Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính và kết quả phẫu thuật điều trị chấn thương sọ não nặng (TT)

25 284 2
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính và kết quả phẫu thuật điều trị chấn thương sọ não nặng (TT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Chấn thương sọ não (CTSN) được xác định là nặng khi điểm Glasgow Coma Scale (GCS) ≤ 8 sau khi được xử trí cấp cứu ban đầu, chiếm 28,3% tổng số CTSN, có tỷ lệ tử vong và di chứng nặng là 36,6 - 80%. Theo thống kê của bệnh viện Việt Đức, trong 3 năm (1995-1997) tỉ lệ tử vong do CTSN chiếm 93% trong tổng số tử vong do tai nạn và chiếm 3/4 số tử vong của toàn viện, năm 2005 tỷ lệ tử vong do CTSN nặng là 64,3%. Điều trị CTSN nặng với mục đích làm giảm áp lực nội sọ (ALNS) để duy trì áp lực tưới máu não (ALTMN), giúp cho tổ chức não được cung cấp đủ ô xy, giảm tử vong và di chứng. Điều trị nội khoa được thực hiện ngay từ khi bệnh nhân (BN) bị chấn thương nhưng không phải trường hợp nào cũng đưa được ALNS về giá trị bình thường. Khi điều trị hồi sức tích cực không thể kiểm soát được tăng ALNS, phẫu thuật giải phóng chèn ép não (GPCEN) đã được nhiều tác giả thực hiện. Chỉ định phẫu thuật GPCEN cũng như kỹ thuật mổ, thời điểm phẫu thuật và các yếu tố tiên lượng ở BN CTSN nặng còn chưa thống nhất. Ở Việt Nam, từ khi máy chụp cắt lớp vi tính được đưa vào sử dụng năm 1991, chẩn đoán và điều trị CTSN nặng đã đạt được rất nhiều thành tựu so với trước. Theo đó nhiều nghiên cứu về CTSN nặng đã được thực hiện nhằm tìm hiểu hiệu quả của phẫu thuật và hồi sức tích cực, vai trò của theo dõi ALNS, kỹ thuật mở và vá màng cứng. Những yếu tố tiên lượng, yếu tố nguy cơ của phẫu thuật giải phóng chèn ép não trong CTSN nặng cũng được nghiên cứu để giúp cho điều trị CTSN nặng được hiệu quả hơn. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào thực hiện một cách đầy đủ về phẫu thuật GPCEN trong CTSN nặng. 2. Mục đích của đề tài 2.1. Mô tả triệu chứng lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính của CTSN nặng. 2.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật GPCEN ở chấn thương sọ não nặng. 3. Ý nghĩa thực tiễn và những đóng góp mới của đề tài Ở Việt Nam, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống thực hiện một cách đầy đủ về phẫu thuật GPCEN trong CTSN nặng trong đó BN được đánh giá đầy đủ về lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính, ALNS và được theo dõi trước mổ, sau mổ, trước ra viện và sau ra viện. Nghiên cứu đưa ra được một số kết quả có ý nghĩa về mặt thực tiễn: - Phẫu thuật GPCEN trong CTSN nặng, kết quả nghiên cứu theo dõi sau mổ 12 tháng, kết quả xấu có đểm GOS 1-3 điểm (BN tử vong, thực vật hoặc di chứng nặng) chiếm 57,6%, trong đó tỷ lệ tử vong là 18,2%. Kết quả tốt với điểm GOS 4-5 điểm (di chứng nhẹ và hồi phục tốt) chiếm 42,4%. Phẫu thuật GPCEN có hiệu quả giảm ALNS. - Các yếu tố tiên lượng kết quả điều trị sau mổ là mức độ hôn mê theo thang điểm GCS, giãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng, mức độ di lệch đường giữa, mức độ chèn ép bể đáy. ALNS trước mổ, ALNS sau mổ và mức độ giảm sau mổ cũng là yếu tố tiên lượng kết quả điều trị. Qua các kết quả của công trình nghiên cứu giúp cho việc thực hành lâm sàng được tốt hơn với các hướng: Thứ nhất là phẫu thuật GPCEN cần được xem xét và chỉ định cho BN CTSN nặng có ALNS tăng cao mà không kiểm soát được bằng các biện pháp điều trị khác. Tuy nhiên, cần lưu ý tới các dấu hiệu tiên lượng nặng ở BN. Thứ hai là nên đặt máy đo ALNS nhằm theo dõi ALNS cho BN CTSN nặng. 4. Cấu trúc của luận án Luận án được trình bày trong 120 trang, 38 bảng số liệu, 8 biểu đồ và 31 hình minh họa. Nội dung bao gồm: Đặt vấn đề 2 trang; Chương 1: Tổng quan tài liệu 37 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 19 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu 23 trang; Chương 4: Bàn luận 36 trang và Kết luận 2 trang; Kiến nghị 1 trang; Danh mục các công trình nghiên cứu công bố kết quả luận án 1 trang; Tài liệu tham khảo 12 trang (18 tài liệu tiếng Việt và 118 tài liệu tiếng nước ngoài).

... nghiên cứu, ghi chép rõ ràng vào bệnh án nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh CLVT, đánh giá kết sau phẫu thuật giải phóng chèn ép não 2.2.2 Chọn mẫu cỡ mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu. .. ảnh cắt lớp vi tính sọ não chấn thương sọ não nặng Trên hình ảnh CLVT sọ não phát thương tổn chảy máu hộp sọ như: máu tụ NMC, máu tụ màng cứng (DMC), máu tụ não, chảy máu màng nhện, chảy máu não. .. thời điểm tháng sau phẫu thuật, BN có kết điều trị theo điểm GOS tương đối ổn định Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu tháng 11 năm 2017, đánh giá kết điều trị theo điểm GOS cho 52/66 BN nghiên cứu

Ngày đăng: 11/07/2018, 16:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.1. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng chấn thương sọ não nặng

      • 1.1.1. Tri giác: Theo Sattman dựa vào điểm GCS để phân loại CTSN:

      • 1.1.2. Kích thước và phản xạ ánh sáng của đồng tử

      • 1.1.3. Dấu hiệu liệt vận động

      • Ở CTSN nặng, liệt vận động phụ thuộc vào thương tổn giải phẫu mà có các hình thái liệt khác nhau.

      • 1.1.4. Dấu hiệu vỡ nền sọ

      • 1.1.5. Dấu hiệu thần kinh thực vật

      • 1.1.6. Hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não trong chấn thương sọ não nặng

      • 1.1.7. Tăng áp lực nội sọ

        • Hậu quả của tăng áp lực nội sọ là có thể gây chèn ép gây hiện tượng thoát vị não, giảm hoặc ngừng dòng máu tới não.

        • 1.2. Phẫu thuật GPCEN trong chấn thương so não nặng

          • 1.2.1. Chỉ định phẫu thuật giải phóng chèn ép não

          • 1.2.2. Kỹ thuật phẫu thuật giải phóng chèn ép não

          • 1.2.3. Biến chứng phẫu thuật GPCEN ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng

          • CHƯƠNG 2

          • ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            • 2.1. Đối tượng nghiên cứu

            • 2.2. Phương pháp nghiên cứu

              • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

              • 2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu

              • 2.2.3. Nội dung nghiên cứu

              • 2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin

              • 2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu

              • 2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan