- Ngày 31/8, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2217/QĐ-UBND

Về việc công nhận xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyênđạt danh hiệu “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” năm 2015

+ Trên địa bàn xã có nhà máy nước sạch Công trình cấp nước sinh hoạt

xã Thịnh Đức (tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) hoạt động mang đếnnguồn nước hợp vệ sinh cho các hộ dân trên địa bàn Hơn 10 năm qua, côngtrình cấp nước sinh hoạt đã phục vụ ổn định cho nhân dân 18/25 xóm của xãThịnh Đức

Trang 28

+ Xóm Bến Đò, Xã Thịnh Đức đã phát triển làng nghề mới - nghề trồngcây quất cảnh, cây ăn quả với diện tích 20ha thâm canh đã mang lại lợi íchkinh tế cao và ngày càng được nhân rộng trong xã.

Giáo dục:

+ Xã Thịnh Đức có hệ thống giáo dục hoàn chỉnh từ mầm non đếnTHCS Trên địa bàn xã có các trường: 1 trường mầm non; 1 trường tiểu học; 1trường THCS và 1 trung tâm học tập cộng đồng

+ Trên địa bàn xã có dự án nghĩa trang An Lạc Viên do công ty CP tậpđoàn INDEVCO làm chủ đầu tư tại xóm Lượt 1, xã Thịnh Đức

+ Trong nhiều năm qua chất lượng và hiệu quả giáo dục không ngừngnâng cao và là địa chỉ giáo dục tin cậy của nhân dân địa phương Xã ThịnhĐức là một trong những đơn vị của TP Thái Nguyên được công nhận phổ cậpgiáo dục Tiểu học đúng độ tuổi năm 2001, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCSnăm 2005 Hiện nay vẫn duy trì tốt phổ cập THCS và phấn đấu phổ cập giáodục THPT

 Khu bảo tồn Làng nhà sàn Dân tộc Sinh thái Thái Hải

Ngày 16/10/2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổchức công bố quyết định công nhận điểm du lịch địa phương khu bảo tồn làngnhà sàn dân tộc, sinh thái Thái Hải tại xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, thành phốThái Nguyên, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thái Hải đầu tư, xây dựng.Đây là khu du lịch tư nhân đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên được công nhận làđiểm du lịch địa phương, góp phần tạo sản phẩm du lịch sinh thái mới, mangđậm bản sắc văn hóa các dân tộc vùng miền núi phía Bắc, thu hút khách dulịch trong và ngoài nước tham quan du lịch tại địa phương Khu bảo tồn làngnhà sàn dân tộc, sinh thái Thái Hải được xây dựng từ năm 2003 với 30 ngôinhà sàn nguyên bản của đồng bào dân tộc Tày - Nùng được chuyển về từvùng ATK Định Hóa

3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập

- Thuận lợi

Ngày đăng: 08/03/2019, 10:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w