Slide giới thiệu tổng quan về kiến trúc, mô hình mạng Zigbee
Chuẩn không dây zigbee hỗ trợ các tác tử giao diện Nhóm thực hiện Phạm Tuấn Anh – Vũ Hùng Cường - Trần Minh Hoàng - Nguyễn Duy Long Nội dung 1. Tổng quan 2. Ưu, nhược điểm của Zigbee 3. Dải tần Zigbee 4. Kiến trúc Zigbee 5. Mô hình mạng Zigbee 6. Kết luận 1. Tổng quan Các tác tử giao diện: Là những chương trình chạy trong chế độ nền, có khả năng theo dõi quá trình giao tiếp giữa người với máy tính và chủ động đưa ra những trợ giúp cần thiết tuỳ vào các tình huống cụ thể Zigbee: Là một giao thức được xây dựng theo chuẩn IEEE 802.15.4, được phát triển bởi Zigbee Alliance và được IEEE thông qua năm 2003 1. Tổng quan Các ứng dụng không dây 2. Ưu, nhược điểm của Zigbee Ưu điểm: – Giá thành thấp – Tiêu thụ công suất nhỏ – Kiến trúc mạng linh hoạt – Được hỗ trợ bởi nhiều công ty 2. Ưu, nhược điểm của Zigbee Nhược điểm: – Số lượng các nút lớn (trong sơ đồ mạng hình sao – 65536 nút) – Lỗi ở một số điểm chính có thể gây ra lỗi hệ thống – Tốc độ truyền thấp – Chưa có đầy đủ các thiết bị để phát triển 2. Ưu, nhược điểm của Zigbee So sánh chuẩn Zigbee với chuẩn Bluetooth ZIGGBEE BLUETOOTH Công suất tiêu thụ 10mA 100mA Giá thành (năm 2005) $1,1/module $3/module Độ nhạy -92dBm -62dBm Độ linh hoạt (trong sơ đồ mạng hình sao) 65536 nút 7 nút Độ an toàn Mã hoá 128bit Mã hoá 64/128bit Vùng làm việc hiệu quả 10 – 75m < 10m 3. Dải tần Zigbee Gồm 3 dải tần chính: – Dải 868,3 MHz: Chỉ 1 kênh tín hiệu. Tốc độ truyền 20kb/s chủ yếu dùng ở châu Âu – Dải 902 MHz - 928 MHz: Có 10 kênh tín hiệu 1 - 10 với tốc độ truyền thường là 40kb/s dùng ở Mỹ và Ốt-xtrây-li-a – Dải 2,4 GHz - 2,835 GHz: có 16 kênh tín hiệu 11 - 26 với tốc độ truyền 250 kb/s dùng ở các nước còn lại 4. Kiến trúc Zigbee Kiến trúc Zigbee 5. Mô hình mạng Zigbee Trong truyền thông, giao thức Zigbee thường hỗ trợ 3 mô hình mạng chính: mạng hình sao, mạng hình cây và mạng sơ đồ lưới