Bỏ qua lực cản của không khí.. a Tính vận tốc của viên đá lúc chạm đất?. b Ở độ cao nào thì thế năng bằng 1/4 lần động năng của nó?. Câu 9: 1,0 điểm Đồ thị bên cho biết một chu trình biế
Trang 1p (atm)
V(l)
1,5
(2)
O 3,6
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2016-2017 TRƯỜNG TH-THCS-THPT CHU VĂN AN MÔN: VẬT LÝ – KHỐI: 10
Ngày kiểm tra: 04/05/2017
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: (1,0 điểm) Thế năng đàn hồi là gì ? Viết biểu thức và cho biết ý nghĩa, đơn vị của các đại
lượng trong biểu thức ?
Câu 2: (1,5 điểm) Viết phương trình trạng thái của khí lý tưởng ? Từ đó suy ra hệ thức trong các
đẳng quá trình của chất khí và nêu rõ mối quan hệ giữa các thông số trạng thái trong các đẳng quá trình ?
Câu 3: (2,0 điểm)
a) Phát biểu và viết công thức nở dài của vật rắn, cho biết tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức ?
b) Một thanh thép có chiều dài 40 m ở 100C Tính độ nở dài của thanh khi nhiệt độ tăng đến 450C
? Biết hệ số nở dài của thanh thép α = 12.10-6 K-1
Câu 4: (0,5 điểm) Tại sao giữa hai thanh ray của đường sắt người ta phải để một khe hở ?
Câu 5: (1,0 điểm) Một viên đạn có khối lượng 35 g bay ra khỏi nòng súng với vận tốc 700 m/s.
Tính động lượng và động năng của viên đạn?
Câu 6: (1,0 điểm) Một lượng khí ở nhiệt độ t1 = 270C có thể tích V1 = 400 cm3 và áp suất
p1 = 1,5 atm Nén khối khí đến nhiệt độ t2 = 3270C thì thể tích khí bị nén xuống còn
V2 = 100 cm3 Tính áp suất p2?
Câu 7: (1,0 điểm) Người ta tác dụng một lực F = 800 N để nén khí trong một xi lanh Khí bị nén
lại một đoạn 10 cm Tính nhiệt lượng khí trao đổi với môi trường biết nội năng của khí tăng 20J ?
Câu 8: (1,0 điểm) Một viên đá nặng 300 g được ném thẳng đứng xuống với vận tốc 5 m/s từ
điểm A cách mặt đất 2,8 m Lấy g = 10 m/s2 Bỏ qua lực cản của không khí
a) Tính vận tốc của viên đá lúc chạm đất ?
b) Ở độ cao nào thì thế năng bằng 1/4 lần động năng của nó?
Câu 9: (1,0 điểm) Đồ thị bên cho biết một chu trình biến đổi trạng
thái của một khối khí lí tưởng, biểu diễn trong hệ tọa độ (p,V)
a) Cho biết tên các quá trình biến đổi trạng thái 1→ → →2 3 1?
b) Biết t3 - t1 = 3850C
- Tính t1, t2, t3 ?
- Biểu diễn chu trình biến đổi này trong hệ tọa độ (p,T)?
.………… HẾT…………
GIÁM THỊ COI THI KHÔNG GIẢI THÍCH GÌ THÊM
HỌ VÀ TÊN HS: SỐ BÁO DANH
Trang 2
Trường TiH-THCS-THPT Chu Văn An
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: VẬT LÝ – KHỐI: 10
1
(1,0 điểm)
Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi
Công thức: W t(đh) = k 2
Trong đó: k là độ cứng của lò xo (N/m)
là độ biến dạng của lò xo (m)
Wt(đh) là thế năng đàn hồi của vật (J)
0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
2
(1,5 điểm)
Phương trình trạng thái: 1 1 2 2
p V p V
T = T
=> Quá trình đẳng nhiệt: p V1 1 = p V2 2, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích
=> Quá trình đẳng tích: 1 2
1 2
T = T , áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối
=> Quá trình đẳng áp: 1 2
1 2
T =T , thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối
0,75 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm
3
( 2,0 điểm)
a) Phát biểu: Độ nở dài của vật rắn tỉ lệ thuận với độ tăng nhiệt độ và độ dài ban
đầu của vật đó
∆l = l 0 α .∆t
Trong đó: α (anpha) là hệ số nở dài của chất cấu tạo nên vật (K-1)
∆l là độ nở dài của vật (m)
l 0 là chiều dài ban đầu của vật (m)
∆t là độ biến thiên nhiệt độ (0C)
b) Thay số và tính đúng ∆l = l 0 α .∆t = 40.12.10-6.(45 – 10) = 0,0168 (m)
0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm 0,5 điểm
4
(0,5 điểm)
- Tại vì khi trời nắng nóng, nhiệt độ tăng thì các thanh ray sẽ bị giãn nở vì nhiệt
Để các thanh ray không bị uốn cong do sự giãn nở vì nhiệt thì giữa 2 thanh ray
người ta phải để 1 khe hở
0,5 điểm
5
(1,0 điểm)
- Động lượng: p = mv = 24,5 kg.m/s
- Động năng: 1 2
W 2
d = mv = 8575 J
0,5 điểm 0,5 điểm
6
(1,0 điểm)
Ta có: 1 1 2 2
1 2
p V p V
T = T
2.100 1,5.400
p
2 12
⇔ =
0,25 điểm
0,5 điểm 0,25 điểm
7
(1,0 điểm)
Công: A = F.s = 800.0,1 = 80 (J)
Ta có: ∆ = +U A Q
20 = 80 + Q → Q = - 60 (J)
Vậy: Nhiệt lượng khí truyền ra ngoài môi trường là 60 J
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
Trang 3(1,0 điểm)
A = mv A +mgz A = + = J
- Gọi B là vị trí vật chạm đất (zB = 0)
- Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng: WA=WB
2 1
12,15 0,3
2 v B
⇔v B =9 /m s
b) Gọi C là vị trí vật có WtC = 1/4.WđC => WđC = 4 WtC
Ta có: WC = WđC + WtC = 4 WtC + WtC = 5 WtC = 5.mgzC
- Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng: WA=WC
12,15 5mgz C
⇔z C =0,81m
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
9
(1,0 điểm)
a)
-(1) đến (2): Đẳng tích
-(2) đến (3): Đẳng nhiệt
-(3) đến (1): Đẳng áp
b)
- Theo đề bài: t3 – t1 = 375 → T3 – T1 = 385 (1)
Mặt khác: (3) đến (1) là quá trình đẳng áp nên ta có:
1
1 3
3
T
V T
V =
↔ V1.T3 – V3.T1 = 0
↔ 2,5T3 – 6T1 = 0 (2)
Từ (1) và (2) suy ra: T3 = 660K; T1 = 275K
Từ đó xác định được: t1 = 20C, t2 = t3 = 3870C
- Vẽ lại trong hệ tọa độ (p, T)
0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm
Lưu ý: - Nếu HS làm theo cách khác mà cách làm đúng thì vẫn được trọn điểm của câu hỏi.
- Thiếu hoặc sai mỗi 2 đơn vị bị trừ 0,25 điểm
p (atm)
T(K) 1,5
3,6
O 275 660
(2)