1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

luan vaĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANGn

107 175 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 3,82 MB

Nội dung

- Đã thu thập và phân tích dữ liệu, thông tin minh chứng rõ sự hiện diện và ảnh hưởng của BĐKH đến tỉnh Tuyên Quang. - Đã tổng quan về BĐKH và tác động của BĐKH đếnTNN ở trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó lựa chọn hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu phù hợp cho tỉnh Tuyên Quang. - Đã sử dụng mô hình Mike Nam để tính toán lưu lượng nước đến năm 2050 trên các lưu vực sông chảy qua tỉnh Tuyên Quang theo kịch bản B2, từ đó đánh giá sự thay đổi tài nguyên nước mặt tại tỉnh Tuyên Quang dưới tác động của BĐKH. - So sánh lượng nước tại sông chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang với nhu cầu sử dụng nước cho cây lúa và cho sinh hoạt, từ đó thấy rằng, trong bối cảnh BĐKH hiện nay, TNN tự nhiên ở tỉnh Tuyên Quang vẫn đáp ứng được nhu cầu nước cho cây lúa và cho sinh hoạt đến giai đoạn năm 2050. Tuy nhiên, đây mới chỉ là hai lĩnh vực dùng nước chính ngoài ra còn các nhu cầu nước khác chưa được để cập. Do đó, ngay từ bây giờ các sở ban ngành của tỉnh Tuyên Quang cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp cũng như các chính sách phù hợp để từng bước thích ứng với tình hình BĐKH đang ngày càng diễn biến phức tạp. - Từ các kết quả nghiên cứu, tính toán và đánh giá, đề xuất các giải pháp, bảo đảm nguồn nước ở Tuyên Quang trong điều kiện BĐKH.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SAU ĐẠI HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SAU ĐẠI HỌC

-

ĐINH THỊ HIỀN

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành : BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Trọng Thuận

Ngô Trọng Thuận

HÀ NỘI, 2015

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH SÁCH CÁC BẢNG 2

DANH SÁCH CÁC HÌNH 3

LỜI CẢM ƠN 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 6

MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 10

1.1 MỘT VÀI KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 10

1.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC 10

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH TUYÊN QUANG 17

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA TỈNH TUYÊN QUANG 17

2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH TUYÊN QUANG 27

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC 36

3.1 BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI, VIỆT NAM VÀ TỈNH TUYÊN QUANG 36

3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC 57

3.4 ĐỊNH HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ CẤP NƯỚC 86

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 94

Trang 4

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2-1 Nhiệt độ trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất các tháng tại các trạm 20

Bảng 2-2 Độ ẩm trung bình tháng, năm tại các trạm ở tỉnh Tuyên Quang 21

Bảng 2-3 Tốc độ gió trung bình tháng, năm tại trạm Tuyên Quang 21

Bảng 2-4 Tổng số giờ nắng trung bình các tháng, năm tại trạm Tuyên Quang 22

Bảng 2-5 Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng, năm tại các trạm giai đoạn 1961-2014 22

Bảng 2-6 Phân phối lượng mưa trung bình nhiều năm tại các trạm 23

Bảng 2-7 Đặc trưng hình thái lưu vực sông [32] 25

Bảng 2-8 Lưu lượng trung bình năm của một số trạm thủy văn 27

Bảng 2-9 Qui mô tốc độ tăng trưởng GDP 2006 – 2010 [34] 28

Bảng 2-10 Tổng sản phẩm GDP bình quân đầu người [34] 28

Bảng 2-11 Diện tích một số cây trồng chính tại Tuyên Quang [20] 28

Bảng 2-12 Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính tại Tuyên Quang [20] 31

Bảng 2-13 Hiện trạng phát triển chăn nuôi tại tỉnh Tuyên Quang [20] 32

Bảng 2-14 Các chỉ tiêu thống kê ngành thủy sản qua các năm của 33

Bảng 2-15 Biến động lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tại tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009 – 2012.[8] 34

Bảng 3-1 Nhiệt độ trung bình năm và các mùa trong năm tại 3 trạm Chiêm Hóa, Hàm Yên, Tuyên Quang từ 1980 đến 2014 (o C) 39

Bảng 3-2 Lượng mưa năm và lượng mưa các mùa trong năm tại 3 trạm Chiêm Hóa, Hàm Yên, Tuyên Quang từ 1961 đến 2014 (mm) 42

Bảng 3-3 Mức tăng nhiệt độ trung bình mùa, năm (°C) tại các trạm qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 – 1999 ứng với các kịch bản A2, B2, B1 52

Bảng 3-4 Mức thay đổi của lượng mưa (%) tại trạm Chiêm Hóa, Hàm Yên, Tuyên Quang qua các thời kỳ theo các kịch bản A2, B2, B1 54

Bảng 3-5: Sự thay đổi của lượng mưa (mm) tại trạm Chiêm Hóa, Hàm Yên, Tuyên Quang qua các thời kỳ theo các kịch bản A2, B2, B1 55

Bảng 3-6: Danh sách các trạm khí tượng sử dụng trong mô hình NAM 60

Bảng 3-7: Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thông qua chỉ số NASH 67

Bảng 3-8: Bảng giá trị các thông số mô hình NAM sau khi kiểm định 67

Bảng 3-9: Lưu lượng trung bình tháng, năm các thời kỳ kịch bản A2, B2, B1 68

Bảng 3-10: Lưu lượng trung bình tháng, mùa lũ các thời kỳ kịch bản A2, B1 và B2 70

Bảng 3-11: Lưu lượng trung bình tháng, mùa cạn các thời kỳ kịch bản 72

Bảng 3-12: Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Tuyên Quang thời kỳ nền 76

Bảng 3-13: Mức tăng nhiệt độ trung bình các mùa tại trạm Tuyên Quang (o C) 76

Bảng 3-14: Nhiệt độ trung bình các tháng (dự tính) trong các năm tại 77

Bảng 3-15: ET0 từng tháng, năm tại trạm Tuyên Quang (mm) 77

Bảng 3-16: Giá trị ET0 đã hiệu chỉnh tại trạm Tuyên Quang (mm) 77

Bảng 3-17: Trị số kc cho cây lúa nước ở Bắc Bộ 78

Bảng 3-18 Giá trị ETc cho cây lúa nước ở Bắc Bộ (mm) 78

Bảng 3-19: Thời vụ của hai nhóm lúa chính vụ 78

Bảng 3-20 Tổng nhu cầu nước trong vụ xuân và mùa trong các thời kỳ 79

Bảng 3-21: Nhu cầu nước sinh hoạt tháng, năm của tỉnh Tuyên Quang 81

Bảng 3-22: Đánh giá sự đảm bảo nhu cầu nước dùng cho cây lúa và sinh hoạt theo kịch bản B2 83

Trang 5

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2-1: Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang [34] 17

Hình 3-1: Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu 36

Hình 3-2 Diễn biến lượng mưa năm ở các vùng khác nhau trên thế giới 37

Hình 3-3 Xu thế biến động mực nước biển tại các trạm trên toàn cầu 37

Hình 3-4: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm tại 3 trạm Chiêm Hóa, Hàm Yên, 41

Hình 3-5: Sự thay đổi lượng mưa trung bình năm tại 3 trạm Chiêm Hóa, Hàm Yên, Tuyên Quang thời kỳ 1980 – 2014 45

Hình 3-6: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (°C) vào cuối thế kỷ 21 theo 49

Hình 3-7: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm Hình 3-8: Mức tăng nhiệt độ trung bình

(oC) vào cuối thế kỷ 21 năm (oC) vào cuối thế kỷ 21 theo 49 Hình 3-9: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào giữa (a) và cuối thế kỷ 21 (b) theo kịch bản phát thải thấp B1 50

Hình 3-10: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào giữa (a) và cuối thế kỷ 21 (b) theo kịch bản phát thải trung bình B2 51

Hình 3-11: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào giữa (a) và cuối thế kỷ 21 (b) 51

Hình 3-12: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (°C) tại các trạm qua các thập kỷ của thế kỷ 21 ứng với các kịch bản A2, B2, B1 53

Hình 3-13: Sự thay đổi của lượng mưa năm (mm) tại các trạm qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ nền 1980 - 1999 ứng với các kịch bản A2, B2, B1 56

Hình 3-14: Sơ đồ khối đánh giá tác động của BĐKH đến TNN 57

Hình 3-15: Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn lưu vực sông Lô– Gâm 61

Hình 3-16: Sơ đồ quá trình hiệu chỉnh bộ thông số mô hình 62

Hình 3-17: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Bảo Yên 63

Hình 3-18: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Chiêm Hóa 63

Hình 3-19: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Đạo Đức 63

Hình 3-20: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Hàm Yên 64

Hình 3-21: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Ghềnh Gà 64

Hình 3-22: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Vụ Quang 64

Hình 3-23: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Bảo Yên 65

Hình 3-24: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Chiêm Hóa 65

Hình 3-25: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Đạo Đức 65

Hình 3-26: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Hàm Yên 66

Hình 3-27: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Ghềnh Gà 66

Hình 3-28: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Vụ Quang 66

Hình 3-29 Xu thế lưu lượng trung bình năm tại các trạm chính trên lưu vực 69

Hình 3-30: Xu thế lưu lượng mùa lũ tại các trạm chính trên lưu vực 71

Hình 3-31: Xu thế lưu lượng mùa cạn tại các trạm chính trên lưu vực 73

Hình 3-32: Phân phối ET0 trong năm tại trạm Tuyên Quang 77

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới

sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Ngô Trọng Thuận, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Tác giả

Đinh Thị Hiền

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ “Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” đã được hoàn thành tại khoa Sau đại hoc – Đại học Quốc gia Hà Nội tháng 10 năm 2015 Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn

bè và gia đình

Đầu tiên tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Ngô Trọng Thuận đã trực tiếp hướng dân và giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn

Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị đang làm việc tại Trung tâm Tư vấn Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu – Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đã hỗ trợ chuyên môn, thu thập tài liệu liên quan để có thể hoàn thành được luận văn

Bên cạnh đó tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Sau đại học – Đại học Quốc gia Hà Nội và toàn thể các thầy cô giáo đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập cũng như khi thực hiện luận văn

Trong khuôn khổ của một luận văn, do thời gian cũng như điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các đồng nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, tháng 12 năm 2015

Tác giả

Đinh Thị Hiền

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

1 ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian

Development Bank)

3 COP Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu

6 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic

Product)

7 IPCC Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu

(Intergovernmental Panel on Climate Change)

8 KH KTTV&MT Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

15 UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (United

Nations Development Programme)

16 UNFCCC Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi

khí hậu

Meteorological Organization)

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên phức tạp và là thách thức lớn trong bối cảnh hiện nay trên toàn cầu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan xuất hiện ở nhiều khu vực trên thế giới Mực nước biển trung bình trên toàn cầu tiếp tục tăng và trở thành mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 đến 0,7°C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam Ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu đến khí hậu Việt Nam ngày càng rõ rệt, từ nửa cuối thế kỷ 20, đặc biệt giai đoạn 1991 – 2000 đến nay với xu hướng chung là nhiệt độ tăng lên ở tất cả các vùng, thiên tai như bão, lũ, hạn hán, tố lốc, sạt lở đất tăng lên ở cường độ và cả

về tần suất xuất hiện Theo như tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3°C và mực nước biển có thể dâng 1m vào năm 2100 [6]

Một trong những lĩnh vực chịu tác động nghiêm trọng của BĐKH là tài nguyên

nước Luật Tài nguyên nước số 17//2012/QH13 quy định, Tài nguyên nước bao gồm

nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa

xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Chính vì vậy, mà BĐKH tác động đến nguồn TNN sẽ gây

nên những hậu quả bất lợi đối với con người và các hệ sinh thái Theo Ban Liên chính phủ về BĐKH [48] vào giữa thế kỷ 21, do BĐKH, dòng chảy năm trung bình của các sông suối sẽ tăng lên ở các khu vực vĩ độ cao và một vài khu vực nhiệt đới ẩm, nhưng giảm ở một số khu vực nằm ở vĩ độ vừa và khu vực nhiệt đới khô Chính vì vậy, các nhà hoạch định chính sách, quy hoạch và quản lý TNN cần liên kết với các ngành liên quan khác để đưa ra các biện pháp thích ứng hiệu quả với BĐKH trong lĩnh vực TNN Tuyên Quang là tỉnh có nguồn TNN phong phú, mạng lưới sông ngòi dày, bảo đảm cấp nước phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân địa phương, nhưng lượng mưa phân bố không đồng đều trên địa bàn toàn tỉnh và các tháng trong năm, mùa khô có lượng mưa rất nhỏ gây ra hiện tượng hạn hán thiếu nước Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, Tuyên Quang cũng là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng

do BĐKH gây ra Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn “Đánh giác tác

động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”

nhằm đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến nguồn TNN ở Tuyên Quang, làm cơ sở cho việc định hướng các biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra đối với TNN trên địa bàn tỉnh, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, trước hết là sản xuất nông nghiệp

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá tác động của BĐKH đến TNN mặt trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

- Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến nhu cầu sử dụng nước cho một vài hoạt động KT - XH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Trang 10

- Định hướng các biện pháp thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực TNN ở Tuyên Quang

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Tài nguyên nước mặt (nước mưa và nước trong sông) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

+ Nhu cầu sử dụng nước chỉ xét đến hai lĩnh vực là sản xuất nông nghiệp (cây lúa) và sinh hoạt của người dân

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi thời gian: Sử dụng thời gian nền từ năm 1980 – 1999 làm cơ sở để đánh giá tác động của BĐKH đến TNN của tỉnh Tuyên Quang Sử dụng số liệu khí tượng thủy văn đến năm 2014

+ Phạm vi không gian: Bao gồm toàn bộ hệ thống sông ngòi ở Tuyên Quang nhưng tập trung vào 2 hệ thống sông chính là sông Gâm, sông Lô

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp tài liệu:

+ Thu thập, tổng hợp các số liệu khí tượng thủy văn và số liệu sử dụng nước trong nông nghiệp (cây lúa) và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu và mục đích nghiên cứu + Chỉnh lý, các số liệu tính toán, các đặc trưng trung bình để đánh giá chế độ khí hậu, thủy văn – TNN trên phạm vi tỉnh Tuyên Quang

- Phương pháp mô hình toán thủy văn: Sử dụng mô hình toán thủy văn - thủy lực

để tính toán xác định sự thay đổi của TNN và nhu cầu sử dụng nước của các hoạt động

Trong luận văn đã sử dụng 3 phương pháp tiếp cận chính sau:

- Tiếp cận theo lãnh thổ: Phân tích đánh giá TNN trên một đơn vị lãnh thổ cụ thể, được lựa chọn trong nghiên cứu là các LVS Các LVS nhánh hợp thành một LVS lớn hơn

- Tiếp cận hệ thống: Xem xét các LVS là một hệ thống để phân tích quan hệ của các thông tin vào và thông tin ra của hệ thống; trong đó, các thông tin về điều kiện khí tượng (nhiệt độ, lượng mưa….), và điều kiện lưu vực (độ lớn, độ dốc, lớp phủ thực vật….) là thông tin vào (hàm vào của hệ thống) và lượng dòng chảy mặt tại các điểm

ra của LVS là thông tin ra (hàm ra của hệ thống)

Trang 11

- Tiếp cận nhân quả: Phân tích sự thay đổi TNN mặt và nhu cầu nước ở tỉnh Tuyên Quang là kết quả của BĐKH, trong đó hai yếu tố chính được đề cập là nhiệt độ

và lượng mưa

6 GIỚI THIỆU VỀ KẾT CẤU LUẬN VĂN

Luận văn bao gồm các nội dung chính sau:

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu biến đổi khí hậu trên Thế giới và Việt Nam

Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang

Chương 3: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt và nhu cầu sử dụng nước

Kết luận và Kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN

THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1 MỘT VÀI KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Biến đổi khí hậu, [48] là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn BĐKH

có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển

Kịch bản BĐKH, [48] là bức tranh toàn cảnh của khí hậu trong tương lai dựa trên một tập hợp các mối quan hệ khí hậu, được xây dựng để sử dụng trong nghiên cứu những hậu quả của BĐKH do con người gây ra và thường được dùng như là đầu vào cho các quy mô đánh giá tác động

Tính dễ bị tổn thương [41]: là mức độ BĐKH có thể gây tổn hại hay bất lợi cho

hệ thống; khi đó tính dễ bị tổn thương không chỉ phụ thuộc vào độ nhạy của hệ thống

mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của cộng đồng với điều kiện khí hậu mới Ứng phó với BĐKH [41]: là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH Như vậy, ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính là thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc KT – XH đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính

Xây dựng năng lực trong bối cảnh BĐKH [12]: là quá trình phát triển các kỹ năng công nghệ và những năng lực thể chế ở các nước đang phát triển và các nền kinh

tế chuyển đổi để giúp họ có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực: thích ứng, giảm nhẹ

và nghiên cứu về BĐKH, nhằm thực hiện Công ước khung của LHQ về BĐKH và Nghị định thư Kyoto

Đánh giá tác động của BĐKH [42]: là nghiên cứu xác định các ảnh hưởng của BĐKH đến môi trường và các hoạt động KT - XH của địa phương Ngoài các ảnh hưởng bất lợi còn có thể có các ảnh hưởng có lợi Đánh giá tác động của BĐKH cũng bao gồm việc xác định và đánh giá các giải pháp thích ứng với BĐKH

1.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC

1.2.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Vấn đề BĐKH đã được nhà khoa học người Thụy Điển SvanteArrhenius, đề cập đến lần đầu tiên vào năm 1896 Đến cuối thập niên 1980, khi nhiệt độ bắt đầu tăng lên, hiện tượng nóng lên toàn cầu được các nhà khoa học bắt đầu quan tâm nhiều hơn Năm

1988, Ban Liên Chính phủ về BĐKH của LHQ (IPCC) ra đời đã đánh dấu bước quan trọng về nhận thức và hành động của toàn thế giới trước thảm họa BĐKH toàn cầu

Trang 13

Các báo cáo của IPCC là cơ sở cho các hội nghị toàn cầu về BĐKH như Hội nghị Thượng đỉnh của LHQ về Môi trường và Phát triển ở RiodeJaneiro, 1992; Hội nghị các bên nước tham gia Công ước khung của LHQ về BĐKH (từ COP 1 đến COP 18)

và của các Hiệp ước quốc tế như UNFCCC, Nghị định thư Kyoto, hiệp ước Copenhagen

Một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về tác động của BĐKH đến TNN như: Báo cáo của IPCC lần thứ 4 đã nêu rõ tác động tiềm tàng của BĐKH đến nguồn nước được coi là nghiêm trọng nhất, trước hết là gia tăng căng thẳng về nước [44] Các lớp băng tan ở Châu Á đang tan nhanh hơn trong những năm gần đây, đặc biệt là lớp băng Zerafshan, Abranov và các lớp băng khác trên cao nguyên Tây Tạng Băng tan được dự báo sẽ làm gia tăng lũ lụt, trượt lở đất và ảnh hưởng bất lợi đến các nguồn TNN trong 2-3 thập kỷ, ảnh hưởng đến người dân có điều kiện sản xuất sinh hoạt phụ thuộc vào nguồn nước từ băng tan

Nghiên cứu về tác động của BĐKH trên dòng chảy ở lưu vực thượng sông Mississippi [49] cho thấy, có sự gia tăng các sự kiện mưa lớn bất thường và 21% lượng mưa sẽ gia tăng thêm vào mùa mưa (trong đó bao gồm dòng chảy bề mặt tăng 51%, còn lại là lượng tăng do tuyết và nước ngầm) Báo cáo phân tích xu hướng khí hậu thủy văn của sông Hoàng Hà trong nửa thế kỷ qua cho thấy kết quả rõ ràng của BĐKH; (1) dòng chảy của LVS đã suy giảm; (2) LVS đã trở nên ấm áp hơn với một sự gia tăng đáng kể trong nhiệt độ tối thiểu so với trung bình và nhiệt độ tối đa, (3) không thay đổi đáng kể trong xu hướng lượng mưa đã được quan sát

Ông Jean Henry Laboyrie dựa vào những biện pháp thích ứng với BĐKH ở Hà Lan để ứng phó và thích ứng với BĐKH, đã đề xuất xây dựng hệ thống công trình chống lũ dọc bờ biển và cải tạo hệ thống đê Báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á ,1992 [2] về đánh giá giữa chi phí kinh tế và lợi ích của các hành động thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH của 5 nước Indonesia, Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam, trong đó đặc biệt nhấn mạnh “BĐKH đã, đang và sẽ tác động đến các điều kiện tự nhiên và nhiều lĩnh vực KT - XH trong vùng Đông Nam Á, trong

đó có TNN cả về lượng và chất” Một số các công trình nghiên cứu về đánh giá tác động của BĐKH đến TNN, dòng chảy và LVS ở khu vực Đông Nam Á cho thấy: BĐKH có tác động lớn đến sự thay đổi TNN của khu vực, gây ra sự biến đổi của chu trình thủy văn, khiến hạn hán và ngập lụt gia tăng, tạo ra áp lực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Các nghiên cứu của WB [1], đã đánh giá và dự báo sâu về tác động của NBD đối với nông nghiệp Trong báo cáo cũng nêu rõ, nếu nước biển dâng 1m, vùng Nam Á sẽ mất đi 0,29% diện tích đất tự nhiên; 0,11% diện tích đất nông nghiệp và 0,55% GDP Nhưng trên thực tế, có lẽ thiệt hại sẽ lớn hơn gấp nhiều lần nếu bao gồm cả các hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ lụt và hạn hán

Theo các báo cáo của WMO [3], hàng năm thế giới đã đầu tư cho việc giảm nhẹ thiên tai khoảng 50.000 tỷ USD Một số năm gần đây, thiệt hại về kinh tế rất lớn do thiên tai, có năm mất đến 440 tỷ USD WMO đã xác nhận thiên tai ngày càng tăng, thiệt hại do thiên tai gây ra lớn gấp 2 -3 lần so với động đất

Trang 14

IPCC [48] đã triển khai dự án “Biến đổi khí hậu trong các lưu vực sông đối chứng ” – ADAPT, nhằm xây dựng chiến lược thích ứng với BĐKH cho các lĩnh vực TNN, lương thực và môi trường; 7 lưu vực sông được lựa chọn là : Mê Công (vùng Đông Nam Châu Á), Rhine (Tây Châu Âu), Sacramento (Mỹ), Sry Darya (Trung Á), Volta (Cohana), Walawwe (Sri Lanka) và Zayandeh (Iran) Dự án đã xây dựng được khung thích ứng với BĐKH cho quản lý TNN với 5 vấn đề chính: (1) Xây dựng được kịch bản thích ứng với BĐKH cho LVS, như phát triển KT – XH, dự báo BĐKH, dao động khí hậu trong LVS; (2) Lựa chọn mô hình có khả năng mô phỏng thủy văn và sản xuất lương thực trên phạm vi lưu vực hay đồng ruộng (3) Đánh giá tác động của BĐKH và dao động khí hậu đến quản lý TNN bằng cách so sánh giữa kết quả mô phỏng trong tương lai với giai đoạn nền đồng thời xem xét về môi trường và an ninh lương thực; (4) Xác định các chiến lược thích ứng cho các nhà quản lý TNN; (5) Đánh giá hiệu quả chiến lược thích ứng

Những nghiên cứu trên đều khẳng định: “BĐKH đã, đang và sẽ tác động đến các điều kiện tự nhiên và nhiều lĩnh vực KT - XH” [43], đặc biệt TNN Biến đổi của chu trình thủy văn khiến hạn hán và ngập lụt gia tăng, gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1.2.2 Những nghiên cứu trên thế giới liên quan đến Việt Nam

Những nghiên cứu về BĐKH mà những đánh giá liên quan đến Việt Nam có rất nhiều, một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến bao gồm:

Ngân hàng Phát triển Châu Á [43] đã xếp Việt Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL, nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thương cao do tác động của BĐKH và NBD Hiệp định khung về BĐKH của LHQ [57] đã dẫn chứng “Thông báo đầu tiên của Việt Nam về BĐKH” cho biết, trong suốt 30 năm vừa qua, mực nước quan trắc dọc theo bờ biển Việt Nam có dấu hiệu gia tăng

Reiner và các cộng sự [54] đã công bố một nghiên cứu trên mô hình toán thủy lực, phỏng đoán diễn biến ngập lụt ở Đồng bằng sông Mekong trong thời gian từ tháng VIII đến tháng XI với kịch bản mực nước biển dâng 20cm và 50cm

Nicholls và Lowe [51] trong nghiên cứu của mình chỉ ra rằng, khi mực NBD cao 40cm, số nạn nhân của lũ trên thế giới hiện nay là 13 triệu người sẽ tăng lên 94 triệu người Khoảng 25 triệu người trong số đó sống ở vùng Đông Nam Á

Ban Liên Chính phủ về BĐKH [48] qua phân tích và phỏng đoán các tác động của NBD đã xác định ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm nguy cơ bị ảnh hưởng do BĐKH là vùng hạ lưu sông Mekong (Việt Nam), sông Ganges-Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai cập) Chương trình phát triển của LHQ – [55] đánh giá:

“ khi nước biển tăng lên 1 m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn lúa và 10% thu nhập quốc nội ĐBSCL sẽ có khoảng 2 triệu ha nằm dưới mực nước biển”

Dasgupta và các cộng sự [45] đã công bố một nghiên cứu chính sách do Ngân hàng Thế giới (WB) xuất bản, xếp Việt Nam nằm trong 5 nhóm quốc gia chịu ảnh hưởng cao nhất do BĐKH Tại Việt Nam, hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu

Trang 15

Long chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Khi NBD cao 1m, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên; 10,8% dân số; 10,2% GDP; 10,9% vùng đô thị; 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng Rủi ro ở ĐBSCL bao gồm cả hạn hán và lũ lụt

sẽ gia tăng với các trận mưa có cường độ cao và các ngày hạn kéo dài

Hanh và Furukawa [47] dựa vào những ghi nhận tại các trạm đo thủy triều ở Việt Nam để kết luận về những bằng chứng về sự dâng lên của mực nước biển: trung bình mỗi năm mực nước biển ở Việt Nam đã tăng trong khoảng 1,75 – 2,56 mm

Năm 2009, Trung tâm START vùng Đông Nam Á (ĐH Chulalongkorn, Thái Lan) và Viện nghiên cứu BĐKH – ĐH Cần Thơ đã phối hợp chạy mô hình khí hậu vùng PRECIS với kịch bản A2 và B2, dựa vào chuỗi số liệu khí hậu giai đoạn 1980 –

2000 để dự tính tình hình BĐKH giai đoạn 2030 – 2040 cho khu vực ĐBSCL [56]

1.2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam đã được tiến hành từ những thập niên 90 của thế kỷ XX Năm 1992, các nhà khoa học đã thực hiện và công bố báo cáo “BĐKH và tác động của chúng ở Việt Nam”

Những công trình đầu tiên của các nhà khoa học trong giai đoạn tiếp cận với lĩnh vực BĐKH hầu hết đều nghiên cứu về các biểu hiện của BĐKH, kịch bản của BĐKH, tác động của BĐKH có liên quan đến TNN với quy mô trên toàn lãnh thổ Việt Nam Ngày 02/12/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 158/2008/QĐ-TTg phê duyệt [4] “Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH” Kể từ đó nhiều hoạt động nghiên cứu, ứng dụng đã được triển khai Một số cơ quan, ban ngành phụ trách về vấn đề BĐKH cũng đã được thành lập nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH và tác động của nó Một vài dự án cũng đã được triển khai nhằm đánh giá tác động của BĐKH và tăng cường năng lực ứng phó của cộng đồng trước những tác động của BĐKH

Dự án “Đánh giá tính dễ bị tổn thương của dải ven bờ Việt Nam” [24] do Tổng cục Khí tượng Thủy văn thực hiện với sự trợ giúp của Chính phủ Hà Lan đã đánh giá tính dễ bị tổn thương của toàn bộ dải ven bờ Việt Nam dưới tác động của mực NBD và phác thảo các bước đầu tiên cho việc quản lý tổng hợp dải ven bờ Việt Nam

Hướng tiếp cận mới của thế giới về BĐKH là nghiên cứu các biện pháp thích ứng, thích nghi với sự thay đổi của khí hậu trên phạm vi toàn cầu và khu vực, địa phương, trong đó nhấn mạnh đến sự tham gia của cộng đồng mà đặc biệt là những người dân nghèo – những người dễ bị tổn thương nhất đối với BĐKH Theo hướng nghiên cứu này, có những dự án đáng chú ý sau:

Dự án “Nghiên cứu tác động của BĐKH ở lưu vực sông Hương và chính sách

thích nghi ở huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế’’ [37] do Viện KHKTTV&MT,

thực hiện năm 2008 với sự tài trợ của chương trình hỗ trợ nghiên cứu khí hậu Hà Lan (NCAP) Thông qua đánh giá tác động của BĐKH và tính dễ bị tổn thương của các ngành KT-XH, sinh kế và môi trường tự nhiên trong lưu vực, dựa trên quan điểm quản

lý tổng hợp, dự án đã đề xuất và thực hiện các biện pháp thích nghi với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai, duy trì và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, quản lý bền vững TNN,

Trang 16

giảm khả năng bị tổn thương, cải thiện sinh kế cho người dân và chất lượng môi trường thiên nhiên

Dự án “Lợi ích thích nghi BĐKH từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, đồng bộ

với phát triển nông thôn”[38] do Viện KHKTTV&MT thực hiện năm 2008 với sự tài

trợ của DANIDA Đan Mạch Dự án đã xác định được lợi ích của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ để thích nghi với BĐKH đối với phát triển nông thôn và kiến nghị các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và đời sống của người dân do các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ gây ra, đặc biệt đối với những người nghèo

Dự án “Tác động của NBD và các biện pháp thích ứng ở Việt Nam” (2008-2009)

[39], do Viện KTTVMT thực hiện với sự tài trợ của DANIDA - Đan Mạch Dự án tập trung đánh giá các tác động của NBD do BĐKH ở Việt Nam,và đề xuất các biện pháp thích ứng; nâng cao nhận thức cộng đồng về các phương pháp ứng phó với thiên tai do BĐKH và NBD gây ra

Một số dự án được thực hiện dựa trên cơ sở áp dụng phương pháp mô hình toán thủy văn thủy lực như:

Dự án “Tác động của BĐKH lên TNN và các biện pháp thích ứng” do Viện

KHKTTV&MT thực hiện năm 2011 [40], tập trung nghiên cứu trong phạm vi các LVS chính ở Việt Nam: bao gồm lưu vực sông Hồng - Thái Bình; lưu vực sông Đồng Nai; lưu vực sông Cả - sông Thu Bồn; sông Ba và ĐBSCL Dự án đã sử dụng mô hình thủy văn – thủy lực để đánh giá thay đổi dòng chảy tự nhiên; mô hình cân bằng sử dụng nước để đánh giá thay đổi sử dụng nước, điện năng ; mô hình thủy động lực đánh gía thay đổi ngập lụt và xâm nhập mặn, từ đó đánh giá mức độ tổn thương, rủi ro và đề xuất các biện pháp thích ứng cho từng LVS cụ thể Dự án đã cung cấp những thông tin

cơ bản về tác động của BĐKH đến TNN của Việt Nam cho “Thông báo quốc gia lần thứ 2 cho UNFCCC’’ Kết quả thu được của dự án là tiền đề quan trọng để đánh giá xu thế biến đổi TNN của quốc gia trong tương lai dưới tác động của BĐKH, cung cấp cơ

sở khoa học cho các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo

Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến sự biến đổi TNN ở ĐBSCL” do

Trần Hồng Thái thực hiện năm 2013 [25] Đề tài cũng đã sử dụng các mô hình toán thủy văn - thủy lực, xây dựng các kịch bản đánh giá tác động của BĐKH đến TNN ở ĐBSCL; Xác định được khả năng đảm bảo nguồn nước đối với sự phát triển bền vững

ở ĐBSCL, phòng tránh lũ lụt cho các giai đoạn đến năm 2050 và đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH, phục vụ khai thác và sử dụng hợp lý TNN ở ĐBSCL

Ngoài ra, trong “Dự án Đánh giá ngành nước” của Cục Quản lý TNN có báo cáo

về thực trạng suy giảm nguồn nước ở hạ lưu các LVS và những vấn đề đặt ra đối với quản lý [9] Bên cạnh đó còn có các dự án và công trình khác như: BĐKH và tác động đến Việt Nam [16]; Tác động của BĐKH đến TNN ở Việt Nam [26]; Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững

KT - XH ở Việt Nam [15]; Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến biến động TNN và vấn đề ngập lụt lưu vực các sông Nhuệ, sông Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội [14];

Trang 17

BĐKH và tác động của BĐKH đến Việt Nam [27] Các công trình này đã đóng góp phần quan trọng vào nhiệm vụ nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH, góp phần tích cực cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng các chương trình và kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ở các cấp, ngành liên quan

Một số kết quả tổng hợp trên cho thấy, ở Việt Nam các nghiên cứu về vấn đề BĐKH có liên quan đến TNN đã và đang ngày càng được chú trọng nhiều hơn cả về quy mô và mức độ Các công trình nghiên cứu có xu hướng tập trung và bám sát tới từng LVS, vùng miền và từng địa phương và từng bước tiến hành đề xuất các biện pháp thích ứng với BĐKH

Tiếp theo việc đánh giá tác động của BĐKH đến TNN nói chung còn có một số công trình nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến một số ngành và lĩnh vực như:

Peter Chaudhry và Greet Ruysschaert [53] đã tập hợp các kết quả nghiên cứu về BĐKH trong “Thông báo Quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam” để tổng quan về BĐKH trong báo cáo điển hình về “BĐKH và phát triển con người ở Việt Nam” Báo cáo đã tổng quan về vấn đề: (1) Nghèo, thiên tai và BĐKH; (2) Các xu thế và dự báo

về tính dễ bị tổn thương trước BĐKH; Những biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa; Những biến đổi về lũ lụt và hạn hán; Thay đổi các hình thái bão; Mực NBD cao; Các tác động đến nông nghiệp; Nghề cá và nuôi trồng thủy sản; BĐKH và sức khỏe con người; (3) Tính dễ bị tổn thương của BĐKH trong bối cảnh KT – XH đang thay đổi; (4) Chính sách ứng phó với BĐKH như: Các hiệp định quốc tế và Thông báo quốc gia lần thứ nhất cho UNFCCC

Nguyễn Hữu Ninh [13], trong báo cáo “Flooding in Mekong River Delta” đã nêu

ra các vấn đề như: BĐKH và lũ lụt; Hiện trạng quản lý thiên tai và thích ứng với BĐKH Trong báo cáo đã đánh giá, về lâu dài, BĐKH sẽ tác động đến chế độ thủy văn

và sự phát triển KT – XH ở ĐBSCL Mặc dù ĐBSCL giàu về tài nguyên và tiềm năng phát triển nhưng nghèo đói ở khu vực là rào cản lớn nhất trong thích ứng với BĐKH Các lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất là nông nghiệp (trồng trọt, thủy sản) và lâm nghiệp

Dự án “Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động, tổn hại và biện pháp thích ứng đối với sản xuất lúa và TNN” [36] trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện KHKTTV&MT và Trung tâm START Dự án đã xây dựng các kịch bản BĐKH cho khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, đánh giá những tác động của BĐKH đến nhiệt độ

và lượng mưa và đưa ra các biện pháp thích ứng đối với sản xuất lúa và TNN

Các tác động của BĐKH ở Việt Nam đã được nhiều cơ quan và chuyên gia đánh giá Những tác động của BĐKH đã được tổng kết đánh giá trong “Thông báo Quốc gia đầu tiên của Việt Nam cho UNFCCC”[5] Báo cáo cũng đã nêu rõ những tác động, những thiệt hại của BĐKH đến từng lĩnh vực từng ngành cụ thể như: Ở hai hệ thống sông Hồng và sông Mê Kông, dòng chảy năm biến đổi lớn, tần suất lũ xuất hiện lớn hơn Đặc biệt, trong báo cáo cũng đã đề xuất nhiều biện pháp giảm KNK, giảm nhẹ thiệt hại do BĐKH và đặc biệt đưa ra được một bộ giải pháp thích ứng với BĐKH cho

Trang 18

các ngành như: TNN, nông nghiệp, thủy sản, năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, y tế và sức khỏe con người

Dự án: “Nâng cao năng nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, góp phần thực hiện Công ước khung của LHQ và Nghị định thư Kyoto về BĐKH” [28] do Trung tâm Khoa học Công nghệ KTTV&MT, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là tổ chức đề xuất và thực hiện dự

án, 2006-2007 Trong dự án cũng đã đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực chủ yếu như: TNN, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng – giao thông vận tải và sức khỏe con người, đã nêu các thiệt hại do BĐKH gây ra cho từng ngành, từng lĩnh vực Tuy nhiên cũng mới chỉ ở khía cạnh chung chưa đi vào đánh giá cụ thể, chi tiết tác động của BĐKH đến từng ngành, từng lĩnh vực

Cuốn sách “Những kiến thức cơ bản về BĐKH” [41] là kết quả của Dự án “Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với BĐKH ở Việt Nam nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải KNK” Viện KHKTTV&MT do Chương trình phát triển LHQ tài trợ Trong cuốn sách đã nêu rất chi tiết những tác động của BĐKH đến các ngành, lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, TNN, thủy sản, giao thông vận tải, công nghiệp

và các biện pháp thích ứng, giảm nhẹ BĐKH cho từng ngành, lĩnh vực

Như vậy, ở Việt Nam, các nghiên cứu về BĐKH liên quan đến TNN đã và đang ngày càng được chú trọng cả về quy mô và mức độ Các công trình nghiên cứu không chỉ mang tính chất tổng quát mà gắn liền với từng LVS, từng vùng miền và từng địa phương cụ thể đồng thời đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH Hiện nay, tại mỗi tỉnh, do địa thế cũng như các hoạt động KT-XH khác nhau nên nhu cầu sử dụng nước của các tỉnh cũng khác nhau, chính vì vậy nghiên cứu đánh giá nhu cầu sử dụng nước của từng địa phương đang là một hướng nghiên cứu cần được quan tâm trong bối cảnh BĐKH

Trang 19

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA

TỈNH TUYÊN QUANG 2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA TỈNH TUYÊN QUANG

Tuyên Quang có 7 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thành phố và 6 huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình với 129 xã, 07 phường

và 05 thị trấn (hình 2.1)

Hình 2-1: Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang [34]

Trang 20

2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo

2.1.2.1 Địa hình

Địa hình thấp dần từ Bắc xuồng Nam bao gồm 3 dạng chính sau:

Địa hình núi cao: Địa hình núi cao nằm ở phía Bắc tỉnh, bao gồm toàn bộ huyện Lâm Bình, huyện Na Hang, một phần huyện Chiêm Hóa và 2 xã vùng cao của huyện Hàm Yên với một phần phía bắc của huyện Yên Sơn; chiếm khoảng 50% diện tích toàn tỉnh, độ dốc trung bình từ 20- 25o Độ cao trung bình khoảng 660 m, giảm dần từ Bắc xuống Nam Có một số ngọn núi cao trên 1.000m như: Cuối Toong 1.112m, Ta Pao 1.388 m, Chạm Chu cao 1.587 m [31]

Dạng địa hình vùng núi thấp: Bao gồm các xã còn lại của huyện Chiêm Hoá, huyện Hàm Yên (trừ 2 xã vùng cao), một phần phía Nam huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương, chiếm khoảng 40% diện tích toàn tỉnh Địa hình phức tạp, có nhiều sông suối, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn,độ cao trung bình dưới 500 m, thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thường từ 15- 20o [31]

Dạng địa hình đồi và thung lũng: dọc sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy

Vùng đồi trung du nằm ở phần giữa tỉnh, gồm Thành phố Tuyên Quang, phần còn lại của huyện Yên Sơn và Sơn Dương, có diện tích nhỏ, chiếm khoảng 10% diện tích toàn tỉnh Vùng này có những cánh đồng tương đối rộng, bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Địa hình thung lũng phân bố dọc theo các con sông (hình 2-2)

Hình 2-2: Bản đồ phân mức địa hình tỉnh Tuyên Quang [31]

Trang 21

2.1.2.2 Địa mạo

Tỉnh Tuyên Quang có các dạng địa mạo sau:

Địa mạo thung lũng sông: phát triển dọc theo thung lũng các sông lớn như sông

Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy

Địa mạo karst: là địa mạo đặc trưng của vùng núi đá vôi, tập trung chủ yếu ở Na Hang, Lâm Bình, vùng cao huyện Chiêm Hoá, Sơn Dương

Địa mạo núi cao trên 700m: phân bố chủ yếu ở huyện Na Hang, Lâm Bình phía Bắc huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá và trên các núi đơn lẻ thuộc huyện Yên Sơn (núi Là, núi Nghiêm), huyện Sơn Dương (núi Lịch, núi Tam Đảo)

Địa mạo núi cao từ 300 ÷ 700m: gồm các dãy núi và đồi xen kẽ tạo thành các khu vực rộng lớn, phân bố chủ yếu ở huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương và một phần huyện Chiêm Hoá

Địa mạo đồi thấp dưới 300m: Phân bố chủ yếu phía Nam huyện Yên Sơn và Hàm Yên [30]

2.1.3 Thổ nhưỡng

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có mật độ dân số thấp, diện tích tự nhiên theo đầu người tương đối lớn, so với một số tỉnh miền núi khác, năm 2010 là 0.8ha/người Tuyên Quang có 586.732,71 ha đất tự nhiên, trong đó:

Nhóm đất nông nghiệp: 531.953,11 ha, chiếm 90,66% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp: 82.652,56 ha, chiếm 14,09%; Đất lâm nghiệp : 447.119,16 ha, chiếm 76,20% ; Đất nuôi trồng thủy sản: 1.944,61 ha chiếm 0,33%; Đất nông nghiệp khác: 236,78 ha, chiếm 0,04% [31]

Nhóm đất phi nông nghiệp: 43.018,70 ha, chiếm 7,33% tổng diện tích tự nhiên Nhóm đất chưa sử dụng: 1.760,90ha, chiếm 2% tổng diện tích tự nhiên

Đất đai của tỉnh được chia thành các nhóm như sau: Nhóm đất phù sa (chiếm 2,72 % tổng diện tích đất tự nhiên); Nhóm đất dốc tụ (chiếm 1,21 % tổng diện tích tự nhiên); Nhóm đất bạc màu (chiếm 0,61% tổng diện tích tự nhiên); Nhóm đất đen (chiếm 0,05% tổng diện tích tự nhiên); Nhóm đất đỏ vàng (chiếm 67,75% tổng diện tích đất tự nhiên); Nhóm đất vàng đỏ (chiếm 17,33% tổng diện tích đất); Nhóm đất vàng đỏ tích mùn: (chiếm 6,18% diện tích đất)

Nhìn chung, tài nguyên đất ở tỉnh Tuyên Quang khá đa dạng về nhóm và loại, đã tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông - lâm nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây trồng Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng đất chưa hợp lý, tập quán canh tác và ý thức của con người nên nhiều nơi tình trạng xói mòn, rửa trôi làm suy thoái chất lượng vẫn thường xuyên xảy ra

2.1.4 Rừng

Tuyên Quang là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất rừng lớn so với diện tích tự nhiên (chiếm trên 76.2%) [7], đất đai phù hợp với nhiều loại cây có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao

Trang 22

Tuyên Quang có 5 loại rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất

Hệ thực vật rừng đa dạng, có 4 ngành là Thông Đất, Dương Xi, Ngành Thông, Mộc Lan với tổng số 1.260 loài thuộc 159 họ, 616 chi Hiện tại, Tuyên Quang có 18 loài thực vật quý hiếm như: Trầm Hương, Nghiến, Lát Hoa, Tuế đá vôi, Hoàng Đàn, Mùn, Pơ Mu Tuy nhiên nhiều loài trong số này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng Động vật rừng phong phú, có khoảng 293 loài trong đó lớp thú có 51 loài thuộc

19 họ; lớp chim 175 loài thuộc 45 họ; lớp bò sát loài thuộc 15 họ; lớp ếch nhái 17 loài thuộc 5 họ Những loại thú lớn có vùng hoạt động rộng như vượn đen, voọc mũi hếch, thường sống ở các khu rừng xa dân cư thuộc huyện Chiêm Hóa, Na Hang, các loài khỉ, nai, hoẵng thường hoạt động ở những khu rừng gần các điểm dân cư, nương bãi dọc theo hai bờ sông Lô và sông Gâm.[33]

2.1.5 Khí hậu

Tuyên Quang nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, lại chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc – Trung Hoa nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa khá rõ rệt là mùa khô và mùa mưa Mặt khác khí hậu Tuyên Quang cũng chịu ảnh hưởng của địa hình bị phân cắt mạnh

2.1.5.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ không khí trung bình năm trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23 ÷ 24o

C, nói chung do địa hình không có những khoảng độ cao quá cách biệt như giữa vùng đồng bằng và miền núi nên hiện tượng phân hoá nhiệt độ theo độ cao không rõ ràng

Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối đã quan trắc được tại trạm Tuyên Quang là 41oC (tháng V - 1994), nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối tại trạm Tuyên Quang đạt trị số 0,5oC, xuất hiện vào ngày 2/01/1974 tại trạm Hàm Yên (bảng 2.1)

Bảng 2-1 Nhiệt độ trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất các tháng tại các trạm

Trạm Chiêm Hoá (1971 - 2014)

T.bình 15,9 17,7 20,5 24,4 27,1 28,4 28,4 28,1 26,8 24,2 20,8 17,0 23,3 Max 30,6 32,1 35,8 37,4 39,2 37,8 37,4 36,7 35,4 33,6 33,2 31,5 38,7 Min 0,6 3,4 6,2 11,7 16,1 18,1 18,5 19,7 14,4 8,9 5,3 0,7 0,5

Trạm Hàm Yên (1980 - 2014)

T.bình 16,0 17,7 20,5 24,3 27,1 28,5 28,4 28,0 26,7 24,1 20,6 16,9 23,2 Max 31,2 32,4 36,1 37,8 39,5 38,2 37,8 37,3 36,1 34,2 33,7 32,0 39,2 Min 0,5 5 7 12,2 16,6 18,7 19,6 20,3 15,8 10,2 6,4 0,7 0,5

(Theo Trung tâm Thông tin và dữ liệu Khí tượng Thủy văn)

Trang 23

2.1.5.2 Độ ẩm

Độ ẩm trung bình năm ở tỉnh Tuyên Quang đạt khoảng từ 81 ÷ 87% Độ ẩm trung bình năm giai đoạn 2011 – 2014 có tháng đạt lên đến 91% ở các trạm Chiêm Hóa và Hàm Yên năm 2013; độ ẩm trung bình thấp nhất 76% năm 2011 và 2014 đo đƣợc ở trạm Tuyên Quang (bảng 2-2)

Bảng 2-2 Độ ẩm trung bình tháng, năm tại các trạm ở tỉnh Tuyên Quang

Bảng 2-3 Tốc độ gió trung bình tháng, năm tại trạm Tuyên Quang

Trang 24

Bảng 2-4 Tổng số giờ nắng trung bình các tháng, năm tại trạm Tuyên Quang

mm, thậm chí còn thấp hơn như tại Sơn Dương là 1546mm/năm Như vậy, phân bố lượng mưa năm có xu thế giảm dần từ Tây sang Đông, từ lưu vực sông Lô sang sông Gâm và thấp nhất là thung lũng sông Gâm và sông Phó Đáy Sự biến động của lượng mưa năm trong tỉnh không lớn, chênh lệch năm mưa nhiều và năm mưa ít 1,75 lần Hệ

số biến động Cv của lượng mưa năm dao động từ 0,15-0,19

Lượng mưa năm ở tỉnh Tuyên Quang chia thành hai mùa rõ rệt: [30]

- Mùa khô, từ tháng X đến tháng III năm sau, thường chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc, trời lạnh và nhiều nơi xuất hiện sương muối,lượng mưa nhỏ chỉ chiếm khoảng 28% tổng lượng mưa cả năm Tháng có lượng mưa trung bình nhỏ nhất là tháng XII, I và II, tổng lượng mưa các tháng này thường chỉ đạt trên dưới 20mm, bằng 1-3% tổng lượng mưa năm

- Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng IV đến khoảng cuối tháng IX, chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Nam, có lượng mưa trung bình nhiều năm giai đoạn 1960 –

Trang 25

2014 đo được tại ba trạm Tuyên Quang là 1353 mm/năm, Chiêm Hóa, Hàm Yên 1469mm/năm và Chiêm Hóa là 1368 mm/năm, chiếm khoảng từ 82%, tổng lượng mưa

cả năm Lượng mưa tập trung từ tháng VI đến tháng VIII đạt khoảng 880mm, chiếm trên 50% tổng lượng mưa năm Ba tháng có lượng mưa lớn nhất xuất hiện khá đồng bộ trong toàn tỉnh Tháng có lượng mưa lớn nhất chiếm tới 20% lượng mưa cả năm Ngay trong các tháng mùa mưa, tổng lượng mưa tháng cũng có thể chênh nhau hàng chục lần Mùa này thường có những trận mưa lớn, kèm theo gió lốc gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng Đặc biệt có những năm mưa lớn đã gây ngập úng, lũ và lũ quét

Hàng năm ở Tuyên Quang có từ 160-170 ngày mưa Vùng có nhiều ngày mưa là Hàm Yên và Chiêm Hoá khoảng 170 ngày mưa/năm, vùng có ít ngày mưa hơn là Na Hang và thành phố Tuyên Quang, chỉ có vào khoảng 150 ngày mưa/năm Vào các tháng VII, VIII số ngày mưa nhiều, từ 17-20 ngày, tháng có số ngày mưa ít là các tháng mùa khô, tháng có ít ngày mưa nhất là tháng XII, trung bình chỉ có 7-8 ngày mưa (bảng 2-6, hình 2-3)

Bảng 2-6 Phân phối lượng mưa trung bình nhiều năm tại các trạm

(1960-2014) 27,7 38,2 54,3 124,7 231,5 276,4 331,1 317,3 188,3 116,9 46,8 25,0 1778,3 Chiêm Hoá

(1960-2014) 28,3 31,1 52,4 121,8 231,5 282,6 289,5 282,9 159,8 109,1 46,8 26,0 1661,9

(Theo Trung tâm Thông tin và dữ liệu Khí tượng Thủy văn)

Trang 26

Hình 2-3: Bản đồ đẳng trị mưa năm ở tỉnh Tuyên Quang[33]

2.1.5.7 Các hiện tượng thời tiết khác

Dông và sấm sét: Mùa dông ở Tuyên Quang được xác định từ tháng VI đến tháng VIII hàng năm Trung bình hàng năm ở phía Bắc tỉnh có khoảng 60 - 65 ngày có dông;

ở phía Nam tỉnh có khoảng 55 - 56 ngày Các trận dông trong khu vực với lượng mưa trên 100 mm/trận không hiếm Trong các trận dông lớn, vận tốc gió có thể đạt tới 27 - 28m/s Dông mạnh kèm theo mưa lớn thường gây xói mòn, trượt lở đất và gây tổn thất đáng kể đến kinh tế, đôi khi đến cả tính mạng của người dân [33]

Lốc: Xảy ra chủ yếu vào các tháng giao thời giữa hai mùa như tháng V và tháng

XI hàng năm Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đôi khi có cơn lốc với tốc độ gió đạt tới 40m/s Kèm theo lốc thường có mưa rất lớn, có thể gây lũ đột ngột với cường độ lớn Sương mù, sương muối: Sương mù thường xuất hiện vào các tháng đầu mùa đông Trong một năm ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang có khoảng 25 - 55 ngày có sương

mù, ở phía Bắc tỉnh có khoảng 60 - 80 ngày có sương mù Sương muối rất ít khi xuất hiện, trung bình khoảng 2 năm mới có 1 ngày có sương muối và thường vào tháng XI hoặc tháng I [33]

Mưa đá: Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang rất hiếm khi xảy ra mưa đá, nếu có thì chỉ khi có dông Tuy nhiên, ngày 20/XI/2006 trên địa bàn huyện Sơn Dương, Yên Sơn,

Trang 27

Na Hang và Thành phố Tuyên Quang đã xảy ra một trận mưa đá làm thiệt hại 14 ha lúa mùa, 678,6 ha rau màu, làm hư hỏng 156 mái nhà [33]

2.1.6 Thủy văn – Tài nguyên nước

2.1.6.1 Mạng lưới sông ngòi

Các sông chính chảy qua tỉnh Tuyên Quang gồm có dòng chính sông Lô, sông Gâm và phần thượng nguồn sông Phó Đáy Ngoài các sông chính trên, trong tỉnh còn

có trên 500 sông ngòi nhỏ và trên 4000 ao hồ [32], tạo thành một mạng lưới sông ngòi dày

Nếu tính đến các phụ lưu cấp II, III, nghĩa là các phụ lưu đổ trực tiếp vào sông

Lô và các nhánh như sông Gâm, Phó Đáy với chiều dài từ 10 km trở lên thì trên toàn địa phận tỉnh Tuyên Quang có tới 33 sông [32] Một số đặc trưng hình thái chính của các sông được giới thiệu ở bảng 2-7

Bảng 2-7 Đặc trưng hình thái lưu vực sông [32]

TT Tên sông

Độ cao nguồn sông (m)

Chiều dài sông (km)

Chiều dài lưu vực (km)

Chiều rộng bình quân lưu vực (km)

Độ cao bình quân lưu vực (m)

Diện tích hứng nước (km 2 )

Diện tích giữa hai phụ lưu (km2)

Độ dốc bình quân lưu vực (%)

Mật độ lưới sông (km/km 2 )

Hệ số phát triển đường phân nước

Hệ số hình dạng

Hệ số uốn khúc Toàn

lưu vực

Trang 28

TT Tên sông

Độ cao nguồn sông (m)

Chiều dài sông (km)

Chiều dài lưu vực (km)

Chiều rộng bình quân lưu vực (km)

Độ cao bình quân lưu vực (m)

Diện tích hứng nước (km 2 )

Diện tích giữa hai phụ lưu (km2)

Độ dốc bình quân lưu vực (%)

Mật độ lưới sông (km/km 2 )

Hệ số phát triển đường phân nước

Hệ số hình dạng

Hệ số uốn khúc Toàn

lưu vực

Dòng chảy năm tại các trạm quan trắc trên sông Lô dao động ở mức trên dưới

370 m3/s Trên sông Lô tại Hàm Yên là 374 m3/s, Ghềnh Gà 767 m3/s và Vụ Quang 1020m3/s Trên sông Gâm tại Chiêm Hoá 373 m3/s Rõ ràng, dòng chảy trên sông Lô

có giá trị cao hơn hẳn sông Gâm [30]

Các sông nhánh trên địa phận Tuyên Quang có dòng chảy năm rất khác nhau; Các sông nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh thuộc bờ phải sông Lô và sông Gâm dòng chảy lớn, do gần tâm mưa Bắc Quang Tại trạm Thác Hốc trên ngòi Quảng, lớp dòng chảy trung bình nhiều năm (Yo) lên tới 1000mm với lưu lượng trung bình năm 24,6

m3/s, tại trạm Ninh Kiệm trên Ngòi Bợ có lớp dòng chảy 879mm, lưu lượng trung bình năm 1,31 m3/s [30]

Ngược lại các sông ở phía Đông và phía Nam của tỉnh có lớp dòng chảy nhỏ hơn

do lượng mưa bình quân năm trên lưu vực nhỏ Cụ thể tại trạm Đát trên Ngòi Khế, lớp dòng chảy trung bình nhiều năm 627mm, tại trạm Yên Lĩnh trên Ngòi Lĩnh là 607mm

và trạm Kiên Đài trên sông Đài Thị là 479mm [30]

*Phân phối dòng chảy năm

Mùa lũ thường kéo dài từ tháng VI đến tháng X, tổng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm khoảng 60-80% tổng lượng dòng chảy năm Mùa cạn thường bắt đầu từ đầu tháng XI và kéo dài đến cuối tháng IV đầu tháng V năm sau, tổng lượng dòng chảy đạt

20 - 40% tổng lượng năm (bảng 2-8)

Trang 29

Bảng 2-8 Lưu lượng trung bình năm của một số trạm thủy văn

ở tỉnh Tuyên Quang [30]

Đơn vị: m 3

/s

Hàm Yên – sông Lô -

(11900 km2) 125 112 107 132 276 576 878 873 606 390 256 157 374 Ghềnh Gà – sông Lô -

(29600 km2) 234 189 220 266 558 1180 2100 2050 10010 729 394 283 767 Phù Ninh (Vụ Quang)

37000 km2 387 363 366 446 771 1520 2310 2330 1620 1040 687 441 1020 Chiêm Hoá - sông Gâm-

(16500 km2) 117 104 111 141 305 621 906 897 565 339 234 146 373 Thác Hốc - Ngòi Quảng

(664 km2) 9,03 8,36 8,60 12,9 23,6 45,8 48,7 53,4 34,0 23,5 17,0 10,5 24,6 Ninh Kiệm - Ngòi Bợ

(46,8 km2) 0,545 0,516 0,477 0,783 1,15 1,84 2,23 3,03 2,18 1,41 0,878 0,660 1,310 Kiên Đài – Đài Thị

(328 km2) 2,14 1,94 1,84 3,14 5,77 7,00 7,57 10,3 8,73 5,80 3,29 2,25 4,98

- Dòng chảy lũ: Lũ ở Tuyên Quang cũng như lũ trên địa bàn các tỉnh miền núi khác ở Bắc Bộ có đặc điểm tập trung nhanh, lên xuống đột ngột Những trận mưa đầu mùa hoặc cuối mùa gây ra lũ sớm hoặc lũ muộn thường có đỉnh nhọn Lũ do sự phối hợp nhiều hình thế thời tiết gây ra mưa lớn thường xảy ra vào tháng VII, tháng VIII, đường quá trình lũ có nhiều ngọn kế tiếp nhau hình răng cưa

- Dòng chảy cạn: Dòng chảy cạn thường có 3 thời kỳ: Thời kỳ đầu mùa cạn, cạn

ổn định và cuối mùa cạn, trong đó giai đoạn đầu và cuối mùa cạn dòng chảy dao động mạnh, mang tính chất chuyển tiếp từ mùa lũ sang mùa cạn và từ mùa cạn sang mùa lũ

2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH TUYÊN QUANG

2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm qua

Tốc độ tăng GDP ở Tuyên Quang bình quân 5 năm 2006 - 2010 đạt 13,53%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; giảm dần

tỷ trọng nông, lâm nghiệp GDP bình quân đầu người đạt 702 USD [33] Đến hết năm

2011, Tuyên Quang đã hoàn thành 20/21 chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong “Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng’’, hoàn thành cơ bản các quy hoạch và ban hành cơ chế, chính sách phát triển KT-XH Công nghiệp chuyển biến mạnh, thương mại, dịch

vụ có bước phát triển, du lịch đã mở hướng phát triển mới để trở thành ngành kinh tế quan trọng Nông, lâm nghiệp tiếp tục phát triển vững chắc và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật được đầu tư tăng cường Văn hóa - xã hội phát triển phù hợp với tăng trưởng kinh tế Chất lượng giáo dục, đào tạo, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên; đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện (bảng 2-9 và 2-10)

Trang 30

Bảng 2-9 Qui mô tốc độ tăng trưởng GDP 2006 – 2012 [34]

Tổng diện tích cây hàng năm của Tuyên Quang có sự biến động trong những năm gần đây Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [20], tổng diện tích đất trồng cây hàng năm vào năm 2010 là 73,2 nghìn ha, năm 2011 là 69,8 nghìn ha và năm 2012 là 74,9 nghìn ha Lúa là cây trồng quan trọng, chiếm trên 62% năm 2010, 64% năm 2011 và có xu hướng giảm còn 59% năm 2012 Cơ cấu giống lúa

có chuyển biến tích cực khi diện tích lúa lai có năng suất cao toàn tỉnh chiếm trên 55% (bảng 2-11)

Ngô là cây trồng quan trọng thứ 2 ở Tuyên Quang Tổng diện tích cây ngô của Tuyên Quang là 14,9 ngàn ha (chiếm 20% diện tích cây hàng năm) Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang, diện tích ngô trong những năm gần đây có xu hướng giảm mạnh do một phần diện tích đất trồng ngô

bị suy thoái, độ phì suy giảm, một số diện tích bị ảnh hưởng tiêu cực của điều kiện rét hại, rét đậm ảnh hưởng đến canh tác bền vững cây ngô trên đất dốc

Bảng 2-11 Diện tích một số cây trồng chính tại Tuyên Quang [20]

Tổng số 3.212,906 3.678,829 4.237,043 4.627,025 5.092,949

Nông, lâm và thủy sản 1.029,919 1.085,803 1.174,226 1.304,22 1.459,528

Công nghiệp và xây

Trang 31

(ii) Phân theo mùa

* Ngô trên ruộng

* Đậu tương trên

* Lạc xuân trên

1.5 Khoai lang 3.849,90 5,26 4.907,00 7,02 5.169,00 6,90 Khoai lang vụ

xuân 570,20 14,81 460,00 9,37 722,00 13,97

Trang 32

* Diện tích chè

cho sản phẩm 1.453,10 17,82 1.453,10 18,25 1.485,60 18,32 Chè trong dân 6.674,20 31,92 6.476,10 28,66 6.624,90 27,33

Tổng diện tích đất trồng cây công nghiệp (mía, chè) và cây ăn quả chỉ có dưới 25 nghìn ha năm 2011, trong đó cây mía có 10 nghìn ha, chè có 8,1 nghìn ha, diện tích cây ăn quả chỉ có 6 nghìn ha Được đánh giá là tỉnh có điều kiện đất đai thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả đặc sản nhưng diện tích đất cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả thấp, không tương xứng đúng với tiềm năng của tỉnh Do điều kiện giao thông khó khăn và trình độ dân trí hạn chế, để thích ứng và giảm thiểu những tác động tiêu cực của BĐKH, hướng ưu tiên vào cây ăn quả đặc sản

và cây công nghiệp dài ngày được cho là giải pháp phù hợp cho tỉnh Tuyên Quang Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang

2012 [19], tổng sản lượng lương thực năm 2012 là 318.124 tấn, sản lượng thóc 261.554 tấn (chiếm trên 82%), sản lượng ngô 56.569 tấn Bình quân năng suất lúa toàn tỉnh là 58 tạ/ha năm 2011 và đạt 58,4 tạ/ha vào năm 2012 Trong đó năng suất lúa lai bình quân toàn tỉnh đạt 62 tại/ha vào năm 2011 (bảng 2.12)

Trang 33

Như vậy, sản xuất lúa tại Tuyên Quang rất thuận lợi và có năng suất cao Tuy nhiên, cần đặc biệt quan tâm đến các vùng sản xuất lúa nhạy cảm với sự thay đổi của BĐKH, nhất là các vùng đất dốc, các vùng đất ven sông, suối để hạn chế những tác động tiêu cực

Bảng 2-12 Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính tại Tuyên Quang [20]

TT Chỉ tiêu

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Lúa lai vụ xuân 61,1 80.100 61,6 74.033 63,2 78.536 Lúa thuầù vụ

xuân 52,8 34.648 54,3 41.797 54,3 37.970 Lúa mùa 56,7 146.004 57,3 145.725 57,5 146.594 Lúa lai vụ mùa 61,2 79.768 62,3 79.228 62,4 79.429 Lúa thuần vụ mùa 52,2 66.235 52,4 66.497 52,6 67.164

Ngô xuân 43,8 31.502 44,6 31.958 45,1 30.430 Ngô hè 41,8 16.978 42,9 13.078 43,4 13.877 Ngô đông 41,7 21.005 43,9 11.534 43,9 22.083

Đâu tương xuân 18,8 2.116 18,9 2.054 18,7 3.519 Đậu tương hè thu 19,1 1.709 17,6 1.651 17,8 2.173 Đậu tương đông 16,5 1.204 16,8 420 16,7 2.426

Lạc xuân 27,0 9.629 27,9 9.363 26,7 10.345 Lạc hè thu 22,4 2.931 23,2 3.213 23,3 3.327

Trang 34

Năng suất các loại cây trồng khác như Ngô bình quân cả năm đạt 44,3 tạ/ha, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (40,2 tạ/ha) Do bị ảnh hưởng bởi sương muối nên năng suất đậu tương chỉ đạt mức trung bình so với các vùng khác của cả nước (18,1 tạ/ha) Lạc cũng là cây trồng cho năng suất khá tại Tuyên Quang, đạt 26,5 tạ/ha, sản lượng lạc toàn tình Tuyên Quang đạt 12,5 nghìn tấn Cây khoai lang, có diện tích nhỏ và sản lượng thấp

Năng suất cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm đạt mức trung bình so với các vùng miền khác trên phạm vi cả nước Năng suất mía bình quân của tỉnh đạt 50,4 tấn/ha, giảm so với những năm gần đây do suy giảm chất lượng đất Có

sự khác biệt rõ rệt về năng suất chè giữa hình thức sản xuất quốc doanh và tư nhân Năng suất chè bình quân tại các doanh nghiệp quốc doanh là 103,1 tạ búp tươi/ha, trong khi đó năng suất bình quân của nông dân chỉ đạt 69,6 tạ/ha Ngoại trừ yếu tố về tuổi chè, điều này cho thấy, hình thức sản xuất quốc doanh có khả năng quản lý, khai thác các nguồn lực để phát triển chè trong điều kiện BĐKH

2.2.2.2 Chăn nuôi

Chăn nuôi ở Tuyên Quang phát triển chậm và có xu hướng giảm đáng kể trong những năm gần đây Toàn tỉnh có 133,9 ngàn con trâu năm 2011, giảm 12 ngàn con so với năm 2010 và tiếp tục giảm vào năm 2012 chỉ còn 131,5 ngàn con [20], do điều kiện thời tiết trong những năm gần đây diễn biến bất thường, rét đậm, rét hại làm chết nhiều trâu bò ở các huyện miền núi

Không chỉ có đàn trâu bò giảm, mà trong những năm gần đây đàn gia cầm và đàn lợn cũng giảm Tổng đàn lợn năm 2011 giảm 33 ngàn con so với năm 2010, do phát sinh dịch bệnh [20]

Thực tế cho thấy, đầu năm 2011, thiên tai, dịch bệnh đã xảy ra trên diện rộng tại tỉnh Tuyên Quang, gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi của tỉnh Đợt rét đậm, rét hại từ ngày 02/01/2011 đến 18/3/2011 đã làm chết rét 2.570 con gia súc, làm bùng phát dịch bệnh lở mồm long móng gia súc trên phạm vi toàn tỉnh ở 116 xã, phường, thị trấn, đã làm 12.944 con gia súc mắc bệnh, trong đó có 7.415 con gia súc bị chết phải tiêu hủy; bệnh cúm gia cầm xuất hiện ở xã Văn Phú, huyện Sơn Dương, đã phải tiêu huỷ 2.190 con gia cầm (bảng 2.13)

Bảng 2-13 Hiện trạng phát triển chăn nuôi tại tỉnh Tuyên Quang [20]

Trang 35

đích xảy ra ở nhiều nơi, nên tiến độ trồng rừng rất chậm Sáu tháng đầu năm 2011, toàn tỉnh trồng được 5.835,2 ha rừng, cả năm trồng đủ 15.500 ha, gồm rừng tập trung 15.000 ha, cây phân tán 500 ha

Về công tác bảo vệ rừng, tỉnh vẫn tiếp tục duy trì bảo vệ tốt diện tích rừng hiện

có là 398.117 ha, trong đó: Rừng tự nhiên là 270.642 ha; rừng trồng 127.535 ha Độ che phủ rừng ước đạt 64,2% Đến nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh đã thực hiện xong việc xây dựng phương án giao rừng đối với 98/98 xã, tổng diện tích dự kiến giao 18.611,01 ha Đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng và Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố xây dựng cơ chế hưởng lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao diện tích rừng trồng thực hiện bằng 100% vốn ngân sách của nhà nước thuộc Chương trình 327 và dự án 661 Trong 6 tháng đầu năm 2011 khai thác được 50.562m3 gỗ rừng trồng, cả năm khai thác được 3.970 ha, sản lượng gỗ 277.688m3

2.2.2.4 Thủy sản

Tuyên Quang có hệ cá và các loại thủy sản phân bố trong các loại thủy vực tự nhiên rất phong phú, trong đó có nhiều loại cá quý, có giá trị kinh tế như cá sỉnh, cá chát trắng, cá cầy, cá hoả, cá anh vũ, cá bỗng, cá chày; đất ở vùng trung du và miền núi: cá chép, cá chày, cá ngão, cá ngạnh, cá nheo, cá diếc, cá lăng; và ở vùng hạ du có

cá chiên, cá lăng Cá trôi, cá măng, cá nhồng, cá mương, cá nhàng và cá chạch phân bố rộng trên các sông

Tổng diện tích mặt nước có nuôi trồng thủy sản năm 2012 là 4.107 ha tăng 17%

so với năm 2009 [20] Tuy nhiên ngành thủy sản vẫn mang nặng tính tự nhiên, cơ sở, diện tích nuôi trồng, thâm canh chưa nhiều, chưa ứng dụng nhiều kỹ thuật cao, một số giống cá đặc sản quý hiếm tại địa phương chưa được đầu tư phát triển (bảng 2-14)

Bảng 2-14 Các chỉ tiêu thống kê ngành thủy sản qua các năm

của tỉnh Tuyên Quang[21]

Năm

Giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế (triệu đồng)

Diện tích mặt nước nuôi trồng (Ha)

Tổng sản lượng thủy sản (Tấn)

2.2.3 Tình hình an sinh xã hội, y tế văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác

2.2.3.1 Dân số, lao động, việc làm

Theo Cục Thống kê Tuyên Quang [8], tỉnh Tuyên Quang có dân số 746.700 người với mật độ trung bình 127 người/km2, tập trung chủ yếu ở thành phố và các huyện phía Nam của tỉnh Trong đó số nữ là 366.204 người chiếm 50,12% tổng số dân

Tỷ lệ tăng tự nhiên 10,08 ‰ giảm so với năm 2006 là 11,31‰

Trang 36

Số người đang làm việc trong các ngành kinh tế là 404.213 (năm 2012), tăng 17.584 người so với năm 2009 (bảng 2-15)

Bảng 2-15 Biến động lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tại tỉnh Tuyên

Quang giai đoạn 2009 – 2012.[8]

TT Năm Số người lao động

đang làm việc

Tăng so với năm trước (người)

Tăng so với năm trước (%)

Tăng so với năm 2005 (người)

Tăng so với năm

lệ qua đào tạo 33,1%

2.2.3.2 Mức sống dân cư

Theo Cục Thống kê Tuyên Quang [8], thu nhập bình quân hàng tháng theo giá trị thực tế của lao động khu vực nhà nước ở tỉnh Tuyên Quang là 0,028 triệu đồng, đối với lao động khu vực nhà nước do trung ương quản lý phân theo ngành kinh tế là 0,003 triệu đồng, do địa phương quản lý là 0,0027 triệu đồng Trong đó, những ngành kinh tế có thu nhập bình quân hàng tháng cao là sản xuất và phân phối điện nước, công nghiệp khai thác, thương nghiệp, sửa chữa xe và đồ dùng gia đình, tài chính tín dụng, quản lý nông nghiệp, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hồi, giáo dục và đào tạo,… Công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Tuyên Quang đã đạt được nhiều kết quả Hiện nay, các huyện thành phố chủ động rà soát đất sản xuất và cân đối bố trí các hộ nghèo thiếu đất sản xuất cùng với các giải pháp hỗ trợ về vỗn, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho lao động nghèo bớt khó khăn, tạo điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập Tỉnh liên tục có các chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo, hướng dẫn hộ nghèo kiến thức về tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống và thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư, đào tạo nghề cho người nghèo, giải quyết lao động việc làm, xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo…[35]

2.2.3.3 Tình hình y tế và chăm sóc sức khỏe dân cư

Theo báo cáo “Dự án tăng cường năng lực y tế cơ sở 2015” của Sở y tế tỉnh Tuyên Quang [22], mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở ngành được củng cố và hoàn thiện Đến nay 100% xã/ phường có cán bộ y tế hoạt động thường xuyên; 55% trạm y

tế có bác sỹ, trên 98% (2053/2081) thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động thường xuyên, 74,5% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc Qia về y tế xã; Chỉ tiêu giường bệnh năm 2005 là 16 giường bệnh/1000 dân, đến năm 2009 đã tăng lên đạt 17,7 giường/10.000 dân, đến năm 2010 đạt 18,2 GB/10.000 dân; tỷ lệ bác sỹ năm 2010 đạt

Trang 37

6,2 bác sỹ/10.000 người dân, đến năm 2012 đạt 6,4 bác sỹ/10.000 dân Chính sách xã hội hóa y tế cũng đang có những chuyển biến tích cực; tỷ lệ người dân có thẻ Bảo hiểm y tế (đến tháng 8/2012) đạt trên 90% dân số toàn tỉnh; 100% người nghèo và nhân dân các xã thuộc Chương trình 135 được cấp thẻ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế; 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ và thực hiện khám chữa bệnh miễn phí

Tỉnh đã triển khai công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh, các chương trình môi trường quốc gia về y tế một cách thường xuyên và có hiệu quả Tình hình bệnh dịch nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi, việc giải quyết các bệnh xã hội bước đầu có hiệu quả Công tác khám chữa bệnh được tập trung và thường xuyên chấn chỉnh toàn diện

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại và thách thức trong công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân như: Mô hình tổ chức hệ thống y tế còn chưa phù hợp và không ổn định, nhất là hệ thống cơ sở và y tế dự phòng; Vấn đề vệ sinh môi trường, nước sạch sinh hoạt, chất thải sinh hoạt và cả chất thải y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, ; Chất lượng chuyên môn về khám chữa bệnh còn có mặt chưa đáp ứng được đầy đủ so với yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân; Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tại các đơn vị trực thuộc tuy được cải thiện song vẫn còn nhiền hạn chế; Mạng lưới y tế cơ sở mặc dù đã được tăng cường, củng cố song vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại ảnh hướng đến chất lượng hoạt động như cơ cấu cán bộ trong trạm y

tế xã/phường còn bất hợp lý, trình độ cán bộ tuyên truyền ở cấp xã còn yếu và chưa đồng đều, cơ sở hạ tầng yếu, kinh phí hoạt động hạn hẹp

Trang 38

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN

TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC 3.1 BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI, VIỆT NAM VÀ TỈNH TUYÊN QUANG

3.1.1 Biểu hiện của biến đổi khí hậu thế giới

Sự nóng lên của hệ thống khí hậu toàn cầu rất rõ ràng với biểu hiện là sự tăng nhiệt độ không khí và đại dương, sự tan băng diện rộng, dẫn đến sự tăng mực nước biển trung bình toàn cầu

Các quan trắc cho thấy, nhiệt độ tăng trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở các vĩ độ cực Bắc Trong 100 năm qua (1906 – 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74oC, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó Diễn biến chuẩn sai của nhiệt độ trung bình toàn cầu được thể hiện trong hình 3-1

Hình 3-1: Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu

Nguồn: IPPC/2007

Trên phạm vi toàn cầu, lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 30oC thời kỳ

190 - 2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ giữa những năm 1970 Ở khu vực nhiệt đới, mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho cả thời kỳ

1901 – 2005 Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á (hình 3-2) Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm đi [48]

Theo các nhà khoa học về BĐKH toàn cầu và NBD, đại dương đã nóng lên đáng

kể từ cuối thập kỷ 1950 Số liệu quan trắc toàn cầu cho thấy, mực nước biển trung bình toàn cầu trong thời kỳ 1961 – 2003 đã dâng với tốc độ 1,8 ÷ 0,50 mm/năm, trong đó, đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 ÷ 0,12 mm/năm và tan băng khoảng 0,70 ÷ 0,50 [44] Nghiên cứu cập nhật năm 2009 cho rằng, tốc độ dâng của mực nước biển trung bình toàn cầu khoảng 1,8 mm/năm (hình 3-3)

Trang 39

Hình 3-2 Diễn biến lượng mưa năm ở các vùng khác nhau trên thế giới

Nguồn : IPCC/2007

Hình 3-3 Xu thế biến động mực nước biển tại các trạm trên toàn cầu

Nguồn : IPCC/2007

3.1.2 Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa rất khác nhau trên các vùng trong 50 năm qua Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5oC trên phạm vi cả nước và lượng mưa năm có xu hướng giảm ở nửa phần phía Bắc, tăng ở phía Nam lãnh thổ

Nhiệt độ tháng I (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng VII (tháng đặc trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước trong 50 năm qua Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với nhiệt độ vào mùa hè và nhiệt độ vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo Vào mùa đông, nhiệt độ tăng nhanh hơn cả là Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (khoảng 1,3 – 1,5oC/50 năm) Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiệt độ tháng I tăng chậm hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6 –

Trang 40

0,9oC/50 năm) Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước ta đã tăng lên 1,2oC trong 50 năm qua Nhiệt độ tháng VII tăng khoảng 0,3 – 0,5 oC/50 năm trên tất

cả các vùng khí hậu cả nước Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 – 0,6oC/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,3oC/50 năm [12]

Đồng thời với sự gia tăng nhiệt độ thì xu thế của lượng mưa giảm ở khu vực phía Bắc và tăng ở phía Nam, khoảng từ vỹ tuyến 16 trở vào Xu thế giảm mưa từ Bắc Trung Bộ trở ra nhìn chung là nhỏ và ít thỏa mãn mức ý nghĩa 10% ngoại trừ một số trạm thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng Trong khi đó, lượng mưa có xu thế tăng rõ rệt nhất tại một số trạm thuộc Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Nam Bộ mặc dù có xu thế mưa tăng nhưng hầu như rất nhỏ và không thỏa mãn mức ý nghĩa 10% [17]

Xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm không giống nhau tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam Trên dải ven biển Việt Nam, mặc dù ở hầu hết các trạm, mực nước trung bình năm có xu hướng tăng, tuy nhiên, ở một số trạm lại có xu hướng giảm Mức biến đổi trung bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam khoảng 2,8 mm/năm

Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh năm 1993 đến 2010 cho thấy, xu thế tăng mực nước biển trên toàn biển Đông là 4,7mm/năm, phía Đông của biển Đông có xu thế tăng nhanh hơn phía Tây Chỉ tính cho dải ven bờ Việt Nam, khu vực ven biển Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2,9 mm/năm [23]

3.1.3 Biểu hiện biến đổi khí hậu ở Tuyên Quang

3.1.3.1 Nhiệt độ

Trong 34 năm qua, nhiệt độ trung bình năm ở tỉnh Tuyên Quang tăng khoảng 0,62°C Trong đó, nhiệt độ trung bình năm ở trạm Chiêm Hóa tăng 0,73°C, trạm Hàm Yên tăng 0,7°C, trạm Tuyên Quang tăng 0,43°C Nhiệt độ tại các trạm thuộc Tuyên Quang đều có xu hướng tăng lên vào tất cả các mùa trong năm Cụ thể, từ năm 1980 đến năm 2014, nhiệt độ trung bình mùa Xuân tại trạm Chiêm Hóa tăng 0,75°C; 0,62°C vào mùa Hè; 0,95°C vào mùa Thu và 1,22°C vào mùa Đông, mức tăng nhiệt độ từ năm

1980 đến năm 2014 tại trạm Hàm Yên vào mùa Xuân, Hè, Thu, Đông lần lượt là 0,78°C; 0,65°C; 0,72°C; 1,28°C; mức tăng nhiệt độ mùa tương ứng ở trạm Tuyên Quang thời kỳ 1980 – 2014 lần lượt là 0,65°C; 0,37°C; 0,44°C; 1,06°C (bảng 3-1, hình 3-4, phụ lục 1)

Ngày đăng: 05/12/2017, 19:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang. http://www.tuyenquang.gov.vn 8. Cục Thống kê Tuyên Quang. 2011, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 9. Cục quản lý TNN (2008),“Dự án đánh giá ngành nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án đánh giá ngành nước
Tác giả: Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang. http://www.tuyenquang.gov.vn 8. Cục Thống kê Tuyên Quang. 2011, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 9. Cục quản lý TNN
Năm: 2008
18. Quyết định số 104/2000/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020
19. Quyết định số 1929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ“Phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050
24. Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Dự án “Đánh giá tính dễ bị tổn thương của dải ven bờ Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tính dễ bị tổn thương của dải ven bờ Việt Nam
25. Trần Hồng Thái (2013), Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến sự biến đổi tài nguyên nước ở ĐBSCL” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến sự biến đổi tài nguyên nước ở ĐBSCL
Tác giả: Trần Hồng Thái
Năm: 2013
28. Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2006- 2007), Dự án “ Nâng cao năng nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện Công ƣớc Khung của Liên Hiệp Quốc và Nghị định thƣ Kyoto về biến đổi khí hậu” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện Công ƣớc Khung của Liên Hiệp Quốc và Nghị định thƣ Kyoto về biến đổi khí hậu
36. Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2007),Dự án “Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động, tổn hại và biện pháp thích ứng đối với sản xuất lúa và tài nguyên nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động, tổn hại và biện pháp thích ứng đối với sản xuất lúa và tài nguyên nước
Tác giả: Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
Năm: 2007
38. Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2008),Dự án “Lợi ích thích nghi BĐKH từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, đồng bộ với phát triển nông thôn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợi ích thích nghi BĐKH từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, đồng bộ với phát triển nông thôn
Tác giả: Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
Năm: 2008
39. Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2009), Dự án “Tác động của nước biển dâng và các biện pháp thích ứng ở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của nước biển dâng và các biện pháp thích ứng ở Việt Nam
Tác giả: Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
Năm: 2009
40. Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2011), Dự án “Tác động của BĐKH lên TNN và các biện pháp thích ứng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của BĐKH lên TNN và các biện pháp thích ứng
Tác giả: Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
Năm: 2011
41. Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, “Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu”, Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật
57. UNFCCC (United Nations Framewwork Convention on Climate Change), 2003. Socialist republic of Viet Nam, Ministry of Natural Resources and Environment:“VietNam Initial National Communication” 2003. P. 18, 27 – 28. Nguồn truy cập trên Internet: htto://unfccc.int/resource/docs/natc/vnmnc01.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: VietNam Initial National Communication
1. Báo cáo Ngân hàng Thế giới năm 2007 2. Báo cáo Ngân hàng phát triển châu Á 1994 3. Báo cáo Tổ chức Khí tƣợng thế giới năm 2001 Khác
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Hà Nội 2008 Khác
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, Hà Nội, 2003 Khác
6. BộTài nguyên và Môi trường. 2012. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam Khác
10. Đoàn Doãn Tuấn và nnk. Nhu cầu nước, chế độ tưới thích hợp cho lúa được canh tác theo phương pháp truyền thống và cải tiến ở Đồng bằng Bắc Bộ, Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam, www.Vawr.org.vn Khác
12. Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên) (2008), Biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Khác
13. Nguyễn Hữu Ninh (2007), Gắn thích ứng BĐKH với quản lý rủi ro thiên tai (nghiên cứu điển hình tại Việt nam), Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC), Hà Nội Khác
14. Nguyễn Thanh Sơn, Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến biến động tài nguyên nước và vấn đề ngập lụt lưu vực các sông Nhuệ, sông Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề tài nhóm A cấp Đại học Quốc gia. MS: QGTĐ.10.06 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w