Bai giao an ve mon hoa hoc lop 9
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THCS BÌNH SƠN GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Môn : Hóa Học 9 Giáo viên : Hoàng Đình Kiên Trường : THCS Bình Sơn Năm học : 2013 - 2014 Năm học : 2013 - 2014 Giáo viên giảng dạy : Hoàng Đình Kiên Ngày soạn :18/08/2013 Ngày dạy:19/08/2013 Tiết : 1 ÔN TẬP ĐẦU NĂM. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức và các khái niệm hóa học về chất, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, những đơn chất và hợp chất cụ thể, hệ thống hóa kiến thức về các công thức tính toán. 2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng : Nhận biết các dạng chất đã học, viết phương trình hóa học, tư duy lo ghíc về hệ thống các kiến thức đã học. 3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao. II. PHƯƠNG TIỆN: 1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, Bốn bản giấy A2 chia góc theo sơ đồ kỹ thuật : “Khăn phủ bàn” 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài. III. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Tiến trình học bài: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên HOẠT ĐỘNG I Kiến thức về chất . (20 phút) HS : Nghiên cứu vẽ sơ đồ tư duy về các mảng kiến thức liên quan đến chất, và trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra. HS: Nêu các khái niệm , cách phân GV : Cho học sinh nghiên sơ đồ: Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy với kiến thức trung tâm là “Chất” Nguyên tố Chất Đơn chất Hợp chất Oxi Hiđro Oxit Bazơ Axit Muối GV : Cho 1,2 HS trình bày sơ đồ tư duy, HS trong lớp bổ sung. Cho học sinh nêu các khái niệm : Đơn chất, hợp Trang : 1 Trường THCS Bình Sơn loại, gọi tên các đơn chất, hợp chất trong chương trình học ở lớp 8 theo yêu cầu của giáo viên. HS : Sự khác nhau đó là : - Đơn chất kim loại dẫn điện, dẫn nhiêt tốt, có ánh kim, tồn tại chủ yếu ở dạng rắn. - Đơn chất phi kim chủ yếu tồn tại ở cả ba trạng thái, không có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt kém. HS : Oxit axit cấu tạo từ phi kim và oxi còn oxit bazơ cấu tạo từ kim loại và oxi. HS : Nêu các khái niệm phân tử khối, nguyên tử khối, khối lượng mol . chất. - Nêu các khái niệm và nêu tên gọi, cách phân loại của các hợp chất : Oxit, bazơ, muối, axit. GV : Em hãy nêu sự khác nhau giữa đơn chất kim loại và đơn chất phi kim ? KG : Oxit axit khác oxit bazơ ở điểm nào ? GV : Cho học sinh nêu các khái niệm phân tử khối, nguyên tử khối, khối lượng mol. HOẠT ĐỘNG II Kiến thức về các công thức tính toán. (20 phút) HS : Hoạt động nhóm(4HS 1 nhóm) Nghiên cứu sơ đồ hoạt động theo kĩ thuật khăn phủ bàn: 5 phút hoạt động cá nhân, 3 phút thảo luận đưa ra kết luận chung HS: Hoạt động nhóm nêu các công thức : - n, C M , V dd : n = C M . V dd ; C M = dd V n , V dd = M C n HS : Nêu ý nghĩa của các đại lượng trong công thức. - n, m, M : n = M m ; m = n.M ; M = n m . HS : Nêu được ýa nghĩa của các đại lượng trong công thức vừa nêu. - n, V khí : n = 4,22 V ; V = 22,4 . n GV : Sử dụng giấy A2 cho các nhóm hoạt động theo sơ đồ kĩ thuật dạy học “Khăn phủ bàn”. Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ, viết các công thức tính trong sơ đồ. GV : Cho đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung, giáo viên kết luận . YK : Em hãy nêu ý nghĩa của các đại lượng trong công thức M = n m . vừa nêu Trang: 2 C% Mm n Vdd Vk Cm Năm học : 2013 - 2014 Giáo viên giảng dạy : Hoàng Đình Kiên - n, C% : C% = %100. . dd m Mn ; n= 100. %. M mC dd HS : Hoạt động cá nhân biểu diễn nồng độ phần trăm theo nồng độ dung dịch. C%= %100. . %100. . d MC dV MVC M dd ddM = Trong đó : M là khối lượng mol của chất tan, d là khối lượng riêng của dung dịch. HS : Dùng công thức tính tỉ khối của chất khí : - d A/B = B A M M ; M A = d A/B . M B ; M B = BA A d M / . Đối với không khí : M kk = 29. HS : Nêu các bước tính theo phương trình hóa học : - Viết phương trình hóa học. - Tính số mol của chất đã cho dữ liệu có thể chuyển đổi thành số mol trong bài toán. - Theo phương trình hóa học tính số mol của chất bài toán yêu cầu xác định. - Chuyển sang khối lượng hoặc thể tích, nồng độ . Theo yêu cầu của bài toán. ? GV : Cho cả lớp nhận xét, bổ sung cho đúng. GV: Em hãy biểu diễn công thức tính nồng độ C% theo nồng độ dung dịch ? GV : Cho học sinh nghiên cứu, nhận xét, đánh giá cho đúng. GV : Làm thế nào để so sánh khí nào nặng hay nhẹ hơn khí nào bao nhiêu lần ? GV : Cho học sinh nêu các bước tính theo phương trình hóa học. GV : Cho cả lớp nhận xét, bổ sung cho đúng 4. Hướng dẫn học bài: Giáo viên cho học sinh củng cố bài. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Nghiên cứu kỹ lại bài, nghiên cứu chương I, bài 1 “Tính chất của oxit” : Theo em oxit có những tính chất hoá học nào ? Chúng được chia thành mấy loại ? 5. Đánh giá, rút kinh nghiệm : Ghi chú: KG: Câu hỏi dành cho HS Khá, giỏi; YK: Dành cho HS Yếu Kém Ngày soạn :18/08/2012 Ngày dạy: 26/08/2013 Trang : 3 Trường THCS Bình Sơn Tiết : 2 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT - PHÂN LOẠI OXIT. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được: Tính chất hoá học của oxit: + Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit. + Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ. Sự phân loại oxit, chia ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính va oxit trung tính. 2. Kỹ n ngă : Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit. - Phân biệt được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của một số oxit. - Phân biệt được một số oxit cụ thể. 3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao. II. PHƯƠNG TIỆN: 1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài. 3. Chuẩn bị : - Hóa chất: Nước cất, Bột CuO, CaO, ddHCl -Dụng cụ: muỗng sắt, ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet . III. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Tiến trình học bài: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên HOẠT ĐỘNG I Nghiên cứu tính chất hóa học của oxit bazơ . (18 phút) 1. Tác dụng với nước. HS : Hoạt động nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. Hiện tượng : ống chứa CaO tác dụng với nước toả nhiệt và tạo thành dd Ca(OH) 2 , còn ống nghiệm chứa CuO không có hiện tượng gì sảy ra : - PTHH : CaO + H 2 O → Ca(OH) 2 . HS : Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ. GV : Phân chia nhóm, nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, cho học sinh hoạt động nhóm làm các thí nghiệm sau : - Cho cùng lúc CaO và CuO vào 2 ống nghiệm, nhỏ nước dần dần vào cả 2 ống nghiệm, quan sát hiện tượng sảy ra. GV : Vậy qua thí nghiệm trên em rut ra được kiến thức gì về tính chất của oxit bazơ với nước ? YK: Em hãy nêu khái niệm OxitBazơ? Trang: 4 Năm học : 2013 - 2014 Giáo viên giảng dạy : Hoàng Đình Kiên 2. Tác dụng với axit. HS : Nêu mục tiêu của thí nghiệm - Làm thí nghiệm theo nhóm. Thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm một ít bột CuO màu đen, nhỏ tiếp 2 -3 giọt dd HCl vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được: Bột CuO tan ra tạo thành dung dịch có màu xanh của muối đồng II clorua. PTHH: CuO + 2 HCl → CuCl 2 + H 2 O ( r) (dd) (dd) (l) HS : Oxit bazơ tác dụng với axit tạo ra dung dịch muối và nước. 3. Tác dụng với oxit axit. HS : Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối. PTHH : CaO + CO 2 → 0 t CaCO 3 ( r ) (k) (r ) GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng. GV : Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm trong SGK nêu mục tiêu của thí nghiệm - Làm thí nghiệm theo nhóm. GV : Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất hóa học của oxit bazơ với axit ? GV : Em hãy nghiên cứu SGK và cho biết oxit bazơ tác dụng với oxit axit thì sản phẩm là gì ? KG: Qua các tính chất trên em hãy giải thích tại sao vôi sống(CaO) để trong không khí lại nhanh hư? GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung cho đúng. HOẠT ĐỘNG II Nghiên cứu tính chất hóa học của oxit axit. (15 phút) HS : Hoạt mỗi nhóm hoạt động cá nhân sau đó thảo luận để đưa ra kết luận chung về tính chất hóa học của oxit axit. 1. Tác dụng với oxit bazơ. - Một số oxit axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối. VD : Na 2 O + CO 2 → Na 2 CO 3 (r ) (k) (r ) 2. Tác dụng với nước . - Một số oxit axit tác dụng với nước tạo thành dd axit. VD : P 2 O 5 + 3H 2 O → 2H 3 PO 4 (k) (l) (dd) 3. Tác dụng với dd bazơ. GV : Cho học sinh hoạt động nhóm theo kĩ thuật “Khăn phủ bàn” tìm hiểu tính chất hóa học của oxit axit. GV: Cho đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung cho đúng. Trang : 5 Trường THCS Bình Sơn - Một số oxit axit tác dụng với dd bazơ tạo thành muối. VD : CO 2 + Ca(OH) 2 → CaCO 3 ↓ + H 2 O (k) (dd) (r ) (l) GV : Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh giá - giáo viên nhận xét, đánh giá. HOẠT ĐỘNG III Nghiên cứu phân loại oxit. (7 phút) HS : Để phân loại oxit người ta dựa vào tính chất hóa học của chúng với nước, axit, bazơ - Các oxit được chia thành 4 loại : Oxit axit. Oxit bazơ. Oxit trung tính và oxit lưỡng tính. HS : Trả lời câu hỏi của giáo viên như SGK. GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK nêu cách phân loại oxit. GV : Yêu cầu học sinh cho biết oxit trung tính là oxit như thế nào, tương tự với oxit lưỡng tính ? GV : Cho học sinh nhận xét, đánhg giá, bổ sung cho đúng. 4. Hướng dẫn học bài: Giáo viên cho học sinh củng cố bài. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Nghiên cứu kĩ lại bài trong SGK. -Làm bài tập từ 1 đến 6 SGK trang 6. - Nghiên cứu trước bài “ Một số oxit quan trọng” : Theo em CaO có những tính chất và ứng dụng gì ? 5. Đánh giá, rút kinh nghiệm : Ngày soạn :23/08/20012 Ngày dạy: Tiết : 3 MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG Trang: 6 Năm học : 2013 - 2014 Giáo viên giảng dạy : Hoàng Đình Kiên “CANXI OXIT” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : HS biết tính chất, ứng dụng, điều chế canxi oxit và lưu huỳnh đioxit. 2. Kỹ n ng :ă Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của CaO, SO 2 . Phân biệt được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của một số oxit. 3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài. II. PHƯƠNG TIỆN: 1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài. 3. Dụng cụ và hóa chất. a. Dụng cụ : Ống nghiệm, pipét, sơ đồ hình 1.4 và hình 1.5 phóng to. b. Hóa chất : Nước, CaO, dd HCl. III. HOẠT Đ ỘNG HỌC TẬP : 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu tính chất hóa học của oxit bazơ ? Viết phương trình hóa học để minh họa ? 3. Nêu vấn đề bài mới : Theo em Canxi oxit có những tính chất nào ? Nó có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất ở nước ta ? 4. Tiến trình học bài: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên HOẠT ĐỘNG I Nghiên cứu tính chất hóa học của Canxi oxit . (18 phút) 1. Tác dụng với nước. HS : Hoạt động nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. Hiện tượng : Có khói bốc lên, phản ứng toả nhiệt, đồng thời có chất rắn màu trắng lắng xuống đáy ống nghiệm, dd trong xuốt. - PTHH : CaO + H 2 O → Ca(OH) 2 . (r ) (l) (r ). GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm - Tiến hành thí nghiệm theo nhóm. GV : Qua thí nghiệm em có nhận xét gì về phản ứng và sản phẩm tạo thành ? Trang : 7 Trường THCS Bình Sơn HS : Sản phẩm tạo thành là Canxi hiđroxit, là một chất ít tan trong nước. 2. Tác dụng với axit. HS : Nêu mục tiêu của thí nghiệm - Làm thí nghiệm theo nhóm. Thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm một ít bột CaO, nhỏ tiếp 2 -3 giọt dd HCl vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được: Bột CaO tan ra tạo thành dung dịch không màu, đồng thời ống nghiệm nóng lên, chứng tỏ phản ứng tỏa nhiệt. PTHH: CaO + 2 HCl → CaCl 2 + H 2 O ( r) (dd) (dd) (l) 3. Tác dụng với oxit axit. HS : Canxi oxit tác dụng với một số oxit axit tạo thành muối. PTHH : CaO + CO 2 → 0 t CaCO 3 ( r ) (k) (r ) HS : Canxi oxit là một oxit bazơ. GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung cho đúng. GV : Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ và làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng. GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK nêu tính chất hóa học của Canxi oxit với oxit axit ? GV : Qua những tính chất hóa học trên ta phân loại Canxi oxit trong nhóm oxit nào ? HOẠT ĐỘNG II Nghiên cứu ứng dụng của canxi oxit . (7 phút) HS : Hoạt động cá nhân nêu ứng dụng của Canxi oxit. - Dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp xây dựng, luyện kim, làm nguyên liệu cho hóa học, làm nguyên liệu để khử chua đất trồng trọt, khử trùng, hút ẩm GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK nêu ứng dụng của Canxi oxit . KG : Tại sao CaO lại được dùng để khử chua đất trồng trọt ? GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung và đánh giá cho đúng. HOẠT ĐỘNG III Trang: 8 Năm học : 2013 - 2014 Giáo viên giảng dạy : Hoàng Đình Kiên Nghiên cứu phương pháp sản xuất Canxi oxit . (13 phút) HS : Sản xuất CaO trong công nghiệp theo các bước chính sau: - Cho nguyên liệu vào lò nung : CaCO 3 , than đá. - Nâng nhiệt độ : Đốt cho than đá cháy, tỏa nhiệt để phân hủy CaCO 3 thành CaO. PTHH : CaCO 3 → 0 t CaO + CO 2 ↑ (r ) (r ) (k) HS : Ưu điểm : Sản xuất một mẻ được nhiều hơn, giá re hơn, cần ít nhân công lao động hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn. HS : Làm bài tập 1.a tại lớp. - Hòa tan cả hai chất vào 2 ống nghiệm, sục khí CO 2 vào cả hai ống nghiệm, ống nghiệm nào có kết tủa là ống chưa Ca(OH) 2 , vậy ta phân biệt được CaO và Na 2 O. GV : Cho học sinh nghiên cứu các sơ đồ 1.4 và 1.5 phóng to : YK : Em hãy nêu các bước chính sản suất CaO trong công nghiệp ? GV : So với lò thủ công thì lò công nghiệp có ưu điểm gì ? GV : Cho học sinh làm bài tập tại lớp bài tập 1.a SGK trang 9. GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá cho đúng . 4. Hướng dẫn học bài: Giáo viên cho học sinh củng cố bài. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Nghiên cứu kĩ lại bài trong SGK. -Làm bài tập từ 1 đến 4 SGK trang 9. - Nghiên cứu trước bài “ Lưu huỳnh đi oxit.” . Theo em SO 2 có những tính chất hoá học gì ? Nó có ứng dụng gì trong cuộc sống ? 5. ánh giá, rút kinh nghiĐ ệm : Ngày soạn :23/08/2012 Ngày dạy: . Tiết : 4 MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG. “LƯU HUỲNH ĐI OXIT”. Trang : 9 . ứng và sản phẩm tạo thành ? Trang : 7 Trường THCS Bình Sơn HS : Sản phẩm tạo thành là Canxi hiđroxit, là một chất ít tan trong nước. 2. Tác dụng với axit Canxi oxit với oxit axit ? GV : Qua những tính chất hóa học trên ta phân loại Canxi oxit trong nhóm oxit nào ? HOẠT ĐỘNG II Nghiên cứu ứng dụng của canxi