1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp quy nạp khoa học và ứng dụng thực tiễn tiểu luận cuối kỳ nhập môn logic học

16 1,5K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 88,24 KB

Nội dung

+ Tính chất: mang lại hiểu biết mới mẻ so với tiền đề, là một công cụ phát minh quan trọng trong khoa học thực nghiệm tuy kết luận có bấp bênh, độ tin cậy của kết luận quy nạp khoa h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN: NHẬP MÔN LOGIC HỌC

ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP KHOA HỌC VÀ NHỮNG ỨNG

DỤNG THỰC TIỄN

GV hướng dẫn: Nguyễn Văn Đức

Nhóm SV thực hiện:

1 Phạm Văn Trung – 17143264

2 Lâm Văn Nam - 17143220

3 Trần Văn Nhân - 17143226

4 Lâm Kỳ Sâm - 17143239

5

Trang 2

Mục lục

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

PHẦN 2: KIẾN THỨC CƠ BẢN 2

PHẦN 3: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LIÊN HỆ NHÂN QUẢ VÀ TÍNH VẬN DỤNG CỦA CHÚNG VÀO ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY 3

1 Phương pháp giống nhau 3

2 Phương pháp khác nhau 6

3 Phương pháp kết hợp giữa phương pháp giống nhau và phương pháp khác nhau 8

4 Phương pháp biển đổi kèm theo 10

5 Phương pháp loạn trừ 11

PHẦN 4: KẾT LUẬN 13

PHẦN 5: Tài liệu tham khảo 14

Trang 3

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày, con người thường xuyên phải quan sự lặp đi lặp lại

của một tính chất nào đó ở một số đối tượng thuộc một lớp nhất định Để khái quát, rút ra kết luận chung rằng toàn bộ các đối tượng thuộc lớp đó đều có tính chất đã nếu thì đòi hỏi cần phải có phương pháp, cách suy luận riêng hợp logic Từ đó mà phương pháp Quy nạp khoa học ra đời, phương pháp Quy nạp khoa học xuất phát từ Suy luận Quy nạp mà ra

Suy luận quy nạp là suy luận trong đó từ việc nhận thấy sự lặp đi lặp lại của một tính chất

nào đó ở một số đối tượng thuộc một lớp nhất định người ta rút ra kết luận chung rằng toàn

bộ các đối tượng thuộc lớp đó đều có tính chất đã nêu.

Trong suy luận quy nạp, người ta đi từ nhiều cái riêng đến cái chung Điều này giúp con

người có thể khái quát được các trường hợp riêng rẽ quan sát thấy trong khoa học và trong cuộc sống thành các quy luật chung, nghĩa là phát hiện ra các quy luật khách quan sau khi quan sát thấy nhiều biểu hiện cụ thể của chúng Suy luận quy nạp và suy luận diễn dịch không loại trừ nhau, mà chúng bổ sung cho nhau Vai trò của suy luận quy nạp đặc biệt quan trọng trong các khoa học thực nghiệm, chẳng hạn như sinh vật học, vật lý học, hoá học, xã hội học, tâm lý học, … Ngay cả trong toán học, ngành khoa học bao giờ cũng sử dụng diễn dịch để chứng minh các định lý của mình, thì suy luận quy nạp cũng có một vị trí quan trọng

Có nhiều kết luận được các nhà toán học tìm ra nhờ sử dụng suy luận quy nạp, và chỉ sau đó

họ mới chứng minh chúng bằng diễn dịch.

Mục tiêu nghiên cứu: Hiểu được Thế nào là phương pháp Quy nạp khoa học? Giúp cho

người đọc có thể vận dụng được phương pháp Quy nạp khoa học để phân tích, đánh giá vấn

đề từ đó có thể đưa ra được kết luận chính xác, bao quát được toàn bộ vấn đề

Trang 4

PHẦN 2: KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Thế nào là quy nạp khoa học?

+ Khái niệm: là quy nạp không hoàn toàn, trong đó kết luận về toàn bộ lớp đối tượng

được rút ra từ các tiền đề phản ánh những dấu hiệu mang tính nhân quả của các phần tử trong lớp đối tượng cần nghiên cứu

+ Nguồn gốc: Quy nạp khoa học cũng nảy sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn của

con người từ nhu cầu khái quát để thu nhận những tri thức về các tính chất chung của các đối tượng và các mối liên hệ giữa chúng

+ Tính chất: mang lại hiểu biết mới mẻ so với tiền đề, là một công cụ phát minh quan

trọng trong khoa học thực nghiệm tuy kết luận có bấp bênh, độ tin cậy của kết luận quy nạp khoa học không phụ thuộc vào nhiều vào số lượng trường hợp khảo sát mà chủ yếu phụ thuộc vào dấu hiệu khảo sát thể hiện những mối liên hệ bản chất, tất yếu nào giữa các phần tử đối tượng, giữa các sự kiện,hiện tượng, giữa các điều kiện, tình huống được khảo sát

- Cấu tạo: + Tiền đề.

+ Kết luận

- Các phương pháp xác định liên hệ nhân quả được nghiên cứu trong tiểu luận:

+ Phương pháp giống nhau

+ Phương pháp khác nhau

+ Phương pháp kết hợp giữa phương pháp giống nhau và phương pháp khác nhau + Phương pháp biến đổi kèm theo

+ Phương pháp loại trừ

Trang 5

PHẦN 3: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LIÊN

HỆ NHÂN QUẢ VÀ TÍNH VẬN DỤNG CỦA CHÚNG VÀO ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

1 PHƯƠNG PHÁP GIỐNG NHAU

Phương pháp giống nhau là phương pháp quy nạp khoa học phát hiện ra những dấu

hiệu giống nhau trong sự khác biệt Nghĩa là trong các trong các trường hợp nghiên cứu những điều kiện khác nhau chỉ có một điều kiện giống nhau mà thấy xuất hiện các hiện tượng cùng loại thì điều kiện giống nhau đó có thể là nguyên nhân của sự xuất hiện hiện tượng cùng loại ấy

- Phương pháp này được mô tả với công thức như sau:

o Trong các điều kiện A, B, C xuất hiện gây ra hiện tượng V

o Trong các điều kiện A, H, F, S xuất hiện gây ra hiện tượng V

o Trong các điều kiện V, A, Z xuất hiện gây ra hiện tượng V

Kết luận: Điều kiện A có thể là nguyên nhân của sự xuất hiện hiên tượng V.

Ví dụ 1: Trong cuộc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng của học sinh,

một thầy giáo đã nhận thấy:

- Học sinh Thọ: Nhà giàu, cha mẹ làm ăn xa không quan tâm đến giáo dục Thọ, Thọ ở nhà sống với bà nội và được nương chiều quá mức

- Học sinh Toàn: Nhà nghèo, gia đình lại cả chục anh chị em, cha mẹ Toàn tối mặt suốt ngày làm lụng để đủ khả năng nuôi bầy con, không giáo dục quan tâm con cái

- Học sinh Vĩnh: Cha mẹ li hôn, mỗi người đi sống xứ khác làm ăn, không quan tâm giáo dục Vĩnh, khiến Vĩnh bị lôi kéo nghiện game

Sau khi so sánh, thầy giáo đã rút ra nhận xét nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng của học sinh là

do không có sự quan tâm giáo dục của cha mẹ Từ nhận xét của cô giáo không cho kết quả kết luận đáng tin cậy hoàn toàn vì có những trường hợp những cậu học sinh mồ côi cha mẹ sống với ông bà, ý thức được việc học tập là một đúng đắn thoát nghèo, nên học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn vâng lời thầy cô ông bà

Trang 6

Ví dụ 2: Ở trường phổ thông nọ, sau một buổi liên hoan, một loạt học sinh bị ngộ độc thực

phẩm Mai, Bình, Hạnh, Hoa, Kiếm là những học sinh trong số bị ngộ độc Các em cho biết Mai đã ăn các món cơm, canh cải, thịt bò, thịt gà và món bánh ngọt tráng miệng Bình đã ăn các món cơm, rau cải, nem, bánh ngọt, thịt bò Hạnh đã ăn các món bún, rau cải, nem, bánh ngọt Hoa đã ăn các món bún, thịt bò, rau cải, bánh ngọt Còn Kiếm đã ăn các món cơm, thịt

bò, bánh ngọt Món ăn nào gây ra ngộ độc?

Ký hiệu dấu * tại một ô cho biết người ở dòng của ô đó đã ăn món ở cột tương ứng, dấu -trong

trường hợp ngược lại, khi đó ta có bảng sau đây:

Các trường hợp của Hạnh và Hoa cho thấy cơm không phải là nguyên nhân gây ra ngộ độc, vì

họ không ăn cơm mà vẫn ngộ độc Các trường hợp của Mai, Bình và Kiếm cho thấy bún không phải là nguyên nhân gây ra ngộ độc Tương tự như vậy, trường hợp của Hạnh cho thấy Hạnh không ăn thịt bò mà vẫn ngộ độc, vậy thịt bò không phải là nguyên nhân gây ra ngộ độc Các trường hợp của Mai, Hoa và Kiếm cho thấy nem cũng không phải là nguyên nhân gây ra ngộ độc Xét như vậy, ta thấy chỉ còn lại món bánh ngọt, món có mặt trong tất cả các trường hợp bị ngộ độc nêu trên, là món gây ngộ độc mà thôi

Trong phương pháp giống nhau trên đây ta tìm cách xác định yếu tố làm điều kiện cần

để hiện tượng nghiên cứu xảy ra, tức là điều kiện mà nếu không có, không được thoả mãn thì hiện tượng không xảy ra Trong ví dụ đã nêu, việc ăn bánh ngọt là điều kiện cần để hiện tượng ngộ độc xảy ra Nếu không ăn bánh ngọt sẽ không bị ngộ độc Tuy nhiên, điều kiện này không phải là điều kiện đủ, nghĩa là sự có mặt của nó chưa đảm bảo chắc chắn là hiện tượng phải xảy ra Có thể trong cùng buổi liên hoan này có người ăn cùng món bánh ngọt đã nêu mà vẫn không bị ngộ độc (có thể nhờ khả năng chống độc cao của cơ thể)

Trang 7

Kết luận rút ra nhờ phương pháp giống nhau trên đây không đảm bảo chắc chắn đúng

Vì các lý do sau đây:

+ Thứ nhất, rất có thể có một số điều kiện, yếu tố nào đó đã không được để ý đến, bị bỏ qua,

mặc dù chính yếu tố này là nguyên nhân cần tìm Chẳng hạn, trong ví dụ của chúng ta bánh ngọt có thể không phải là nguyên nhân gây ngộ độc, mà sự không đảm bảo vệ sinh của thìa dĩa dùng để ăn món này mới là nguyên nhân, thế nhưng yếu tố này lại không được để ý đến

+ Thứ hai, rất có thể hiện tượng sinh ra không phải do một yếu tố riêng lẻ nào đó, mà là kết

quả của sự kết hợp một số yếu tố nhất định Chẳng hạn, trong trường hợp của chúng ta Mai bị ngộ độc vì có sự kết hợp của bánh ngọt với rau cải, Bình bị ngộ độc do sự kết hợp của rau cải

và nem, …

Phương pháp giống nhau có hạn chế trong việc áp dụng Nó chỉ được áp dụng trực tiếp cho các trường hợp mà ta đã liệt kê trong bảng mà thôi, không thể đem áp dụng cho các trường hợp khác dù họ cũng là học sinh và bị ngộ độc trong buổi liên hoan nói trên Nguyên

do là có thể nhóm học sinh ta khảo sát ở bảng trên bị ngộ độc bởi món bánh ngọt, trong khi đó lại có nhóm khác bị ngộ độc bởi món khác mà các học sinh ta đã khảo sát không ăn, chẳng hạn họ ăn món thịt lợn quay không đảm bảo vệ sinh Kết luận mà phương pháp này rút ra có

độ tin cậy tỉ lệ thuận với số lượng trường hợp được khảo sát

Như vậy, phương pháp giống nhau chỉ đưa ra kết luận có tính xác xuất, có độ chính xác không cao, mang tính chất tương đối và gây giải quyết vấn đề một cách chắc chắn chính xác một cách tuyệt đối Mức độ xác suất của đối tượng phụ thuộc vào số lượng của trường hợp nghiên cứu, vào việc lựa chọn đúng vào các điều kiện có trước Nếu số lượng của các trường hợp nghiên cứu càng nhiều và các điều kiện có trước được chọn lựa càng đúng bản chất thì mức độ kết luận càng chính xác Ngoài ra, mức độ xác suất của kết luật còn phụ thuộc vào trình độ phân tích của các điều kiện có trước được lập lại để nhận biết mối quan hệ tất yếu giữa các điều kiện lặp lại ấy so với các hiện tượng cùng loại đã xảy ra Trình độ càng phân tích sâu sắc bao nhiêu thì kết luận thì kết luận càng chính xác bấy nhiêu

Trang 8

2 PHƯƠNG PHÁP KHÁC NHAU

Phương pháp khác nhau là phương pháp quy nạp khoa học dựa trên cơ sở so sánh các trường hợp khi hiện tượng cần nghiên cứu có thể xảy ra hay không xảy ra Nghĩa là:

+ Trong các trường hợp nghiên cứu với những điều kiện giống nhau chỉ có một điều kiện khác nhau mà thấy các hiện tượng xuất hiện không giống nhau thì điều kiện khác nhau

đó có thể là nguyên nhân của sự xuất hiện hiện tượng không giống nhau ấy

+ Các hiện tượng đã giống nhau trong nhiều mối quan hệ vẫn có thể khác nhau ở chỗ nào đó, mà sự có hay không những quan hệ này hay khác rất có thể gắn với sự khác nhau ấy

Ví dụ: Cho một con chuột vào chiếc bình hở thì nó sống Nếu bây giờ giữ nguyên các điều kiện khác, nhưng đậy bình kín lại và hút hết không khí ra thì chuột chết ngay Có nghĩa là: không khí là điều kiện và nguyên nhân duy trì sự sống

- Công thức:

+ Trong các điều kiện A, B, C xuất hiện hiện tượng a

+ Trong các điều kiện B, C không xuất hiện hiện tượng a

Kết Luận: Điều kiện A có thể là nguyên nhân của hiện tượng a

- Ví dụ: quan sát 1 đồng xu, 1 tờ giấy bạc, 1 cái lông chim Ta thấy:

+ Khi có không khí thì chúng rơi với tốc độ khác nhau

+ Khi không có không khí (chân không) chúng rơi với tốc độ như nhau

Kết luận: Sức cản không khí là nguyên nhân làm cho các vật có khối lượng và hình dáng khác nhau rơi với tốc độ khác nhau

Trang 9

Phương pháp này còn có hiệu lực hơn cả phương pháp giống nhau vì ở đây người ta không chỉ có quan sát, mà còn tiến hành thí nghiệm cho khả năng tạo ra những điều kiện chuyên biệt, không còn quá cần phải quan sát rất nhiều trường hợp nữa, không cần phải tính đến yếu tố nguyên nhân nữa Ngoài ra, phương pháp này đôi khi còn có thể “tiên đoán” sự tồn tại điều kiện tạm thời chưa biết nhưng điều kiện lại có thể là nguyên nhân của hiện tượng nghiên cứu

Kết luận của phương pháp khác nhau cũng chỉ có tính xác suất Bởi vì, giá trị của kết luận phụ thuộc vào số lượng các trường hợp khảo sát và đặc biệt phụ thuộc vào trình độ so sánh các trường hợp khảo sát đó nhằm nhận biết rõ về sự khác nhau về chất ở trong các hiện tượng không giống nhau ấy Nếu sự so sánh càng nhiều và càng sâu sắc thì kết luận có tính chính xác càng chắc chắn

- Ứng dụng:

+ Sử dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội

+ Dùng phương pháp khác biệt để kiểm tra phương pháp giống nhau

Trang 10

3 PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP GIỐNG NHAU VỚI PHƯƠNG PHÁP KHÁC NHAU

- Khái niệm

Đây là phương pháp tổng hợp các trường hợp nghiên cứu trong những điều kiện xác định chỉ có một điều kienj giống nhau tháy xuất hiện hiện hiện tượng cùng loại với các trường hợp nghiên cứu đều không có điều kiện giống nhau đó không thấy xuất hiện hiện tượng cùng loại ấy thì điều kiện khảo sát có thế là nghuyên nhân của hiện tượng quan sát được Thực chất của phương pháp này là tập hợp cùng giống nhau lại với nhau và tập hợp các trường hợp cùng khác nhau với nhau Trên cơ sở đó so sánh để rút ra kết luận về nguyên nhân của hiện tượng nghiên cứu

- Công thức

+ Giống nhau:

o Trong điều kiện A, B, C xuất hiện hiện tượng a

o Trong điều kiện A, D, E xuất hiện hiện tượng a

+ Khác nhau

o Trong điều kiện B, C không xuất hiện hiện tượng a

o Trong điều kiện D, E không xuất hiện hiện tượng a

Kết luận: A là nguyên nhân của sự xuất hiện hay không xuất hiện của hiện tượng

a

Phương pháp kết hợp xác định điều kiện cần và điều kiện đủ của hiện tượng đang nghiên cứu phương pháp này đưa ra kết luận đáng tin cậy hơn phương pháp giống nhau và khác nhau, vì khắc phục được một số nhược điểm:

+ Thứ nhất: phương pháp giống nhau xác định điều kiện cần của hiện tượng nghiên

cứu nhưng không xảy ra, trong khi đó trong khi đó thì phương pháp giống nhau lại không thể

áp dụng cho một tập hợp gồm các trường hợp hiện tượng xảy ra lẫn các trường hợp hiện tượng không xảy ra

+ Thứ hai: trong phương pháp khác nhau ta thấy khó khăn vì phải đảm bảo để hai

trường hợp so sánh hoàn toàn giống ở mọi điểm cần quan tâm, ngoai trừ duy nhất một điểm thì sự đảm bảo đó không còn đòi hỏi ngiêm ngặt nữa ở phương pháp kết hợp Vì ở đây xem xét nhiều trường hợp trong đó hiện tượng sảy ra và nhiều trường hợp hiện tượng không sảy ra

Trang 11

- Ví dụ

o Đối tượng A xuất hiện ở khu vực B thì khu vực B bị mất trộm

o Đối tượng A xuất hiện ở khu vực C thì khu vực C bị mất trộm

o Đối tượng A không xuất hiện ở khu vực B thì khu vực B không mất trộm

o Đối tượng A không xuất hiện ở khu vực C thì khu vực C không mất trộm

Kết luận: đối tượng A có thể là thủ phạm gây ra mất trộm hoạc có liên quan đến vụ mất

trộm tại các khu vực đối tượng A xuất hiện

- Ứng dụng

Phương pháp kết luận này đưa lại giá trị của kết luận chắc chắn hơn Bởi vì, chính sự tổng hợp của giống nhau và khác nhau đó sẽ nâng cao tính hiệu quả của giá trị sàng lọc các giá trị của kết luận làm cho tính xác suất của kết luận trở nên tin cậy hơn Phương pháp kết hợp cũng không đảm bảo kết luận chắc chắn đúng Đây là hệ quả của những khó khan trong việc đảm bảo các yếu tố tạo nên các trường hợp khảo sát độc lập, không tương tác với nhau và khó khăn trong việc không bỏ sót yếu tố nào có liên quan trong trường hợp khảo sát

Trang 12

4 PHƯƠNG PHÁP BIẾN ĐỔI KÈM THEO

- Phương pháp biến đổi kèm theo là suy luận quy nạp khoa học dựa trên việc xem xét mối

quan hện nhân quả giữa các sự vật, hiện tượng mà trong đó có một điều kiện biến đổi làm thay đổi hiện tượng đã xuất hiện nào đó, thì điều kiện biến đổi đó có mối quan hệ xuất hiện hiện tượng cần nghiên cứu Nghĩa là, trong các điều kiện xác định, khi một điều kiện nào đó biến đổi từ trạng thái này sang một trạng thái khác mà làm thay đổi hiện tượng vời các trạng thái khác nhau tương ứng thì điều kiện biến đổi đó có thể là nguyên nhân của hiện tượng thay đổi ấy

- Sơ đồ của phương pháp biến đổi kèm theo:

o Hiện tượng a xuất hiện trong hoàn cảnh A, B, C

o Hiện tượng a1 xuất hiện trong hoàn cảnh A1, B, C

o Hiện tượng a2 xuất hiện trong hoàn cảnh A2, B, C

Kết luận: Có thể A là nguyên nhân của hiện tượng a

Ví dụ 1: Mỗi một vật thể trong những điều kiện xác định sẽ có một thể tích xác định Nếu

thay đổi nhiệt độ ở mức độ khác nhau thì thể tích của các vật thể cũng sẽ thay đổi với những trạng thái khác nhau tương ứng và theo phương pháp kèm theo ta có thể kết luận việc thay đổi nhiệt độ của vật thể là nguyên nhân của sự thay đổi thể tích của các vật thể ấy

Ví dụ 2: Khi chiếu chùm sáng thích hợp vào bề mặt của một lá kim loại, chẳng hạn lá kẽm,

người ta nhận thấy có các điện tử bị chùm sáng đó làm bật ra khỏi lá kim loại Vật lý học đã biết rằng năng lượng của các điện tử này chỉ có thể phụ thuộc vào độ dài bước sóng của các tia sáng hoặc cường độ của chùm sáng chiếu vào kim loại đã nêu Khi thay đổi cường độ của chùm sáng, giữ nguyên độ dài bước sóng của các tia sáng, người ta chỉ thấy số lượng các điện tử bắn ra khỏi bề mặt kim loại thay đổi, nhưng năng lượng của các điện tử bị bắn ra thì không thay đổi Như vậy, năng lượng của các điện tử đã nêu không phụ thuộc vào cường độ của chùm sáng Ngược lại, khi giữ nguyên cường độ của chùm sáng, thay đổi bước sóng của các tia sáng, người ta thấy độ dài bước sóng của tia sáng càng giảm thì năng lượng của các điện tử

bị bắn ra càng lớn Như vậy, năng lượng của các điện tử trong thí nghiệm này phụ thuộc vào

độ dài bước sóng của tia sáng đã làm chúng bắn ra khỏi bề mặt kim loại đó

Phương pháp cùng biến đổi kèo theo được ứng dụng rất rộng rãi và rất hữu hiệu trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nơi có thể tạo ra và kiểm soát chặt chẽ sự thay đổi của các yếu tố quan sát

Phương pháp biến đổi kèm theo mang lại giá trị chân thật trong kết luận vơi độ chính xác càng cao khi khu biệt được biến đổi chỉ về một điều kiện nào đó, còn điều kiện khác phải

ổn định không thay đổi Còn nếu không khu biệt được điều kiện biến đổi đó so với điều kiện khác không ổn định thì kết luận rút ra không chắc chắn Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, cần phải lựa chọn những điều kiên thay đổi thích hợp trong tính ổn định của các điều kiện để thử nghiệm, mới để dàng phát hiện mối quan hệ nhân quả của các hiện tượng đã quan sát

Ngày đăng: 09/05/2018, 19:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w