Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn (Có đáp án)TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 1 NĂM 2015MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút) Câu I (3 điểm)
1) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu Nhưng càng đi sâu càng lạnh Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
a) Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Viết trong thời gian nào? (0,25 điểm)b) Đoạn văn nói về vấn đề gì? Cách diễn đạt của tác giả có gì đặc sắc? (0,5 điểm)
c) Anh (chị) hiểu như thế nào về bề rộng và bề sâu mà tác giả nói đến ở đây? (0,25 điểm)
d) Nội dung của đoạn văn giúp gì cho anh (chị) trong việc đọc - hiểu các bài thơ mới trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông? (0,5 điểm)
2) Đọc văn bản:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũCỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữaChiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 144)Trả lời các câu hỏi:
a) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản (0,25 điểm)
b) Văn bản sử dụng biện pháp tu từ gì? Cách sử dụng biện pháp tu từ ấy ở đây có gì đặc sắc? (0,5 điểm)c) Anh (chị) hiểu thế nào về cụm từ “con gặp lại nhân dân” ở văn bản? (0,25 điểm)
d) Hãy nói rõ niềm hạnh phúc của nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện trong văn bản (0,5 điểm)Câu II (3 điểm)
Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi con người trong cuộc sống hôm nay.Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.Câu III (4 điểm)
Anh (chị) hãy phát biểu điều tâm đắc nhất của mình về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:
Trong anh và em hôm nayĐều có một phần Đất NướcKhi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắmKhi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớnMai này con ta lớn lênCon sẽ mang Đất Nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sởLàm nên Đất Nước muôn đời…
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr 119 — 120)
Trang 2Đáp án Câu I (3 điểm)1 (1,5 điểm)
a Đoạn văn được trích từ bài Một thời đại trong thi ca, là bài tổng luận cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân, được viết năm 1942 (0,25 điểm)
b (0,5 điểm)
Đoạn văn đề cập đến cái tôi cá nhân — một nhân tố quan trọng trong tư tưởng và nội dung của thơ mới (1932 — 1945), đồng thời, nêu ngắn gọn những biểu hiện của cái tôi cá nhân ở một số nhà thơ tiêu biểu.
Tác giả đã có cách diễn đạt khá đặc sắc, thể hiện ở:
Cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh (mất bề rộng, tìm bề sâu, càng đi sâu càng lạnh, phiêu lưu trong trường tình, động tiên đã khép, ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta ).
Câu văn ngắn dài linh hoạt, nhịp nhàng, thể hiện cảm xúc của người viết Hình thức điệp cú pháp thể hiện ở một loạt vế câu (ta thoát lên tiên ta phiêu lưu trong trường tình ta điên cuồng ta đắm say ) tạo nên ấn tượng mạnh ở người đọc.
Nghệ thuật hô ứng: ta thoát lên tiên - động tiên đã khép; ta phiêu lưu trong trường tình - tình yêu không bền; ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử - điên cuồng rồi tỉnh; ta đắm say cùng Xuân Diệu - say đắm vẫn bơ vơ Nghệ thuật hô ứng làm cho các ý quấn bện vào nhau rất chặt chẽ.
2 (1,5 điểm)
a Phương thức biểu đạt mà văn bản sử dụng là phương thức biểu cảm (0,25 điểm)
b Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh Nét đặc sắc ở đây là tác giả đã đưa ra một loạt hình ảnh so sánh (nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa) để làm nổi bật một yếu tố được so sánh (con gặp lại nhân dân) Đây là kiểu so sánh phức hợp, ít gặp trong thơ (0,5 điểm)
c Cụm từ “con gặp lại nhân dân” được hiểu: trước cách mạng, nhà thơ sống xa rời nhân dân, bó hẹp trong cái tôi cá nhân Sau cách mạng, nhà thơ được hòa mình vào cuộc đời rộng lớn, cảm thấy thân thiết, gắn bó, gần gũi máu thịt vớinhân dân (0,25 điểm)
d Bốn câu thơ trên đã thể hiện cảm xúc mãnh liệt của Chế Lan Viên khi trở về với nhân dân Một loạt hình ảnh so sánh được đưa ra nhằm diễn tả sự hồi sinh của một hồn thơ Đối với một người nghệ sĩ, đó là niềm hạnh phúc lớn lao,vô bờ (0,5 điểm)
Câu II (3 điểm)
Khẳng định mình là phát huy cao nhất năng lực, in dấu ấn cá nhân trong không gian cũng như trong thời gian, cụ thể là trong môi trường và lĩnh vực hoạt động riêng của mình Ở các thời đại và xã hội khác nhau, việc tự khẳng định mình của con người vươn theo những tiêu chuẩn và lí tưởng không giống nhau (0,5 điểm)
Trong thời đại ngày nay, việc khẳng định mình mang một ý nghĩa đặc biệt, khi sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật chất đưa tới nguy cơ làm tha hoá con người, khiến con người dễ sống buông thả, phó mặc cho sự lôi cuốn của dòng đời Sự bi quan trước nhiều chiều hướng phát triển đa tạp của cuộc sống, sự suy giảm lòng tin vào lí tưởng dẫn đường cũng là những nguyên nhân quan trọng khiến ý thức khẳng định mình của mỗi cá nhân có những biểu hiệnlệch lạc (1,0 điểm)
Khẳng định bản thân là biết đặt kế hoạch rèn luyện để có được những phẩm chất xứng đáng, đáp ứng tốt những yêu cầu của lĩnh vực hoạt động mà mình tham gia, có thể khiến cộng đồng phải tôn trọng Tất cả, trước hết và chủ yếu, phải phụ thuộc vào chính năng lực của mình Bởi thế, rèn luyện năng lực, bồi đắp năng lực cá nhân là con đường tự
Trang 3khẳng định mình phù hợp và đúng đắn Mọi sự chủ quan, ngộ nhận, thiếu căn cứ không phải là sự tự khẳng định mìnhđúng nghĩa (1,0 điểm)
Khi khẳng định bản thân là khi chúng ta thực sự thúc đẩy sự phát triển bền vững của cuộc sống, của xã hội Sự khẳng định mình bước đầu không nhất thiết phải gắn liền với những kế hoạch đầy tham vọng Nó có thể được bắt đầu từ những việc làm nhỏ trên tinh thần trung thực, trọng thực chất và hiệu quả (0,5 điểm)
Chú ý: Bài viết cần đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu để tăng thêm sức thuyết phục.Câu III (4 điểm)
Đất Nước là chương V của trường ca Mặt đường khát vọng được sáng tác vào cuối năm 1971 (đoạn trích trong SGK chỉ là một phần của chương này) Có thể nói đây là chương hay nhất, thể hiện sâu sắc một trong những tư tưởng cơ bản nhất của bản trường ca - tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” (0,5 điểm)
Trong đoạn thơ, đất nước được nhìn ở tầm gần và hiện hình qua lời tâm sự của anh và em Bởi thế, “khuôn mặt” đất nước trở nên vô cùng bình dị, thân thiết Tình cảm dành cho đất nước vô cùng chân thật, được nói ra từ chiêm nghiệm, trải nghiệm của một con người cá nhân nên có khả năng làm lay động thấm thía tâm hồn người đọc (0,5 điểm)
Hàm ngôn của các câu thơ thật phong phú: sự tồn tại của đất nước cũng là sự tồn tại của ta và chính sự hiện hữu của tất cả chúng ta làm nên sự hiện hữu của đất nước Hành động “cầm tay” là một hành động mang tính biểu tượng Nhờhành động đó, đất nước mới có được sự “hài hoà nồng thắm”, mới trở nên “vẹn tròn to lớn” (0,5 điểm)
Ba câu tiếp theo của đoạn thơ vừa đẩy tới những nhận thức - tình cảm đã được triển khai ở phần trên, vừa đưa ra những ý tưởng có phần “lạ lẫm”: Mai này con ta lớn lên / Con sẽ mang Đất Nước đi xa / Đến những tháng ngày mơ mộng Thực chất, đây là một cách biểu đạt đầy hình ảnh về vấn đề: chính thế hệ tương lai sẽ đưa đất nước lên một tầm cao mới, có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” Như vậy, quá trình hình thành và phát triển của đất nước luôn gắn với nỗ lực vun đắp đầy trách nhiệm cho cộng đồng của rất nhiều thế hệ nối tiếp nhau, mà thế hệ của chúng ta chỉ là một mắt xích trong đó (0,5 điểm)
Trong bốn câu thơ cuối, cảm xúc được đẩy tới cao trào Nhân vật trữ tình thốt lên với niềm xúc động không nén nổi: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình / Phải biết gắn bó và san sẻ / Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở / Làm nên Đất Nước muôn đời… Đoạn thơ có những câu mang sắc thái mệnh lệnh với sự lặp lại cụm từ “phải biết”, nhưng đây là mệnh lệnh của trái tim, của tình cảm gắn bó thiết tha với đất nước (1,0 điểm)
Cách bày tỏ tình yêu nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ này thật độc đáo, nhưng quan trọng hơn là vô cùngchân thật Điều đó đã khiến cho cả đoạn thơ, cũng như toàn bộ chương thơ đã được bao nhiêu người đồng cảm, chia sẻ, xem là tiếng lòng sâu thẳm nhất của chính mình Đọc đoạn thơ, ta vừa được bồi đắp thêm những nhận thức về lịchsử, vừa được thuyết phục về tình cảm để từ đó biết suy nghĩ nghiêm túc về trách nhiệm của mình đối với đất nước (0,5 điểm).
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kìXanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai xanh biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếcSao xót xa như rụng bàn tay.
Trang 4Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồngTranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trongMàu dân tộc sáng bừng trên giấy Điệp "(Bên kia sông Đuống-Hoàng Cầm)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Vẻ đẹp của sông Đuống được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu: "Sao xót xa như rụng bàn tay".
Câu 4: Đoạn thơ trên gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với vẻ đẹp của tổ quốc? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
"Sáng ngày 22/4/2015, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Quỹ phát triển sử học Việt Nam (Hội khoa học lịch sử Việt Nam) tổ chức lễ tuyên dương và trao thưởng cho hơn 130 học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch Sử năm 2015.
Trong 130 học sinh được tuyên dương có 6 em đoạt giải nhất, 53 em đoạt giải nhì và 71 em đoạt giải ba Các em đoạtgiải nhất đến từ các trường chuyên Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Hà Tĩnh.
"Con số đó tuy chưa thấm vào đâu so với lượng học sinh cả nước nhưng đó là sự nỗ lực hết mình nhằm động viên, khuyến khích niềm yêu thích, sự hứng thú để nuôi dưỡng niềm đam mê đối với môn Sử của thế hệ trẻ học đường", ông Dương Trung Quốc nói.
Là nữ sinh giành giải nhất, em Nguyễn Thị Hương (THPT Chuyên Bắc Ninh chia sẻ, Lịch Sử giúp em hiểu những mất mát, đau thương của thế hệ đi trước, tự hào về tổ quốc Việt Nam và thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, xây dựng và bảo vệ đất nước.
"Lịch Sử chưa bao giờ bị lãng quên, nhưng để nuôi dưỡng nó trong tâm hồn của thế hệ trẻ, em mong Bộ Giáo dục, các thầy cô đổi mới phương pháp dạy để Lịch Sử trở nên hấp dẫn hơn, gần gũi hơn với thế hệ trẻ", Hương bày tỏ "(Trích 130 học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch Sử nhận thưởng tại Văn Miếu- Báo VnExpress, ngày 22/4/2015).Câu 5: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ trong đoạn trích trên.
Câu 6: Theo bài viết, việc học môn Lịch Sử giúp học sinh điều gì? Việc tổ chức lễ tuyên dương học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch Sử có ý nghĩa như thế nào?
Câu 7: Việc sử dụng các từ mất mát, đau thương trong câu: "Lịch Sử giúp em hiểu những mất mát, đau thương của thế hệ đi trước" có hiệu quả diễn đạt như thế nào?
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hiện trạng học môn Lịch Sử bậc phổ thông hiện nay và đưa ra một vài giải pháp để giúp học sinh yêu thích và có hứng thú học môn Lịch Sử (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).
II Phần làm văn (7,0 điểm)Câu 1 (3.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Bình chân như vại ẩn chứa nhiều nguy cơ dẫn đến sự tụt hậu Không ngừng tiến lên mới đạt được thành công thực sự".
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (Khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.Câu 2 (4,0 điểm)
"Bà lão cúi đầu nín lặng Bà lão hiểu rồi Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này.Còn mình thì Trong kẽ mắt của bà rủ xuống hai dòng nước mắt
Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này hay không?
Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình Mà con mình mới lấy vợ được Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ đặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với nàng dâu mới:-Ừ thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân bà cụ tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
-Nhà ta nghèo con ạ Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn.Rồi ra may ông giời cho khá Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.
Bà lão nhìn ra ngoài Bóng tối trùm lấy hai con mắt
Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?
Trang 5Bà lão hạ thấp giọng thân mật:
-Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chẳng có ai người ta chấp nhặt cái chi lúcnày Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi Năm nay thì đói to đấy chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá "
(Trích Vợ nhặt-Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2015)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên Từ đó bình luận ngắn gọn về điều khiến các nhân vật thị, Tràng, Bà cụ Tứ nói riêng và người dân Việt Nam nói chung vượt qua nạn đói, qua chiến tranh để vươn tới sựsống và hi vọng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
……… SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Liên quan đến vụ tổ chức khủng bố IS đánh bom và xả súng đẫm máu ở Paris hôm 13-11-2015 vừa qua, khiến 129 người thiệt mạng và cả thế giới bàng hoàng, tại buổi tưởng niệm các nạn nhân, một video của hãng truyền thông Le Petit Journal đã ghi lại cuộc đối thoại xúc động giữa một ông bố người Pháp gốc Việt và cậu con trai nhỏ về những kẻ khủng bố và thảm kịch vừa xảy ra Chỉ sau thời gian ngắn, video này đã lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội và ngay lập tức nhận được hơn 11 triệu lượt chia sẻ trên Facebook.
Khi được hỏi về chuyện xảy ra ở Paris, cậu bé hồn nhiên cho biết, đó là do những người độc ác gây ra Cậu bé còn nói cần phải chuyển nhà vì người độc ác có súng, có thể bắn chết người Người bố ở bên cạnh dịu dàng trấn an con trai đừng nên lo lắng, sau đó còn dạy cậu bé: “Họ có súng còn chúng ta có hoa Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng”.
(Theo danviet.vn)
Câu 1 Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? (0.25 điểm)Câu 2 Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? (0.25 điểm)
Câu 3 Theo anh/chị, hình ảnh súng và hoa ở đây mang ý nghĩa gì? (0.5 điểm)
Câu 4 Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời nói dịu dàng trấn an con trai của người bố: Họ có súng còn chúng ta có hoa Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng (0.5 điểm)Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 5 đến Câu 8:
Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm cao.
(Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 5 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0.25 điểm)Câu 6 Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (0.25 điểm)
Câu 7 Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ” (0.5 điểm)
Câu 8 Từ đoạn thơ trên, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) nêu cảm nhận về sự hi sinh thầm lặng của người mẹ trong cuộc sống ngày nay (0.5 điểm)
II PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (3.0 điểm)
Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ.(Theo Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP HCM, 2008)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm trên.Câu 2 (4.0 điểm)
Bà lão cúi đầu nín lặng Bà lão hiểu rồi Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm
Trang 6nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà làm mẹ, bà đã chẳng lo được cho con…May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân Bà cụ Tứ vẫn từ tốntiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.
Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài Bóng tối trùm lấy hai con mắt Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài Bàlão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?
- Con ngồi xuống đây Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.
Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi Người đàn khẽ nhúc nhích, thịvẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật:
- Kể ra làm dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này Cốt làmsao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi Năm nay thì đói to đấy chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr 28-29)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt.
- HẾT SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
-TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐÁP ÁN THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016MÔN: NGỮ VĂN
PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM3.0 ĐỌC HIỂU
I 1 Phong cách ngôn ngữ báo chí 0.252 Phương thức biểu đạt chính là tự sự 0.25
3 - Hình ảnh súng là biểu tượng của tội ác, chiến tranh, xung đột, lòng hận thù (0.25 điểm)
- Hình ảnh hoa là biểu tượng của tình yêu, hòa bình, lòng yêu thương giữa con người với con người (0.25 điểm) 0 5
4 - Người bố nhắn nhủ người con không nên lùi bước, sợ hãi trước cái xấu, cái ác (0.25 điểm)- Hãy sống yêu thương, đoàn kết lại để đẩy lùi bóng tối của tội ác, lòng hận thù (0.25 điểm) 0 5
5 Đoạn thơ được viết theo thể thơ sáu tiếng 0.25
6 Nội dung chính của đoạn thơ: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của người con trước những hi sinh thầm lặng của mẹ 0.25
7 - Biện pháp tu từ trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”: Nhân hóa.
- Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ: Nhân hóa “thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi nhanh làm cho mẹ già nua và người con xót xa thương mẹ
0 5
Trang 78 Học sinh nêu cảm nhận riêng nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục 0 5LÀM VĂN
1 Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về quan niệm: Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ
a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25
Có đủ mở bài, thân bài, kết bài Mở bài nêu được vấn đề Thân bài triển khai được vấn đề Kết bài kết luận được vấn đề
b Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25
Cách để con người làm đẹp tâm hồn, hoàn thiện nhân cách: phải biết sống lạc quan, sẻ chia, bao dung
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động
* Giải thích 0 5
- Tự làm giàu mình: tự nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn mình Mỉm cười: biểu hiện của niềm vui, sự lạc quan, yêu đờiCho đi: là biết quan tâm, chia sẻ với mọi người
Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác
- Ý cả câu: Tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn nếu biết lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người
* Bàn luận 1.25
- Khẳng định ý kiến nêu ra là đúng hay sai, hợp lí hay không hợp lí.
- Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về quan niệm bằng những lí lẽ, dẫn chứng phù hợp và có sức thuyết phục * Bài học nhận thức và hành động 0.25
Rút ra bài học phù hợp cho bản thân d Sáng tạo 0.25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận e Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25
Đảm bảo đúng nguyên tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu
2 Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt
a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25
Có đủ mở bài, thân bài, kết bài Mở bài nêu được vấn đề Thân bài triển khai được vấn đề Kết bài kết luận được vấn đề
b Xác định đúng vấn đề nghị luận 0 5
Nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích; Tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm “Vợ nhặt”
c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nhân vật bà cụ Tứ 0.5* Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích :
- Nỗi buồn về cuộc đời nhiều cơ cực.
- Diễn biến tâm trạng của người mẹ khi hiểu ra câu chuyện “nhặt vợ”của con trai.- Tình yêu thương, thấu hiểu lẽ đời.
- Niềm tin vào tương lai.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo.
+ Phân tích tâm lí tinh tế, ngôn ngữ giản dị có sức biểu cảm cao 1 5
Trang 8* Bình luận về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt : 0 5
- Cảm thông, chia sẻ với số phận con người Từ đó, gián tiếp tố cáo bọn thực dân, phong kiến, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp đối với nhân dân ta.
- Trân trọng phẩm chất tốt đẹp của người lao động - Khẳng định sức sống mãnh liệt trong tâm hồn họ - Niềm tin vào tương lai cuộc sống của con người d Sáng tạo 0.5
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận e Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25
Đảm bảo đúng nguyên tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu
Trang 13Phần I ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
(1) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ mất hơn 40 năm nữa để vượt qua mốc thu nhập trung bình 40 năm nữa nghĩa là chúng ta, những người đang đọc bài viết này đều đã già, rất già Thậm chí, có những người có thể đã ở thế giới bên kia Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ từng cá nhân, mà ngay cả đất nước này khi ấy cũng đã già nua.
… (2) Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải tiêu tốn tiền bạc đã tích lũy được trong suốt “thời trẻ khỏe” để phục vụ cho giai đoạn không còn hoặc suy giảm khả năng sản xuất Chẳng hạn, năm 2009 cứ hơn bảy người đi làm mới phải “nuôi” một người già Nhưng đến năm 2049, cứ hai người làm việc đã phải gánh một người già (chưa kể còn trẻ em) Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh xã hội cũng như nguy cơ tụt hậu là rất lớn.
(3) Hành động vì tương lai ngay từ lúc này, theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách Nợ công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn Nhưng cần tính toán trước rằng, 10-20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân số đã già, chưa chắc nuôi nổibản thân, huống hồ là trả nợ Từng giọt dầu, từng mẩu tài nguyên… cũng cần được tiết kiệm Bởi đó chính là “của để dành” khi đất nước về già, năng suất lao động đã sụt giảm.
(4) Trong bối cảnh đó, tôi nhận thấy, với một bộ phận thế hệ trẻ, nỗi sợ thời gian dường như vẫn còn rất mơ hồ Họ vẫn dành thì giờ buôn chuyện, chém gió thay vì tranh thủ từng phút, từng giờ để học hỏi, phấn đấu, làm việc Tôi e, nếu tiếp tục lãng phí tuổi xuân, chúng ta, đất nước chúng ta có thể sẽ già trước khi kịp giàu.
(Phan Tất Đức, Già trước khi giàu, Vn.Express,Thứ sáu, 26/9/2014 )Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? (0,25 điểm)
Câu 2: Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Tác dụng? (0,5 điểm)
Câu 3: Theo tác giả, chúng ta, đất nước chúng ta cần làm gì để không rơi vào hoàn cảnh già trước khi kịp giàu? (0,5 điểm)
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn (từ 5- 7 dòng) nhận xét thái độ, quan niệm của tác giả thể hiện trong câu: Tôi e, nếu tiếp tục lãng phí tuổi xuân, chúng ta, đất nước chúng ta có thể sẽ già trước khi kịp giàu (0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:Phải đâu mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi.Mẹ tuy không đẻ không nuôiMà em ơn mẹ suốt đời chưa xong.Ngày xưa má mẹ cũng hồngBên anh mẹ thức lo từng cơn đauBây giờ tóc mẹ trắng phauÐể cho mái tóc trên đầu anh đenÐâu con dốc nắng đường quenChợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lầnThương anh thương cả bước chânGiống bàn chân mẹ tảo tần năm naoLời ru mẹ hát thuở nào
Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh:Nào là hoa bưởi hoa chanh
Nào câu quan họ mái đình cây đa…
(Trích Mẹ của anh- Theo Thơ Xuân Quỳnh, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2000)Câu 5: Xác định thể thơ, cách gieo vần trong đoạn thơ trên (0,5 điểm)
Câu 6: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một người phụ nữ Người ấy đang giãi bày, chia sẻ tâm sự gì? (0,25 điểm)Câu 7: Từ nội dung của đoạn thơ trên, hãy giải thích vì sao nhân vật trữ tình lại khẳng định: Mẹ tuy không đẻ không nuôi/ Mà em ơn mẹ suốt đời, chưa xong? (0,5 điểm)
Câu 8: Viết một đoạn văn (từ 5-7 dòng) nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình trong đoạn thơ (0,25 điểm)Phần II Làm văn (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau:
Hòa nhập với thế giới là yêu cầu tất yếu của thời đại mới, song để vươn xa, trước tiên ta cần tự nhận thức về mình.
Trang 14Câu 2: (4 điểm)
Bàn về kết thúc đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (SGK Ngữ văn 12, tập 2), có ý kiến cho rằng: hành động cắtnút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước;lại có người khẳng định: Đó là một kết thúc tự nhiên, tất yếu.
Bằng hiểu biết về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, anh chị hãy bình luận các ý kiến trên Đáp án đề thi thử THPTQG môn Văn THPT Quỳnh Lưu 4 năm 2015
Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1 phương thức biểu đạt nghị luận/nghị luận- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong hai cách trên- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 2 Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ lập luận so sánh/ so sánh.- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong các cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Tác dụng: giúp người đọc dễ hình dung hơn về những khó khăn của thời điểm dân số già đối với một đất nước, đặc biệt là nước đang phát triển Từ đó, mỗi người có nhận thức và hành động đúng để Việt Namkhông bị già trước khi giàu.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng ý trên hoặc có cách diễn đạt khác logic thuyết phục- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3 Nội dung chính:
Bài viết đã đề cập đến nguy cơ tụt hậu, không đạt được mục tiêu phát triển của đất nước ta nếu không biết chớp thời cơ, bứt phá để vượt lên trong thời điểm dân số vàng Do vậy, chúng ta cần hành động vì tương lai ngay từ lúc này, cụ thể:
+ Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách, biết tiết kiệm tài nguyên + tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ cần tranh thủ từng phút, từng giờ để học hỏi, phấn đấu, làm việc.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4: viết được đoạn văn nhận xét về quan điểm, thái độ của tác giả trong câu kết của bài Cần thấy được thái độ lo lắng cũng như niềm hi vọng của người viết trước tình hình thực tế của đất nước Từ đó, nêu suy nghĩ chân thành, nghiêm túc về trách nhiệm của mỗi người trước tương lai của dân tộc.
Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
- Điểm 0,25: hiểu yêu cầu đề, thấy được thái độ, quan niệm của người viết và bày tỏ suy nghĩ hợp lí, thuyết phục.- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;+ Không có câu trả lời.
Câu 5 Xác định thể thơ: lục bát (0,25 điểm)
Cách gieo vần(0,25 điểm): trả lời theo một trong hai cách sau:
- hiệp vần ở tiếng thứ 6 của dòng lục với tiếng thứ 6 của dòng bát, giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo.
- câu lục có vần chân ở tiếng thứ 6; câu bát có 1 vần chân ở tiếng thứ 8, một vần lưng ở tiếng thứ 6.
Câu 6: Người phụ nữ trong bài thơ đang giãi bày về tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu sắc đối với người mẹ chồng của mình (0,25 điểm).
Câu 7: Nhân vật trữ tình khẳng định: Mẹ tuy không đẻ không nuôi/ Mà em ơn mẹ suốt đời, chưa xong vì:+ người mẹ ấy đã hi sinh tuổi xuân của mình, vượt qua bao vất vả để chăm lo cho con trai
+ mẹ đã hết lòng yêu thương con, dạy dỗ con nên người, mẹ là người làm vườn cho tâm hồn của con Nhờ vậy, hôm nay cô gái trong bài thơ mới có được người bạn đời nhân hậu, thủy chung.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ 2 ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí.- Điểm 0,25: Trả lời được 1 trong 2 ý trên hoặc trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.- Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời.
Câu 8: Viết một đoạn văn (từ 5-7 dòng) nhận xét về tâm hồn nhân vật trữ tình trong đoạn thơ (0,25 điểm)
Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là một người phụ nữ nhân hậu, bao dung, biết quan tâm, suy nghĩ cho người khác,
Trang 15sống nội tâm, chân thành, sâu sắc, giàu tình cảm.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.- Điểm 0,25: Nhận xét đúng, sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý;
+ Không có câu trả lời.Phần II: Làm vănCâu 1:
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả,từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mởbài, Thân bài, Kết luận Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉcó 1 đoạn văn.b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của việc tự nhận thức đối với cuộc sống của cá nhân và của cả dân tộc, đặc biệt là trong thời hiện đại
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, phân tích, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể vàsinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
Giải thích ý kiến: Tự nhận thức về mình là sự suy ngẫm, nắm rõ những ưu, nhược điểm của bản thân mình ở một cá nhân hay của một tập thể Đây là cơ sở ban đầu cho quá trình hòa nhập với thế giới.
- Về thực chất câu nói nêu cao vai trò của quá trình tự nhận thức như một bài học cho cá nhân hay cộng đồng dân tộc trong cuộc sống và trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài, đặc biệt trong thời đại mới.
Bàn luận về ý kiến:
- Tự nhận thức là cơ sở , xuất phát điểm để con người hòa nhập với cuộc sống vì lẽ chỉ khi con người nhận thức đúng đắn về bản thân mình với những ưu và nhược điểm thì khi ấy họ mới có thể hòa nhập được với cuộc sống xung quanh Một dân tộc muốn vươn ra hòa nhập với cộng đồng thế giới cũng phải trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về chính dân tộc mình.
- Hòa nhập không có nghĩa là hòa tan , một mặt hòa nhập mặt khác cá nhân, dân tộc cần phải có ý thức trở về, giữ gìnvà làm đầy cho nét riêng vốn có của mình trong quan hệ với xã hội, nhân loại Chỉ khi có ý thức và khả năng gìn giữ được bản sắc riêng thì khi ấy anh mới có cơ sở để thế giới tìm đến và hòa nhập với chính mình Cũng chính trong mốiquan hệ với cộng đồng, nhân loại mà ta ý thức sâu sắc hơn về chính mình.
- Phê phán những biểu hiện tự ti hay tự phụ về bản thân, về dân tộc của một bộ phận người Việt hiện nay.Nêu bài học nhận thức và hành động :
- Bản thân cần có ý thức sâu sắc về chính mình, luôn có thói quen kiểm điểm, nhìn nhận lại chính mình một cách khách quan nhất từ đó trau dồi nhân cách cá nhân.
- Giữ gìn bản sắc trong quan hệ với cộng đồng, thế giới cũng là một vấn đề mà chúng ta phải lưu tâm đặc biệt ở thời điểm hội nhập đang trở thành xu thế tất yếu này Cá nhân và cộng đồng, các cơ quan hữu trách đều phải bắt tay trong các chương trình hành động nhằm gìn giữ, bảo vệ, trau dồi bản sắc dân tộc.
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
Trang 16- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.- Điểm 0,25: Mắc một sốlỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.Câu 2 (4,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng vềdạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản Bài viếtphải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủcác phần Mở bài, Thân bài, Kết luận Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đềvà thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉcó 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
Bàn về kết thúc đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (SGK Ngữ văn 12, tập 2), có ý kiến cho rằng: Bằng hiểu biết về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, anh chị hãy bình luận các ý kiến trên.
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: kết thúc đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài: đó là kết thúc bất ngờ, đột ngột song tự nhiện tất yếu.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghịluận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:Giải thích ý kiến
- Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả người đọc.
- Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: ý kiến này nhìn nhận, đánh giá kết thúc của tác phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tất yếu của đời sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng cho mình.
Phân tích, chứng minh:
- hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: trong tác phẩm, Mị và A Phủ cùng là nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra, song họ không có quan hệ tình cảm gì cụ thể, thậm chí là Mị đã gần như tê liệt hoàn toàn về ý thức, chỉ còn như con trâu, con ngựa Trong hoàn cảnh A Phủ bị trói đứng đến gần chết, Mị vẫn thờ ơ đến mức như vô cảm trước nỗi khổ của A Phủ Không ai có thể ngờ rằng, người con dâu bất hạnh và câm lặng ấy lại đột ngột cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ rồi chạy trốn theo anh Đây là hành động hoàn toàn không hề có sự chuẩn bị, tính toán từ trước.
- Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: Đặt trong sự phát triển tính cách của hình tượng Mị thì đây lại là một hành động tự nhiên, tất yếu Bởi lẽ, Mị là cô gái ham sống, yêu đời, yêu tự do, khát khao hạnh phúc Sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở Mị dù có bị vùi dập đến kiệt cùng vẫn không lụi tắt Đêm tình mùa xuân là minh chứng rõ nét cho sức sống ấy Mặt khác, Mị vốn là cô gái giàu tình thương, vị tha, biết nghĩ, biết hi sinh cho người khác Hành động của
Trang 17Mị là kết quả tất yếu của sự bóc lột, đàn áp tàn nhẫn của cha con thống lí nói riêng, tầng lớp phong kiến miền núi cao Tây Bắc nói chung đối với những người lao động nghèo Hành động ấy chứng tỏ sức phản kháng mãnh liệt, khả nănghướng về cách mạng một cách tự nhiên của người dân Tây Bắc.
Bình luận, đánh giá chung:
Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài Đồng thời, ta càng trân trọng hơn tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả đối với người dân nơi đây.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa được trình bày đầy đủhoặc liên kết chưa thực sựchặt chẽ.
- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Trang 20ĐỀ THI VĂN THPTQG TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4 THANH HÓAPhần I Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:VỊ VUA VÀ BÔNG HOA
Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.
Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.
Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộctụ họp với chậu hoa trống rỗng Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena Ngài hỏi “tại sao chậu hoa của cô không có gì?” “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại” – cô gái trả lời.
“Không, cô không thất bại Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này” ( Dẫn theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,25 điểm)Câu 2 Nêu nội dung chính của văn bản trên (0,5 điểm)
Câu 3 Hãy giải thích vì sao cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng ? (0,25 điểm)
Câu 4 Anh/chị hãy rút ra bài học cho bản thân khi đọc xong câu chuyện trên Trả lời trong khoảng 5-7 dòng (0,5 điểm)
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:THUYỀN VÀ BIỂN
Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển:“Từ ngày nào chẳng biếtThuyền nghe lời biển khơiCánh hải âu, sóng biếcÐưa thuyền đi muôn nơiLòng thuyền nhiều khát vọng
Trang 21Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏiBiển vẫn xa… còn xaNhững đêm trăng hiền từBiển như cô gái nhỏThì thầm gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗCũng có khi vô cớ
Biển ồ ạt xô thuyền(Vì tình yêu muôn thuởCó bao giờ đứng yên?)Chỉ có thuyền mới hiểuBiển mênh mông nhường nàoChỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâuNhững ngày không gặp nhauBiển bạc đầu thương nhớNhững ngày không gặp nhauLòng thuyền đau – rạn vỡNếu từ giã thuyền rồiBiển chỉ còn sóng gió “Nếu phải cách xa anhEm chỉ còn bão tố.
(Dẫn theo Thơ Xuân Quỳnh, NXB Giáo Dục, 2015)
Câu 5 Bài thơ trên viết về đề tài gì? Viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm)Câu 6 Hãy nêu nội dung chính của bài thơ trên (0,5 điểm)
Câu 7 Trong bài thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào qua hai hình ảnh thuyền, biển? (0,25 điểm)
Trang 22Câu 8 Hãy nhận xét quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh trong bài thơ trên Trả lời trong khoảng 5-7 dòng (0,5 điểm)
Phần II Làm văn (7,0 điểm)Câu 1 (3,0 điểm):
Có nhận định cho rằng: Người trẻ hiện nay “xấu xí” Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của anh (chị) về nhận định trên.
Câu 2 (4,0 điểm):
Sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong đoạn thơ sau:Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2015, tr.111) _
Đáp án
Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính là phương thức tự sự/tự sự (0,25 điềm)
Câu 2 Nội dung: kể về việc một vị vua muốn lựa chọn người kế vị bằng cách thử lòng trung thực cùa mọi người từ những hạt giống hoa đã được nướng chín có duy nhất cô gái tên Serena là người chiến thắng nhờ lòng trung thực của mình; thông qua câu chuyện Vị vua và những bông hoa để khẳng định tính trung thực sẽ đem lại cho chúng ta những món quà bất ngờ (0,5 điểm)
Câu 3 Cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng vì cô đã rất trung thực khi trồng đúng hạt giống hoa mà nhà vua ban/ Cô không tìm mọi cách để có chậu hoa đẹp như người khác mà chỉ chăm sóc hạt giống nhà vua đã ban (0,25 điểm)
Câu 4 Bài học của bản thân: Con người cần phải sống trung thực, có lòng tin vào sự trung thực của bản thân/ có lòngtrung thực sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống… (0,5 điểm)
Câu 5 Bài thơ viết về đề tài tình yêu thơ tự do 5 chữ (0,25 điểm)Câu 6 Nội dung chính của bài thơ :
Từ câu chuyện mang tính ẩn dụ về “thuyền và biền”, nhà thơ đã diễn tả tình yêu của “anh” và “em” với những cung bậc: thấu hiểu, đồng cảm, nhớ nhung và khát khao gặp gỡ, qua đó thể hiện quan niệm về tình yêu của mình (0,5 điểm)
Trang 23Câu 7 Trong bài thơ, tác giả đã sừ dụng biện pháp tu từ ẩn dụ qua hai hình ảnh như thuyền, biển Thuyền chỉ người con trai, bến chỉ người con gái (Biển như cô gái nhỏ) (0,25 điểm)
Câu 8:
– Nêu quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh: Tình yêu luôn là sự đồng cảm, thấu hiểu của hai người ở mức độ sâu sắc;luôn hướng về nhau với nỗi nhớ nhung da diết Nhận xét về quan niệm đó: đúng hay sai, đẹp hay không đẹp, phù hợphay không phù hợp với tình yêu đôi lứa… (Câu trả lời phải hợp lí, có tính thuyết phục cao) (0,5 điểm)
Phần n Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): về nhận định cho rằng: Người trẻ hiện nay “xấu xí”.
I Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài NLXH, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
n Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể linh hoạt trong cách trình bày, nhưng cần làm rõ được các ý sau:– Nêu vấn đề nghị luận (0,25 điểm)
– Giải quyết vấn đề (2,5 điểm)
+ Giải thích: Người trẻ hiện nay “xấu xí” xấu không dừng lại à phương diện hình thức mà muốn nhấn mạnh sự xuống cấp ở các phương diện thuộc về nhân cách của một bộ phận người trẻ hiện nay (0,5 điểm)
+ Bàn luận
• Không thể phủ nhận thực tế là dù được hưởng những điều kiện tốt ( , cuộc sống ấm no, có điều kiện học
hành…)nhưng một bộ phận giới hiện nay vẫn đang “xấu xí” về nhiều mặt như văn hóa ứng xử, lời ăn tiếng nói, hành động…( HS nêu và phân tích dẫn chứng ) (0,5 điểm) SJ
• Hiện tượng đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân như; ý thức bản thân, sự quan tâm, giáo dục của gia đình, bối cảnh xã hội… Sự xấu xí của một bộ phận người trẻ là dấu hiệu đáng buồn, làm vơi đi truyền thống tốt đẹp của thanh niên Việt Nam( HS nêu và phân tích dẫn chứng ) (0,5 điểm)
• Bên cạnh đó một bộ phận lớn giới trẻ đang giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước, góp phần đưa đất nước hội nhập với thế giới, làm rạng danh cho Tổ quốc với những cống hiến cao đẹp, họ sống đẹp, sốngcó ước mơ, sẵn sàng đương đầu với khó khăn để khẳng định bản thân, cống hiến cho xã hội ( HS nêu và phân tích dẫn chứng ) (0,5 đ)
• Nhận định người trẻ hiện nay “xấu xí” không sai nếu nhìn vào rất nhiều những hiện tượng xấu xuất niên trong xã hội thời gian qua Tuy nhiên công bằng mà nói, cách nhận xét như trên vẫn có phần bi quan bởi bên cạnh một bộ phận người trẻ sống ích kỉ, xuống cấp về văn hóa, lối sống vẫn còn rất nhiều những tấm gương đẹp rất đáng để noi theo.
– Thí sinh nêu bài học nhận thức, hành động của bản thân (0,25 điểm)+ Phê phán, loại bỏ lối sống xấu xí của một bộ phận người trẻ
II YêU cầu về kiến thức
1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận (0,5 điểm)
2 Sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong đoạn thơ (3,0 điểm)a Tính dân tộc (1,0 điểm)
– Biểu hiện của tính dân tộc trong hình thức (ngôn ngữ, thể thơ, giọng điệu,… ) (0,5điếm)+ Thể thơ lục bát: vốn là một trong những thể thơ mang tính dân tộc sâu sắc.
+ Lối kết cấu đối đáp quen thuộc trong ca dao.
+ Ngôn ngữ thơ: giàu tính dân tộc (sử dụng cặp đại từ mình – ta).
+ Nhịp điệu: quen thuộc của ca dao góp phần tạo nên giọng thơ tâm tình ngot ngào, tha thiết– Biểu hiện của tính dân tộc trong nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng,…) (0,5điểm)
+ Đề tài: nằm trong đề tài viết về một cuộc chia tay, tiễn biệt mang tính truyền thống.
+ Chủ đề: bức tranh tứ bình về bốn mùa (xuân, hạ, thu đông) với bút pháp chấm phá, các nét vẽ đơn sơ phù hợp với văn hoá phương Đông
+ Cảm hứng: tình yêu thiên nhiên đất nước, con người qua nỗi nhớ.b Tính hiện đại
Trang 24+ Lối kết cấu: được vận dụng một cách sáng tạo Tạ (người đi) là những cán bộ kháng chiến, mình (người ở lại) là người dân Việt Bắc.
+ Thể thơ lục bát: mang màu sắc hiện đại trong điệp khúc nhịp 2/4 ờ một số câu lục gắn với điệp từ “nhớ” đem đến cho người đọc những xúc cảm thẩm mĩ thú vi.
+ Ngôn ngữ thơ: cặp đại từ mình ta được sử dụng sáng tạo: đóng vai trò như một thủ pháp nghệ thuật độc đáo thể hiện sự phân thân của tác giả – cái tôi trữ tình, đại từ mình dùng ờ ngôi thứ hai kết hợp với ta (điệp ba lần) diễn tả chiều sâu nỗi niềm của người đi trong nỗi nhớ da diết cảnh và người.
+ Hình ảnh thơ con người là hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên.– Biểu hiện của tính hiện đại trong nội dung (đề tài, chủ đề,cảm hứng,…)+ Đề tài: cuộc chia tay mang sự kiện thời sự có tính lịch sử.
+chủ đề: bức tranh tứ bình về bốn mùa được tác giả bắt đầu bằng mùa đông đến mùa xuân, mùa hạ và mùa thu phù hợp với tiến trình phát triển của cách mạng dân tộc.
c Tính dân tộc và tính hiện đại trong đoạn thơ được Tố Hữu kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn đến tự nhiên Bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên, con người Việt Bắc (đặc biệt tám câu tha cuối cứ câu lục nói về cảnh thi câu bát nói về người) ấy thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương, gắn bó của người đi với mảnh đất chiến khu Người đọc như nhập vào giai điệu riêng vừa thân thuộc vừa mới mẻ để nhận biết và càng thêm tự hào, có ý thức bảo tồn một thể thơ mang bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo.( 1,0điểm)
3 Đánh giá (0,5 điếm)
Đoạn thơ đã thể hiện được sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại ở cả nghệ thuật và nội dung tư tưởng Qua đó,người đọc có thể hiểu rõ hơn đóng góp đầy ý nghĩa của thơ Tố Hữu đối với sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc và nền văn học nước nhà.
# Nguồn : Cô giáo Thu Trang
ĐỀ THI THPTQG TRƯỜNG THPT YÊN LẠC VĨNH PHÚCI PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
MÙA XUÂN XANH
Mùa xuân là cả một mùa xanhGiời ở trên cao, lá ở cànhLúa ở đồng tôi và lúa ởĐồng nàng và lúa ở đồng anh.Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minhTôi đợi người yêu đến tự tìnhKhỏi lũy tre làng tôi nhận thấyBắt đầu là cái thắt lưng xanh.
(Nguyễn Bính, theo Thơ Nguyễn Bính, NXB Giáo dục, 2002)Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Bài thơ đã gợi tả những sắc xanh gì? Qua đó tác giả đã thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân như thế nào?Câu 3: Hình ảnh cái thắt lưng xanh gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 4 đến câu 6
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, người châu Âu vẫn chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa quần đảo Trường Sa với quần đảo Hoàng Sa Cho đến năm 1787-1788, đoàn khảo sát Kergariou Locmaria mới xác định rõ vị trí của quần đảo Paracel (là quần đảo Hoàng Sa hiện nay) và từ đó người phương Tây mới bắt đầu phân biệt quần đảo Hoàng Sa ở
Trang 25phía bắc với một quần đảo khác ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa Đến năm 1791, Henry Spratly, người Anh, du hành qua quần đảo và đặt tên cho đá Vành Khăn là Mischief Năm 1843 Richard Spratly đặt tên cho một số thực thể địa lý thuộc Trường Sa, trong đó có Spartly’s Sandy Island cho đảo Trường Sa Kể từ đó, Spartly dần trở thành tên tiếng Anh của cả quần đảo Đối với người Việt, thời nhà Lê các hải đảo ngoài khơi phía đông được gọi chung là Đại Trường Sa đảo Đến thời nhà Nguyễn triều vua Minh Mạng thì tên Vạn Lí Trường Sa xuất hiện trong bản đồ Đại Nam nhất thống toàn thổ của Phan Huy Chú Bản đồ này đặt nhóm Vạn Lí Trường Sa ở phía nam nhóm Hoàng Sa Về mặt địa lí thì cả hai nhóm đều nằm dọc bờ biển miền trung nước Đại Nam…
Câu 4: Đoạn văn trên viết về vấn đề gì? Đặt tiêu đề cho đoạn văn.
Câu 5: Đoạn văn trên có những cơ sở nào chứng tỏ quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam?Câu 6: Đọc đoạn văn trên trong không khí chính trị – xã hội hiện nay, em có suy nghĩ gì về chủ quyền biển đảo Tổ quốc? (Viết đoạn văn 5-7 câu)
II PHẦN LÀM VĂNCâu 1 (3,0 điểm)
Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp.Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nươngNhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
_Đáp án
I PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1 Đoạn thơ được viết theo thể thơ thất ngôn (0,5đ)
2 – Bài thơ gợi lên bạt ngàn sắc xanh từ mọi tầng không gian: trời xanh, lá xanh, lúa xanh, cỏ xanh, tre xanh, thắt lưng xanh,… Các sắc xanh này giao hòa, lan tỏa (0,25đ)
– Nhà thơ đã thể hiện vẻ đẹp căng tràn, tươi mới của mùa xuân và mối giao hòa giữa thiên nhiên và con người (0,25đ)
Trang 263 Trên nền không gian tươi mới của mùa xuân, nổi bật lên hình ảnh cái thắt lưng xanh của người con gái Đó là màu xanh của tuổi trẻ, của tình tình yêu và hi vong Vẻ đẹp của thiên nhiên đã hòa làm một với vẻ đẹp của con người (0,5đ)
4 – Đoạn văn trên viết về lịch sử và các tên gọi khác nhau của 2 quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, đưa những cơ sở chứng tỏ 2 quần đảo này là của Việt Nam (0,25đ)
– Đặt nhan đề: Trường Sa và Hoàng Sa – Lịch sử và tên gọi (0,25đ)
5 Trong đoạn văn trên đã nêu những cơ sở chứng tỏ quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam: (0,5đ)
Thứ nhất, thời nhà Lê các hải đảo ngoài khơi phía đông được gọi chung là Đại Trường Sa đảo.
Thứ hai, đến thời nhà Nguyễn triều vua Minh Mạng thì tên Vạn Lí Trường Sa xuất hiện trong bản đồ Đại Nam nhất thống toàn thổ của Phan Huy Chú.
6 (0,5đ)
HS biết cách viết đoạn văn theo đúng qui định về số câu.
Thể hiện suy nghĩ, thái độ và có ý thức hành động về việc bảo vệ chủ quyền dân tộc nói chung và quyền biển đảo nói riêng.
II PHẦN LÀM VĂN
Câu 1 (3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp.
a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25đ)
Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài Mở bài nêu được vấn đề Thân bài triển khai được vấn đề Kết bài kết luận đượcvấn đề.
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5đ)
Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp.c Triền khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người (0,5đ)
Bản thân nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người, sự cao quí ấy phải do tự thân con người làm nên trong quá trình thực hiện nghề nghiệp của mình
Trong xã hội, không có nghề tầm thường, bất cứ nghề nào mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng đều đáng được trân trọng, tôn vinh.
Chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp (0,5đ)
Thước đo giá trị nghề nghiệp là hiệu quả và phẩm chất đạo đức của người lao động trong công việc.
Sự cao quí của nghề nghiệp là do con người biết đem hết tài năng, sức lực và phẩm chất đạo đức của mình để làm nêncác giá trị vật chất hoặc tinh thần, giúp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Phê phán một số quan niệm lệch lạc trong xã hội hiện nay khi cho rằng có nghề cao quí, có nghề tầm thường và chạy
Trang 27theo những ngành nghề chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho cá nhân (0,25đ)Bài học nhận thức và hành động (0,25đ)
Cần phải biết chọn nghề phù hợp với năng lực và trình độ của bản thân.
Cần nuôi dưỡng niềm say mê, tình cảm yêu nghề để có thể tận tâm và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội.d Sáng tạo (0,25đ)
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luậne Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25đ)
Đảm bảo quí tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2 (4,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơa Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25đ)
Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài Mở bài nêu được vấn đề Thân bài triển khai được vấn đề Kết bài kết luận đượcvấn đề.
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5đ)
Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trong bài Tây Tiến (Quang Dũng) và Việt Bắc (Tố Hữu).c Triền khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; cảm nhận sâu sắc; kết hợp chặtchẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
– Giới thiệu khái quát về hai tác giả, hai tác phẩm
Quang Dũng (1921-1988), quê Hà Nội Ông là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn Còn Tố Hữu (1920-2002), quê ở Huế, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam với hồn thơ đậm đà tính dân tộc.
Tây Tiến (1948), Việt Bắc (1954) đều là những thành tựu đặc sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp, đều là những bài ca không thể nào quên về một thời gian khổ mà hào hùng, hào hoa của lịch sử dân tộc.
– Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang DũngVị trí đoạn thơ: nằm ngay phần mở đầu của bài thơ.
Nội dung:
Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhơ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến.
Thiên nhiên miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu mà thơ mộng; con người miền Tây gian khổ mà hào hoa.Nghệ thuật:
Hình ảnh thơ có sự hài hòa giữa nét thực và ảo, vừa mông lung vừa gợi cảm về cảnh và người (bút pháp lãng mạn).Nhạc điệu có sự hài hòa giữa lời cảm thán với điệu cảm xúc (câu mở đầu như một tiếng gọi vang vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần (rồi, ơi, chơi vơi, mỏi, hơi) với điệp từ nhơ và lối đối uyển chuyển (câu 3 với câu 4) đã tạo ra một âm hưởng tha thiết, ngậm ngùi.
– Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố HữuVị trí: đoạn thơ nằm ở phần đầu của bài thơ Việt BắcNội dung:
Đây là lời của người đi (những cán bộ kháng chiến đã từng gắn bó và công tác ở Việt Bắc, trong đó có Tố Hữu), khẳng định với người ở lại rằng: dù về xuôi, dù xa cách nhau về không gian địa lí nhưng vẫn nhớ Việt Bắc như nhớ người yêu Từ đó, muốn nói nỗi nhớ của tình yêu là nỗi nhớ cháy bỏng, nỗi da diết nhất, thường trực nhất, để từ đó khẳng định nỗi nhớ và tấm lòng thủy chung của mình với Việt Bắc – suối nguồn nuôi dưỡng của cách mạng.
Sau lời khẳng định là những hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc đẹp như khúc hát đồng quê Trăng lên đầu
Trang 28núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, là hình ảnh rất đặc trưng cho khung cảnh núi rừng êm đềm, thơ mộng ở Việt Bắc Trên cái nền trữ tình là hình ảnh con người Việt Bắc tần tảo, chịu thương chịu khó Con người và thiên nhiên hài hòa gắn bó trong nỗi nhớ người về xuôi.
Nghệ thuật:
Các hình ảnh trong hoài niệm nhưng hiện lên thật cụ thể, rõ nét, chứng tỏ sự gắn bó sâu sắc và nỗi nhớ tha thiết.Thể thơ lục bát cùng với biện pháp so sánh, điệp từ… đã góp phần thể hiện sâu sắc nỗi nhớ và tấm lòng thủy chung của người về.
– So sánh hai đoạn thơĐiểm tương đồng:
Hai đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ của người trong cuộc: tha thiết, bồi hồi, sâu lắng về thiên nhiên và con người một thời gắn bó, yêu thương trong kháng chiến.
Đều thể hiện phong cách thơ độc đáo, tấm lòng thủy chung son sắt của những người trong cuộc đối với những mảnh đất một thời gắn bó.
Điểm khác biệt:
Nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng được bộc lộ trực tiếp, cụ thể: nỗi nhó đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén nổi bật lên thành tiếng gọi Tây Tiến ơi Hai chữ chơi vơi vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ và nỗi nhớ da diết, thường trực, ám ảnh, mênh mông bao trùm cả không gian, thời gian Nỗi nhớ của Tố Hữu trong đoạn thơdùng nỗi nhớ tình yêu để khẳng định nỗi nhớ với quê hương cách mạng.
Hai đoạn thơ (cũng như toàn bài thơ) sử dụng hai hình thức khác nhau để bộc lộ cảm xúc: Tây Tiến sử dụng thể thơ thất ngôn trường thiên Việt Bắc sử dụng thể thơ lục bát.
Lí giải:
Hai bài thơ đều được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Quang Dũng và Tố Hữu là hai nhà thơ, hai chiến sĩ, viết về nỗi nhớ của người trong cuộc Mỗi nhà thơ có phong cáchsáng tạo nghệ thuật riêng.
– Đánh giá chung về giá trị hai đoạn thơ:
Với hồn thơ đậm đà tính dân tộc, lãng mạn, hào hoa, phóng khoáng, Tố Hữu và Quang Dũng đã làm nổi bật nỗi nhớ thiết tha, sâu nặng về quê hương cách mạng và đơn vị cũ.
THPT CHUYÊN ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Thời gian: 180 phút
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:
Một lần đi thăm một thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói:
Trang 29Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều, thế hệ các thầy đâu có mảy tính, không có internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ…
Người thầy giáo trả lời:
Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta Còn điểu em nói là đúng Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng.
(Dẫn theo Hạt giống tâm hồn và Ý nghĩa cuộc sống, tập 5, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh)Câu 1: Đặt nhan đề cho văn bản trên (0,5 điểm)
Câu 2: Theo cậu sinh viên, điều gì làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi? (0,5 điểm)
Câu 3: Hãy nêu quan điểm sống và sự lí giải của anh/chị sau khi đọc xong văn bản trên bằng một đoạn văn ngắn (0,5điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 6 :Ôi bóng người xưa đã khuất rồi
Tròn đôi nấm đất trắng chân đồiSống trong cát, chết vùi trong cátNhững trái tìm như ngọc sáng ngờiĐốt nén hương thơm, mát dạ NgườiVề đây vui chút mẹ Tơm ơi!
Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mớiPhấp phới buồm dong, nắng biển khơi(Mẹ Tơm – Tố Hữu)
Câu 4 Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên ? (0,25 điểm)
Câu 5 Anh (chị) hãy nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (0,5 điểm) Câu 6 Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ «Sống trong cát, chết vùi trong cát/ Những trái tim như ngọc sáng ngời»
Trang 30(Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2015).
Đáp án
I Đọc hiểu: 1 Các em có thể đặt nhan đề cho câu chuyện một cách phong phú nhưng cần làm nổi bật lên sự đối lập trong quan điểm sống của hai thế hệ.
Có thể gợi ý một số nhan đề như sau: Đối thoại thế hệ; Trước kia và bây giờ; …
2 Theo cậu sinh viên, điều làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa hai thế hệ, thế hệ trẻ và thê hệ của người thầy giáo lớn tuổi là do thời đại, hoàn cảnh sống.
3 Qua câu chuyện trên, người thầy muốn cậu sinh viên hiểu rằng mặc dù thế hệ của ông không được sống trong thời đại có nhũng thành tựu khoa học tiên tiến như máy tính, internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại khác… nhưng ông và những người cùng thế hệ đã đặt viên gạch khởi đầu và đào tạo nên nhũng con người kế thừa và áp dụng những thành tựu đó Thời đại mà người thầy giáo sống có thể là thời của những điều cũ kĩ, lạc hậu nhưng chính họ đã kiến tạo nên thế giới văn minh mà cậu sinh viên đang sống Học sinh bày tỏ sự đồng tình hoặc phản đối quan niệm trên của người thầy giáo và giải thích cho câu trả lời của mình Nội dung lí giải phải hợp lí, có sức thuyết phục.
4 Hai khổ thơ có phương thức diễn đạt biểu cảm.
5 Đoạn thơ được viết bằng niềm xúc động chân thành thể hiện lòng biết ơn người mẹ đã nuôi giấu nhà thơ trong những ngày kháng chiến gian khổ Từ cảm xúc cụ thể, đoạn thơ vươn lên tinh thần triết lí, đề cao đạo lí ân nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
6 Suy nghĩ về nỗi đau thương, mất mát của con người, nhà thơ dẫn dắt người đọc về lẽ sống, triết lí ở đời: “Sống trong cát… sáng ngời” Con người sinh ra từ cát bụi, khi trở về giã từ cuộc sống cũng hòa cùng cát bụi, trọn vẹn một vòng sinh tử, một kiếp nhân sinh Dẫu cuộc đời những con người như mẹ Tơm chịu muôn vàn cơ cực, gian lao, thử thách nhưng vẻ đẹp của ý chí, tâm hồn họ luôn tỏa sáng Câu thơ mang ấn tuợng đẹp đẽ, giàu ý nghĩa biểu tượng kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật hoán dụ qua từ “Trái tim” và biện pháp nghệ thuật so sánh “trái tim như ngọc sảng ngời”.Ở đây, hình ảnh “trái tim” là để thay thế cho con người, đề cao sức sống tinh thần bất diệt, còn sự so sánh trái tim nhưviên ngọc quý đã ngợi ca sự thánh thiện, tỏa sáng bền lâu, vĩnh hằng Nhà thơ đã khẳng định thật xúc động rằng: dù những người như mẹ Tơm có ra đi nhưng tâm hồn họ luôn bất tử, trờ thành biểu tượng cho lý tưởng yêu nước và đức hy sinh cao cả của con người Việt Nam trong chiến tranh.
II Làm văn:
1 Phải chăng lối sống thực dụng đang làm băng hoại đạo đức của con người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay?1.1 Mở bài: – Lối sống thực dụng đang là vấn đề đáng báo động, lên án Nó không chỉ xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ giới trẻ mà còn trở thành một vấn đề tiêu cực của nhiều đối tượng người trong xã hội hiện đại.1.2 Thân bài:
a Thế nào là lối sống thực dụng?
– Lối sống thực dụng là lối sống coi nặng giá trị vật chất, chạy đua theo những nhu cầu trước mắt, đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả, gần với sự ích ki, trục lợi Lổi sống thực dụng là một căn bệnh nguy hiềm có thể làm băng hoại đạo đức con người.
b Phân tích, vẩn đề:
Trang 31– Biểu hiện của lối sống thực dụng: sống buông thả, thờ ơ, hành xử thô bạo, vi phạm pháp luật nhà nước, coi trọng tiền bạc, xem nhẹ những giá trị đạo đức, nhân cách, tâm hồn Ví dụ: hiện tượng chọn nghề theo thị hiếu xã hội mà không theo sở thích, khả năng của bản thân; bạo ỉực trong học đường, sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân; bỏ bê học hành chơi game, đua xe, đua đòi hưởng thụ, hưởng lạc quá mức,….
– Nguyên nhân của lối sống thực dụng: do ý thức của bản thân; do môi trường giáo dục còn chưa chú trọng đến đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống; do gia đình thiếu sát sao, quan tâm; do xã hội chưa tổ chức được những hoạt động hữu ích thu hút giới trẻ,…
– Tác hại của lối sống thực dụng: Lối sống thực dụng sẽ làm tha hóa con người, khơi dậy những ham muốn bản năng,cơ hội, chạy theo hưởng lạc, những lợi ích trực tiếp trước mắt, xa rời những mục tiêu phấn đấu Trong quan hệ giữa người với người, những tình cảm lành mạnh bị thay thế bằng quan hệ vụ lợi, vật chất Trong đời sống, họ vô trách nhiệm, bàng quan, vô cảm, không đấu tranh chống cái sai và cũng không ủng hộ cái đúng, cái tốt.
– Làm thế nào loại trừ được lối sống thực dụng?: Sống phải có khát vọng, lí tưởng, có hoài bão, mục đích sống, động lực để phấn đấu Nhất là tuổi trẻ phải biết biến ước mơ thành hành động cụ thể, năng động, dám nghĩ, dám làm, không uổng phí thời gian, loại bỏ lối sống ích kỉ, vượt qua cám dỗ đời thường Gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm hơn tới giáo dục tạo động lực phấn đấu và thu hút, trọng dụng giới trẻ vào những việc làm có ích.
c Bài học nhận thức và hành động:
– Cần đấu tranh với bản thân loại trừ lối sống thực dụng.
– Có những hành động tích cực, chủ động để nắm bắt cơ hội, hướng tới tương lai của chính mình Hội nhập với cuộc sống hiện đại nhưng không đánh mất những giá trị truyền thống tốt đẹp.
1.3 Kết bài:
– Khẳng định: Lối sống thực dụng cần lên án như một căn bệnh nguy hiểm của đời sống xã hội.
2 Anh (chị) hãy phân tích làm nổi bật vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008)
2.1 Vài nét về tác giả, tác phẩm:
– Nguyễn Trung Thành vốn là một chiến sĩ, một phóng viên Đề tài sáng tác của ông: mảnh đất Tây Nguyên hoang dại, bí ẩn, cuộc sống chiến đấu anh dũng của nhân dân nơi đây Phong cách nghệ thuật: đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn.
– Tác phẩm: hoàn thành vào mùa hè năm 1965, đăng trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ, sau này được đưa vào tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc” Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: có áp bứccó đấu tranh, chỉ có bạo lực cách mạng mới là con đường sống duy nhất cho nhân dân miền Nam Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ.
2.2 Vẻ đẹp sử thi của hình tượng Tnú: a Vẻ đẹp sử thi của nhân vật văn học nói chung:
– Nhân vật sử thi là mẫu nhân vật anh hùng mang lí tưởng của thời đại, số phận gắn với những sự kiện lớn của cộng đồng, kết tinh những phẩm chất tiêu biểu nhất của cộng đồng và lập nên những chiến công hiển hách.
– Nhân vật sử thi thường được khắc họa trong những bối cảnh không gian kì vĩ, cách trần thuật trang trọng; giọng điệu thiết tha, hùng tráng b Vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú: B1 Nội dung hình tượng:
Trang 32* Nhân vật mang tầm vóc của người anh hùng, rất điển hình cho tính cách, sức mạnh và lí tưởng của nhân dân Tây Nguyên.
– Tnú có một khí phách phi thường, một tinh thần chiến đấu quả cảm vô song:
+ Ngay từ khi còn nhỏ, lúc Tnú và Mai làm giao liên dẫn đường cho cán bộ, hai người được anh Quyết dạy cho cái chữ, học chữ thua Mai nhưng Tnú thể hiện một quyết tâm mạnh mẽ để đưa được chữ vào đầu.
+ Khi Tnú đối diện vớỉ kẻ thù, bị chúng khủng bố tỉnh thần, chúng chĩa súng và quát hỏi anh: “Cộng sản ở đâu?”, anhđã chỉ tay vào bụng trả lời khẳng khái: “Cộng sản ờ đây.”, mặc dù sau câu nói ấy lưng Tnú dọc ngang vết dao chém của giặc.
+ Đi đường núi làm giao liên Tnú rất dũng cảm, Tnú tránh đi đường mòn, qua sông cũng không thích lội chỗ nước êm mà thường lựa chọn dòng nước xiết, có lần đi qua một thác sông bị kẻ thù phục kích Tnú nhanh chóng nuốt luôn cái thư anh Quyết gửi.
+ Hình ảnh đôi bàn tay Tnú gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc Đôi bàn tay ấy trước đây lành lặn đã từng cầm phấn học cái chữ anh Quyết dạy, từng lấy đá ghè vào đầu như để tự trừng phạt mình, là bàn tay nghĩa tình rưng rưng nắm lấy tay Mai, nhưng dữ dội nhất là khi đôi bàn tay bị giặc đốt, mười đầu ngón tay là mười ngọn đuốc bùng lên lửacăm thù.
– Tnú trung thành tuyệt đối và có niềm tin sắt đá vào chân lí cách mạng: Khi Tnú bị kẻ thù thiêu đốt ngón tay, ngọn lửa dữ dội như cào xé gan ruột và cả hệ thần kinh của anh: “Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi, răng anh cắn nát môi anh rồi” Trong bi kịch ấy Tnú không hề kêu van nửa lời vì anh luôn tâm niệm lời dạy của anh Quyết: “Người cộng sản không thèm kêu van” Lòng trung thành vói cách mạng của Tnú còn hòa cùng niềm tin lớn lao như trong lời cụ Mết: “Đảng còn, núi nước này còn”.
– Tnú có một tình yêu lớn lao, sâu sắc với gia đình, quê hương xứ sở và một lòng căm thù giặc mãnh liệt:
+ Thuở thiếu thời, Tnú là người bạn nghĩa tình của Mai, lớn lên là người yêu chung thủy của Mai, sau này là người chồng, người cha đầy trách nhiệm với gia đình Khi chứng kiến giặc tàn sát Mai và đứa con nhỏ, mặc dù tay không tấc sắt, Tnú vẫn xông vào chống trả Vậy sức mạnh nào đã thôi thúc Tnú để anh bất chấp cả hiểm nguy, lao vào kẻ thù như một con hổ xám? Động lực ghê gớm ấy xuất phát từ tình yêu thương vợ con tha thiết.
+ Tnú còn rất nghĩa tình với buôn làng Xô Man, anh yêu mảnh đất quê hương, yêu những cánh rừng xà nu, con đường, dòng suối; vì quê hương mà anh lên đường chiến đấu.
+ Lòng căm thù ở Tnú cũng dữ dội và quyết liệt Trong anh tích tụ ba mối thù lớn: mối thù của bản thân, của gia đình, và của cả buôn làng Xô Man Lưng Tnú dọc ngang vết dao chém, mười ngón tay bị đốt, đó là chứng tích tội ác kẻ thù mà anh phải mang thẹo suốt đòi; vợ con anh chết thảm khốc dưới trận mưa gậy sắt; còn dân làng Xô Man bị kẻthù tàn sát, chúng treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng, chặt đầu bà Nhan treo đầu mũi súng để răn đe Vì thế, dù chỉ còn đôi bàn tay thương phế nhưng Tnú vẫn đi truy lùng giặc để trả thù, kết thúc thiên truyện, anh đã dùng bàn tay quảbáo bóp chết thằng chỉ huy đang cố thủ trong đền trú ẩn.
* Nhân vật có số phận gắn bó với những biến cố lớn của làng Xô Man, phản ánh cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào Tây Nguyên chống Mĩ ngụy, làm sáng tỏ chân lí thời đại: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phảncách mạng.
– Khi còn nhỏ, Tnú là đứa trẻ mồ côi được buôn làng cưu mang đùm bọc và trở thành người con ưu tú của làng Xô Man.
– Khi kẻ thù giày xéo quê hương, Tnú phải chịu nhiều đau thương mất mát, tiêu biểu cho nỗi đau thương mất mát lớncủa dân tộc Ở Tnú cỏ thừa sức mạnh cá nhân: một thể chất khỏe khoắn; tinh thần, ý chí quyết liệt; sự gan góc, dũng
Trang 33cảm; kẻ thù tàn bạo không thể khuất phục nổi anh Dù chúng tra tấn bằng lưỡi dao, mũi súng, dây trói, ngọn lửa nhưng Tnú tay không lao vào cứu mẹ con Mai thì anh vẫn thất bại Mai và đứa con ngã xuống, bản thân Tnú bị lửa thiêu đốt bàn tay.
– Khi được giác ngộ cách mạng và vùng lên quật khởi, quá trình trưởng thành của Tnú cũng rất điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên Người dân Xô Man đã cầm vũ khí đứng lên sau bao ngày vào rừng dưới ánh lửa xà nu, họ rèn giáo mác, mài dao, mài rựa chuẩn bị vũ khí chờ ngày đồng khởi Họ ào ạt xông lên, dẫn đầu là cụ Mết, chém gục thằng Đục, giết cả tiểu đội ác ôn, cứu Tnú, giải phỏng quê hương Quá trình đấu tranh của Tnú đi từ tự phát đến tự giác, tham gia lực lượng vũ trang đánh Mĩ cũng là con dưòng đúng đắn của nhân dân Tây Nguyên.
B2 Nghê thuật khắc họa hình tượng:
– Không khí truyện được dựng như các cuộc kể khan truyền thống của các già làng thuở trước; lối viết truyện ngắn hiện đại pha trộn nhiều yếu tố sử thi dân gian khiến một nhân vật của thời đại chống Mĩ, lại phảng phất hình bóng những anh hùng sử thỉ cổ đại.
– Bút pháp nghệ thuật có sự kết hợp giữa tả thực và biểu tượng: nhân vật Tnú gắn liền với một biểu tượng về sức sống bất diệt của người Tây Nguyên đó là cây xà nu; hình ảnh đôi bàn tay Tnú được miêu tả như một biểu tượng độc đáo cho cuộc đời và số phận của nhân vật; giọng điệu trang trọng, hào hùng; ngôn ngữ đầy chất tạo hình và chất thơ.– Không khí truyện được dựng như các cuộc kể khan truyền thống của các già làng thuở trước; lối viết truyện ngắn hiện đại pha trộn nhiều yếu tố sử thi dân gian khiến một nhân vật của thời đại chống Mĩ, lại phảng phất hình bóng những anh hùng sử thỉ cổ đại
– Bút pháp nghệ thuật có sự kết hợp giữa tả thực và biểu tượng: nhân vật Tnú gắn liền với một biểu tượng về sức sống bất diệt của người Tây Nguyên đó là cây xà nu; hình ảnh đôi bàn tay Tnú được miêu tả như một biểu tượng độc đáo cho cuộc đời và số phận của nhân vật; giọng điệu trang trọng, hào hùng; ngôn ngữ đầy chất tạo hình và chất thơ 3 Đánh giá:
– Hình tượng nhân vật Tnú mang tính chất sử thi, tiêu biểu cho cả Tây Nguyên bất khuất Nếu như cụ Mết có khí thế hùng dũng, hành động quyết liệt như thác lũ thì Tnú lại khỏe khoắn, vững chãi như một cây xà nu trưởng thành trên đất Tây Nguyên Đó là vẻ đẹp của người anh hùng được nối tiếp từ những áng sử thi như Đăm San, Xinh Nhã,…………
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN CUỐI NĂM 2015MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút) Câu I (3,0 điểm)
1 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
"Dẫu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong! Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý! Chẳng những thế mà thôi, "một người làm quan một nhà có phước", dầu tham, dầu nhũng, dầu vơ vét, dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không ai phẩm bình; dầu lấy của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai Người ngoài thì khen đắc thời, người nhà thì dựa hơi quan, khiến những kẻ ham mồi phú quý không đua chen vào đám quan trường sao được!"
(Phan Châu Trinh, Về luân lí xã hội ở nước ta, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 86 – 87)
Trang 34a) Nêu ý chính và xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn (0,5 điểm)
b) Những phương thức biểu đạt nào đã được tác giả sử dụng trong đoạn văn? Dựa vào đâu để khẳng định điều đó? (0,25 điểm)
c) Chỉ ra biện pháp điệp trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó (0,25 điểm)
d) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề được chí sĩ Phan Châu Trinh đề cập ở trên (viết một đoạn văn không quá 10 câu) (0,5 điểm)
2 Đọc đoạn thơ sau:
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông ĐuốngNgày xưa cát trắng phẳng lìSông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kìXanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếcSao xót xa như rụng bàn tay
(Hoàng Cầm – Bên kia sông Đuống, Ngữ văn 12 nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam 2014, tập một, trang 72)Trả lời các câu hỏi:
a) Xác định đề tài, thể thơ của đoạn thơ trên Dựa vào đâu để biết được những điều đó? (0,25 điểm)
b) Hãy chỉ ra những từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ Từ láy nào trong số đó đã góp phần tạo nên một hìnhảnh thơ lạ? (0,5 điểm)
c) Nêu ý nghĩa của phép so sánh được sử dụng trong đoạn thơ (0,25 điểm)
d) Từ gợi ý của đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn (không quá 10 câu) về chủ đề Tình yêu quê hương (0,5 điểm)
Câu II (3,0 điểm)
Mùa hè năm nay, chúng ta đã phải hứng chịu một đợt nắng nóng khủng khiếp kéo dài và nhiều hiện tượng thời tiết
bất thường Trái đất đang nóng dần lên Biết bao hiểm họa khôn lường đối với nhân loại đang chờ phía trước "Hãy cứu lấy trái đất của chúng ta" - lời kêu gọi khẩn thiết ấy đã vang lên Nhiều người nhận thấy sự nghiêm trọng của
vấn đề và trách nhiệm của bản thân Nhưng ngược lại, không ít người lại thấy đó là chuyện quá to tát, xa xôi, không thuộc về trách nhiệm của cá nhân mình.
Hãy trình bày quan điểm của anh (chị) về hai thái độ trái ngược trên (bằng một bài văn khoảng 600 từ).
Câu III (4,0 điểm)
Hài lòng vì mấy đứa cháu sắp xếp mọi việc chu tất trước khi nhập ngũ, nhân vật chú Năm (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi) đã nói:
Trang 35"– Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non Con nít chúng bây kỳ đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước".
Anh (chị) có đồng tình với câu nói của chú Năm không? Hãy phát biểu cảm nhận của mình về hai nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn
Câu I (3,0 điểm)
1 Đọc hiểu một đoạn văn trong bài Về luân lí xã hội ở nước ta (1,5đ)
a Ý chính của đoạn văn: bày tỏ sự bất bình về tình trạng vô cảm của số đông trước những đau khổ của người dân, trước sự nhũng lạm của bọn quan lại – một sự vô cảm có khả năng tiếp tay cho cái ác.
Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn là phong cách chính luận.b Đoạn văn đã sử dụng hai phương thức biểu đạt chính:
Phương thức nghị luận: tác giả rất chú ý chỉ ra mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng, sự việc, nhằm thuyếtphục người đọc tin vào điều ông khẳng định.
Phương thức biểu cảm: đoạn văn thể hiện rõ tình cảm thống thiết của tác giả khi nói tới sự thối nát của đámquan trường, nỗi khổ của dân chúng và sự vô cảm của các công dân.
c Đoạn văn đã sử dụng thường xuyên biện pháp điệp: Điệp từ: dầu, dẫu.
Điệp cú pháp (điệp mô hình câu): có kẻ ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ lúc nhúc lạy dưới; dân mà chi;dầu cũng không ai ; người ngoài thì , người nhà thì
Tác dụng của biện pháp điệp: nhấn mạnh tình trạng thê thảm của hoàn cảnh; bộc lộ nỗi đau và nỗi căm giậncủa tác giả một cách trực diện, nhằm gây hiệu quả tác động một cách nhanh chóng.
d Đoạn văn phải viết gọn, không quá số câu quy định, các câu phải đúng ngữ pháp, tập trung làm nổi bật một trong các ý: sự thối nát của lũ quan lại, sự đua chen kiếm mồi phú quý của người đời, sự vô cảm trong đời sống xã hội Tuynhiên, thí sinh cũng có thể bày tỏ suy nghĩ về các vấn đề khác được gợi ra trong đoạn được trích dẫn.
2 Đọc hiểu một đoạn trong bài thơ Bên kia sông Đuống (1,5đ)
a Đề tài của đoạn thơ (nêu một trong các "khả năng" sau đây đều được): quê hương, đất nước; nỗi nhớ sông Đuống quê hương; vẻ đẹp của con sông Đuống; sông Đuống ngày xưa Căn cứ vào hình tượng được miêu tả, thể hiện trong 10 câu trích, ta có thể xác định được đề tài của đoạn thơ như trên.
Thể thơ được dùng trong đoạn thơ là thể thơ tự do Căn cứ để khẳng định điều này: số tiếng trong các câu không bị quy định chặt chẽ; vần thơ được gieo khá linh hoạt, không nằm ở những vị trí cố định
b Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: lấp lánh, nghiêng nghiêng, xanh xanh, biêng biếc.
Chính từ láy nghiêng nghiêng đã góp phần tạo nên một hình ảnh thơ rất lạ: Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
c So sánh: Đứng bên này sông sao nhớ tiếc/ Sao xót xa như rụng bàn tay đã diễn tả được nỗi đau ghê gớm của nhân vật trữ tình – một nỗi đau không trừu tượng mà cụ thể, từ nỗi đau tinh thần đã chuyển hóa thành nỗi đau thể chất Quaso sánh, ta hiểu được sự gắn bó máu thịt giữa nhân vật trữ tình và con sông Đuống.
Trang 36d Đoạn văn phải viết gọn, không quá số câu quy định, các câu phải đúng ngữ pháp, liên kết chặt chẽ với nhau để làm nổi bật chủ đề đã cho.
3 Quan điểm cho rằng đây là vấn đề nghiêm trọng mà mọi người phải quan tâm là quan niệm đúng đắn và tíchcực Nó nhắc chúng ta rằng, một hành động tuy nhỏ nhặt của mỗi người cũng góp phần vào việc giữ gìn môitrường sống; một thái độ thờ ơ, bàng quan vô trách nhiệm đều có thể làm suy yếu nỗ lực chung của nhân loạitrong việc bảo vệ trái đất – nơi cư trú duy nhất của chúng ta.
4 Bên cạnh quan điểm nêu trên là quan điểm cho rằng đừng quan trọng hóa vấn đề trước hiện tượng nắng nóngvừa rồi và đừng ảo tưởng về khả năng của mỗi cá nhân trong nhiệm vụ quá to tát và nặng nề là cứu trái đất.Đây là một quan niệm mang tính chất tiêu cực, dễ làm con người thụ động và ít quan tâm đến những hoạtđộng sôi nổi của cộng đồng Thực sự, người ta có thể làm được nhiều điều để ngăn chặn những thảm họa, bắtđầu từ những việc tưởng chừng nhỏ nhặt hằng ngày.
5 Nêu thái độ chung cần có của con người trong cuộc sống hôm nay: chúng ta cần biết dự phần vào những việclớn của cộng đồng, quốc gia, nhân loại với ý thức sâu sắc rằng mọi cố gắng tốt đẹp của từng cá nhân conngười, dù nhỏ bé, đều có ý nghĩa lớn lao.
Chú ý: Cần biết liên hệ bản thân để bài bài viết tránh được tình trạng nói suông khô khan.
Câu III (4,0 điểm) Nghị luận văn học: Phát biểu ý kiến về câu nói của chú Năm và cảm nhận về hai nhân vật Chiến,
Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
1 Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Thi, truyện ngắn Những đứa con trong gia đình và những nhân vật chính trong tác phẩm.
2 Tóm tắt tình huống đã khiến chú Năm thốt ra câu nói hài lòng về hai chị em Chiến Việt: sau khi ghi tên nhập ngũ, hai chị em trao đổi với nhau về chuyện gia đình và cắt đặt mọi thứ gọn gàng đâu vào đó để có thể yên tâm lên đường.
3 Phát biểu ý kiến về câu nói của chú Năm: chú Năm đã nói rất đúng về hai đứa cháu của mình; niềm tự hào củachú chứa đựng sự tin tưởng vào thế hệ tiếp nối và thể hiện sự ý thức sâu sắc về mối quan hệ giữa việc nhà và việc nước.
4 Cảm nhận chung về hai nhân vật: sinh ra trong gia đình phải chịu nhiều mất mát do giặc gây ra, Chiến và Việtlà những con người giàu tinh thần cách mạng, có tình yêu thương sâu sắc đối với những người thân, có lòng căm thù giặc, có tinh thần chiến đấu vì quê hương Việc làm, lời nói của hai chị em thật tự nhiên, hồn nhiên mà lại có ý nghĩa sâu sắc, có thể khiến người đọc vừa cảm mến, thích thú vừa khâm phục.
5 Cảm nhận về nét riêng của từng nhân vật: Việt còn khá trẻ con trong mọi việc, nói năng vô tư, đôi khi đành hanh với chị nhưng vẫn biết thương chị; Chiến đã ra dáng một người phụ nữ xốc vác, lo toan, biết nghĩ trước, nghĩ sau, thấy rõ trách nhiệm của mình với gia đình và với quê hương, tuy vậy, vẫn còn có lúc để lộ nét hành xử của một người con gái vừa qua tuổi thiếu niên.
6 Xây dựng hai nhân vật Chiến và Việt, tác giả đã chọn được nhiều chi tiết đắt và rất chú ý đến ngôn ngữ riêng, tươi tắn, sống động của họ Việc quan tâm thể hiện những nét chung cũng như việc tô đậm những nét riêng giữa hai người đã làm cho tác phẩm giàu tính khái quát mà không mất đi sự cụ thể, sinh động.
Trang 38SỞ GD&ĐT THANH HÓATRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN THI THPT QUỐCGIA
Năm học 2015 – 2016Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phútĐề thi gồm có 02 trang
Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất Cô gieo hạtgiống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.
Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tớicuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena Ngài hỏi“tại sao chậu hoa của cô không có gì?” “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại” – côgái trả lời.
“Không, cô không thất bại Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng khôngthể nảy mầm Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng cóđược vương miện Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này” ( Dẫn theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,25 điểm)Câu 2 Nêu nội dung chính của văn bản trên (0,5 điểm)
Câu 3 Hãy giải thích vì sao cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng ? (0,25 điểm)
Câu 4 Anh/chị hãy rút ra bài học cho bản thân khi đọc xong câu chuyện trên Trả lời trong khoảng 5-7 dòng (0,5
Thuyền đi đâu, về đâu
Trang 39Thuyền nghe lời biển khơiCánh hải âu, sóng biếcÐưa thuyền đi muôn nơi
Lòng thuyền nhiều khát vọngVà tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏiBiển vẫn xa còn xa
Những đêm trăng hiền từBiển như cô gái nhỏThì thầm gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Cũng có khi vô cớ Biển ồ ạt xô thuyền (Vì tình yêu muôn thuở Có bao giờ đứng yên?)
Những ngày không gặp nhauBiển bạc đầu thương nhớNhững ngày không gặp nhauLòng thuyền đau - rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồiBiển chỉ còn sóng gió "
Nếu phải cách xa anhEm chỉ còn bão tố.
(Dẫn theo Thơ Xuân Quỳnh, NXB Giáo Dục,
Câu 5 Bài thơ trên viết về đề tài gì? Viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm)Câu 6 Hãy nêu nội dung chính của bài thơ trên (0,5 điểm)
Câu 7 Trong bài thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào qua hai hình ảnh thuyền, biển? (0,25 điểm)
Câu 8 Hãy nhận xét quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh trong bài thơ trên Trả lời trong khoảng 5-7 dòng (0,5
Trang 40Sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong đoạn thơ sau:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.111)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2016 - THPT Hậu Lộc 4
………