Phát triển chương trình nhà trường là cơ hội để GV được chủ động trong lựa chọn nội dung các bài học, phân phối thời gian, sáng tạo trong vận dung dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hướng tới phát triển năng lực cho HS chương trình nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông của Việt Nam.Tuy nhiên nó thực sự là thách thức đối với mỗi nhà trường nói riêng và đối với hệ thống giáo dục nói chung. Bởi thực tế GV chưa quen với việc chủ động lựa chọn nội dung bài giảng mà thường xây dựng bài giảng theo nội dung có sẵn trong sách giáo khoa. Trong vấn đề tổ chức dạy học, một bộ phận GV còn lúng túng, ngại thay đổi, một bộ phận GV đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như: cơ sở vật chất chưa đồng bộ, HS chưa quen với các PPDH mới, bản thân GV cũng chưa thực sự hiểu các PPDH mới như dạy học dự án, dạy học theo nhóm, dạy học theo góc,… nên việc áp dụng các PPDH còn mang tính chất hình thức, máy móc do đó chưa mang lại hiệu quả như mong muốn đồng thời tạo ra tâm lí hoài nghi, chán nản,…. đáp ứng cho việc tổ chức nhiều phương pháp dạy học. Là cơ hội vì GV có thể chủ động. Tôi lựa chọn chủ đề và xây dựng các hoạt động dạy học chủ đề “Nitơ và hợp chất của nitơ” với mong muốn góp phần làm cho các hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ngày càng trở nên hoàn thiện hơn.
Trang 1SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT ………
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ
Người báo cáo: ………
Môn : Hóa học 11
Tổ : ……….
Năm học: 2018 – 2019
Trang 2CHUYÊN ĐỀ: NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ
(KHỐI 11 CƠ BẢN) GV: ………
Đơn vị: THPT ………
Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứngyêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đặt ra cho giáo dục những yêu cầu mới trong công tác giáodục và đào tạo Trong đó, yêu cầu chương trình giáo duc chuyển theo hướng phát triển nănglực được coi là vấn đề then chốt để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, dạy học thay vì trang
bị kiến thức cần chuyển sang phát triển năng lực và phẩm chất cho người học, học đi đôi vớihành, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xãhội
Chương trình và sách giáo khoa hiện hành, mặc dù có nhiều ưu điểm so với trước,không đáp ứng yêu cầu của giáo dục theo định hướng phát triển năng lực hiện nay Nguyênnhân là do chương trình sách giáo khoa hiện hành viết theo định hướng nội dung, cung cấpkiến thức từng môn học theo dạng tiết bài, điều đó gây khó khăn cho giáo viên (GV) trongviệc tổ chức các hoạt động dạy học,vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằmphát triển năng lực cho HS Dạy học theo từng tiết, quy định nội dung và phân phối chươngtrình sẽ cản trở việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm,và cơ hội tích hợp trong dạy học.Theo đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra chươngtrình khung và sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa để GV và các cơ sở giáo dục lựa chọn Nhưvậy một đòi hỏi trong giai đoạn mới là GV cũng cần có năng lực phát triển chương trình kếthợp với thực tế trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay, chúng ta cần đổi mới giáo theo hướngphát triển năng lực nhưng lại trên nền tài liệu sách giáo khoa định hướng nội dung, việc GVbiết cách xây dựng các chủ đề dạy học và tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực làrất quan trọng
Phát triển chương trình nhà trường là cơ hội để GV được chủ động trong lựa chọn nộidung các bài học, phân phối thời gian, sáng tạo trong vận dung dụng các phương pháp và kĩthuật dạy học tích cực hướng tới phát triển năng lực cho HS chương trình nâng cao chấtlượng giáo dục phổ thông của Việt Nam.Tuy nhiên nó thực sự là thách thức đối với mỗi nhà
Trang 3trường nói riêng và đối với hệ thống giáo dục nói chung Bởi thực tế GV chưa quen với việcchủ động lựa chọn nội dung bài giảng mà thường xây dựng bài giảng theo nội dung có sẵntrong sách giáo khoa Trong vấn đề tổ chức dạy học, một bộ phận GV còn lúng túng, ngạithay đổi, một bộ phận GV đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, tuy nhiên còn gặpnhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như: cơ sở vật chất chưa đồng bộ, HS chưa quen vớicác PPDH mới, bản thân GV cũng chưa thực sự hiểu các PPDH mới như dạy học dự án, dạyhọc theo nhóm, dạy học theo góc,… nên việc áp dụng các PPDH còn mang tính chất hìnhthức, máy móc do đó chưa mang lại hiệu quả như mong muốn đồng thời tạo ra tâm lí hoàinghi, chán nản,… đáp ứng cho việc tổ chức nhiều phương pháp dạy học Là cơ hội vì GV
có thể chủ động Tôi lựa chọn chủ đề và xây dựng các hoạt động dạy học chủ đề “Nitơ vàhợp chất của nitơ” với mong muốn góp phần làm cho các hoạt động dạy học theo hướngtiếp cận năng lực học sinh ngày càng trở nên hoàn thiện hơn
Trang 4A CƠ SỞ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
- Phân phối chương trình, nội dung kiến thức theo SGK và chuẩn kiến thức - kỹ năng
- Sự logic về kiến thức của đơn chất và hợp chất
- Dựa vào các kiến thức trong thực tiễn cuộc sống
B NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
NỘI DUNG 1: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của nitơ, amoniac, muối amoni, axit nitric và muối nitrat (1tiết)
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ
- Cấu tạo phân tử nitơ, amoniac, axit nitric
- Tính chất vật lí của nitơ, amoniac, axit nitric, muối amoni, muối nitrat
NỘI DUNG 2: Tính chất hóa học của nitơ và hợp chất của nitơ (2tiết)
- Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, vớihiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi)
- Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối,axit) và tính khử (tác dụng với oxi)
- Tính chất hoá học của muối amoni (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệtphân)
- HNO3 là một trong những axit rất mạnh; là chất oxi hoá rất mạnh: oxi hoá hầu hết kimloại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ
- Tính chất bị nhiệt phân hủy của muối nitrat kim loại
NỘI DUNG 3: Trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế nitơ, amoniac, muối nitrat, axit nitric, muối nitrat (1 tiết)
- Trạng thái tự nhiên của nitơ
- Ứng dụng của nitơ, amoniac, muối amoni, axit nitric, muối nitrat
- Phương pháp điều chế nitơ, amoniac, axit nitric
NỘI DUNG 4: Luyện tập (1 tiết)
- Bài tập củng cố phần lí thuyết về nitơ và hợp chất
- Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập về nitơ và hợp chất
Trang 5C TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ:
NỘI DUNG 1: CẤU TẠO PHÂN TỬ, TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA NITƠ,
AMONIAC, MUỐI AMONI, AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT.
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a Kiến thức
+ HS nêu được:
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ
- Cấu tạo phân tử nitơ, amoniac, axit nitric
- Tính chất vật lí của nitơ, amoniac, axit nitric, muối amoni, muối nitrat
b Kĩ năng
+ Kĩ năng quan sát
+ Kĩ năng lập bảng tổng hợp
c Thái độ
- Say mê, hứng thú học tập bộ môn
2 Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống
II Chuẩn bị
1 Giáo viên
- Các phiếu học tập, video, máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập, mô hình cấu tạo phân tử N2, NH3, HNO3
- Bình đựng khí NH3 đậy nút cao su có ống thủy tinh có vuốt nhọn xuyên qua, chậu nước,dung dịch phenolphtalein
- Muối amoni clorua và muối kali nitrat
Tài liệu về ảnh hưởng của amoniac đến sức khỏe khi tiếp xúc
“- Hít phải: Amoniac có tính ăn mòn Tiếp xúc với nồng độ cao amoniac trong không khí gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng và đường hô hấp Điều này có thể phá hủy đường thở dẫn đến suy hô hấp Hít nồng độ thấp hơn có thể gây ho và kích ứng mũi họng, kích ứng mắt gây chảy nước mắt
- Tiếp xúc trực tiếp: Nếu tiếp xúc với amoniac đậm đặc, da, mắt, họng, phổi có thể bị bỏng rất nặng Những vết bỏng có thể gây mù vĩnh viễn, bệnh phổi, hoặc tử vong
- Nuốt phải: Vô tình ăn hoặc uống amoniac đậm đặc có thể bỏng ở miệng, cổ họng và dạ dày, đau dạ dày nghiêm trọng, nôn
Trang 6- Không có bằng chứng cho thấy amoniac gây ung thư Không có bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với nồng độ amoniac tìm thấy trong môi trường gây ra dị tật bẩm sinh hoặc các hiệu ứng phát triển khác.
Nồng độ/Thời gian 10.000 ppm
- Ôn lại kiến thức cũ về cấu hình electron nguyên tử, liên kết hóa học
- Sách giáo khoa lớp 11 cơ bản, bảng tuần hoàn
- Chuẩn bị các phiếu học tập theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước
- Chuẩn bị giấy A0
III Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Thảo luận hợp tác nhóm, sử dụng các phương tiện trực quan (hình ảnh, thí nghiệm)
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi
IV Thiết kế, tổ chức hoạt động học
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát (5 phút)
a Mục tiêu hoạt động
Tạo sự hứng thú, kích thích tính tò mò, ham mê hiểu biết, khám phá kiến thức mới về nitơ
và hợp chất của nitơ
b Nội dung hoạt động
- HS xem hình ảnh về nitơ và các hợp chất tiêu biểu của nitơ
Trang 72 Hãy cho biết những điều em đã biết và những điều em muốn tìm hiểu về chúng theo
bảng sau:
K
(điều đã biết) W(điều muốn biết) L(điều học được) H(học bằng cách nào)
Cột L, H HS sẽ hoàn thành sau khi học xong bài học
d Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS sẽ trả lời nguyên tố được nhắc đến ở đây là nguyên tố nitơ, các hợp chất có trong hình
ảnh là amoniac, axit nitric và muối natri nitrat, …
- HS có thể biết nitơ là khí không màu, có nhiều trong không khí, amoniac là khí có mùi
khai…
Dự kiến một số khó khăn của HS và giải pháp hỗ trợ
- HS không nêu hết được những điều muốn biết về nitơ và các hợp chất của nitơ, khi đó GV
có thể gợi ý như: Các em có muốn tìm hiểu xem nitơ, amoniac, axit nitric và muối nitrat có những tính chất và ứng dụng quan trọng như thế nào không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chúng qua chủ đề nitơ và các hợp chất của nitơ
e Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua cột K, W giáo viên biết được HS đã biêt những gì về nitơ và hợp chất của nitơ,
HS muốn tìm hiểu thêm gì về chúng
+ Thông qua quan sát, GV biết được các mức độ hoạt động tích cực của các nhóm
- GV có thể nhận xét, đánh giá sơ bộ giữa các nhóm
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25 phút)
a Mục tiêu hoạt động
- HS trình bày được:
+ Vị trí, cấu hình electron của nguyên tử nitơ
+ Cấu tạo phân tử của các chất nitơ, amoniac, axit nitric
+ Tính chất vật lí của nitơ, amoniac, axit nitric và muối nitrat
b Nội dung hoạt động
ND 1- Tìm hiểu về cấu tạo phân tử của nitơ, amoniac, axit nitric và muối amoni, muối nitrat
ND 2- Tìm hiểu về tính chất vật lí của nitơ, amoniac, axit nitric, muối amoni và muối nitrat
Trang 81 Trình bày cấu tạo phân tử N2, viết Công thức electron, CTCT của phân tử N2? Nhận xét
về liên kết trong phân tử N2?
2 Xác định số oxi hóa của nguyên tố nitơ trong các chất sau:
1 Hợp chất muối amoni và muối nitrat thuộc loại hợp chất ion hay hợp chất cộng hóa trị
2 Xác định số oxi hóa của nguyên tố nitơ trong các chất sau:
NH3, N2, N2O, NO, N2O3, NO2, HNO3
HS: Thảo luận các nội dung theo nhóm, sau đó trình bày, Hs các nhóm khác nhận xét, bổ
sung
GV: - Chiếu mô hình cấu tạo phân tử N2, NH3, HNO3
- Nhận xét, bổ sung và chốt lại phần kiến thức cơ bản
ND 2- Tìm hiểu về tính chất vật lí của nitơ, amoniac, axit nitric, muối amoni và muối nitrat
Trang 9GV: Hướng dẫn Hs hoạt động nhóm, nghiên cứu SGK kết hợp với quan sát các mẫu hóa
chất và làm các thí nghiệm, thảo luận, thống nhất phần tính chất vật lí của nitơ và hợp chấtnhư sau:
1/ Trình bày tính chất vật lí của nitơ? Đề xuất phương pháp thu khí nitơ?
2/ Quan sát lọ chứa khí amoniac, mở nắp lọ và phẩy thật nhẹ tay để thử mùi của amoniac,làm thí nghiệm thử tính tan của amoniac, quan sát và giải thích hiện tượng quan sát được
Từ đó, trình bày tính chất vật lí của amoniac? Đề xuất phương pháp thu khí amoniac?
3/ Quan sát lọ chứa dung dịch HNO3, Trình bày tính chất vật lí của axit nitric? Tại sao lọđựng axit nitric lại sẫm màu?
4/ Nghiên cứu bảng tính tan để tìm hiểu tính tan của các muối amoni và muối nitrat, hòa tan
muối amoni clorua và muối kali nitrat vào nước, từ đó cho biết màu sắc của ion NH4 và
NO3- Trình bày tính chất vật lí của muối amoni và muối nitrat
HS: Trình bày các nội dung đã thảo luận, thống nhất Các nhóm khác nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại phần kiến thức cơ bản.
d Dự kiến sản phẩm của học sinh
ở ND1: HS có thể trả lời được đầy đủ các ý sau:
- Có số oxh trung giannên vừa có tính khử vừa
có tính oxh
- Có số oxh thấp nhấtnên có tính khử
- Có tính axit mạnh
- Có số oxi hóa caonhất nên có tính oxihóa
Muối amoni và nitrat thuộc loại hợp chất ion, phân tử chứa các liên kết cộng hóa trị ở gốcamoni và nitrat, liên kết giữa ion amoni và gốc axit, giữa gốc nitrat và cation kim loại là liênkết ion
ND 2: HS có thể thực hiện được đầy đủ các yêu cầu và trình bày được tính chất vật lí của
nitơ và hợp chất của nitơ
TCVL
Tính chất vật lí
Trang 10Nitơ
- Chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, hóa lỏng
ở -1960C
- Ít tan trong nước
- Không duy trì sự cháy, sự hô hấp
→ Thu khí nitơ bằng phương pháp dời chỗ nước
Amoniac
- Chất khí không màu, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí
- Khí amoniac tan nhiều trong nước
=> Thu khí NH3 bằng phương pháp dời chỗ không khí và úp miệng bình thu
Học sinh có thể không nêu được các loại liên kết trong phân tử muối amoni và muối nitrat
- Giáo viên có thể gợi ý để HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 10
Ở ND 2:
- Học sinh có thể sẽ gặp khó khăn khi thực hiện thí nghiệm thử tính tan của amoniac Trướchết ở TN này GV cần chuẩn bị lọ đựng khí NH3, chuẩn bị ống thủy tinh vuốt nhọn thật cẩnthận, hướng dẫn kĩ các thao tác cho HS
- HS có thể gặp khó khăn khi đề xuất cách thu khí N2 và NH3, khi đó GV có thể gợi ý như:khí nitơ không màu khó nhận biết, khí nitơ chỉ hơi nhẹ hơn không khí không thể dùng
pp đẩy không khí bằng cách úp ngược hay ngửa bình, khí nitơ rất ít tan trong nước dùng
pp đẩy nước
- Khí NH3 tan nhiều trong trong nước không dùng PP đẩy nước, khí amoniac nhẹ hơnkhông khí dùng phương pháp đẩy không khí bằng cách úp bình chứa khí
e Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua quan sát, GV đánh giá được mức độ tích cực của các nhóm HS
+ Thông qua vở ghi của HS, GV đánh giá được kĩ năng ghi bài của HS đồng thời hướng dẫn
HS ghi bài một cách hợp lí, khoa học
Trang 11+ Thông qua việc quan sát HS thực hiện các thao tác thí nghiệm, GV biết được kĩ năng thựchành của HS, uốn nắn các thao tác chưa hợp lí, đồng thời phát triển năng lực thực hành củaHS.
+ Thông qua việc trình bày báo cáo, thảo luận và chia sẻ giữa các HS, giữa các nhóm, GVbiết được khả năng diễn đạt của HS từ đó, GV hướng dẫn, uốn nắn khi cần thiết, phát triểnnăng lực giao tiếp cho HS Qua thảo luận, báo cáo của HS và các nhóm, GV đánh giá đượcmức độ hiểu bài của HS, từ đó giúp HS chuẩn hóa và khắc sâu kiến thức
+ GV có thể đưa ra đánh giá bằng các nhận xét, góp ý với các HS và nhóm HS
Kết thúc hoạt động hình thành kiến thức, yêu cầu HS hoàn thành vào bảng KWLH ở tìnhhuống xuất phát
Hoạt động 3 Luyện tập (5 phút)
a Mục tiêu hoạt động
- Củng cố kiến thức về cấu tạo và tính chất vật lí của nitơ và hợp chất của nitơ
b Nội dung hoạt động
- HS giải quyết các câu hỏi, bài tập sau:
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm người ta thu khí nitơ bằng phương pháp dời nước vì:
A N2 nhẹ hơn không khí B N2 rất ít tan trong nước
C N2 không duy trì sự sống, sự cháy D N2 hoá lỏng, hóa rắn ở nhiệt độ rất thấp
Câu 2: Phát biểu không đúng là :
A.Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai
B Khí NH3 nặng hơn không khí
C Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước
D Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể thu khí NH3 bằng phương pháp
C đẩy không khí với miệng bình ngửa D đẩy không khí với miệng bình úp ngược Câu 4: Dung dịch HNO3 để lâu sẽ chuyển sang:
A Màu vàng B Không màu C màu trắng D màu xanh
Câu 5: Cho các cách thu khí sau:
Khí N2 được thu bằng cách nào?
Trang 12e Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động
GV có thể quan sát quá trình HS trả lời câu hỏi để có thể biết HS đã nhớ nội dung bài học chưa
- GV yêu cầu HS tìm hiểu ảnh hưởng của amoniac đến sức khỏe qua tài liệu tham khảo
- Làm thế nào để giảm mùi khai trong nhà vệ sinh?
b Phương thức tổ chức
- GV phát tài liệu về ảnh hưởng của khí amoni ac đến sức khỏe khi tiếp xúc
- HS nghiên cứu tài liệu để hiểu tính độc của amoniac khi tiếp xúc
- GV đặt vấn đề: - Trong nhà vệ sinh, amoniac với hàm lượng không đủ lớn để gây tình trạng ngộ độc cấp tính nhưng việc đầu tiên là nó gây mùi rất khó chịu, vậy làm thế nào để giảm mùi khai trong nhà vệ sinh?
- HS thảo luận nhóm và nêu ý kiến
c Dự kiến sản phẩm của HS
- HS hiểu rõ ảnh hưởng sức khỏe khi tiếp xúc amoniac
- HS nêu được một số biện pháp làm giảm mùi khai trong nhà vệ sinh:
+ Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ
+ dùng lát chanh, giấm để trong nhà vệ sinh…
+ Dùng một số sản phẩm chuyên dụng…
Hoạt động 5: Hướng dẫn Hs học bài ở nhà
- Học bài cũ:
+ Cấu tạo phân tử nitơ, amoniac, axit nitric
+ Tính chất vật lí của nitơ, amoniac, muối amoni, axit nitric, muối nitrat
- Chuẩn bị các nội dung sau: (Cả lớp đều chuẩn bị các nội dung sau)
Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu tính chất hóa học của nitơ.
Trang 13Câu 1: Dựa vào đặc điểm cấu tạo nguyên tử, phân tử nitơ, số oxi hóa của nitơ trong phân tử
N2 hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nitơ? Theo em phản ứng xảy ra giữa nitơ vàcác chất phải thực hiện ở điều kiện nào? Vì sao?
Câu 2: Viết PTHH của các phản ứng khi cho nitơ tác dụng với Na, Mg, H2, O2? Xác định sựthay đổi số oxi hóa của nguyên tố nitơ và rút ra kết luận về tính chất hóa học của nitơ?
Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của amoniac.
Câu 1: Dựa vào đặc điểm cấu tạo phân tử, số oxi hóa của nitơ trong phân tử NH3, hãy dựđoán tính chất hóa học của amoniac?
Câu 2: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi:
a Cho quỳ tím vào dung dịch NH3?
b Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3?
c Cho đũa thủy tinh có nhúng dd NH3 đặc lại gần đũa thủy tinh có nhúng dung dịchHCl đặc?
Câu 3: Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra khi cho dung dịch NH3 tác dụng với ddHCl, H2SO4, AlCl3, FeCl3; Đốt cháy khí NH3? Xác định sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tốnitơ và rút ra kết luận về tính chất hóa học của amoniac?
Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của muối amoni.
Câu 1: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi:
a Cho dung dịch (NH4)2SO4 đặc vào dung dịch NaOH đặc, đun nóng nhẹ?
b Đun nóng ống nghiệm có chứa NH4Cl, trên miệng ống nghiệm có đậy bằng tấm kính?
Câu 2: Viết PTHH của các phản ứng sau:
a Cho dung dịch NH4Cl vào dd Ca(OH)2; dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch NaOH?
b Nhiệt phân các muối NH4Cl, NH4HCO3,(NH4)2CO3, NH4NO3, NH4NO2? Nhận xét vềsản phẩm của các phản ứng nhiệt phân?
→ Kết luận: Tính chất hóa học của muối amoni?
NỘI DUNG 2: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ Tiết 1:
I Mục tiêu:
1 Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a Kiến thức
Học sinh trình bày được:
- Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạtđộng hơn ở nhiệt độ cao
Học sinh chứng minh được:
Trang 14- Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, vớihiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi).
- Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối,axit) và tính khử (tác dụng với oxi)
- Tính chất hoá học muối amoni (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân)
b Kĩ năng:
- Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ,amoniac, muối amoni
- Quan sát thí nghiệm rút ra tính chất hóa học của amoniac, muối amoni
- Viết các PTHH minh họa tính chất hoá học
- Làm bài tập nhận biết muối amoni và một số bài tập liên quan
- Kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
c Thái độ:
- Tích cực, chủ động, tinh thần hợp tác trong học tập
- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh
2 Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học
- Năng lực hợp tác
- Năng lực thực hành
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức môn Hóa học vào cuộc sống
- Năng lực tính toán hóa học
II Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp đàm thoại, gợi mở
- Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, ống hút, đũa thủy tinh…
- Hóa chất: dung dịch NH3, (NH4)2SO4, NH4Cl (tinh thể và dung dịch), HCl đặc, AlCl3
2 Học sinh:
- Sách giáo khoa lớp 11 cơ bản
- Chuẩn bị các phiếu học tập theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước
IV Thiết kế, tổ chức các hoạt động học
1 Kiểm tra bài cũ (1 phút)
Trang 15- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các nhóm HS
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát (2 phút)
a Mục đích hoạt động
- Kích thích sự tò mò, ham mê khám phá kiến thức mới của học sinh về nitơ và amoniac,
muối amoni
b Nội dung hoạt động
HS suy nghĩ tìm câu trả lời giải thích cho vấn đề mà giáo viên đặt ra từ đó tạo động lực chonhu cầu tìm hiểu kiến thức mới
c Phương thức tổ chức hoạt động
GV đọc câu ca dao:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Yêu cầu HS giải thích câu ca dao dựa trên cơ sở khoa học?
Dự kiến sản phẩm của học sinh
Chưa có câu trả lời hoặc trả lời không rõ ràng
Từ đó giáo viên lái vào bài học: Bài học hôm nay của chúng ta sẽ hé lộ dần câu trả lời củacâu hỏi trên
e Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
Thông qua quan sát, giáo viên biết được mức độ hứng thú của học sinh
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25 phút)
a Mục tiêu hoạt động
Học sinh trình bày được:
- Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạtđộng hơn ở nhiệt độ cao
- Quan sát thí nghiệm rút ra tính chất hóa học của amoniac, muối amoni
- Viết các PTHH minh họa tính chất hoá học
- Làm bài tập nhận biết muối amoni và một số bài tập liên quan
- Kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
Trang 16b Nội dung
ND1: Tìm hiểu tính chất của nitơ
ND2: Tìm hiểu tính chất của amoniac
ND3: Tìm hiểu tính chất của muối amoni
c Phương thức tổ chức hoạt động
ND1: Tìm hiểu tính chất của nitơ (5 phút)
GV: Phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm, hướng dẫn Hs thảo luận, thống nhất phần nội
dung ở phiếu học tập số 1 để trình bày Sau đó yêu cầu HS nhóm 1 trình bày nội dung này
Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu tính chất hóa học của nitơ.
Câu 1: Dựa vào đặc điểm cấu tạo nguyên tử, phân tử nitơ, số oxi hóa của nitơ trong phân tử
N2 hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nitơ? Theo em phản ứng xảy ra giữa nitơ vàcác chất phải thực hiện ở điều kiện nào? Vì sao?
Câu 2: Viết PTHH của các phản ứng khi cho nitơ tác dụng với Na, Mg, H2, O2? Xác định sựthay đổi số oxi hóa của nguyên tố nitơ và rút ra kết luận về tính chất hóa học của nitơ?
ND2: Tìm hiểu tính chất của amoniac (13 phút)
GV: Hướng dẫn các nhóm Hs tiến hành các TN, thảo luận, thống nhất phần nội dung đã
chuẩn bị ở phiếu học tập số 2 để trình bày Sau đó yêu cầu nhóm 2 trình bày nội dung này
Phiếu học tập số 2:
Câu 1: Dựa vào đặc điểm cấu tạo phân tử, số oxi hóa của nitơ trong phân tử NH3, hãy dựđoán tính chất hóa học của amoniac?
Câu 2: Tiến hành các thí nghiệm sau:
TN1 Cho quỳ tím vào dung dịch NH3?
TN2 Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3?
TN3 Cho đũa thủy tinh có nhúng dd NH3 đặc lại gần đũa thủy tinh có nhúng dung dịchHCl đặc?
Quan sát, nêu hiện tượng, viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
Câu 3: Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra khi cho dung dịch NH3 tác dụng với dd
H2SO4, FeCl3; Đốt cháy khí NH3? Xác định sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố nitơ và rút
ra kết luận về tính chất hóa học của amoniac?
HS: Tiến hành thí nghiệm, thảo luận và trình bày, các nhóm Hs khác nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại phần kiến thức – kĩ năng cơ bản.
ND3: Tìm hiểu tính chất của muối amoni (7 phút)
GV: Hướng dẫn các nhóm HS tiến hành TN, sau đó Hs thảo luận, thống nhất phần nội dung
đã chuẩn bị ở phiếu học tập số 3 để trình bày (Nhóm 3 trình bày)
Phiếu học tập số 3:
Câu 1: Tiến hành các thí nghiệm:
TN1 Cho dung dịch (NH4)2SO4 đặc vào dung dịch NaOH đun nóng?
Trang 17TN2 Đun nóng ống nghiệm có chứa tinh thể NH4Cl, trên miệng ống nghiệm có đậybằng tấm kính?
Quan sát, nêu hiện tượng, viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
Câu 2: Viết PTHH của các phản ứng sau:
a Cho dung dịch NH4Cl vào dd Ca(OH)2?
b Nhiệt phân các muối NH4HCO3, (NH4)2CO3, NH4NO3, NH4NO2? Nhận xét về sảnphẩm của các phản ứng nhiệt phân
→ Kết luận: Tính chất hóa học của muối amoni?
HS: Tiến hành thí nghiệm, thảo luận và trình bày, các nhóm Hs khác nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại phần kiến thức – kĩ năng cơ bản.
d Dự kiến sản phẩm của học sinh
ND1: Tìm hiểu tính chất của nitơ
NO ∆H = +180 kJ
NO dễ dàng kết hợp với O2:
2NO + O2 2NO2
Trong tự nhiên, nitơ kết hợp được với oxi khi có tia sét phóng qua
Kết luận: Nitơ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử, trong đó tính oxi hóa là tính chất chủ
yếu
ND2: Tìm hiểu tính chất của amoniac
HS có thể thực hiện được các thí nghiệm và trình bày được:
Trang 18Vd: AlCl3 + 3NH3 + 3H2O 3NH4Cl + Al(OH)3
ND3: Tìm hiểu tính chất của muối amoni
HS có thể thực hiện được các thí nghiệm và trình bày được:
1 Tác dụng với dung dịch kiềm:
Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ
Ở ND2: HS có thể thực hiện các thao tác thí nghiệm chưa tốt, GV cần quan sát và hướng
dẫn kịp thời
Ở ND3: HS có thể thực hiện các thao tác thí nghiệm chưa tốt, GV cần quan sát và hướng dẫn kịp thời đồng thời HS có thể không viết được phương trình hóa học minh họa, GV có thể gợi ý HS nghiên cứu thêm SGK
e Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua quan sát, GV đánh giá được mức độ tích cực của các nhóm HS
+ Thông qua vở ghi của HS, GV đánh giá được kĩ năng ghi bài của HS đồng thời hướng dẫn
HS ghi bài một cách hợp lí, khoa học
+ Thông qua việc quan sát HS thực hiện các thao tác thí nghiệm, GV biết được kĩ năng thựchành của HS, uốn nắn các thao tác chưa hợp lí, đồng thời phát triển năng lực thực hành củaHS
+ Thông qua việc trình bày báo cáo, thảo luận và chia sẻ giữa các HS, giữa các nhóm, GVbiết được khả năng diễn đạt của HS từ đó, GV hướng dẫn, uốn nắn khi cần thiết, phát triển
Trang 19năng lực giao tiếp cho HS Qua thảo luận, báo cáo của HS và các nhóm, GV đánh giá đượcmức độ hiểu bài của HS, từ đó giúp HS chuẩn hóa và khắc sâu kiến thức.
+ GV có thể đưa ra đánh giá bằng các nhận xét, góp ý với các HS và nhóm HS
Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút)
a Mục tiêu hoạt động
- Củng cố kiến thức về tính chất hóa học của nitơ, amoniac và muối amoni
- Rèn kĩ năng viết pthh và kĩ năng tính toán hóa học liên quan đến nitơ, amoniac và muối amoni
b Nội dung hoạt động
HS giải quyết các câu hỏi và bài tập sau:
Câu 1: Viết các PTHH theo sơ đồ chuyển hóa sau:
Câu 3: Cho dung dịch NaOH dư vào 150 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M đun nóng nhẹ
a/ Viết PTHH ở dạng phân tử và dạng ion thu gọn ?
HS có thể làm chưa đúng hoàn toàn ở mỗi câu, GV gợi ý để HS hoàn thiện bài
e Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
GV thông qua quan sát để biết được mức độ tích cực của HS, khả năng vận dụng kiến thức của HS để giải quyết các bài tập cụ thể trên
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng (5 phút)
a Mục tiêu hoạt động
HS vận dụng kiến thức trong bài học để giải thích một số vấn đề trong thực tiễn
b Nội dung
a HS vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi sau:
ND 1 Dựa vào nội dung bài học hãy giải thích câu ca dao trên cơ sở khoa học:
Trang 20Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
ND2 Nghiên cứu tài liệu về “Bóng cười”
c Phương thức tổ chức các hoạt động
ND1: GV yêu cầu HS dựa vào nội dung bài học hãy giải thích câu ca dao trên cơ sở khoa học:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
HS trao đổi với các HS trong nhóm và đưa ra giải thích
ND 2: GV cung cấp tài liệu cho HS nghiên cứu
"Bóng cười” - chất kích thích có tác hại khôn lường
Thứ ba, 14/11/2017 | 15:50 chat-kich-thich-co-tac-hai-khon-luong-a209330.html)
GMT+7(http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/bong-cuoi-“Bóng cười” là một chất kích thích được giới trẻ sử dụng để tăng sức hấp dẫn, vui vẻ Tuy nhiên, “bóng cười” có tác hại rất khôn lường.
Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ đang tỏ ra hào hứng trước chất kích thích mới mang tên “bóngcười” Đây là chất kích thích được giới trẻ sử dụng để tăng sức hấp dẫn, vui vẻ trong cácbữa tiệc
Tuy nhiên, khi lạm dụng “bóng cười”, nó sẽ có tác hại rất khôn lường Theo đó, nó có thểgây rối loạn thần kinh và đặc biệt là tổn thương não bộ vĩnh viễn Và sự thật là đã có rấtnhiều trường hợp tai nạn do “bóng cười” gây ra
Mới đây nhất, tại Hải Phòng một vụ tai nạn liên hoàn xảy ra trên địa bàn phường Lạch Tray,quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng khiến nhiều người bị thương nặng
Theo đó, một nam thanh niên được cho là ngậm bóng cười khi đang lái xe dẫn đến mất hành
vi điều khiển và gây tai nạn cho người đi đường Phía lãnh đạo Công an quận Ngô Quyềncũng đã xác nhận, trước khi tham gia giao thông, nam thanh niên này có sử dụng một quả
"bóng cười" Đây có lẽ không phải là trường hợp duy nhất do những ảnh hưởng của “bóng”cười gây ra, bởi tác hại của nó là khôn lường
Theo các chuyên gia điều trị nghiện chất - Đại học Y Hà Nội, funkyball hay còn gọi là
“bóng cười” là quả bóng bay được bơm khí nitrous oxide (N2O) Đây là chất kích thíchđược bán hợp pháp tại các bar, hộp đêm ở một số nước châu Âu
Trang 21Giới trẻ đang tỏ ra hào hứng với chất kích thích "bóng cười"
Theo đó, người chơi khi dùng miệng ngậm vào đầu bóng, hít ngược khí trong bóng vàophổi, rồi thổi ngược lại cho quả bóng to lên Làm bốn, năm lần như vậy cho đến khi bóngxẹp, hoặc cảm thấy “đủ” phê, sẽ nổ những tràng cười vô thức - cười ảo Chính vì vậy màbóng cười thường được giới trẻ dùng cho mở đầu cuộc chơi để tạo “không khí”
Tại các bar, karaoke, cà phê bóng cười rất được giới trẻ ưa chuộng bởi tính giải trí, thưgiãn, gây cười, cảm giác “phê”, nghe nhạc phiêu hơn Giá bán khoảng 50.000 đồng/quả.Một số nguồn tin cho hay, “bóng cười” du nhập vào Việt Nam bằng con đường du lịch củaTây balô
Về tác hại của “bóng cười”, chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Thanh Hiển, Trưởngkhoa T3, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, chất khí được bơm vào "bóng cười" chính là “khícười” (N2O) có tên quốc tế là Dinitrogen monoxide hoặc Nitrous oxide
Chất khí này được sử dụng trong y học từ hơn 150 năm trước để gây mê toàn thân Tuynhiên do tác dụng yếu nên hiện nay trong y học chất này ít được sử dụng đơn độc màthường được sử dụng phối hợp với các thuốc gây mê khác
Ở nồng độ thấp, N2O kích hoạt trung tâm gây cười trong não Khí này khi hít vào cơ thể sẽtan vào máu, tác động đến thần kinh, gây cười
Trang 22"Bóng cười" có tác hại khôn lường, gây nguy hiểm cho sức khỏe
Những người có bệnh tim mạch, hô hấp, nhạy cảm về thần kinh không nên sử dụng bóngcười, bởi dễ bị sốc và ảnh hưởng hoạt động của tim Ngoài ra, khí N2O có thể bị pha lẫn
NO, NO2 rất có hại cho cơ thể
Bác sĩ Trần Chí Thành - khoa Ung bướu, Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa - khuyến cáo, sử dụngN2O quá nhiều gây giãn mạch máu, có hại cho tim mạch và hệ thần kinh
Theo bác sĩ Thanh, việc sử dụng N2O lâu dài nguy hiểm không kém đập đá, nhưng hiện vẫnchưa có nghiên cứu khoa học cụ thể về chất này nên chưa có kết luận chính xác
Ngoài ra, việc sử dụng thường xuyên “khí cười” thì có thể gây ra các rối loạn như: cảm giácchâm chích ở đầu chi và đi đứng loạng choạng; các rối loạn khí sắc; rối loạn trí nhớ; rối loạngiấc ngủ và các rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp; thiếu máu, thiếu B12
T.Quỳnh (T/h
GV đặt vấn đề: Em có đồng tình với các bạn trẻ sử dụng “bóng cười” để vui vẻ không? Theo em các bạn trẻ nên làm gì để tránh xa các tệ nạn này?
d Dự kiến sản phẩm của HS
- ND 1: Vận dụng kiến thức để giải thích được câu ca dao
- ND 2: HS hiểu tác hại và những hiểm họa từ “bóng cười”, Có thái độ phê phán với nhữnghành động sử dụng bóng cười để vui vẻ của các bạn trẻ, có ý thức xây dựng lối sống lànhmạnh cho bản thân
e Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua câu trả lời của HS GV biết được khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn củaHS
Hoạt động 5 Hướng dẫn Hs học bài ở nhà :