Các linh kiện điện tử công suất được sử dụng trong các mạch động lực – công suất lớn, sự khác nhau giữa các linh kiện điện tử ứng dụng và điện tử công suất Các linh kiện điện tử công suất được sử dụng trong các mạch động lực – công suất lớn Sự khác nhau giữa các linh kiện điện tử ứng dụng (điện tử điều khiển) và điện tử công suất: Công suất: nhỏ – lớn; Chức năng: điều khiển – đóng cắt dòng điện công suất lớn; Các linh kiện điện tử công suất chỉ làm chức năng đóng cắt dòng điện
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Học phần: ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT & ƯD
(Power Electronics and Application)
- Mã số: CT395
- Số Tín chỉ: 2 + Giờ lý thuyết: 25
+ Giờ thực hành/bài tập/đồ án: 0/5/0
Trang bị cho sinh viên kiến thức về lĩnh vực điện tử công suất để có thể tiếp thu các tiến
bộ khoa học kỹ thuật trong việc đổi mới công nghệ, tiếp cận nhiều thiết bị bán dẫn công suất hiện đại có tính năng kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện Từ đó, có thể thiết kế các mạch điện tử công suất trong các thiết bị hiện đại tiên tiến; có khả năng vận hành các mạch điện tử công suất
1 Thông tin giảng viên
Tên giảng viên: GV KS LÊ THÀNH NGHIÊM
Tên người cùng tham gia giảng dạy:
Đơn vị: Khoa Công nghệ Thông tin & Truyền thông, Đại học Cần Thơ
Điện thoại: +84 71 831301 (ext 257)
E-mail: ltnghiem@cit.ctu.edu.vn
2 Học phần tiên quyết:
Điện và Quang Đại cương (TN016)
3 Nội dung
3.1 Mục tiêu: Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên
Kiến thức: Về lĩnh vực điện tử công suất để có thể tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong việc đổi mới công nghệ, tiếp cận nhiều thiết bị bán dẫn công suất hiện đại
có tính năng kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện
Kỹ năng: Có thể thiết kế và vận hành các mạch điện tử công suất trong các thiết bị hiện
đại tiên tiến
3.2 Phương pháp giảng dạy:
Lý thuyết 80%, bài tập 20%
3.3 Đánh giá môn học:
- Kiểm tra giữa kỳ: 30%
- Thi kết thúc 70%
4 Đề cương chi tiết:
Chương 1: CÁC LINH KIỆN BÁN DẪN CÔNG SUẤT
1.1 Diode công suất
1.2 Transistor công suất
1.3 Thyristor
1.4 Triac
2t – 1b Chương 2: CHỈNH LƯU DÙNG DIODE VÀ LỌC
Trang 22.2 Mạch chỉnh lưu một pha nửa chu kỳ
2.3 Mạch chỉnh lưu một pha hai nửa chu kỳ
2.4 Mạch chỉnh lưu ba pha
2.5 Các mạch lọc
Chương 3:CHỈNH LƯU CÓ ĐIỀU KHIỂN DÙNG THYRISTOR
3.1 Khái niệm chung
3.2 Chỉnh lưu điều khiển một pha nửa chu kỳ
3.3 Chỉnh lưu điều khiển một pha hai nửa chu kỳ
3.4 Chế độ nghịch lưu phụ thuộc và trùng dẫn
3.5 Chỉnh lưu điều khiển ba pha
4t – 2b
Chương 4: BỘ BĂM ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU
4.1 Khái niệm chung
4.2 Nguyên tắc hoạt động của bộ băm điện áp một chiều
4.3 Các chế độ vận hành
4.4 Ổn áp switching ( đóng-ngắt )
4t – 2b
Chương 5: BỘ ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU
5.1 Nguyên tắc điều chỉnh dòng điện xoay chiều
5.2 Điều chỉnh dòng điện xoay chiều một pha
5.3 Điều chỉnh dòng điện xoay chiều ba pha
4t – 2b
Chương 6: NGHỊCH LƯU
6.1 Nguyên tắc nghịch lưu độc lập
6.2 Nghịch lưu độc lập áp một pha
6.3 Nghịch lưu độc lập dòng một pha
6.4 Nghịch lưu nối tiếp cộng hưởng
6.5 Nghịch lưu ba pha
6.6 Nghịch lưu sinus
6.7 Nghịch lưu điều biến độ rộng xung ( PWM )
4t – 2b
Chương 7: THIẾT BỊ BIẾN TẦN
7.1 Cấu trúc bộ biến tần
7.2 Bộ biến tần gián tiếp
7.3 Bộ biến tần trực tiếp
4t – 2b
Chương 8: SƠ ĐỒ ỨNG DỤNG
8.1 Sơ đồ điều khiển động cơ một chiều có đảo chiều quay nhờ 2
mạch chỉnh lưu mắc song song ngược
8.2 Sơ đồ điều khiển động cơ một chiều nhờ thiết bị băm điện áp 1
chiều bằng thyristor
8.3 Sơ đồ điều khiển động cơ không đồng bộ rôto dây quấn nhờ
mạch chỉnh lưu và nghịch lưu nối vào rôto
8.4 Sơ đồ điều khiển động cơ không đồng bộ bằng bộ điều chỉnh
dòng điện xoay chiều 3 pha
8.5 sơ đồ điều khiển động cơ không đồng bộ bằng thiết bị biến tần
áp gián tiếp 3 pha
4t – 2b
5 Tài liệu của học phần:
[1] L’electrotechnique de puissance Séguier Guy-Dunod, Paris 1985
[2] Powers electronics.Lander Cyril W.1989
[3] Technologie des composants électroniques Besson René-Radio- 1990
[4] Điện tử công suất Nguyễn Bính-Hà nội 1994
[5] Điện tử công suất.Đỗ Xuân Tùng-Trương Tri Ngộ-Hà nội 1999
Trang 3Ngày 28 tháng 09 năm 2007
KS LÊ THÀNH NGHIÊM