ke hoach chu de tuần 3 chú bộ đội

24 140 0
ke hoach chu de tuần 3 chú bộ đội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ NGHỀ VÀ NGÀY 22/12 NHÁNH 4: BÉ YÊU CHÚ BỘ ĐỘI KẾ HOẠCH TUẦN 16 Từ ngày 10 / 12 – 14 / 12 / 2012 I-Yêu cầu: - Biết được đặc điểm, tên gọi, trang phục ( quân tư trang ) của các chú bộ đội - Biết nơi làm việc của cô chú bộ đội là doanh trại quân đội, Là biên giới hay hải đảo xa xôi, với nhiệm vụ canh giữ biển trời tổ quốc, ngoài ra các chú bộ đội cũng phải làm nhiều công việc khác nhau: chăn nuôi, tăng gia, sản xuất…Dụng cụ làm việc của các chú là súng, là cuốc xẻng… - Qua chủ đề giúp cho trẻ biết bộ đội có rất nhiều các binh chủng khác nhau, có cả các cô bộ đội, do vậy trang phục, quân hàm cũng khác nhau, nơi làm việc cũng khác nhau… - Mở rộng thêm cho trẻ biết ngày 22 - 12 hàng năm là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam, là ngày hội quốc phòng toàn dân, hay là ngày tết của các chú bộ đội - Dù ở đâu các chú bộ đội luôn mong muốn cho quê hương được bình yên, hòa bình, các em nhỏ được vui chơi học hành - Giáo dục trẻ ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì đất nước đem lại sự hòa bình cho dân tộc Có thái độ yêu quý, tôn trọng các cô chú bộ đội, thể hiện ước mơ của mình về tương lai sau này II-Kế hoạch tuần: TT 1 HOẠT ĐỘNG Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng NỘI DUNG 1 Đón trẻ: + Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định Cùng trẻ chọn tranh trò chuyện về gia đình Trẻ biết: - Biết được đặc điểm, tên gọi, trang phục ( quân tư trang ) của các chú bộ đội - Biết nơi làm việc của cô chú bộ đội là doanh trại quân đội, Là biên giới hay hải đảo xa xôi, với nhiệm vụ canh giữ biển trời tổ quốc, ngoài ra các chú bộ đội cũng phải làm nhiều công việc khác nhau: chăn nuôi, tăng gia, sản xuất…Dụng cụ làm việc của các chú là súng, là cuốc xẻng… - Qua chủ đề giúp cho trẻ biết bộ đội có rất nhiều các binh chủng khác nhau, có cả các cô bộ đội, do vậy trang phục, quân hàm cũng khác nhau, nơi làm việc cũng khác nhau… 2 Thể dục sáng: a Khởi động : -Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, sau đó về 1 3 tổ dãn cách đều, tập kết hơp với bài: : “Chú bộ đội” với các động tác: b.Trọng động: - Hô hấp: 2 tay dang ngang, đưa tay ra phía trước, giơ lên cao hạ xuống (hít sâu) - Tay vai 5: Luân phiên từng tay đưa lên cao - Lưng bụng 4: Cúi về trước, ngửa ra sau - Chân 4: Nâng cao chân, gập gối c.Hồi tĩnh: Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài “ con công” 3 điểm danh Thứ hai 17/12/2012 Thứ ba 18/12/2012 PTNT: MTXQ - Trò chuyện bề chú bộ đội và ngày 22/12 PTTM: Âm nhạc - VĐ: Múa: Cháu thương chú bộ đội NH: Màu áo chú bộ đội TCAN: Hát theo hình vẽ PTNN: LQVH - Thơ: Chú bộ đội hành quân trong mưa 2 Hoạt động học Thứ tư 19/12/2012 Thứ năm 20/12/2012 Thứ sáu 21/12/2012 PTTC: Thể dục - Ai ném xa hơn và chạy nhanh như chú bộ đội PTNT: LQVT -Phân biệt khối vuông, chữ nhật PTTM:Tạo hình - Vẽ quà tặng chú bộ đội *Yêu Cầu: - Cháu biết chọn chủ đề chơi - Tự chọn góc chơi - Thỏa thuận vai chơi - Nói nhiệm vụ chơi, chơi đúng vai - Biết nhận xét sau khi chơi -Sắp xếp đồ chơi gọn sau khi chơi I/GÓC PHÂN VAI: “Gia đình + Cô giáo” 1-Chuẩn bị: - Một số đồ dùng, đồ chơi gia đình - Một số loại rau, hoa quả, thức ăn - Trống lắc 2-Gợi ý hoạt động: 2 3 Hoạt động góc Cho cháu chơi đóng vai cô giáo dạy học, gia đình cha mẹ đưa con đi học, đón con về, chăm sóc con II/ GÓC XÂY DỰNG-LẮP GHÉP: “Xây doanh trại bộ đội” 1-Chuẩn bị: - Khối gỗ các loại - Cổng, hoa, cây xanh… - Một số loại rau, củ 2-Gợi ý hoạt động: - Trẻ xây doanh trại bộ đội với cổng, hàng rào, lôcos, đường đi vào doanh trại, cây xanh, bãi tập, vườn rau, khu làm việc, phòng nghĩ ngơi, nhà ăn, nhà vệ sinh… III/GÓC TẠO HÌNH : 1-Chuẩn bị: - Giấy vẽ, chì màu, hồ, giấy màu, kéo - Đất nặn, chì màu 2-Gợi ý hoạt động: - Vẽ quà tặng chú bộ đội - Cắt dán, nặn… theo ý thích tặng chú bộ đội IV/GÓC ÂM NHẠC : 1-Chuẩn bị: Nhạc cụ, mũ múa,… 2-Gợi ý hoạt động: - Hát múa về chú bộ đội và một số nghề mà trẻ biết V/GÓC SÁCH, TRUYỆN: 1-Chuẩn bị: - Tranh thơ: Chú bộ đội hành quân trong mưa -Tranh ảnh về công việc của 1 số nghề gần gũi - Rổ chữ cái: u – ư , tập tô, chì đen, chì màu 2-Gợi ý hoạt động: - Chơi xem truyện tranh về chú bộ đội và một số nghề - Xem tranh ảnh và trò chuyện về nhành nghề bộ đội - Chơi đọc thơ tranh chữ to: Chú bộ đội hành quân trong mưa VI/GÓC THIÊN NHIÊN/KHOA HỌC : 1-Chuẩn bị: - Rổ đựng khối vuông, chữ nhật - Cây xanh, bình tưới, nước, khăn lau 2-Gợi ý hoạt động: - Trẻ nhận biết Phân biệt khối vuông, chữ nhật - Chơi tưới cây, chăm sóc cây 3 Thứ hai 17/12/2012 Thứ ba 18/12/2012 -Quan sát: Tranh chủ điểm +Các con nhìn xem trong tranh chủ điểm hôm nay có gì mới? +Trong tranh vẽ ai đây? Chơi tự do +Chú bộ đội trong tranh đang làm gì? với đồ chơi +Vì sao chú bộ đội phải canh gác? ngoài trời -Hoạt động tập thể: Nhặt lá +TCDG: Đổi khăn rụng -Quan sát: Quan sát tranh chú bộ đội đang canh gác +Các con xem cô có tranh vẽ ai nào? +Chú đang làm gì vậy con? +Con biết được chú bộ đội có những binh chủng nào nè? -Hoạt động tập thể: +TCVĐ: Bịt mắt đá bóng 4 Hoạt động ngoài trời Thứ tư 19/12/2012 -Quan sát: Quan sát Chú bộ đội đang trên đường hành quân +Các con thấy các chú bộ đội trong tranh đang làm gì vậy con? + Trên đường hành quân con thấy có gì? + Vì sao chú bộ đội phải vất vả hành quân như thế? -Hoạt động tập thể: +TCVĐ: Bịt mắt đá bóng Thứ năm 20/12/2012 -Quan sát: Quan sát nhận xét về các chú bộ đội đang tập trận +Con xem các chú bộ đội đang làm gì thế? + Chú tập trận để làm gì? +Vậy con nghĩ gì về chú bộ đội? -Hoạt động tập thể: +TCVĐ: Bịt mắt đá bóng 4 Thứ sáu 21/11/2012 -Quan sát: Xem tranh ảnh về công việc của chú bộ đội hang ngày +Con thấy trong tranh này chú đang làm gì? +Chú trồng rau để làm gì? + Chú còn giúp người dân làm công việc gì nữa? + Con thấy các chú thế nào? -Hoạt động tập thể: +TCDG: Đổi khăn 5 6 7 8 Vệ sinh Ăn trưa Ngủ trưa *Trước khi ăn: -Cô chuẩn bị chén, muỗng, dĩa đựng cơm rơi, dĩa đựng khăn lau tay -Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi -Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn -Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ *Trong khi ăn: -Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của các món ăn -Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất *Sau khi ăn: -Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh -Cô chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, ánh sáng vừa phải -Có đủ nệm gối cho trẻ -Cô có mặt suốt trong quá trình trẻ ngủ -Chú ý đến tốc độ quạt -Giữ yên lặng trong quá trình trẻ ngủ -Cho trẻ thức dậy từ từ sau đó làm vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ của trẻ -Cho trẻ làm một vài động tác nhẹ nhàng Vệ sinh- -Trẻ đi vệ sinh, cô cho trẻ thay quần áo và chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ -Tiến hành cho trẻ ăn xế Ăn xế Sinh hoạt chiều Thứ hai - Làm quen với trò chơi: Đổi khăn Bịt mắt đá bóng - Làm quen với vậy động múa” Cháu thương chú bộ đội” Thứ ba - Làm quen với bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” - Làm quen với kĩ năng “Ai ném xa hơn và chạy nhanh như chú bộ đội” 5 Thứ tư Thứ năm Thứ sáu - Dạy trẻ làm quen và phân biệt khối vuông, khối chữ nhật - Thảo luận, tập vẽ quà tăng chú bộ đội - Xem phim hoạt hình - Trò chuyện về 1 số hiện tượng thời tiết, thiên nhiên - Biểu diễn văn nghệ cuối tuần -Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ Vệ sinh, -Cho trẻ đi vệ sinh 9 nêu gương, trả trẻ *Nêu gương cuối ngày -Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ -Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh -Trước khi về cô kiểm tra điện nước và khóa cửa cẩn thận HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012 HỌP MẶT ĐẦU TUẦN: I/ YÊU CẦU: - Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghĩ - Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần - Biết được chủ đề mới trong tuần mình sắp học II/ TIẾN HÀNH: - Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghĩ, cô nhận xét - Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ - Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm - Đọc thơ : “Cháu hứa với cô” - Trẻ đoán thời tiết trong ngày? - Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy? - Hát bài “sáng thứ hai” - Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan: +Đi học đều, đúng giờ 6 +Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch +Không xả rác trong lớp và ngoài sân +Chú ý lên cô Không nói leo +Trả lời to, rõ, tròn câu + Biết đoàn kết nhóm chơi Chơi không làm ồn + Biết lấy cất đồ dùng đúng chỗ - Hát “Cháu thương chú bộ đội” - Cô giới thiệu chủ điểm nhánh mới: “Bé yêu chú bộ đội” Tiết 1: LĨNH VỰC : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài : TRÒ CHUYỆN VỀ CHÚ BỘ ĐỘI VÀ NGÀY 22/12 I/- YÊU CẦU: - Biết tên gọi, công việc, trang phục của các cô chú bộ đội Biết được đặc thù của công việc mà các cô chú bộ đội thường làm, là canh giữ biên giới hải đảo, nơi làm việc và đóng quân là doanh trại, các xưởng làm, khu tăng gia… - Biết được sự có mặt của các cô chú bộ đội đã đem lại sự bình yên cho xã hội - Rèn cho trẻ sự tập trung chú ý ghi nhớ có chủ định - Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý, kính trọng những người làm trong nghề bộ đội nói riêng và các nghề trong xã hội nói chung II/- CHUẨN BỊ: Tranh ảnh về các cô chú bộ đội, y tá quân y đang làm việc( Khám bệnh, tiêm, chăm sóc bệnh nhân) - Một số hình ảnh về những công việc và dụng cụ của bộ đội.( làm trong kho, khu bệnh xá, khu chăn nuôi, đang trồng rau, tập luyện… III/-TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, gây hứng thú - Cho trẻ hát bài “ Cháu thương chú bộ đội ” - - - Cháu hát và vận động cùng cô Bài hát vừa rồi nói về ai? - Chú bộ đội Vậy các con có yêu chú bộ đội không? Vì sao? - Có, vì… Các con ơi! Các chú bộ đội phải hành quân vất vã nhưng các chú vẫn vui vì đã bảo vệ cho đất nước được thanh bình, cho các con có sự yên vui học hành Ngành quân đội rất quan trọng đối với đất nước ta Thế các con có biết ngày thành lập quân đội 7 nhân dân vào ngày nào không? Muốn biết rõ thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé! HOẠT ĐỘNG 2: Cho trẻ xem tranh và trò chuyện về chú bộ đội - Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam là ngày gì nào? ( Đó là ngày 22/12) - Thế các con có biết tại sao lại có ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 này không? - Các con biết không, thời xưa lúc các con chưa chào đời thì đất nước ta bị bọn giặc Pháp, giặc Mĩ sang xâm chiếm Bọn chúng rất tàn ác, chúng đi đến đâu cũng đốt nhà, giết người, cướp của của nhân dân ta, tất cả mọi người đều sống trong đau khổ mất mác Lúc đó, các chú bộ đội, các cô du kích, các chú giải phóng quân đã vượt suối băng rừng, không quản ngại khó khăn gian khổ đã anh dũng hiên ngang, ngày đêm hành quân chiến đầu đánh đuổi giặc Pháp, giặc Mĩ ra khỏi bờ cõi đất nước ta, đem lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân đến ngày nay - Để ghi nhớ công ơn của các chú bộ đội, các cô du kích, các chú giải phóng quân cô Vũ Thùy Hương đã tả lại sự hành quân gian khổ của các chú bộ đội, các con đọc lại bài thơ đó cho cô nghe đi - Và để ghi nhớ công ơn của các cô, các chú bộ đội nên vào ngày 22/12 được chọn làm ngày thành lập “Quân đội nhân dân Việt Nam” - Các con đã nhìn thấy chú bộ đội bao giờ chưa? Nhìn thấy ở đâu? Hãy kể về chú bộ đội mà con nhìn thấy - Chú mặc quần áo màu gì? Trên áo còn có gì nữa? Các bạn nói rất đúng, cô đã được vào nơi làm việc của các cô chú bộ đội… Trong doanh trại các chú làm rất nhiều việc như là luyện tập, đi duyệt binh, trồng rau, nuôi cá… Ngoài ra, các chú còn giúp đỡ cho những người dân 8 - Trẻ tự trả lời - Trẻ tự trả lời - Trẻ lắng nghe cô… - Trẻ đọc thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” - Chú mặc quần áo màu xanh, trên áo có cài ngôi sao… - - - - - nghèo, những gia đình gặp khó khăn trong cuộc sống… Mấy năm nay ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta lại bị những phần tử xấu bên Trung Quốc qua phá rối Chúng đuổi tàu thuyền của bà con ngư dân đang đánh bắt xa bờ trên vùng biển của nước ta , lại còn cắt đứt dây cáp tàu Bình Minh 2 đang trên đường thăm dò trên biển Đông Chúng tìm đủ mọi cánh để tạo ra sự xung đột, tranh chấp trên 2 quần đảo này, thế nhưng các chú bộ đội hải quân của chúng ta đã rất khôn khéo giữ vững được sự hòa bình ổn định mà không cần phải sử dụng vũ khí đó các con Cho trẻ cùng nhìn lên màn hình nhé! Các bạn vừa được quan sát công việc trang phục của các cô chú bộ đội ở đơn vị, nơi đây là nơi để súng đạn phục vụ cho quân đội, nơi làm việc của các cô chú là kho, xưởng… Ngoài giờ làm việc ra các bạn còn thấy các cô chú bộ đội làm gì nữa không? ( Chơi thể thao, tăng gia chăn nuôi…) Không những chỉ có các cô chú bộ đội đóng quân mà các con đã biết, mà còn rất nhiều các chú bộ đội ở các binh chủng khác nhau, các bạn hãy xem thêm một số hình ảnh của các chú nhé.( mở rộng thêm cho trẻ một số hình ảnh về các binh chủng khác ; Hải quân, Không quân, Đặc công…) Các con biết không, hàng năm cứ đến ngày 22/12 cả nước ta lại tưng bừng chào đón ngày lễ trọng đại này với nhiều hội thi, phong trào được tổ chức… Và mỗi khi đến ngày này các chú rất vui mừng, hạnh phúc Các chú càng cầm chắc tay sung giữ yên bở cõi quê hương, cố gắn hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệu vụ của mình… Sau này lớn lên con sẽ làm nghề gì? Và sao con lại thích làm bộ đội? Nếu được làm bộ đội con thích làm bộ đội gì nè? Giáo dục trẻ yêu quý các cô chú bộ đội… 9 - Trẻ xem hình ảnh trên màn hình - Trẻ xem hình ảnh trên màn hình - Trẻ lắng nghe cô - Trẻ tự trả lời - Những ai muốn trở thành bộ đội cần phải có chiều cao và sức khỏe, học giỏi, có như vậy mới phục vụ được tổ quốc và nhân dân HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi “Đoán tên nghề qua động tác mô phỏng” - Cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”: - Cách chơi: Cho trẻ tìm tranh theo yêu cầu của cô và giơ lên - Đóng vai các chú bộ đội duyệt binh: “Làm chú bộ đội” HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc - Hôm nay các con tìm hiểu về ai? - Ngày 22/12 là ngày gì? - Tại sao mọi người lại chọn ngày 22/12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam? - Giáo dục: Ngành quân đội rất quan trọng đối với đất nước, nhân dân ta rất yêu quý Nhờ có sự hi sinh anh dũng bảo vệ đất nước của các chú mà chúng ta có được cuộc sống thanh bình - Vậy các con phải làm gì để xứng đáng với tấm lòng yêu thương cao cảc của các chú dành cho các con? - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô - Tìm hiểu về chú bộ đội và ngày 22/12… - Trẻ tự trả lời - Trẻ tự trả lời IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cho trẻ ra sân chơi làm chú bộ đội hành quân, đọc thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2012 LĨNH VỰC : PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Đề tài : VẬN ĐỘNG MÚA “CHÁU THƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI” NGHE HÁT: MÀU ÁO CHÚ BỘ ĐỘI TCAN: HÁT THEO HÌNH VẼ I/ YÊU CẦU - Cháu vận động kết hợp nhịp nhàng với lời của bài hát - Cháu nghe trọn vẹn bài hát cô hát cháu nghe 10 - Qua trò chơi “hát theo hình vẽ” giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ và phản xạ có chủ định II/ CHUẨN BỊ - Dạy trẻ tập múa trước - 1 số hình ảnh về cô giáo, bạn, chú bộ đội, Bác Hồ, tài xế ô tô… - Băng nhạc bài “Cháu thương chú bộ đội” “ Màu áo chu bộ đội” - Tích hợp: LQVH : thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Dạy vận động “ Múa”“Cháu thương chú bộ đội” nhạc và lời Hoàng Văn Yến - Cô cùng trẻ đọc bài thơ "Chú bộ đội hành quân trong mưa" - Ai là người cầm súng giữ yên quê nhà? - Chú bộ đội canh giữ ở đâu? - À, bộ đội là 1 ngành nghề trong xã hội được mọi người quý trọng Các chú bộ đội canh giữ ở ngoài đảo xa, xung quanh biển trời mênh mông, thiếu thốn rất nhiều thứ… - Đố các con vì sao chú bộ đội phải canh giữ đất trời? - Thế các con có yêu các chú không? - Hãy hát 1 bài hát thật hay nói về các chú bộ đội cho cô nghe nào? - Các con vừa hát bài gì? Nhạc và lời của ai?Để cho việc trình bày bài hát thêm phần sinh động chúng ta vừa hát vừa vận động nhé! - Ai giỏi lên vận động nào? - Cô mời 3-4 trẻ lên vận động tự do - Cô thấy các con bạn nào cũng hát và vận động rất hay Ngoài những cách vận động của các con cô thấy cách vận động “ Múa” rất hay, phù hợp với giai điệu bài hát này Vậy bây giờ các con xem cô vận động bài hát này nhé! - Cô vận động 1 lần, phân tích: + “Cháu thương chú bộ đội nơi rừng sâu 11 -Trẻ đọc thơ -Trẻ trả lời… -Trẻ nhắc lại tên bài và tên tác giả Cho trẻ lên vận động tự do -Trẻ xem cô làm mẫu biên giới”: Đưa tay phải sang bên phải, đưa tiếp tay trái sang trái, mắt nhìn theo tay + ‘Cháu thương chú bộ đội canh giữ ngoài đảo xa” Đưa tay về ôm chéo trước ngực, chân nhún vào chữ “xa” + “Cho chúng cháu ở nhà có mùa xuân nở hoa” Vỗ tay đá chéo chân 2 bên + ‘Cho tiếng hát hòa bình vang trời xanh quê ta” Giơ tay vẫy vẫy lên cao theo nhịp, kết hợp dậm chân - Cả lớp vận động theo lời bài hát cùng cô 1-2 lần - Tổ, nhóm, cá nhân vận động xen kẽ (cô chú ý sửa sai) - Cho cả lớp vận động lại và hỏi tên bài + tên tác giả + tên vận động HOẠT ĐỘNG 2: Nghe hát “ Cháu thương chú bộ đội” - Các con biết không công việc của các chú bộ đội rất vất vã, ngày cũng như đêm các chú thay nhau canh giữ đất trời quê hương để cho các con có cuộc sống thanh bình Con thấy các chú có thương con không? - Vậy các con sẽ làm gì để xứng đáng với lòng thương yêu của các chú? - Vì các chú bộ đội rất tốt bụng, nên có nhiều nhạc sĩ sáng tác ra nhiều bài hát về các chú Sau đây cô sẽ hát cho các con nghe 1 bài hát nói về chú bộ đội nữa nhé! -Cô hát lần 1 nêu nội dung: Bài hát nói lên sự vất vã, sự hi sinh niềm vui riêng của mình để làm tròn nhiệm vụ đối với quê hương đất nước của các chú bộ đội -Cô hát lần 2 minh họa, mở băng HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi “Hát theo hình vẽ” - Để thư giãn sau giờ học mệt mỏi, cô sẽ tổ chức 12 -Trẻ vận động -Tổ, nhóm, cá nhân vận động xen kẽ - Trẻ trả lời…… -……… - Trẻ ngồi nghe cô hát và xem cô minh họa, hưởng ứng cùng cô cho các con chơi một trò chơi đó là “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng” - Cho cháu nhắc lại cách chơi -Trẻ nhắc lại cách chơi - Cô bổ sung nếu cần -Cho trẻ chơi vài lần và nhận xét sau mỗi lần - Trẻ chơi 2,3 lần IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cho trẻ chơi “Uống đá chanh” Đến góc học tập xem tranh về chú bộ đội Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2012 Tiết 1: LĨNH VỰC : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài : THƠ: CHÚ BỘ ĐỘI HÀNH QUÂN TRONG MƯA I YÊU CẦU - Trẻ hứng thú đọc thơ Trẻ thuộc thơ và đọc lại bài thơ rõ ràng , không ngọng lắp - Trẻ biết được sự vất vả của cô giáo và các chú bộ đội qua lời bài thơ - Giáo dục trẻ biết quí trọng thầy cô và các chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc , bảo vệ hòa bình II CHUẨN BỊ - Bài giảng điện tử - Bảng, viết dạ bảng - Tích hợp: AN, MTXQ, TH III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Tập trung chú ý trẻ - Cho trẻ chơi trò chơi : “Trời mưa” -Trẻ chơi cùng cô - Các con ơi , trời mưa như vậy khi các con đi -Trẻ tự trả lời… mưa thì các con có bị ướt không? - Thế các con có bị lạnh không? - Các con ơi khi đi mưa các con thấy ướt và rất lạnh như thế Vậy mà các chú bộ đội của chúng ta ngày đêm hành quân dưới trời mưa rất to vậy mà các chú vẫn ung dung vui vẻ làm công việc của mình HOẠT ĐỘNG 2 : Cô đọc mẫu 13 - Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ lần 1 - Trẻ nghe cô đọc thơ - Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả? - Lần 2, kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa, nêu nội dung: - Nội dung: Bài thơ ca ngợi chú bộ đội trên đường hành quân tuy rất gian khổ nhưng vẫn hiên ngang không lùi bước HOẠT ĐỘNG 3 : Trích dẫn và đàm thoại làm ro nội dung bài (cô kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa nội dung) - Chú bộ đội hành quân ở đâu vậy? - … Mặt trận - À, đúng rồi! các chú bộ đội hành quân ra mặt trận đường đi rất xa, trời mưa to, gió lớn nhưng các chú vẫn không lùi bước “ Mưa rơi mưa rơi ……………… Còn dài còn dài” - Trời mưa to, gói rét, đêm - Chú bộ đội hành quân khi trời như thế nào? tối, đường trơn… - Các ngôi sao trên mũ chú trong đêm tối giống -… Giống như những ngọn đèn nhỏ soi đường hành như gì? quân - Thời tiết khắc nghiệt như thế, nhưng các chú - “Mưa rơi… chân dồ dập bước” vẫn hành quân như thế nào? - Các con biết không, các chú bộ đội phải đi trong đêm mưa gió, áo ướt làm cho các chú rất lạnh, đi trong đêm tối đường trơn trợt chỉ có ngôi sao trên mũ của các chú như ngọn đèn nhỏ tỏa sang trên đường hành quân “ Cho dù mưa rơi ………………… Chân dồn dập bước” - Bây giờ, cô mời lớp mình cùng đọc lại bai thơ -……… này cùng cô nhé! HOẠT ĐỘNG 4: Dạy trẻ đọc thơ - Cho trẻ đọc thơ cùng cô 1-2 lần (đọc liền mạch toàn bài) - Đọc xen kẽ theo tổ, nhóm dưới nhiều hình thức (cô chú ý sửa sai) - Cá nhân xung phong đọc thơ 14 - Trẻ đọc thơ cùng cô - Trẻ đọc thơ - Ai biết được tên bài thơ? Tên tác giả - Cô viết tên bài thơ lên bảng - Cô đọc, trẻ đọc - Mời trẻ gạch chân chữ cái đã học trong từ, lớp phát âm lại - Tên bài thơ có mấy tiếng? * Kết thúc: - Các con thấy các chú bộ đội phải hành quân vất vã để canh giữ, chiến đấu bảo vệ đất nước cho các con có cuộc sống yên lành Vậy các con nghĩ gì về các chú? - Các con sẽ làm được những gì để các chú vui lòng? - Vậy hôm nay trong giờ hoạt động góc các con hãy vẽ quà tặng các chú bộ đội nhân ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam sắp tới nhé! - “Chú bộ đội hành quân trong mưa”, sáng tác của Vũ Thùy Huơng - …… - Cháu gách chân chữ cái đã học trong từ và phát âm - 7 tiếng - Con rất thương các chú bộ đội - Trẻ tự trả lời… IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Tiết 1: LĨNH VỰC : PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài : AI NÉM XA HƠN VÀ CHẠY NHANH NHƯ CHÚ BỘ ĐỘI I/ YÊU CẦU: - Trẻ biết ném xa 2 tay, chạy nhanh 15 m, định được hướng để chạy - Phát triển tố chất mạnh , cơ tay, cơ chân - Biết tuân theo hiệu lệnh của cô II/ CHUẨN BỊ: - 2 túi cát, 1 số đồ dùng sản phẩm 1 số nghề để trên bàn x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 15 - Băng nhạc, máy casset - Sân rộng thoáng mát - Tích hợp: AN, LQVH, MTXQ III/TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Cháu đứng 3 hàng ngang, vận động bài “làm chú bộ đội” - Các con vừa làm gì thế? - Ai đã từng thấy chú bộ đội nè? Con thấy chú đang làm gì? - Các con có biết chú bộ đội ở đâu không? - Chú bộ đội ở nhiều nơi với nhiều binh chủng khác nhau, các con có biết đó là những binh chủng nào không? - Cô tóm ý trẻ Ngoài giờ làm việc ra các bạn còn thấy các cô chú bộ đội làm gì nữa không? - Vậy hôm nay chúng ta cũng sẽ tập luyện thể dục để tăng cường sức khỏe giống như chú bộ đội nhé! - Cô mở băng - Cho trẻ xếp thành 4 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 4 hàng ngang dãn cách đều.(Tập kết hợp với bài hát “lại đây múa hát cùng cô”) HOẠT ĐỐNG 2: Trọng động *Bài tập phát triển chung: - Tay vai 2: Đưa 2 tay ra phía trước, sang ngang ( 3x8) - Lưng bụng 5: Quay người sang bên ( tay sang ngang) (2x8) - Chân 1: Khuỵu gối (3x8) Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ tách 3 hàng thành 2 hàng ngang đối diện *Vận động cơ bản:“Ném xa bằng 2 tay, chạy nhanh 15m”: 16 - Cháu vận động cùng cô - ……… - Trẻ tự trả lời - Trẻ tự trả lời - Hải quân, Không quân, Đặc công… - Chơi thể thao, tăng gia chăn nuôi… - Cháu đọc bài thơ “xếp hàng” - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô - Trẻ tập theo cô - Ném xa bằng 2 tay Các con xem cô có gì nè? Ai biết cô dùng túi cát này để làm gì? Ai biết cách thực hiện lên thực hiện cho cô và các bạn xem nè? (mời 1-2 trẻ biết cách vận động lên hiện thử cho lớp xem) - Đố các con bạn vừa làm gì? - Cô làm mẫu 1 lần, kết hợp phân tích vận động: - TTCB: Cô đứng tự nhiên trước vạch chuẩn, 2 tay cầm túi cát Khi có hiệu lệnh 1 Bước chân rộng bằng vai, 1 tay cầm túi cát đưa lên đầu 2.Cẳng tay hơi gập ra sau, thân người hơi ngã về sau 3 Cô dùng sức của tay vai và thân người ném mạnh túi cát về trước để xem ai ném được xa hơn Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu) - Cô bao quát, động viên, sửa sai - Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại - Chạy nhanh 15m - Các con xem có gì đằng kia? - Con đoán xem cô sẽ cho các con tiếp tục làm gì? - Ai biết cách chạy nhanh như chú bộ đội lên thực hiện cho các bạn xem nào? - Đố các con bạn vừa làm gì? - 2 túi cát, lá cờ - (…) -Trẻ khá thực hiện cho bạn xem - “Ném xa bằng 2 tay” - Trẻ nhắc lại tên bài - Trẻ xem cô làm mẫu -Trẻ thực hiện - Lá cờ - ……… -Trẻ khá thực hiện cho bạn xem - “Chạy nhanh như chú bộ đội” - Trẻ nhắc lại tên bài - Trẻ xem cô làm mẫu - Cô làm mẫu 1 lần, kết hợp phân tích vận động: - TTCB: 1 Đứng chân trái trước, chân phải sau, tay trái đặt trước eo, tay phải đưa ra sau 2 Khuỵu gối về trước 3 Chạy nhanh như chú bô đội đến lá cờ, khi chạy đánh tay nhịp nhàng - Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu) - Cô bao quát, động viên, sửa sai - Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại -Trẻ thực hiện HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ chơi “uống nước chanh” - Trẻ chơi và đi nhe nhàng về chỗ ngồi 17 IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Cho trẻ hát: “Cháu yêu cô chú công nhân”- dẹp đồ dùng Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2012 Tiết : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài : NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT KHỐI VUÔNG, KHỐI CHỮ NHẬT I/ YÊU CẦU - Trẻ nhận biết phân biệt, gọi đúng tên khối vuông, khối chữ nhật - Nhận dạng được các khối qua đồ vật, đồ chơi - Phát triển óc sáng tạo nhanh nhẹn II/ CHUẨN BỊ - Hình ảnh khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật - Mô hình xây dựng ngôi nhà - Mỗi trẻ 1 rổ đựng: khối vuông, khối chữ nhật - 1 hình vuông to bằng 1 mặt của khối vuông, 3 hình chữ nhật có chiều rộng và dài như các mặt của hình chữ nhật - Một số đồ dùng, đồ chơi xung quanh lớp có dạng khối vuông, khối chữ nhật: Quả bóng, hộp sữa, cái hộp - Đất nặn, bảng con cho trẻ - Tích hợp: AN, MTXQ, TH III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Nhận biết khối vuông – khối chữ nhật - Cho cháu ngồi xung quanh cô hát bài: “Cháu thương chú bộ đội” - Các con vừa hát bài hát nói về ai ? - Các con đã từng đến doanh trại thăm chú bộ đội chưa? - Đố các con biết trong doanh trại chú thường làm gì? - Hôm nay cô dẫn các con đi tham quan doanh trại chú bộ đội, các con có thích không nè? - Đến nơi rồi, trong doanh trại có gì vậy các con? 18 - Cháu hát cùng cô - Chú bộ đội - (…) - Trẻ tự trả lời… - Trẻ đi tham quan cùng cô - Doanh trại bộ đội - Công trình này được xây dựng bằng những khối gì? HOẠT ĐỘNG 2: Phân biệt khối vuông- khối chữ nhật - Chú bộ đội thấy các con rất ngoan nên tặng mỗi bạn 1 cái rổ - Nhìn xem trong rổ các con có gì ? - Hôm nay chúng ta sẽ làm những chú công nhân xây dựng cho chú bộ đội những công trình vững chắc để tặng các chú nhé! Nhưng trước khi thực hiện các con hãy giúp cô làm việc này nhé! - Giúp cô! Giúp cô! - Cho cháu chơi “tìm khối” theo yêu cầu của cô Cách chơi: Cô nói tên khối – cháu chọn khối giơ lên, nói tên khối Chơi 2-3 lần - Khối vuông của con đâu? - Đếm xem khối vuông có bao nhiêu mặt? - Bây giờ con hãy đặt lên sàn nhà xem các mặt của khối vuông có đứng được không nhé! - Vì sao các mặt của khối vuông đều đứng được? - Hàng rào xây bằng các khối chữ nhật, cột nhà xây bằng khối vuông - Trẻ đi lấy đồ dùng, đọc thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” - Khối vuông, khối chữ nhật - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô -Trẻ tìm khối vuông giơ lên - …có 6 mặt - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô - Vì 6 mặt của khối vuông đều là mặt phẳng nên đứng được - Trẻ thực hiện - Bây giờ con hãy lấy hình vuông trong rổ ra ướm thử xem các mặt của khối vuông như thế nào với nhau - Các con thấy thế nào? -…có 6 mặt bằng nhau - À, đúng rồi khối vuông có 6 mặt đều là 6 hình vuông bằng nhau và bất kể khối hay đồ dùng nào có 6 mặt đều là 6 hình vuông bằng nhau đều gọi là khối vuông - Con hãy tìm quanh lớp những đồ dùng nào có dạng - Trẻ tìm giống khối vuông - Bây giờ con còn khối gì? Hình gì trong rổ? - Khối chữ nhật, hình chữ nhật - Con đếm xem khối chữ nhật có bao nhiêu mặt? - …có 6 mặt…đều là hình - Con lấy hình chữ nhật ra ướm thử xem các mặt của chữ nhật khối chữ nhật như thế nào nhé! - Trẻ thực hiện - Các mặt của khối chữ nhật có bằng nhau không? - …không bằng nhau 19 Mà nó như thế nào? - À, khối chữ nhật chỉ có 2 mặt đối diện bằng nhau thôi, còn các mặt kề nhau thì không bằng nhau - Các mặt của khối chữ nhật có đứng được không? - Con tìm quanh lớp mình xem có đồ dùng nào giống khối chữ nhật - Ngoài khối chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật ra, con xem cô có gì nữa nè? - Con thấy khối chữ nhật này có gì khác biệt ? - Cô đố, cô đố! Con thử quan sát 2 khối này có điểm nào giống và khác nhau? + Khối vuông – khối chữ nhật có gì giống nhau? +Khối vuông – khối chữ nhật có gì khác nhau? Cô tóm ý HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Chơi “Tìm đồ dùng đồ chơi có dạng khối vừa hoc” - Chơi “ Chú công nhân tài giỏi” Cách chơi: Cô cho trẻ chia làm 3 nhóm theo tổ, cháu lấy các khối vừa học xây nên 1 công trình theo ý thích của trẻ để tặng cho các chú bộ đội, thời gian thi là 1 bài hát - Cô nhận xét, công bố kết quả - Được - Trẻ tìm - Khối chữ nhật đặc biệt - Có 2 mặt là hình vuông - Đều có 6 mặt, đứng được - Khối vuông có 6 mặt là hình vuông – Khối chữ nhật có 6 mặt là hình chữ nhật… - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Cho cháu đi đến góc nghệ thuật nặn khối vuông, khối chữ nhật - Đến góc xây dựng xây công trình mà trẻ thích Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2012 Tiết : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài : VẼ QUÀ TẶNG CHÚ BỘ ĐỘI (ĐT) I/ YÊU CẦU - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ quà tặng chú bộ đội - Biết phối hợp nguyên vật liệu và phối màu để tạo ra sản phẩm đẹp - Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình với các chú bộ đội qua tranh vẽ biểu tượng đội quân như: Xe tăng , cờ hoa , hình ảnh về chú bộ đội , doanh trại… 20 II/ CHUAÅN BÒ - Vật liệu , giấy vẽ … - Tranh gợi ý treo ở góc lớp III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, gây hứng thú - Cho lớp vậy động cùng cô bài “Cháu thương chú bộ đội” - Bạn nào biết gì về chú bộ đội ? - Chú bộ đội làm nhiệm vụ gì ? - Các con ơi ! hôm nay là ngày 21/12, mai là đến ngày 22 -12 Vậy bạn nào biết gì về ngày 22 -12 - Các con bạn nào cũng biết về chú bộ đội vậy ai biết chú bộ đội chú mặc trang phục màu gì? - Chú dùng đến những quân trang nào? - Bộ đội gồm những bộ đội bộ binh nào ? HOẠT ĐỔNG CỦA TRẺ - Cháu vận động cùng cô - Trẻ tự trả lời -……… - Màu xanh, trắng… - Quần áo, nón, giày, súng, ba lô,… - Hải quân, Không quân, Đặc công… - Chú bộ đội bộ binh làm nhiệm vụ ở đâu? Các chú bộ đội rất dũng cảm và gan dạ không sợ nguy hiểm xung phong chiến đấu bảo vệ tổ quốc Đã đến ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam các con hãy nghỉ xem mình sẽ tặng chú bộ đội những món quà gì nha? - Để thể hiện tấm lòng biết ơn của mình đối với các chú bộ đội vậy các con hãy vẽ những món quà thật đẹp để tặng chú đi nào - Trẻ tự trả lời… - Con sẽ vẽ quà gì tặng chú bộ đội nè? - Con vẽ như thế nào? - Trẻ tự trả lời… - Bạn nào có ý tưởng vẽ gì nữa ? - Thế bạn vẽ như thế nào? - Con sẽ trang trí hình ảnh đó ra sao? - Nhìn xem ! nhìn xem ! - Trẻ tự trả lời… - Cô có tranh gì vẽ tặng chú bộ đội đây? - Cô vẽ (…) như thế nào? Nó có dạng hình gì? Cô dùng kĩ năng gì để vẽ? 21 - Cô tóm ý, nhắc nhở trẻ: Khi vẽ xong con nhớ vẽ vào giữa bức tranh, tô màu cho đều, tô không lem ra ngoài thì bức tranh mới đẹp nhé! - Con ngồi vẽ như thế nào? Cầm bút bằng tay nào và cầm bằng mấy ngón tay? - Cô tuyên bố hội thi được bắt đầu HOẠT ĐỘNG 2: Trẻ vẽ - Trẻ vẽ, cô bao quát Gợi ý, giúp đỡ những trẻ -Trẻ vẽ còn lúng túng - Cô mở băng HOẠT ĐỘNG 3:Triễn làm tranh - Trẻ mang sản phẩm treo lên giá cho cả lớp xem chung - Cô mời vài cháu, gợi cho trẻ quan sát và tự - Trẻ xem sản phẩm nhận xét tranh Hỏi trẻ thích bức tranh nào? - Nhận xét tranh của bạn Vì sao? - Cô nhận xét tranh của trẻ IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cho cháu trưng bày tranh và đến góc nghệ thuật biểu diễn lại những bài hát nói về chú bộ đội NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN: - Cho trẻ nêu gương cuối ngày xong Cho trẻ nêu gương cuối tuần: Trẻ hát “ cả tuần đều ngoan’ Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần Cô nhìn vào bình cờ đọc tên những trẻ có từ 3- 5 cờ đứng lên, cô phát phiếu bé ngoaan Cả lớp hoan hô Cô động viên các cháu ngoan luôn ngoan để được khen Nhắc nhở các cháu chưa ngoan cố gắng ngoan hơn để lần sau được khen Hết giờ cô thu hoa lại, dán vào sổ bé ngoan cho cháu KÝ DUYỆT TUẦN 15 Trả trẻ …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… 22 …………………………………………………………… …………………………………………………………… 23 24 ... biết đội ? - Chú đội làm nhiệm vụ ? - Các ! hôm ngày 21/12, mai đến ngày 22 -12 Vậy bạn biết ngày 22 -12 - Các bạn biết đội biết đội mặc trang phục màu gì? - Chú dùng đến quân trang nào? - Bộ đội. .. thương đội? ?? nhạc lời Hồng Văn Yến - Cơ trẻ đọc thơ "Chú đội hành quân mưa" - Ai người cầm súng giữ yên quê nhà? - Chú đội canh giữ đâu? - À, đội ngành nghề xã hội người quý trọng Các đội canh... có chủ định II/ CHU? ??N BỊ - Dạy trẻ tập múa trước - số hình ảnh giáo, bạn, đội, Bác Hồ, tài xế ô tô… - Băng nhạc “Cháu thương đội? ?? “ Màu áo chu đội? ?? - Tích hợp: LQVH : thơ ? ?Chú đội hành quân mưa”

Ngày đăng: 04/05/2018, 20:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan