1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Địa 8

11 290 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 175,5 KB

Nội dung

Giáo án Địa8 Ph©n phèi ch¬ng tr×nh ®Þa lý 8 Số tiết Tên bài dạy Số tiết Tên bài dạy 1 Vị trí địa lý, địa hình khoáng sản Châu Á 27 Bài 23 2 Khí hậu Châu Á 28 Bài 24 3 Sông ngòi, cảnh quan Châu Á 29 Bài 25 4 Thực hành: phân tích hoàn lưu gió mùa Châu Á 30 Bài 26 5 Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á 31 Bài 27 6 Thực hành: đọc và phân tích lược đồ 32 Ôn tập 7 Ôn tập 33 Kiểm tra 1 tiết 8 Kiểm tra 1 tiết 34 Bài 28 9 Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội Châu Á 35 Bài 29 10 Tình hình phát triển kinh tế xã hội Châu Á 36 Bài 30 11 Khu vực Tây Nam Á 37 Bài 31 12 Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á 38 Bài 32 13 Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á 39 Bài 33 14 Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á 40 Bài 34 15 Tình hình phát triển kinh tế khu vực Đông Á 41 Bài 35 16 Ôn tập 42 Bài 36 17 Kiểm tra học kì I 43 Bài 37 18 Bài 14 44 Bài 38 19 Bài 15 45 Bài 39 20 Bài 16 46 Bài 40 21 Bài 17 47 Bài 41 22 Bài 18 48 Bài 42 23 Bài 19 49 Bài 43 24 Bài 20 50 Bài 44 25 Bài 21 51 Ôn tập học kì II 26 Bài 22 52 Kiểm tra học kỳ II - 1 - Giáo án Địa8 TUẦN 1. TIẾT 1: vÞ trÝ dÞa lý - ®Þa h×nh kho¸ng s¶n ch©u ¸ Ngày soạn Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học: Học sinh cần hiểu rõ : - Đặc điểm vị trí địa lý , kích thước , đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á. - Củng cố phát triển kỹ năng đọc , phân tích , so sánh các yếu tố địa lý trên bản đồ tự nhiên - Phát triển tư duy địa lý , giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yêu tố tự nhiên. II. Chuẩn bị: - Thày : bản đồ vị trí địa lý châu Á trên địa cầu , bản đồ tự nhiên châu Á - Trò : học bài , tranh ảnh về các dạng địa hình châu Á III. Tiến trình lên lớp ; 1. Ổn định tổ chức : Vắng : 2. Kiểm tra bài cũ ( kết hợp khi giảng bài mới ) 3. Bài mới : Vào bài : - Chúng ta đã cùng tìm hiểu thiên nhiên , kinh tế- xã hội châu Phi, châu Mỹ, châu Nam cực, châu Đại Dương, và châu Âu, qua chương trình địa lý 7 - Sang phần I địa8 ta sẽ tìm hiểu thiên nhiên, con người châu Á, châu lục rộng lớn, có lịch sử phát triển lâu đời nhất mà cũng là “quê hương của chúng ta”, bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu (vị trí địa lý…) Hoạt động của thày và trò Ghi bảng Hoạt động 1: ? Điểm cực bắc, cực nam và phần đất liền của Châu Á nằm trên những vĩ độ địa lý nào ? Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục nào ? ? Nơi rộng nhất của Châu Á theo chiều Bắc- Nam, Đông- Tây? Dài bao nhiêu km ? Điều đó có ý nghĩa gì? Về diện tích lãnh thổ của châu Á ? ? Dựa vào s.g.k cho biết diện tích của Châu Á là bao nhiêu? Hãy so sánh với diện tích của một số châu lục đã học và cho nhận xét I. Vị trí địa lý và kích thướccủa châu Á - Châu Á là một châu lục rộng lớn nhất thế giới. + Diện tích: 44,5 triệu km 2 (Kể cả đảo) + Vĩ độ: 77 o 44’B tới 1 o 10’B - Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương - Phía Nam giáp Ấn Độ Dương - Phía Tây giáp Châu Âu, Châu Phi - 2 - Giáo án Địa8 - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả - Học sinh khác bổ xung ? - Thày chỉ trên bản đồ và chuẩn xác kiên thức (Nơi rộng nhất theo chiều Đông- Tây là 9200 Km, chiều Bắc- Nam là 8500km) - Diện tích Châu Á bằng 1/3 diện tích đất nổi trên Trái Đất, gấp rưỡi Châu Phi và gấp 4 lần Châu Âu - Giáo viên bố xung + Điểm cực bắc: Mũi Sêliux + Điểm cực nam: Mũi Piai 1 o 10’B (nam bán đảo Ma lắc ca) + Điểm cực tây: Mũi Bala 26 o 10’Đ (Tây bán đảo Tiếu Á) + Điểm cực đông: 169 o 40’T (giáp Cobering) - Chuyển ý Hoạt Động 2: (Học sinh làm việc theo nhóm, cặp) - Yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ (sơn nguyên) cuối sgk ? Dựa vào hình 12 hãy: + Tìm đọc tên các dãy núi chính? Phân bố? + Tìm đọc tên các sơn nguyên chính? Phân bố? + Tìm đọc tên các đồng bằng lớn? Phân bố? + Cho biết các sông chính cháy trên các đồng bằng đó? + Hãy xác định hướng chính của các núi? Nhận xét sự phân bố các núi, sơn nguyên, đồng bằng trên bề mặt lãnh thổ? - Giáo viên chuẩn xác kiến thức trên bản đồ sau khi nhóm trình bày + Hãy cho nhận xét chung về đặc điểm địa hình Châu Á? - Hệ thống địa hình, hướng và sự phân bố - Giáo viên cần phân tích so lược tính chất chia cắt bề mặt địa hình Châu Á - Giáo viên tham khảo phụ lục: Khắc sâu biếu tượng Địa hình Châu Á (giới thiệu tranh ảnh hoặc mô tả, có thể yêu cầu học sinh kể - Phía Đông giáp Thái Bình Dương II. Đặc điểm địa hình và khoáng sản 1. Đặc điểm địa hình - Nhiều hệ thống núi và cao nguyên cao, đồ sộ nhất thế giới. Tập trung chủ yếu ở trung tâm lục địa theo 2 hướng Đông- Tây và Bắc- Nam - Những đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa - 3 - Giáo án Địa8 những hiểu biết về dãy Himalaya và đỉnh Everet Hoạt Động 3 (Cá nhân) ? Dựa vào hình 1.2 cho biết: + Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào? + Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở những khu vực nào? (Tây Nam Á và Đông Nam Á) ? Cho biết nhận xét của em về đặc điểm khoáng sản Châu Á? - Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ nhau làm địa hình bị chia cắt phức tạp 2. Đặc điểm khoáng sản - Châu Á có nguốn khoáng sản phong phú - Quan trọng nhất là: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom và kim loại màu 4.Củng cố: a.Yêu cầu học sinh lên bảng dung bản đồ tự nhiên Châu Á xác định: - Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của Châu Á? Châu Á kéo dài trên khoảng bap nhiêu vĩ độ? - Xác định nơi lãnh thổ rộng lớn? - Châu Á tiếp giáp với những đại dương nào? - Châu Á tiếp giáp với những châu lục nào? b. Phát phiếu học tập cho học sinh điền vào ô trống các kiến thức cho đúng Các dạng địa hình chính Tên Phân Bố Dãy núi cao chính Sơn nguyên chính Đồng bằng rộng lớn 5. Hướng dẫn học bài ở nhà. Tìm hiếu vị trí địa lý, địa hình Châu Á ảnh hưởng tới khí hậu như thế nào? IV. Rút Kinh Nghiệm ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Ngày….tháng….năm 2007 Ban Giám Hiệu - 4 - Giáo án Địa8 TUẦN 2. TIẾT 2: khÝ hËu ch©u ¸ Ngày soạn Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học: - Học sinh cần nắm được tính đa dạng, phức tạp của khí hậu Châu Á và giải thích được vì sao Châu Á có nhiều đới khí hậu và nhiều kiểu khí hậu - Hiểu rõ đặc điểm các kiểu khí hậu chính của Châu Á - Nâng cao kĩ năng phân tích biểu đồ khí hậu. Xác định trân bản đồ sự phân bố các đới và các kiểu khí hậu - Xác lập các mối quan hệ giữa khí hậu với vị trí, kích thước, địa hình, biển - Mô tả được đặc điểm khí hậu II. Chuẩn bị của thày và trò - Thày: nghiên cứu soạn bài, tranh lược đồ các đới khí hậu Châu Á, các biểu đồ khí hậu, biểu đồ tự nhiên và bản đồ Châu Á - Trò: Học bài III. Tiến trình lên lớp 1. Ốn định tổ chức: Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu đặc điểm vị trí địa lý, kích thước lánh thổ Châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu ? Địa hình Châu Á có gì nổi bật 3. Bài mới Hoạt động của thày và trò Ghi bảng Hoạt động 1 - Quan sát hình 2.1 cho biết: + Dọc theo kinh tuyến 80 o Đ, từ vùng cực tới xích đạo có những đới khí hậu nào? + Mỗi đới khí hậu nằm ở vĩ độ bao nhiêu? - Đại diện nhóm trả lời, bổ xung - Thày chuẩn xác kiến thức ? Tại sao Châu Á phân hóa thành nhiều đới khí hậu khác nhau ? Dựa vào hình 2.1 và bản đồ tự nhiên Châu Á cho biết: + Trong đới khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới có những đới khí hậu nào? Đới nào phân hóa nhiều kiểu nhất? + Xác định các khí hậu thay đổi từ vùng duyên hải vào nội địa? + Tại sao khí hậu Châu Á có sự phân hóa I. Khí hậu Châu Á phân hóa rất đa dạng - Do lãnh thổ trải dài từ vòng cực cho đến xích đạo nên Châu Á có nhiều đới khí hậu - Ở mỗi đới khí hậu thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau, tùy theo vị trí gần hay xa biển, địa hình cao hay thấp - 5 - Giáo án Địa8 thành nhiều kiểu? (Do kích thước lãnh thổ, đặc điểm địa hình, ảnh hưởng của biển…) + Theo hình 2.1 có đới khí hậu nào không phân hóa thành các kiểu khí hậu? Tại sao? Hoạt động 2 (Theo nhóm) ? Dựa vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của YanGun (Mianma), Eriat (Ả rập xê út), U-Lan-Ba-to, kết hợp với kiến thức đã học hãy: + Xác định những địa điểm trên nằm trong các kiểu khí hậu nào? + Nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa? Giải thích? - Giáo viên cho đại diện nhóm trình bày, bổ xung (Thày chuẩn xác kiến thức theo bảng phụ) - Thày kết luận mở rộng ? Dùng bản đồ tự nhiên Châu Á, kết hợp với hình 2.1 xác định rõ khu vực phân bố 2 kiểu khí hậu chính: Kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa) - Liên hệ Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? ? Thuộc kiểu khí hậu gì ? Nêu đặc điểm chung của kiểu khí hậu lục địa ? Nơi phân bố lớn II. Hai kiểu khí hậu phổ biến của Châu Á a. Khí hậu gió mùa - Một năm có 2 mùa: + Mùa đông: khô, lạnh, ít mưa + Mùa hè: nóng ẩm, mưa nhiều - Phân bố: + Gió mùa cận nhiệt và ôn đới Đông Á b. Kiểu khí hậu lục địa - Đặc điểm: + Mùa đông khô, rất lạnh + Mùa hè khô, rất nóng + Biên độ nhiệt quanh năm rất lớn, cảnh quan hoang mạc phát triển - Phân bố: + Chiếm diện tích lớn vùng nội địa và Tây Nam Á 4. Củng cố - Dán băng giấy ghi các đới khí hậu, kiểu khí hậu và bản đồ câm Châu Á - Nguyên nhân chính của sự phân hóa phức tạp của khí hậu Châu Á? - Vì sao Châu Á có nhiều núi và cao nguyên đồ sộ, cao nhất, đồng bằng rộng lớn nhất? 5. Hướng dấn học bài ở nhà - Học sinh học kĩ bài và làm bài tập 3 sách giáo khoa IV. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Ngày….tháng….năm 2007 Ban Giám Hiệu - 6 - Giáo án Địa8 TUẦN 3. TIẾT 3: S«ng ngßi vµ c¶nh quan ch©u ¸ Ngày soạn Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học: Học sinh cần nắm được: - Mạng lưới sông ngòi Châu Á khá phát triến và có nhiều hệ thống sông lớn - Đặc điểm một số hệ thống sông lớn và giải thích được nguyên nhân - Sự phân hóa đa dạng của các cảnh quan và nguyên nhân của sự phân hóa đó - Thuận lợi và khó khăn của tự nhiên Châu Á - Biết sử dụng bản đồ để tìm đặc điểm sông ngòi và cảnh quan Châu Á - Xác định trên bản đồ vị trí cảnh quan tự nhiên và các hệ thống sông lớn - Xác đụng mối quan hệ giữa khí hậu, địa hình với sông ngòi và cảnh quan tự nhiên II. Chuẩn bị Thày: Bản đồ tự nhiên Châu Á, bản đồ cảnh quan tự nhiên Châu Á Trò: Học bài, tranh ảnh về các cảnh quan tự nhiên Châu Á III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ + Châu Á có những đới khí hậu nào? Xác định giới hạn của các đới khí hậu trên bản đồ? + Trình bày sự phân hóa phức tạp của đới khí hậu cận nhiệt? Giải thích? 3. Bài mới Hoạt động của thày và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Cặp/ nhóm - Dựa vào bản đồ tự nhiên Châu Á, nêu nhận xét chung về mạng lưới và sự phân bố của sông ngòi Châu Á - Dựa vào hình 2.1 cho biết: + Tên các con sông lớn của khu vực Bắc Á, Đông Á, Tây Nam Á? + Chúng bắt nguồn từ nơi nào? Đổ vào biển và đại dương nào? - Dựa vào bản đồ tự nhiên Châu Á và kiến thức đã học cho biết: + Đặc điểm mạng lưới sông ngòi ở 3 khu vực trên? + Sự phân bố sông ngòi ở mỗi khu vực? + Chế mạng lưới ở các khu vực trên? Giải thích nguyên nhân I. Đặc điểm sông ngòi Châu Á - Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển nhưng phân bố không đều, chế độ nước phức tạp - Có 3 hệ thống sông lớn: + Bắc Á: mạng lưới dày, mùa đông đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan + Tây Á và Trung Á: Nguồn cung cấp nước cho sông là nước băng tan, nước ít dần về hạ luu + Đông Á và Đông Nam Á: - 7 - Giáo án Địa8 - Gọi 2, 3 đại diện nhóm lên trả lời, nhóm khác bổ xung - Dùng bản đồ treo tường chuẩn xác kết quả - Cần nhấn mạnh sự ảnh hưởng của địa hình, khí hậu với sông ngòi của từng khu vực - Chú ý: + Xác định các hồ lớn nước mặn, nước ngọt của Châu Á trên bản đò treo tường + Nêu giá trị kinh tế của sông ngòi và hồ Châu Á? + Giới thiệu một số nhà máy thủy điện lớn của khu vực Bắc Á + Liên hệ giá tri lớn của sông ngòi, hồ Việt Nam Hoạt động 2: Theo nhóm Mỗi nhóm thảo luận những nội dung sau: - Dựa vào hình 3.1 cho biết: + Châu Á có những đới cảnh quan tự nhiên nào? + Dọc kinh tuyến 80 0 Đ tính từ bắc trở xuống có những đới cảnh quan nào? + Nêu tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và khu vực lục địa khô? + Nêu tên các cảnh quan thuộc đới khí hậu ôn đới cận nhiệt, nhiệt đới? - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Xác định cảnh quan trên bản đồ treo tường - Thày chuẩn xác kiến thức, nhấn mạnh: Sự phân hóa cảnh quan từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây chịu ảnh hưởng của thay đổi khí hậu từ ven biển vào nội địa, thay đổi theo vĩ độ Hoạt động 3: Cá nhân - Dựa vào vốn hiểu biết và bản đồ tự nhiên Châu Á, cho biết những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và sản xuất? - Địa hình rất khó khăn, giao thông, xây dựng… -Khí hậu nhiều biến động thất thường, động đất, núi lửa, bão lụt xảy ra nhiều Có nhiều sông, sông nhiều nước, nước lên xuống theo mùa - Sông ngòi và hồ Châu Á có giá trị lớn trong sản xuất, đời sống văn hóa du lích Việt Nam II. Các đới cảnh quan tự nhiên - Do địa hình và khí hậu đa dạng nên cảnh quan Châu Á rất da dạng - Cảnh quan tự nhiên khu vực gió mùa và vùng lục địa khô chiếm diện tích lớn - Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở Xibia - Rừng cận nhiệt đới ẩm có nhiều ở đông Trung Quốc, Đông Á, Đông Nam Á III. Những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên Châu Á a. Thuận lợi - Tài nguyên phong phú và có trữ lượng lớn b. Khó khăn - Địa hình núi cao hiểm trở - Khí hậu khắc nghiệt - Thiên tai bất thường - 8 - Giáo án Địa8 4. Củng cố - Học sinh làm bài tập số 3 sách giáo khoa 5. Hướng dẫn học ở nhà - Ôn lại kiến thức lớp 7 (Môi trường, nhiệt độ, gió mùa) - Hướng gió - Tính chất, nguyên nhân hình thành của gió mùa đông, hạ IV. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Ngày….tháng….năm 2007 Ban Giám Hiệu - 9 - Giáo án Địa8 TUẦN 4. TIẾT 4: Thùc hµnh: ph©n tÝch hoµn lu giã mïa ch©u ¸ Ngày soạn Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học Qua bài học này học sinh hiểu được: - Nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió mùa Châu Á - Tìm hiểu nội dung loại bản đồ mới: Bản đồ phân bố khí áp và gió - Nắm được kĩ năng đọc, phân tích sự thay đổi hướng gió và khí áp trên bản đồ II. Chuẩn bị - Thày: Bản đồ Châu Á, 2 lược đồ phân bố khí áp và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ của Châu Á - Trò: học bài III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ - Châu Á phổ biến là kiểu khí hậu gì? Nêu đặc điểm và địa bàn phân bố của các kiểu khí hậu đó - Khí hậu và địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới sông ngòi Châu Á? 3. Bài mới Hoạt động của thày và trò Nội dung - Thày giao nhiệm vụ bài thực hành - Tìm hiểu phân tích, xác định được sự biểu hiện khí áp và hướng gió trên bản đồ + Sự thay đổi khí áp và thời tiết theo mùa trong khu vực gió mùa rất đặc biệt ở Châu Á - Học sinh quan sát bản đồ khí hậu Châu Á - Giới thiệu khái quát các khối khí + Đọc tên các khối khí thống trị ở Châu Á? - Giới thiệu lược đồ hình 4.1 và 4.2 + Những yếu tố khí hậu nào được thể hiện trên lược đồ - Giáo viên giải thích: + Trung tâm khí áp là gì? + Đường đẳng áp là gì? + Ý nghĩa của các số thể hiện trên đường đẳng áp I. Nhiệm vụ bài thực hành II. Tiến hành a. Phân tích hướng gió về mùa đông b. Phân tích hướng gió về mùa hạ Mùa Khu vực Hướng chính Thổi Mùa đông Đông Á Nam Á Đông Nam Á Mùa hạ Đông Á Nam Á Đông Nam Á - 10 - [...]...Giáo án Địa8 - Các nhóm thảo luận trong 5’ theo nội dung sau: + Xác định và đọc tên các trung tâm áp thấp và áp cao + Xác định các hướng gió chính theo khu vực vào mùa đông - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác . Giáo án Địa lý 8 Ph©n phèi ch¬ng tr×nh ®Þa lý 8 Số tiết Tên bài dạy Số tiết Tên bài dạy 1 Vị trí địa lý, địa hình khoáng sản Châu Á. 17 Kiểm tra học kì I 43 Bài 37 18 Bài 14 44 Bài 38 19 Bài 15 45 Bài 39 20 Bài 16 46 Bài 40 21 Bài 17 47 Bài 41 22 Bài 18 48 Bài 42 23 Bài 19 49 Bài 43 24

Ngày đăng: 03/08/2013, 01:26

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w