1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế chính trị

17 1,7K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 59,55 KB

Nội dung

Tiểu luận Kinh tế chính trị FTU Trường Đại học Ngoại thương Khoa Lý luận chính trị Tiểu luận Kinh tế chính trị Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Kim Dung Lớp: K56 Kinh tế đối ngoại Khối 2 Anh 6 Giảng viên hướng dẫn: ThS Hoàng Văn Vinh Hà Nội, tháng 4 năm 2018

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

Chương 1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ 2

TIỀN TỆ 2

1.1 Tiền tệ và các hình thái tiền tệ 2

1.2 Chức năng của tiền tệ 3

Chương 2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM VỀ TIỀN TỆ ĐỂ PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 6

2.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 6

2.2 Vị trí, vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 7

2.3 Các biện pháp để phát huy vai trò Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 12

PHẦN KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, tiền tệ đã lần lượt tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt

là của hoạt động sản xuất, lưu thông, trao đổi hàng hoá Nó có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình sản xuất và phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu; đặc biệt trong nền kinh tế thị trường - nền kinh tế được tiền tệ hoá cao độ

Cùng với sự phát triển năng động của kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhu cầu thường xuyên và to lớn về nguồn tài chính để đầu tư và tạo lập vốn kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội Kinh tế càng phát triển thì quan hệ cung cầu nguồn tài chính lại càng tăng Là một bộ phận của thị trường tài chính, ngân hàng trung ương là chủ thể quan trọng trên thị trường tiền tệ; Ngân hàng trung ương có nhiệm vụ cung cấp cho hệ thống ngân hàng khả năng thanh toán cần thiết để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh

tế, tương ứng với mục tiêu của chính sách tiền tệ Ở Việt Nam mặc dù nền kinh tế thị trường còn hạn chế nhưng nó đã đóng vai trò nhất định trong việc kết nối cung cầu về vốn ngắn hạn cho các ngân hàng, doanh nghiệp v.v Việc nghiên cứu tìm hiểu vai trò của Ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát thị trường tiền tệ sẽ đi sâu vào những thực trạng, những mặt được và cần khắc phục để tăng cường hơn nữa phạm vi, hiệu quả điều tiết tiền tệ của Ngân hàng trung ương Chính vì thế, em đã chọn đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tiền tệ và vận dụng trong việc phân tích vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

TIỀN TỆ

1.1 Tiền tệ và các hình thái tiền tệ

1.1.1 Định nghĩa tiền tệ

- Định nghĩa tiền tệ của Cac Mac: Tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò vật

ngang giá chung để thực hiện quan hệ trao đổi

- Định nghĩa tiền tệ của các nhà kinh tế hiện đại: Tiền tệ là bất cứ một phương tiện nào được xã hội chấp nhận làm phương tiện trao đổi với mọi hàng hoá, dịch vụ và các khoản thanh toán khác trong nền kinh tế

1.1.2 Sự phát triển các hình thái tiền tệ

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, tiền tệ đã lần lượt tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt

là của hoạt động sản xuất, lưu thông, trao đổi hàng hoá

 Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên

Đây là hình thái phô thai của giá trị, nó xuất thiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hóa, khi trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác

Hình thái giá trị tương đối và hình thái vật ngang giá là hai mặt liên quan với nhau, không thể tách rời nhau, đồng thời là hai cực đối lập của một phương trình giá trị Trong hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên thì tỷ lệ trao đổi chưa thể cố định Hình thái vật ngang giá của giá trị có ba đặc điểm: giá trị sử dụng của nó trở thành hình thức biểu hiện của giá trị; lao động cụ thể trở thành hình thức biểu hiện lao động trừu tượng; lao động tư nhân trở thành hình thức biểu hiện lao động xã hội

 Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng

Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn, sau phân công lao động xã hội lần thứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, trao đổi trở nên thường xuyên hơn, một hàng hóa có thể

Trang 4

quan hệ với nhiều hàng hóa khác Tương ứng với giai đoạn này là hình thái gá trị đầy đủ hay mở rộng

Đây là sự mở rộng hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên Hình thái vật ngang giá được mở rộng ra nhiều hàng hóa khác nhau Tuy nhiên, vẫn là trao đổi trực tiếp và tỷ lệ trao đổi chưa cố định

 Hình thái chung của giá trị

Với sự phát triển cao hơn của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hàng hóa được đưa ra trao đổi thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn Nhu cầu trao đổi do đó trở nên phức tạp hơn, việc trao đổi trực tiếp không còn thích hợp và gây trở ngại Trong tình hình đó, người ta phải đi đường vòng, mang hàng hóa của mình đổi lấy hàng hóa phổ biến, được ưa chuộng rồi lấy hàng hóa được ưa chuộng ấy đem đổi lấy hàng hóa mình cần Khi vật trung gian được cố định trong trao đổi thì hình thái chung của giá trị xuất hiện

Tuy nhiên, vật ngang giá chung chưa ổn định ở một thứ hàng hóa nào Các địa phượng khác nhau thì vật ngang giá chung cũng khác nhau

 Hình thái tiền tệ

Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng thì tình trạng có nhiều vật ngang giá chung khiến việc trao đổi giữa các địa phương gặp nhiều khó khăn Điều đó dẫn đến đòi hỏi khách quan phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một vật độc lập và phổ biến thì xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trị Đến đây, giá trị các hàng hóa đã có một phương tiện biểu hiện thống nhất và tỷ lệ trao đổi đã được cố định lại

1.2. Chức năng của tiền tệ

 Thước đo giá trị

Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa Muốn đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị Vì vậy, tiền tệ làm chức năng đo lường phải là tiền vàng Đo lường giá trị không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó trong ý tưởng, sở dĩ có thể làm được như vậy là vì giữa giá trị của hàng hóa và giá trị của vàng đã có một tỷ lệ nhất định Cơ số của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó Hay nói cách khác, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị

Trang 5

 Phương tiện lưu thông

Với chức năng lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa Để làm chức năng lưu thông, cần phải có tiền mặt

Như vậy, giá trị thực tiễn của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó Sở dĩ có tình trạng này là vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát Điều này dẫn đến

sự ra đời của tiền giấy

 Phương tiện cất trữ

Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thức giá trị nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải Để làm được chức năng này, tiền phải

có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc

Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hóa ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông

đi vào cất trữ

 Phương tiện thanh toán

Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng,… Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu Trong hình thức giao dịch này, trước hết tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cá cả hàng hóa Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toándđược sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ toàn bộ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên

 Tiền tệ thế giới

Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ làm chức năng tiền tệ thế giới Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu là vàng Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng hóa, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội

Trang 6

TÓM LẠI: Năm chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hóa có quan hệ mật

thiết với nhau Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất

và lưu thông hàng hóa.

Trang 7

Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Ngân hàng đầu tư

Ngân hàng ngoại thương Quỹ tiết kiệm

Các chi nhánh

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

2.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ở Việt Nam, trong nhiều thế kỷ trước vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, thương mại kém phát triển, do đó hoạt động kinh doanh tiền tệ ra đời muộn màng (thế kỷ 19) Ngân hàng Đông Dương là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam (1875), xuất hiện cùng với sự đô hộ của thực dân Pháp Cách mạng tháng Tám- 1945 thành công, chính phủ đã giao cho bộ tài chính phát hành tiền, gọi là tiền tài chính Năm 1947,theo sắc lệnh số 14/SL ngày 3/2/1947 của chính phủ , tổ chức tín dụng đầu tiên của nước ta được thành lập

là Nha Tín Dụng trực thuộc bộ tài chính, nhằm phục vụ cho vay phát triển sản xuất Ngày 6/5/1951, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh số 14/SL thành lập Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam (sau này đổi tên thành Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam) Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam

ra đời giữ vai trò độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng, đồng thời kiêm nhiệm luôn các chức năng của ngân hàng thương mại Hệ thống ngân hàng lúc này là mô hình ngân hàng 1 cấp:

Trang 8

Từ khi có nghị định 53/HĐBT(26/3/1988) và đặc biệt là hai pháp lệnh ngân hàng (37

và 38) ngày 23/05/1990 (có hiệu lực ngày 1/10/1990) Lúc này hệ thống ngân hàng Việt Nam mới được phân định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ của cấp quản lý vĩ mô và cấp kinh doanh Hệ thống ngân hàng là mô hình cấp 2:

Theo đó, Ngân Hàng Nhà Nước đóng vai trò NHTW, có chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ - tín dụng- ngân hàng, là cơ quan duy nhất phát hành giấy bạc ngân hàng duy nhất ở nước ta

2.2 Vị trí, vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2.2.1 Vị trí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHNN Việt Nam được tổ chức theo mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ Điều 1, Luật NHNN Việt Nam quy định: “NHNN Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là NHTW của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Như vậy, NHTW Việt Nam là cơ quan ngang Bộ, Thống đốc NHNN Việt Nam là thành viên của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực được giao

Ngân hàng trung ương

Ngân hàng chính sách

xã hội

Quỹ tín dụng nhân dân

Công ty tài chính

Ngân hàng

thương mại

Trang 9

2.2.2 Vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Với vai trò phát hành độc quyền tiền trên toàn quốc như phương tiện trao đổi, NHTW trực tiếp quản lý cung ứng tiền mặt Việc quản lý mức độ cung ứng tiền mặt là công cụ thứ nhất giúp NHTW điều tiết mức cung ứng tiền tổng hợp

a, NHTW là ngân hàng độc quyền phát hành tiền

Với vai trò phát hành độc quyền tiền trên toàn quốc như phương tiện trao đổi, NHTW trực tiếp quản lý cung ứng tiền mặt Việc quản lý mức độ cung ứng tiền mặt là công cụ thứ nhất giúp NHTW điều tiết mức cung ứng tiền tổng hợp

Với việc độc quyền phát hành tiền thì chính phủ có thể điều chỉnh được lượng tiền lưu thông để có thể kiểm soát lạm phát và từ đó có thể tăng giảm lãi suất để tăng lượng cầu hay giảm lượng cầu ứng với mỗi thời điểm của nền kinh tế

b, NHTW là ngân hàng quản lý dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng trung gian

Dự trữ bắt buộc là tiền mặt, và tỉ lệ dự trữ bắt buộc tối thiểu là tỉ lệ % tiền mặt trên tổng số tiền mặt do nhân dân gửi vào mà các ngân hàng thành viên phải lưu lại trong kho tiền mặt của ngân hàng hay kí gửi tại NHTW, không được cho vay hết

Khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, cung ứng tiền ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính cũng giảm ngay tức khắc và ngược lại Bằng cách việc quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc NHTW quản lý một cách chặt chẽ tốc độ và cung ứng tiền ngân hàng của hệ thống ngân hàng trung gian

c, NHTW là chủ ngân hàng của hệ thống các ngân hàng trung gian

* NHTW là trung tâm thanh toán, chuyển nhượng, bù trừ của các ngân hàng trung gian

Vì các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính trong nước đều phải mở tài khoản

và kí quỹ tại NHTW nên hoàn toàn thực hiện được vai trò điều tiết thanh toán giữa các ngân hàng giống như những thân chủ mua bán lẫn nhau cùng có một tài khoản ở một ngân hàng Vai trò này giúp NHTW kiểm soát, theo dõi, quản lý hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính trong nước Mặt khác có thể quản lý được lượng tín dụng ra vào trong hệ thống tài chính vào những thời điểm nhất định

* NHTW là ngân hàng quản lý dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng trung gian

Trang 10

Dự trữ bắt buộc là tiền mặt, và tỉ lệ dự trữ bắt buộc tối thiểu là tỉ lệ % tiền mặt trên tổng số tiền mặt do nhân dân gửi vào mà các ngân hàng thành viên phải lưu lại trong kho tiền mặt của ngân hàng hay kí gửi tại NHTW, không được cho vay hết

Khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, cung ứng tiền ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính cũng giảm ngay tức khắc và ngược lại Bằng cách việc quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc NHTW quản lý một cách chặt chẽ tốc độ và cung ứng tiền ngân hàng của hệ thống ngân hàng trung gian

* NHTW là cứu cánh cho vay cuối cùng của hệ thống ngân hàng trung gian

Không có ngân hàng trung gian nào hoặc tổ chức tín dụng nào dám khẳng định rằng trong lịch sử hoạt động của mình chưa hề có lúc kẹt tiền mặt Những đợt rút tiền ồ ạt của nhân dân ( vì lãi suất thấp, vì lạm phát cao cho nên lãi suất trở thành âm, vì có thể những loại đầu tư khác có lợi cao hơn hoặc vì không đủ tin tưởng vào ngân hàng…) sẽ rất dễ làm cho ngân hàng trung gian vỡ nợ vì không đủ tiền mặt chi trả cho nhân dân Trong trường hợp như thế khi ngân hàng trung gian không còn chỗ vay mượn nào khác, không thu hồi

về kịp những khoản vay về kịp thì nó phải đến NHTW vay tiền như cứu cánh cuối cùng

NHTW cho ngân hàng trung gian vay với phương thức gọi là cho vay chiết khấu

Đó là hình thức cho vay qua cửa sổ chiết khấu Lãi suất của sự cho vay này là lãi suất chiết khấu NHTW là ngân hàng duy nhất không thể vỡ nợ hay kẹt tiền mặt, đơn giản vì nó rất mất ít thời gian đẩ in tiền mới Cho nên nó có thể cho ngân hàng trung gian vay khi có yêu cầu

Ngân hàng trung gian có thể cho vay hết dự trữ bắt buộc vì khi cần thiết nó có thể vay NHTW với lãi suất cũng giống như vay của nhân dân để thanh toán cho nhân dân Nhưng giả sử NHTW quy định, tuy lãi suất cho vay của ngân hàng trung gian là 10%, nhưng nếu ngân hàng trung gian cho vay dưới tỉ lệ dự trữ bắt buộc và phải vay đến NHTW, NHTW sẽ cho vay với lãi suất 12% Lúc đó ngân hàng trung gian sẽ cân nhắc, nếu nó cho vay dưới tỉ lệ dự trữ bắt buộc với lãi suất chỉ 10% , thì khi kẹt thanh toán nó phải vay lại của NHTW với lãi suất cao hơn Việc lỗ trông thấy khi vay tiền của NHTW sẽ buộc các ngân hàng trung gian giảm lượng cho vay xuống, hay nói cách khác là giảm lượng cung ứng tiền ngân hàng và tăng dự trữ để giải quyết vấn đề khi dân rút tiền

Trang 11

Như vậy khi NHTW tăng lãi suất chiết khấu thì sẽ làm giảm lượng cung tiền của hệ thống ngân hàng trung gian, tức là giảm lượng cung tiền trong toàn bộ nền kinh tế và

Trong vai trò cứu cánh cuối cùng với lãi suất cho mình quy định, NHTW dùng lãi suất chiết khấu để điều tiết lượng tiền cung ứng của hệ thống ngân hàng trung gian và của nền kinh tế Qua đây ta thấy được đây là một công cụ giúp chính phủ quản lý nền kinh tế một cách vĩ mô

d, NHTW là chủ ngân hàng, đại lý và cố vấn cho chính phủ

* NHTW là chủ ngân hàng của chính phủ

Tùy theo đặc điểm tổ chức của từng nước, chính phủ có thể ủy quyền cho bộ tài chính hay kho bạc đứng tên và làm chủ tài khoản ở NHTW Hàng quý, hàng năm, tiền thuế thu được và những khoản thu khác của ngân sách được gửi vào NHTW để NHTW sử dụng

và trả lãi Khi chính phủ cần, bộ tài chính hay kho bạc cũng phải làm thủ tục để rút tiền gửi

từ NHTW như một khách hàng bình thường

Khi chính phủ thâm hụt ngân sách, chính phủ có nhiều cách bù vào như: vay của dân bằng cách phát hành công trái, vay của nước ngoài, vay ứng trước thuế, …, và vay của NHTW Nếu vay của NHTW thì về nguyên tắc có thể thế chấp bằng các loại tài sản mà chính phủ có như: chứng thư chủ quyền tài sản, chứng khoán, vàng… Trong trường hợp chính phủ vay mà không thế chấp thì ngân hàng có quyền từ chối Nếu NHTW không từ chối được thì nó đành phát hành tiền mặt ngoài dự kiến cho chính phủ làm cho tổng cung

về tiền tăng lên và nền kinh tế cũng sẽ biến động theo

Thông qua vai trò là chủ ngân hàng của chính phủ với nghiệp vụ là cho vay, NHTW làm thay đổi lượng tiền tệ trong nền kinh tế, nghĩa là can thiệp vào những biến động của kinh tế vĩ mô

* NHTW là đại lý của chính phủ

Với tư cách là đại lý cho chính phủ, NHTW thay mặt chính phủ tổ chức thu thuế qua hệ thống ngân hàng của nó Đồng thời nó thay mặt chính phủ trong các thỏa thuận tài

Ngày đăng: 20/02/2019, 08:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w