Trong lôgíc học biện chứng của Hêghen, lôgíc học và phép biện chứng đồng nhất với nhau, được trình bày trong tác phẩm “Khoa học Lôgíc”, phần quan trọng nhất trong công trình đồ sộ “Bách
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: Nguyễn Tấn Hùng
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Ngọc Bích Thủy
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu của luận văn 4
6 Tình hình nghiên cứu đề tài 4
CHƯƠNG 1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG CỦA HÊGHEN VÀ TÁC PHẨM “Khoa HỌC Lôgíc” 7
1.1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG CỦA HÊGHEN 7
1.1.1 Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của nước Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX 7
1.1.2 Tiền đề về khoa học tự nhiên 9
1.1.3 Tiền đề về tư tưởng 13
1.2 CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HÊGHEN 14
1.2.1 Về tiểu sử của Hêghen 14
1.2.2 Về sự nghiệp của Hêghen 15
1.3 TÁC PHẨM “KHOA HỌC LÔGÍC” CỦA HÊGHEN 17
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 20
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG CỦA HÊGHEN TRONG TÁC PHẨM “KHOA HỌC LÔGÍC” 21
2.1 QUAN NIỆM CỦA HÊGHEN VỀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TRIẾT HỌC, CỦA LÔGÍC HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG ĐỐI VỚI VỚI NHẬN THỨC 21
Trang 52.1.1 Quan niệm của Hêghen về đối tượng của triết học 21
2.1.2 Quan niệm của Hêghen về đối tượng của lôgíc học 27
2.1.3 Quan niệm của Hêghen về vai trò của phép biện chứng đối với nhận thức và khoa học 33
2.2 HỌC THUYẾT VỀ TỒN TẠI 42
2.2.1 Phạm trù tồn tại 42
2.2.2 Các phạm trù Chất – Lượng – Độ 43
2.3 HỌC THUYẾT VỀ BẢN CHẤT 52
2.3.1 Bản chất như là cơ sở của sự hiện hữu 52
2.3.2 Hiện tượng 54
2.3.3 Hiện thực 54
2.4 HỌC THUYẾT VỀ KHÁI NIỆM 64
2.4.1 Học thuyết về khái niệm chủ quan hay khái niệm (đơn thuần) hình thức 64
2.4.2 Học thuyết về tính khách quan hay về khái niệm như được quy định (để) trở thành sự trực tiếp 66
2.4.3 Học thuyết về ý niệm, về quan hệ chủ thể - khách thể, về sự thống nhất của khái niệm với tính khách quan, về chân lý tuyệt đối 67
2.5 KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG DUY TÂM CỦA HÊGHEN THÔNG QUA TÁC PHẨM “KHOA HỌC LÔGÍC” 68
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 75
CHƯƠNG 3 NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG HÊGHEN TRONG TÁC PHẨM “KHOA HỌC LÔGÍC” 76
3.1 NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG HÊGHEN TRONG TÁC PHẨM “KHOA HỌC LÔGÍC” 76
Trang 63.2 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG CỦA HÊGHEN 85 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 90
KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phép biện chứng và Lôgíc học là những thành tựu của tư tưởng triết học nhân loại, đã hình thành từ rất sớm và được coi là những chuyên ngành truyền thống của triết học Ở phương Tây, Hêraclít được coi là người sáng lập phép biện chứng duy vật cổ đại với tư tưởng về sự biến đổi không ngừng của thế giới như một dòng chảy và sự tồn tại phổ biến của mâu thuẫn trong tự nhiên,
xã hội và tư duy Phép biện chứng cũng được Xôcrát và Platôn phát triển về phía duy tâm và vận dụng như là nghệ thuật tranh luận để tìm ra chân lý Arixtốt đồng nhất phép biện chứng với lôgíc học và được coi là người sáng
lập lôgíc học truyền thống Tuy nhiên, lôgíc học Arixtốt là lôgíc hình thức,
chưa thể hiện hết tất cả những nội dung phong phú của phép biện chứng Trong thời Trung cổ, lôgíc học hình thức và phép biện chứng duy tâm được các nhà thần học vận dụng để chứng minh sự tồn tại của Thượng đế và những tín điều trong Kinh thánh Đến thời Cận đại, lôgíc học hình thức và phép biện chứng được nhiều nhà triết học phát triển theo hướng duy vật Tuy nhiên, trước Hêghen, lôgíc học và phép biện chứng vẫn còn tách rời nhau, thậm chí đối lập nhau
Hêghen đã kết hợp lôgíc học với phép biện chứng để xây dựng thành
một hình thức lôgíc học mới: Lôgíc học biện chứng và sử dụng nó như là
công cụ để nghiên cứu các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm mục đích đạt đến chân lý trong nhận thức Trong lôgíc học biện chứng của Hêghen, lôgíc học và phép biện chứng đồng nhất với nhau, được trình bày trong tác phẩm “Khoa học Lôgíc”, phần quan trọng nhất trong công trình đồ
sộ “Bách khoa toàn thư các khoa học triết học” của ông “Lôgíc học” được
Hêghen xem là bộ phận quan trọng nhất của triết học Hêghen đã đưa ra một
hệ thống quan điểm đồ sộ và toàn diện về lôgíc học và phép biện chứng
Trang 8Lôgíc học biện chứng đã trở thành trung tâm là hạt nhân đích thực của toàn bộ
hệ thống triết học Hêghen
Lôgíc biện chứng của Hêghen là nền tảng phương pháp luận quan trọng
để sau này C Mác và Ph Ăngghen xây dựng nên học thuyết của mình Không chỉ vận dụng trong việc nghiên cứu mối liên hệ phổ biến và các quy luật vận động, phát triển chung nhất của thế giới trên tinh thần duy vật, C Mác và Ph Ăngghen còn vận dụng lôgíc học biện chứng trong việc sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử nói chung và nghiên cứu lôgíc phát triển của chủ nghĩa tư bản nói riêng, trên cơ sở đó, đưa ra những dự báo về xã hội cộng sản tương lai V.I Lênin trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa phép biện chứng của Hêghen, gạt bỏ tính chất duy tâm thần bí của nó, đã phát triển phép biện chứng duy vật trong tác phẩm triết học quan trọng của mình là “Bút ký triết học”; tiếp tục nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đưa ra những dự báo và những quyết sách quan trọng về cách mạng xã hội chủ nghĩa
Trong giai đoạn hiện nay, do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
và các nước Đông Âu, nhiều nhà triết học phương Tây đương đại, trong đó có những nhà “mácxít mới”, tuy có kế thừa một số nội dung quan trọng trong triết học Mác để nghiên cứu xã hội đương đại, nhưng, do đứng trên quan điểm siêu hình, thiếu biện chứng, họ phủ nhận một số mặt, nhất là mặt cách mạng trong triết học Mác Do đó, trong việc nghiên cứu triết học trong giai đoạn hiện nay, để phân tích, hiểu sâu sắc về chủ nghĩa Mác, đồng thời bảo vệ sự đúng đắn của triết học Mác trước sự tấn công, xuyên tạc của đối phương, chúng ta cần phải quay trở lại với những tư tưởng lôgíc biện chứng của Hêghen
Chính vì vậy, một yêu cầu được đặt ra là chúng ta cần nhận thức đúng đắn và sâu sắc hơn nữa về lôgíc học của Hêghen đặc biệt là những tư tưởng biện chứng của ông trong tác phẩm “Khoa học lôgíc” để qua đó thấy được
Trang 9những đóng góp có giá trị đã được triết học Mác-Lênin kế thừa và phát triển, đồng thời vạch ra những hạn chế duy tâm của nó Vì lý do đó, tôi đã chọn vấn đề: Tư tưởng biện chứng của Hêghen trong tác phẩm “Khoa học Lôgíc” làm
đề tài luận văn thạc sỹ của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng biện chứng của Hêghen trong tác phẩm “Khoa học Lôgíc”, chỉ ra những đóng góp, hạn chế của nó
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, đề tài đề ra những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những điều kiện và tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng biện chứng của Hêghen trong tác phẩm “Khoa học Lôgíc”
- Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng biện chứng của Hêghen trong tác phẩm “Khoa học Lôgíc”
- Chỉ ra những đóng góp cũng như những hạn chế của những nội dung đó
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những tư tưởng biện chứng của
Hêghen thông qua tác phẩm “Khoa học Lôgíc”
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn những tư tưởng biện chứng
của Hêghen trong tác phẩm “Khoa học Lôgíc”, đồng thời tham khảo một số tác phẩm của C Mác, Ph Ăngghen và V.I Lênin
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và sử dụng kết hợp các phương pháp: phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, trừu tượng và cụ thể, lịch sử và lôgíc, đối chiếu, so sánh, v.v
Trang 105 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có 3 chương (10 tiết)
6 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về phép biện chứng của Hêghen, trước hết phải kể đến những công trình của C Mác và Ph Ăngghen trong các tác phẩm như: “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, “Gia đình thần thánh”, “Hệ
tư tưởng Đức”, “Lutvich Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”
và của V.I Lênin trong tác phẩm “Bút ký triết học”, trong đó, các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin trình bày, kế thừa những hạt nhân hợp lý, đồng thời vạch ra những hạn chế, mâu thuẫn trong phép biện chứng của Hêghen
Góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu về phép biện chứng Hêghen
là các công trình của một số tác giả triết học ở Liên Xô trước đây, như bộ sách
“Lịch sử phép biện chứng (gồm 6 tập) của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô
(đã được dịch ra tiếng Việt), trong đó tập III trình bày “Phép biện chứng cổ
điển Đức” đã cung cấp một bức tranh chi tiết về phép biện chứng trong lịch
sử nhận thức nhân loại, trong đó có tư tưởng biện chứng của Hêghen
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về Hêghen có thể chia làm mấy loại:
- Các công trình dịch và giới thiệu về triết học Hêghen:
Một đóng góp quan trọng vào việc nghiên cứu Hêghen là hai bản dịch
và giới thiệu của dịch giả Bùi Văn Nam Sơn: “G.W.F Hegel: Bách khoa thư
các khoa học triết học I, Khoa học lôgíc” (Nxb Tri thức, Hà Nội, 2008) và
“G.W.F Hegel: Hiện tượng học tinh thần” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2006) đã
được công bố trên mạng internet Tuy nhiên, chưa thể gọi phần viết của dịch giả đi kèm với bản dịch là một công trình nghiên cứu độc lập về lôgíc học
Trang 11của Hêghen
Các công trình nghiên cứu trực tiếp về một vấn đề trong triết học của Hêghen:
+ Sách “Quan niệm của Hêghen về bản chất của triết học” của Nguyễn
Trọng Chuẩn (Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 1998)
+ Sách “Thông diễn học của Hêghen” (Hegel's Heimeneutics) của Paul Ređing do Lê Tuấn Huy dịch ra tiếng Việt, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006
+ Bài báo: “Những tư tưởng cơ bản của Hêghen về lôgíc học với tính
cách là lôgíc biện chứng” của Nguyễn Đình Tường, Tạp chí Khoa học Đại
học Huế, 2012
+ Luận văn thạc sỹ: “Quan điểm cơ bản của Hêghen về lôgíc học” của
Lê Thanh Tâm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2010
+ Luận văn thạc sỹ:“Vấn đề chân lý trong triết học Hêghen và triết học
Mác-Lênin” của Đới Thị Thêu tại Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2011
Những công trình này là những nguồn tài liệu bổ ích, nhưng chúng chỉ
đề cập đến một vấn đề nào đó trong triết học Hêghen, không đi sâu vào tác phẩm “Khoa học Lôgíc” của ông
- Các công trình nghiên cứu gián tiếp về Hêghen phải kể đến:
+ Cuốn “Lịch sử triết học phương Tây” của Nguyễn Hữu Vui (chủ biên), (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); “Lịch sử triết học phương
Tây” của Nguyễn Tiến Dũng (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2006); “Đại cương lịch sử triết học phương Tây”, của Đỗ Minh Hợp - Nguyễn Thanh -
Nguyễn Anh Tuấn (Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006) Trong những cuốn sách này chỉ có một phần nhỏ trình bày về triết học Hêghen
+ Gần đây có tác giả Nguyễn Tấn Hùng với Giáo trình sau đại học đã
Trang 12được xuất bản thành sách:“Lịch sử Triết học phương Tây Từ triết học Hy lạp
cổ đại đến triết học cổ điển Đức” (Nxb Chính trị quốc gia, năm 2012) và Bài
giảng “Giới thiệu một số tác phẩm triết học ngoài mácxít” (Đại học Đà Nẵng,
2013), trong đó, tác giả đã trình bày tư tưởng triết học, phép biện chứng của Hêghen và giới thiệu một cách khái quát tác phẩm “Khoa học Lôgíc” của Hêghen
Như vậy, có thể nói ở nước ta chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu đầy đủ, chi tiết và có hệ thống về phép biện chứng của Hêghen trực tiếp
từ tác phẩm “Khoa học Lôgíc” của ông Do vậy, đây là một đề tài tương đối mới mẻ
Trang 13CHƯƠNG 1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG CỦA HÊGHEN VÀ TÁC PHẨM “Khoa HỌC Lôgíc”
1.1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG CỦA HÊGHEN
1.1.1 Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của nước Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
Nước Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX vẫn là một nước rất lạc hậu
về kinh tế, chính trị so với nhiều nước ở châu Âu như Anh, Pháp Đó là một
giang sơn phong kiến điển hình với hàng trăm lãnh địa độc lập, đứng đầu mỗi
lãnh địa phong kiến là một chúa đất hay ông Hoàng và đứng đầu những lãnh địa đó là một nhà chuyên chế độc tài với quyền lực vô hạn đối với thần dân của mình Mỗi lãnh địa đều có quân đội, cảnh sát, tiền tệ, thuế quan riêng
Vào năm 1815 một liên minh lỏng lẻo được hình thành, gọi là Liên minh Đức (Deutscher Bund) có 39 nhà nước tham gia, trong đó có hai nước lớn nhất là
nước Phổ và nước Áo Sau chiến tranh Napoleon, nước Phổ nổi lên nắm vai trò hàng đầu ở Đức
Về kinh tế, nền kinh tế bị ràng buộc bởi quan hệ sản xuất phong kiến lạc
hậu, hầu hết ruộng đất nằm trong tay địa chủ phong kiến, những tàn dư của
chế độ nông nô, chế độ phường hội trong thành thị, đã làm cho năng suất lao động thấp, đời sống của đại đa số quần chúng nhân dân trở nên nghèo nàn và
vô cùng cực khổ
Về chính trị, Triều đình vua Phổ Phririch Vinhem (1770 - 1840) không
ngừng tăng cường quyền lực và duy trì chế độ quân chủ chuyên chế hà khắc,
muốn dẫn nhân dân mình quay trở về thời kỳ trung cổ, cản trở nước Đức phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa Vì vậy, các đòi hỏi về cải cách chính trị, như đòi tự do báo chí, quyền tự chủ của các trường đại học và thành lập
Trang 14một nghị viện đại diện cho công dân Đức đều bị đàn áp và bãi bỏ
Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập và phát triển mạnh mẽ ở các nước Tây Âu như Italia, Anh, Pháp… đem lại một nền sản xuất phát triển chưa từng có trong lịch sử, chủ nghĩa tư bản tỏ ra
ưu việt hơn hẳn so với tất cả các chế độ xã hội trước đó Những thành tựu kinh tế và văn hóa thời kỳ này mà đỉnh cao là cách mạng công nghiệp ở nước Anh đã khẳng định sức mạnh của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới Với cuộc cách mạng tư sản Pháp đã làm rung chuyển cả Châu Âu, đánh dấu sự mở đầu của một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra những bước nhảy đột biến trong sự phát triển của lực lượng sản xuất Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp thì các thành tựu
về văn hóa, khoa học nở rộ ở các nước Ý, Pháp, Anh… đã chứng minh cho năng lực vô tận của nhận thức và cải tạo thế giới của con người, như vậy, ở các nước Tây Âu đã có những thay đổi nhảy vọt nhưng nước Đức vẫn nằm trong tình trạng ì ạch của chế độ phong kiến
Giai cấp chúa đất phong kiến Đức vốn đã phản động, thấy tình hình cách
mạng ở châu Âu lại càng trở nên phản động hơn Tấm gương của các nước
Tây Âu đã thức tỉnh tinh thần cách mạng của giai cấp tư sản Đức và những
bộ phận xã hội tiến bộ, nhưng vì giai cấp tư sản Đức và lực lượng tiến bộ
khác nằm ở những vương quốc nhỏ tách rời nhau, nhỏ bé về số lượng, yếu
kém về chính trị, vì thế, đã không thể tiến hành cách mạng tư sản trong thực
tiễn, mà tiến hành cuộc cách mạng về phương diện tư tưởng Vì vậy, nó đã làm cho cả đất nước bao trùm bầu không khí bất bình của đông đảo quần chúng nhân dân
Với bối cảnh chính trị - xã hội và sự phát triển của khoa học Tây Âu ở
nước Đức lúc bấy giờ đã chứng tỏ sự hạn chế và sự bất lực của phương pháp
tư duy siêu hình trong việc lý giải bản chất các hiện tượng của tự nhiên và
Trang 15thực tiễn xã hội đang diễn ra cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
Tất cả những cái đó đã đặt ra một nhiệm vụ cho các nhà triết học có ý
thức tiến bộ lúc này là khôi phục lại truyền thống phép biện chứng - Đó là
nguyên nhân bước chuyển từ chủ nghĩa duy tâm chủ quan, tiên nghiệm của Cantơ đến chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hêghen, phê phán phép siêu hình truyền thống “lý tính”, chú ý đến vấn đề triết học trong lịch sử
Mặc dầu, lạc hậu về kinh tế và chính trị, nhưng nước Đức thời kỳ này
đạt được những thành tựu chưa từng có về triết học, về văn hóa và nghệ thuật Các nhà triết học cổ điển Đức trong đó có Hêghen đã đóng vai trò quan
trọng cho sự phát triển triết học Đức vào cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX góp phần làm cho triết học cổ điển Đức trở thành một tiền đề lý luận trực tiếp cho sự ra đời của triết học Mác
1.1.2 Tiền đề về khoa học tự nhiên
Cùng với hình thái kinh tế - xã hội ở trong nước, sự phát triển của khoa học, đặc biệt là sự phát triển của khoa học tự nhiên đã đặt ra nhiều vấn đề phải xem xét lại về mặt học thuật, một nhiệm vụ được đặt ra là phải đánh giá lại các
di sản tinh thần đã đạt được và phải có cái nhìn mới về thế giới Triết học cổ
điển Đức ra đời và nở rộ nửa đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đã bước sang
giai đoạn mới: Khoa học lý luận về các quá trình phát sinh và phát triển của sự
vật, về mối liên hệ kết hợp các quá trình đó của tự nhiên thành một chỉnh thể
Phương pháp siêu hình trước sự phát triển của khoa học tự nhiên đã trở nên bất
lực và không đáp ứng khả năng khái quát và tổng hợp Những phát minh khoa
học tự nhiên vào thế kỷ XIX đòi hỏi phải có sự khái quát về mặt triết học, sự khái quát này cho phép vạch ra mối liên hệ tất nhiên và hợp lý, có tính quy luật giữa tất cả các quá trình xảy ra trong tự nhiên Sự khái quát như thế không thể thực hiện được với lập trường của chủ nghĩa duy tâm siêu hình, máy móc Tuy
nhiên, trong khoa học tự nhiên đã xuất hiện những quan niệm biện chứng tự
Trang 16phát ở nhiều lĩnh vực Song nhìn chung thì phép siêu hình vẫn thống trị trong
khoa học tự nhiên cho đến những năm 40 của thế kỷ XIX
Trong điều kiện nước Đức tuy lạc hậu về kinh tế và chính trị, nhưng vì triết học Đức phát triển sau triết học Pháp nên đã kế thừa được những thành tựu của khoa học mới, với những phát minh khoa học vĩ đại, một trong những khả năng cơ bản và kỳ diệu của trí tuệ là năng lực tư duy hướng dẫn hành động đúng đắn, đặc biệt là phải đi sâu khám phá những bí ẩn của thế giới và sáng tạo ra những công trình ngày càng hoàn thiện vì sự tồn tại và phát triển
của con người, một trong những phát minh quan trọng đó là: trong toán học, Newton, Descartes, Leibniz sáng tạo ra phép tích phân, vi phân làm cho phép
biện chứng đi vào toán học; trong lĩnh vực hóa học, Lavoisier đã tìm ra ôxy
và hiểu được bản chất của sự cháy; trong lĩnh vực sinh học thì Học thuyết tế
bào (Matthias Schleiden & Theodor Schwann 1838 - 1839) và Học thuyết tiến hóa (Charles Darwin, 1859) ra đời đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử, đưa sinh
học từ một lĩnh vực nặng về quan sát và mô tả trở thành một ngành khoa học chính xác, vì vậy, những phát minh đó đã tạo nên một bước ngoặt nhận thức mới về nguồn gốc của các loài sinh vật, đồng thời cũng là cơ sở quan trọng cho tư duy triết học duy vật biện chứng
Trong học thuyết về tế bào, xuất phát từ nguyên tắc chung của sự phát
triển, Schwann và Schleiden đã chứng minh sự liên kết chặt chẽ giữa hai lĩnh vực của thế giới hữu cơ (động vật và thực vật) Các tế bào động vật và thực vật về căn bản có cùng một kết cấu như nhau, có sự thống nhất bên trong, chúng đều cấu tạo từ tế bào và bắt nguồn từ tế bào Học thuyết tế bào đã chứng minh rằng, tất cả các cơ thể động vật, thực vật đều phát triển bằng cách nhân lên và phân hóa của tế bào theo những quy luật nhất định và đã chứng minh cho quy luật về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, đó không phải là một quá trình thuần túy về lượng như một số nhà sinh học từng
Trang 17quan niệm Thuyết tế bào giải thích quá trình phát triển của thế giới hữu cơ, đặt cơ sở cho sự phát triển toàn bộ hệ sinh học Góp phần quan trọng vào sự hình thành và khẳng định quan niệm duy vật biện chứng về tính thống nhất của sự sống trong sự biểu hiện phong phú, đa dạng và muôn vẻ của nó
Với học thuyết tiến hóa của Darwin đã chứng minh rằng các loài thực
vật, động vật không phải là bất biến mà có sự biến đổi Các loài khác đã có từ trước bằng con đường chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo, toàn bộ giới tự nhiên hữu sinh, kể cả con người đều là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài hàng triệu năm Thuyết tiến hóa đã xác định tính đúng đắn của quan niệm biện chứng về sự phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện Học thuyết này có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng là chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa duy tâm và phương pháp siêu hình trong sinh vật học và xác lập một cách vững chắc lý luận về sự tiến hóa của giới sinh vật
Học thuyết tiến hóa được ví như một bản tuyên ngôn chống lại quan điểm duy tâm siêu hình cho rằng loài có tính đứt đoạn, bất biến và không có mối liên hệ với nhau Học thuyết tiến hóa cũng thể hiện tính cách mạng trong
tư duy về thế giới khi cho rằng thế giới là một thực thể khách quan luôn biến đổi, phát triển và có thể nhận thức được Động lực của sự phát triển là những nhân tố tự nhiên, khách quan chứ không phải do một lực lượng huyền bí siêu nhiên điều khiển Điều này hoàn toàn phù hợp với các nguyên lý về mối quan
hệ phổ biến và nguyên lý phát triển của sự vật và hiện tượng theo quan điểm biện chứng duy vật
Ngoài học thuyết về tế bào và học thuyết tiến hóa, Ph Ăngghen cũng đã
đánh giá rất cao Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng Định luật này
đã chứng minh rằng giới tự nhiên phát triển bằng cách chuyển hóa từ sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất Giới tự nhiên theo định luật này là
Trang 18một quá trình vận động của vật chất thống nhất gây ra Những hình thức vận động phổ biến ấy chuyển từ cái này sang cái khác theo những quan hệ số lượng nhất định, do đó, khi một số lượng nhất định nào đó của hình thức vận động này mất đi thì số lượng nhất định nào đó của hình thức vận động khác lại xuất hiện, thay thế Mỗi sự vận động trong giới tự nhiên đều có thể quy thành quá trình chuyển hóa không ngừng từ một hình thức này sang một hình thức khác Dựa theo nguyên lý này mà các nhà khoa học và kỹ sư có thể chế tạo ra hệ thống năng lượng, mang điện đến cho mọi nhà, tạo ra những chiếc ô tô… Nguyên lý đó được gọi là định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng,
là một trong những phát minh quan trọng nhất của tất cả các lĩnh vực khoa học và là nguyên lý cơ bản nhất trong toàn bộ giới tự nhiên Định luật này là chìa khóa để đi tìm lời giải cho sự chuyển hóa năng lượng và tính hoán đổi giữa các dạng năng lượng khác nhau Helmholtz đã tổng hợp tất cả những nghiên cứu và tư liệu để phát hiện ra nguyên lý này, với phát minh này đã vĩnh viễn làm thay đổi khoa học Dựa vào những phát minh của khoa học tự nhiên đã làm cơ sở cho Hêghen thừa nhận giới tự nhiên nằm trong quá trình vận động và phát triển từ vô cơ đến hữu cơ và đến con người
Tóm lại, học thuyết về tế bào, học thuyết tiến hóa cùng với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng được xem như là nền tảng khoa học của triết học duy vật biện chứng Ph Ăngghen đánh giá “chúng như một cuộc cách mạng triệt để về thế giới quan trong các khoa học về tự nhiên” [38, tr 13] Các phát minh trên đã giáng một đòn nặng nề vào siêu hình học thế kỷ XVII - XVIII, “đóng góp một hồi chuông báo hiệu cho ngày tận số của siêu hình học
cũ - mở đầu cho kỷ nguyên của phép biện chứng” [29, tr 9] Chính Hêghen là người có công trong việc tổng kết các thành tựu của khoa học tự nhiên và xã
hội thời đại ông nên được C Mác và Ph Ăngghen đánh giá không những là
một thiên tài mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa
Trang 191.1.3 Tiền đề về tư tưởng
Ở nước Đức, hệ tư tưởng thần học chiếm vị trí độc tôn trên vũ đài lý luận Thần học là khoa học cơ bản trong các trường đại học tổng hợp Triết
học và các môn khoa học xã hội khác nhiều khi chỉ là sự biện hộ và bảo vệ
cho thần học Triết học tiến hành cuộc thỏa hiệp với tôn giáo và đành phải
nhượng bộ nó trong nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhìn chung, bức toàn cảnh của xã hội Đức đương thời phủ đầy một màu xám, đúng như lời khắc họa của Ăngghen “không ai cảm thấy mình dễ chịu, mọi cái đều tồi tệ và tâm trạng bất mãn bao trùm cả nước Không có giáo dục không có tự do báo chí, không có dư luận xã hội - không có gì cả ngoài sự đê tiện và tự tư, tự lợi, lề thói con buôn hèn mạt, xum xoe nịnh hót thảm hại, đã xâm nhập toàn dân Mọi thứ đều nát bét, lung lay, xem chừng sắp sụp đổ, thậm chí chẳng còn lấy một tia hi vọng chuyển biến tốt lên, vì dân tộc, thậm chí không còn đủ sức vứt bỏ cái thây ma rữa nát của chế độ đã chết rồi” [13,
tr 754]
Trước một thực trạng xã hội rối ren phức tạp và mâu thuẫn chồng chất như vậy, trong tâm trạng của tầng lớp trí thức Đức đương thời đã xuất hiện tình trạng bi quan, bất mãn và bất lực - đó là nguyên nhân dẫn đến việc phát
sinh tư tưởng cải lương, thỏa hiệp, xuôi chiều, phủ nhận việc cải tạo xã hội cũ
bằng bạo lực cách mạng, biện hộ cho sự tồn tại hợp lý của xã hội đương thời
Các nhà tư tưởng lúc này không dám làm cách mạng bằng bạo lực trong hiện thực như các nhà tư tưởng khai sáng Pháp, họ quay về làm cách mạng trong lý luận trừu tượng, trong suy nghĩ Họ lấy tư duy triết học làm vũ khí phê phán và chuyển tải những tư tưởng cách mạng Đối với họ triết học là nơi thể hiện khát vọng cải tạo hiện thực của con người
Tính chất cải lương thỏa hiệp về tư tưởng chính trị của tầng lớp trí thức Đức đương thời đã có ảnh hưởng đến các nhà triết học như Kant, Hêghen,
Trang 20Phoiơbắc Bối cảnh kinh tế - xã hội và khoa học Tây Âu cũng như ở nước Đức nửa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX đòi hỏi con người cần có một cách nhìn mới về các hiện tượng tự nhiên và tiến trình lịch sử của nhân loại, cần có quan niệm mới về khả năng nhận thức và giới hạn hoạt động của con người - triết học cổ điển Đức ra đời đáp ứng sứ mệnh lịch sử đó
1.2 CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HÊGHEN
1.2.1 Về tiểu sử của Hêghen
Ghioóc Vinhem Phriđrích Hêghen (Georg Wilhelm Friedrich Hegel,
1770 - 1831) sinh tại Stuttgart, Wurttemberg, nay thuộc miền Nam nước Đức,
là một trong số những nhà triết học nổi tiếng của nền triết học cổ điển Đức cùng với Johann Gottlieb Fichte và Friedrich Wilhelm Joseph Schelling Hêghen là người xây dựng phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức, đặt nền móng cho tư tưởng biện chứng triết học Mácxít và làm hồi sinh triết học với
tư cách là một hệ thống tri thức về thế giới
Hêghen được coi là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm Đức và một trong những triết gia có ảnh hưởng nhất trong triết học Đức ở thế kỷ XIX Ông sinh ra trong một gia đình công chức cao cấp ở thành phố Stuttgart, những năm tháng học ở trường trung học thành phố quê hương, chàng thiếu niên ham học, ham hiểu biết đã say mê văn học, lịch sử, triết học, giáo dục học và toán học, đặc biệt là văn hóa Hy Lạp cổ đại
Ông được giáo dục trong bầu không khí sùng đạo Tin Lành, sau đó được nghiên cứu các tác phẩm cổ điển của Hy Lạp và La Mã khi theo học trường trung học Stuttgart Hêghen vào học trường dòng của Đại học Tubingen năm
1788 Tại đây, ông kết bạn với nhà thơ Friedrich Horlderlin và triết gia Friedrich Wilhelm Joseph von Schelling Sau khi hoàn tất học trình triết học
và thần học, ông quyết định không trở thành mục sư mà đi dạy tư (1793) tại Bern, Thụy Điển Năm 1797, ông lại đi dạy tư tại Frankfurt Hai năm sau cha
Trang 21ông mất, để lại cho ông một gia tài đủ để ông khỏi phải đi dạy tư kiếm sống Năm 1801, Hêghen trở thành giảng viên Đại học Jena và hoàn thành tác
phẩm Hiện tượng học tinh thần (1807), một trong những công trình quan
trọng nhất của ông Năm 1816, Hêghen nhận chức giáo sư triết học tại Đại học Heidelberg Năm 1818, Hêghen được mời đến giảng dạy tại Đại học Berlin, nơi ông sẽ lưu lại cho đến ngày qua đời, ngày 14 tháng 12 năm 1831
vì bệnh dịch tả
1.2.2 Về sự nghiệp của Hêghen
Mùa xuân năm 1793, Hêghen rời Tubingen đến Bern, sau đó đến Frankfurt am Main Mùa hè năm 1795 Hêghen hoàn thành tác phẩm “Cuộc đời của chúa Jesus” nội dung của tác phẩm này cho thấy Hêghen hoàn toàn nằm trong vòng vây của các quan niệm Kitô giáo, đi từ chủ nghĩa duy lý của Kant đến chủ nghĩa phiếm thần thần bí
Tại Frankfurt am Main, Hêghen viết tác phẩm “Tinh thần Kitô giáo và sản phẩm của nó” Tác phẩm này đánh dấu sự khác biệt giữa Hêghen và Kant trong quan niệm về đạo đức
Sau bảy năm làm trợ giáo ở nhiều nơi, năm 1801 ông được vào giảng dạy chính thức ở Đại học Jena và ông bảo vệ luận án tiến sỹ với đề tài “Sự chuyển động của các hành tinh” Sau đó ông được phong chức giáo sư triết học ở Đại học Heidelberg năm 1816
Trong suốt cuộc đời, Hêghen đã xuất bản bốn quyến sách: 1) Hiện tượng học tinh thần, 2) Khoa học Lôgíc, 3) Bách khoa toàn thư các khoa học triết học và 4) Những nguyên lý của triết học pháp quyền
Năm 1808 Hêghen bắt đầu viết tác phẩm lớn “Khoa học Lôgíc” khi ông làm hiệu trưởng một trường trung học ở Nuremberg Tác phẩm “Khoa học Lôgíc” (The science of Logic) gồm ba quyển xuất bản vào các năm 1811,
1812, 1816 (tái bản năm 1831) là hạt nhân của Lôgíc học và siêu hình học của
Trang 22triết học Hêghen, trong đó trình bày những quy luật và phạm trù cơ bản của phép biện chứng
Tác phẩm “Bách khoa thư các khoa học triết học” (tiếng Đức:
Enzyklopädie der philosophischen Wissenschaften im Grundrisse) xuất bản
lần đầu tiên vào năm 1817 và tái bản vào năm 1827 và 1830 là sự tóm tắt toàn
bộ triết học của Hêghen Tác phẩm bao gồm ba phần chính: Phần I Lôgíc học
tóm tắt toàn bộ nội dung đã được trình bày trong ba quyển “Khoa học Lôgíc” của ông đã được xuất bản trước đó Ngoài Phần I, “Bách khoa toàn thư các
khoa học triết học” còn có thêm hai phần nữa: Phần II Triết học về tự nhiên
và Phần III Triết học về tinh thần Lôgíc của tác phẩm này thể hiện lôgíc
phát triển của Ý niệm, đi từ khái niệm lôgíc thuần túy tự vận động, phát triển trong bản thân nó với hệ thống những quy luật nhất định (được trình bày
trong phần I Khoa học Lôgíc); sau đó Ý niệm tự tha hóa thành giới Tự nhiên
(được trình bày trong phần II Triết học về tự nhiên) và cuối cùng sau hai lần
phủ định, Ý niệm lại trở về với bản thân nó trong Tinh thần tuyệt đối (được
trình bày trong phần II Triết học về Tinh thần) Hêghen viết:
“Như thế, Khoa học [Triết học tư biện] chia ra làm ba phần:
I Lôgíc học, Khoa học về ý niệm tự - mình và cho - mình
II Triết học về Tự nhiên như là Khoa học về ý niệm trong sự tồn tại khác
của nó [của ý niệm]
III Triết học về Tinh thần như là Khoa học về ý niệm quay trở về lại vào
trong chính mình từ sự tồn tại - khác của nó.” [6, tr 56]
Năm 1821 Hêghen hoàn thành và xuất bản tác phẩm “Những nguyên lý
của triết học pháp quyền” (tiếng Đức: Grundlinien der Philosophie des
Rechts) trên tinh thần duy tâm khách quan Những quan điểm trong tác phẩm
này sau này được C Mác trình bày và phê phán trong tác phẩm của mình
“Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”
Trang 23Sau khi Hêghen qua đời năm 1831, một loạt các công trình khác của ông như “Bài giảng về lịch sử triết học”, “Triết học lịch sử”, “Bài giảng về mỹ học”, “Bài giảng về triết học tôn giáo” được học trò biên tập lại và tiếp tục xuất bản
Nhờ những đóng góp triết học lớn cho khoa học, ông trở thành một nhà triết học có uy tín, đông đảo người hâm mộ, tạo nên một trường phái triết học
- trường phái Hêghen Hêghen là một trong những nhà triết học có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng triết học và văn hóa Châu Âu trong thế kỷ XIX và XX
1.3 TÁC PHẨM “KHOA HỌC LÔGÍC” CỦA HÊGHEN
“Khoa học Lôgíc” là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống triết học của Hêghen Nó có nhiệm vụ vạch rõ sự phát triển của tinh thần thế giới từ tồn tại thuần túy lên ý niệm tuyệt đối Hêghen thừa nhận: Tồn tại, bản chất,
khái niệm là ba sự quy định chủ yếu, ba hình thức thể hiện chủ yếu của cái
tuyệt đối trong quá trình tự phát triển của nó ở lĩnh vực lôgíc
Bước vào xây dựng “Khoa học Lôgíc” của mình, Hêghen nghiên cứu toàn bộ quá trình phát triển các quan niệm lôgíc học trước đây và ông nhận thấy từ trước tới giờ chủ yếu vẫn tồn tại lôgíc hình thức cổ điển, lôgíc học này
có vai trò to lớn trong lịch sự phát triển của tư duy lôgíc, từng là một trong những phương pháp luận cơ bản của các khoa học trong nhiều thế kỷ Tuy nhiên, bắt đầu từ Bêcơn, Đềcáctơ, tư tưởng xây dựng một hệ thống phương pháp luận mới, một lôgíc học mới đã được khởi xướng
Hêghen nhấn mạnh, cần phải xây dựng một hệ thống lôgíc học mới trên
cơ sở tiếp thu những mặt tích cực của lôgíc học trước đây, đồng thời khắc phục những hạn chế của nó và đem lại cho con người cách nhìn mới về bản chất của tư duy một cách đích thực, mặt khác, nó là một phương pháp luận triết học mới làm nền tảng cho các khoa học khác “Vì thế “Khoa học Lôgíc” phải đem lại cho triết học, một phương pháp luận mới - phép biện chứng với
Trang 24tư cách là học thuyết về sự phát triển, làm nền tảng cho toàn bộ thế giới quan của con người một phương pháp nhận thức vạn năng giúp chúng ta tìm ra chân lý” [40, tr 435]
Hêghen viết tác phẩm “Khoa học Lôgíc” trong thời gian dạy trung học ở Nuremberg sau khi ông hoàn thành tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần”
“Khoa học lôgíc” được xuất bản thành nhiều tập Tập 1, “Lôgíc khách quan”
gồm hai phần: Học thuyết về tồn tại và Học thuyết về bản chất được xuất bản năm 1812 và 1813 Tập 2 “Lôgíc chủ quan” gồm Học thuyết về khái niệm
được xuất bản năm 1816
Kết cấu của tác phẩm “Khoa học lôgíc” gồm có Mở đầu và 3 phần
chính
Phần mở đầu gồm các nội dung:
- Những khái niệm sơ bộ
- Lập trường thứ nhất đối với tính khách quan
- Lập trường thứ hai đối với tính khách quan
- Lập trường thứ ba đối với tính khách quan
- Quan niệm chính xác hơn lôgíc học và sự phân chia nội dung của nó
Ba phần chính của “Khoa học Lôgíc” gồm:
Phần 1: Học thuyết về Tồn tại bàn về tư tưởng trong triết học của nó, tức
về tư tưởng trong sự vô quy định, trong sự dị biệt hóa của nó, ở đây muốn nói lên vị trí hay môi trường của tư tưởng, đó là tư tưởng ở trong sự trực tiếp nguyên thủy của nó
Trong học thuyết về tồn tại, Hêghen trình bày “Tồn tại” trong quá trình
phát triển theo quy luật Lượng - Chất với ba khái niệm: A Chất, B Lượng và
C Độ Trong phần A Chất, Hêghen trình bày: Tồn tại thuần túy, Tồn tại hiện
có và Tồn tại cho mình Trong phần B Lượng , Hêghen phân biệt: Lượng thuần túy, Đại lượng và Độ Trong phần C Hạn độ, Hêghen trình bày sự
Trang 25thống nhất giữa Chất và Lượng
Phần 2: Học thuyết về bản chất bàn về tư tưởng trong sự phản tư và
trong sự trung giới, nghĩa là, về tư tưởng trong sự vận động, qua đó nó đi ra khỏi cái trực tiếp ban đầu vừa phản tư về chính mình, vừa trung giới với cái khác bản thân mình
Trong học thuyết này, Hêghen trình bày ba phần: A Bản chất, B Hiện
tượng và C Hiện thực, như là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng Phần 3: Học thuyết về khái niệm và ý niệm bàn về tư tưởng trong sự tồn
tại đã quay trở về trong chính mình và trong sự tồn tại nơi chính mình đã phát triển, nghĩa là về tư tưởng không còn ở trong sự vận động của sự phản tư vào trong chính mình mà đã quay về trong chính mình và kết nối tồn tại tự mình của mômen thứ nhất với tính phản tư của mômen thứ hai
Trong phần này, Hêghen trình bày: A Khái niệm chủ quan hay khái niệm hình thức, B: Tính khách quan hay khách thể và C: Ý niệm hay chân lý
như là sự thống nhất giữa khái niệm với tính khách quan
Trang 26TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tóm lại, hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ có ảnh hưởng rất lớn đến
triết học cổ điển Đức trong đó có Hêghen, trên cơ sở những điều kiện kinh tế -
xã hội và đặc biệt là những thành tựu của khoa học tự nhiên đã đặt một nhiệm
vụ cho các nhà triết học lúc này là phải có cách lý giải mới về sự sống, về những sự thay đổi của các dạng vật chất trong tự nhiên Hêghen là nhà triết học đã kế thừa những thành tựu của khoa học tự nhiên và đã có những tư tưởng triết học biện chứng quan trọng đóng góp cho nền triết học cổ điển Đức, mặc dầu Hêghen đứng trên lập trường duy tâm khách quan Trong toàn
bộ hệ thống triết học của Hêghen thì tác phẩm “Khoa học Lôgíc” đã thể hiện đầy đủ và cụ thể tư tưởng biện chứng của Hêghen và đó là công trình nghiên cứu khoa học có giá trị cho đến ngày nay.Vì vậy, khi nghiên cứu triết học Hêghen chúng ta không thể tách rời hoàn cảnh lúc bấy giờ
Trang 27CHƯƠNG 2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG CỦA HÊGHEN
TRONG TÁC PHẨM “KHOA HỌC LÔGÍC”
2.1 QUAN NIỆM CỦA HÊGHEN VỀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TRIẾT HỌC, CỦA LÔGÍC HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG ĐỐI VỚI VỚI NHẬN THỨC
2.1.1 Quan niệm của Hêghen về đối tượng của triết học
Hêghen đứng trên lập trường duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy lý khi xem xét vấn đề đối tượng của triết học Vì vậy, ông cho rằng “tinh thần”
có trước vật chất, là nguồn gốc của thế giới, tinh thần thế giới chính là
Thượng đế Thượng đế là chân lý của mọi chân lý
Trong quá trình nghiên cứu, Hêghen lấy tư duy làm điểm xuất phát của
toàn bộ tư tưởng của mình, vì vậy, theo ông: “Nếu đúng rằng (và quả đúng
như thế) con người khác với con vật là ở tư duy, thì tất cả những gì mang tính
người sở dĩ và chỉ có thể mang tính người là do được tư duy tác động” [6, tr
39] Nếu như quan điểm của chủ nghĩa kinh nghiệm cho rằng kinh nghiệm
cảm tính có trước tư duy thì Hêghen lại cho rằng tư duy có trước kinh nghiệm
Ông nói:
“Có một câu nói cổ xưa thường được gán (một cách sai lầm) cho
Aristoteles … đó là: “Nihil est in intellectu, quod non fuerit in sensu” [latinh: Không có gì ở trong tư duy mà trước đó không ở trong kinh
nghiệm của giác quan] Nếu triết học tư biện từ chối thừa nhận
nguyên tắc này thì đó chỉ có thể là một sự ngộ nhận Nhưng, ngược
lại, triết học [tư biện] lại cũng đồng thời khẳng định: “Nihil est in
sensu, quod non fuerit in ỉntellectu” [latinh: Không có gì ở trong giác quan mà trước đó không ở trong tư duy], theo nghĩa hoàn toàn khái
Trang 28quát rằng chính nous [Hy Lạp: Tinh thần], và trong nghĩa sâu sắc hơn, chính Tinh thần mới là nguyên nhân của thế giới” [6, tr 44]
Hêghen cho rằng triết học là học thuyết về tinh thần tuyệt đối mà lịch sử
nhân loại là giai đoạn phát triển cao nhất của nó Theo Hêghen, sự phát triển của tư tưởng nhân loại là một tiến trình thống nhất mang tính kế thừa, triết học là sự thể hiện toàn bộ tiến trình đó Do đó, mỗi học thuyết triết học phải thể hiện một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử tư tưởng nhân loại Tiếp thu tinh thần của Cantơ, Phíchtơ và Senlinh, Hêghen khôi phục lại quan
niệm của các nhà siêu hình học thế kỷ XVII coi triết học là khoa học của các
khoa học và quan điểm của các nhà siêu hình học lúc này coi triết học là khoa
học vạn năng, triết học đóng vai trò là nền tảng của thế giới quan tư tưởng con người Với tư cách như vậy, theo Hêghen mỗi học thuyết triết học “là tinh hoa tinh thần của thời đại mình, là thời đại được thể hiện dưới dạng tư tưởng” [40, tr 430]
Thế giới rất phong phú và muôn hình, muôn vẻ Vì vậy, một câu hỏi được đặt ra lúc này là: Cái gì sẽ phải đóng vai trò là đối tượng của triết học để
nó có thể biến thành công việc của cả cuộc đời? Theo Hêghen triết học phải lý giải các vấn đề về thế giới mà chúng ta đang sống và trả lời câu hỏi bao quát ban đầu: Thế giới là gì? Giới tự nhiên, xã hội, con người là gì? Đây là những vấn đề liên quan đến các phương diện cơ bản của tồn tại Vì vậy, theo TS Lê Công Sự “để giải quyết được các câu hỏi ở trên, nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của triết học là phải truy tìm bản nguyên đầu tiên của vũ trụ Nếu biết được điều
đó thì chúng ta sẽ có chìa khóa để khám phá mọi bí mật của vũ trụ mà trong
đó chúng ta đang sống” [29, tr 125]
Hêghen cho rằng đối tượng của triết học là sự xem xét thế giới bằng tư
xem xét bằng tư duy về những đối tượng Ông viết: “Trước hết, triết học có
Trang 29thể được định nghĩa một cách khái quát như là một sự xem xét bằng tư duy về
những đối tượng” [6, tr 39].Vì vậy, Hêghen cho rằng nhận thức thế giới cũng đồng nghĩa với nhận thức Thượng đế và luôn coi thượng đế là tối cao Ông nói:
“Vì con người là hữu thể tư duy, nên lý trí con người lành mạnh cũng như triết học đều không thể từ bỏ việc tự nâng mình lên
từ cái nhìn thường nghiệm về thế giới đến Thượng đế Việc nâng
lên này không có cơ sở nào khác hơn là sự xem xét thế giới bằng tư
duy chứ không phải chỉ bằng giác quan như thú vật.” [6 tr 129)
Do đó, nhiệm vụ của triết học cần phải làm sáng tỏ bản chất của bản nguyên đầu tiên vô hạn, phải thâm nhập vào bản chất giới tự nhiên và của tinh thần hữu hạn, giải thích được mối quan hệ giữa bản nguyên đầu tiên với thế giới và bản nguyên đầu tiên với tồn tại với giới tự nhiên Hêghen nói:
“Trong quan hệ với ý thức thông thường của chúng ta, triết
học trước hết phải cho thấy hay thậm chí phải đánh thức nhu cầu về
phương thức nhận thức đặc thù, riêng biệt Còn trong quan hệ với
những đối tượng của tôn giáo, với chân lý nói chung, triết học phải chứng minh rằng ta có năng lực để tự mình đạt tới được việc nhận thức về chúng; và, sau cùng, trong quan hệ với bất kỳ tính khác biệt
nào nảy sinh giữa những biểu tượng tôn giáo và những quy định của
triết học, triết học phải biện minh cho những quy định khác biệt này
của mình” [6, tr 40], do đó Hêghen đã phân biệt nhiệm vụ của triết học trong việc nhận thức riêng biệt và trong tôn giáo triết học phải chứng minh rằng con người có khả năng nhận thức được thượng đế
Hêghen phân biệt giữa tư duy triết học với các loại tư duy khác Ông cho
rằng: “Song, vì lẽ triết học là một phương thức đặc thù của tư duy, [tức] một phương cách qua đó tư duy trở thành nhận thức và trở thành nhận thức thấu
Trang 30hiểu bằng khái niệm, nên tư duy của triết học cũng có một chỗ khác biệt”[6,
tr 39], “tư duy triết học có những hình thức riêng biệt của mình, độc lập với
những hình thức chúng có chung với nhau Hình thức phổ biến của tư duy
triết học chính là Khái niệm” [6, tr 47] Nhưng theo ông, triết học (khoa học
tư biện) “không gạt bỏ nội dung thường nghiệm của các ngành khoa học khác, trái lại, thừa nhận và sử dụng nó” [6, tr 47]
Theo Hêghen, giữa tư duy triết học với các tư duy khoa học cụ thể cũng
có điểm tương đồng với nhau, vì triết học và khoa học cụ thể cũng có cùng
mục đích là chân lý và chân lý tối cao là Thượng đế Ông nói: “Trong cả hai (Triết học và khoa học cụ thể), đối tượng là Chân lý theo một ý nghĩa tối cao
là Thượng đế và chỉ có Thượng đế mới là chân lý” [6, tr 38]
Là một nhà duy tâm khách quan và đứng trên lập trường tôn giáo,
Hêghen cho rằng đối tượng của triết học luôn trùng với đối tượng của tôn
giáo
Theo Hêghen, đặc trưng cơ bản của triết học là hướng tới nhận thức khách thể tuyệt đối và có thể xem sự quan sát quá trình phát triển lịch sử triết học như là quá trình đấu tranh của tự ý thức hữu hạn với tính vô hạn, sự quan tâm đến các đối tượng vô hạn và tuyệt đối và đó là yếu tố làm cho triết học khác với các khoa học cụ thể vốn chỉ chú trọng tới các đối tượng hữu hạn nhất Sự phủ định uy tín, dựa vào kinh nghiệm mới làm cho triết học gần với các khoa học cụ thể Vì vậy, theo Hêghen mọi cái có trong ý thức phổ biến đều có trong kinh nghiệm và chịu ảnh hưởng bởi Thượng đế
Theo tác giả Lê Công Sự, Hêghen đã chỉ ra ba lĩnh vực cơ bản của việc nghiên cứu triết học: “Triết học nghiên cứu bản nguyên đầu tiên của thế giới
là cái bao hàm mọi thứ, thâm nhập vào mọi hiện tượng của thế giới hiện tồn
và với nghĩa đó, là cái vô hạn, tuyệt đối” [29 tr 125] Tiếp theo, xuất phát từ
bản nguyên đầu tiên, triết học sẽ vạch ra được các bí ẩn của giới tự nhiên
Trang 31Cuối cùng, cũng vẫn dựa vào tri thức vững chắc về bản nguyên đầu tiên của
thế giới, triết học mở ra cho chúng ta thấy các bí ẩn của cuộc sống con người
Như vậy, thế giới với tư cách là một chỉnh thể, với tư cách là một tổng thể, thế giới đã trở thành đối tượng nghiên cứu của triết học
Hêghen cho rằng triết học cần phải làm sáng tỏ bản chất của bản nguyên đầu tiên vô hạn, phải thâm nhập vào bản chất của giới tự nhiên và của tinh thần hữu hạn, triết học phải giải thích được mối quan hệ giữa chúng: quan hệ của thực thể, của bản nguyên đầu tiên với giới tự nhiên và với tồn tại, quan hệ của giới tự nhiên với bản nguyên đầu tiên và với con người, quan hệ của con người với bản nguyên đầu tiên và với giới tự nhiên
Hêghen quan niệm bản nguyên đầu tiên của thế giới là lý tính, là tinh
thần là cái điều khiển thế giới Hêghen cũng quan niệm cơ sở của các sự vật
cảm tính là các ý niệm - các khái niệm, thế giới siêu cảm tính của lý tính là lực lượng định hướng thế giới kinh nghiệm, tồn tại của ý niệm là tồn tại chân chính Cũng chính vì vậy, mà học thuyết về bản nguyên đầu tiên của thế giới
đã được Hêghen gọi là “lôgíc học” Theo Hêghen lý tính không những có sức mạnh vô tận mà nó còn là một tồn tại hiện thực, do đó, lý tính biểu hiện sức mạnh, lý tính là bản chất của Thượng đế và theo Hêghen Thượng đế có sức mạnh vô hạn và Thượng đế là vạn năng nên nó không những phải tồn tại mà còn đang tồn tại
Khi nghiên cứu vấn đề về bản nguyên đầu tiên của thế giới, quan điểm của Hêghen có nhiều điểm tương đồng với học thuyết của Platôn về ý niệm với tư cách là bản chất của sự vật Giống như Platôn, Hêghen đã quan niệm
cơ sở của các sự vật cảm tính là các ý niệm - các khái niệm, thế giới siêu cảm tính của lý tính là lực lượng định hướng thế giới kinh nghiệm, tồn tại của ý niệm là tồn tại chân chính Vì vậy, trong học thuyết về bản nguyên đầu tiên của thế giới đã được Hêghen gọi là “lôgíc học” Theo Tác giả Nguyễn Trọng
Trang 32Chuẩn và Đỗ Minh Hợp,
“Lôgíc học” của Hêghen không phải chỉ nghiên cứu về tư duy đúng đắn
như một số người vẫn thường quan niệm, mà nó có các nhiệm vụ quan trọng
hơn nhiều “lôgíc học” của Hêghen là học thuyết về bản nguyên siêu cảm tính, hợp lý, tinh thần của tồn tại, về “cái hiện hữu chân chính” Do vậy,
“lôgíc học” của Hêghen trùng hợp với siêu hình học, và trước hết là trùng hợp với bộ phận cơ bản của siêu hình học - bản thể luận.” [3, tr 22]
Nếu như Platon tách rời giữa thế giới ý niệm với thế giới hiện thực thì trong quan điểm của Hêghen, thế giới ý niệm thực sự đem lại cho con người chiếc chìa khóa để nhận thức thế giới mà trong đó chúng ta đang sống và để nhận thức giới tự nhiên, lịch sử và nền văn hoá nhân loại Tuy nhiên, để hiểu được đối tượng của triết học một cách cụ thể và chính xác hơn thì cần phải xem xét cách tiếp cận đặc thù triết học với các vấn đề đó của Hêghen Trước khi đề cập tới vấn đề này, chúng ta cùng xem xét nguyên lý cơ bản của triết học Hêghen và đó là nguyên lý chi phối toàn bộ quá trình triển khai hệ thống triết học của ông Đó là nguyên lý về sức mạnh tuyệt đối của lý tính
Đối với Hêghen, lý tính trước hết phải là một cái khách quan và tuyệt
đối, hay nói cách khác lý tính chính là ý niệm cũng mang tính khách quan và
tuyệt đối Tuy nhiên, lý tính tuyệt đối không thể có mục đích hoạt động của nó
ở bên ngoài nó và sẽ không còn là cái tuyệt đối trong trường hợp như vậy, vì vậy, mục đích hoạt động của lý tính chỉ có thể là lý tính, mà chính là nhận thức về lý tính Lý tính tự nhận thức mình, theo Hêghen, đó chính là nội dung nội tại của mọi quá trình diễn ra trên thế giới Lý tính tự nhận thức mình để có thể đạt tới tự do Theo Hêghen, đó là con đường cơ bản để đạt tới tự do Do
đó, con người là tự do theo bản chất của mình, một cách tiềm năng, tự mình, song khi nó chưa nhận thức được tự do của mình, thì nó chưa thể có tự do Theo Hêghen, yếu tố khởi nguyên của thế giới là ý niệm, tức là tư duy và
Trang 33như vậy có thể nói triết học duy tâm khách quan của Platon chính là cơ sở lý
luận quan trọng cho Hêghen khi ông nghiên cứu vấn đề khởi nguyên của thế
giới “Hêghen quan niệm cơ sở của các sự vật cảm tính là các ý niệm siêu cảm
tính của lý tính, là lực lượng định hướng của thế giới cảm tính Tồn tại của ý niệm là tồn tại chân chính Vì vậy, mà học thuyết về bản nguyên đầu tiên của thế giới đã được Hêghen gọi là “lôgíc học” đóng vai trò như là siêu hình học” [29, tr 127]
Tóm lại, triết học theo quan điểm của Hêghen là sự xem xét thế giới
bằng tư duy, đối tượng của nó là bản nguyên tinh thần đầu tiên của thế giới được gọi bằng những tên khác nhau, như ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới,
lý tính, Thượng đế… Quan niệm trên đây về đối tượng của triết học của
Hêghen cho thấy bản chất đối tượng đó rất phức tạp và có nhiều phương diện khác nhau, Do đó, việc nghiên cứu nó đòi hỏi phải tìm ra một “linh hồn” thống nhất của mọi lĩnh vực hiện thực Vậy “linh hồn” đó chính là cơ sở đầu
tiên của thế giới, đó là lý tính Theo Hêghen lý tính không phải là cái gì hữu
hạn mà là vô hạn, là Thượng đế Lý tính có sức mạnh vô tận - Nó cũng chính
là nguyên lý cơ bản của hệ thống triết học Hêghen, theo tác giả Lê Công Sự thì “Hêghen coi triết học của mình là điểm kết thúc quá trình lý tính tự nhận thức mình, là điểm dừng của tư duy nhân loại, đỉnh cao của lịch sử triết học
và là sự cáo chung của triết học nói chung” [29, tr 132]
2.1.2 Quan niệm của Hêghen về đối tượng của lôgíc học
Hêghen xác định: Lôgíc học là khoa học về ý niệm thuần túy
Hêghen nói: “Lôgíc học là Khoa học về Ý niệm thuần túy, tức là, về Ý niệm trong môi trường trừu tượng của tư duy” [6, tr 64] Ông giải thích thêm:
“Tất nhiên, người ta có thể bảo rằng lôgíc học là khoa học về tư duy, về những sự quy định và những quy luật của nó, nhưng tư duy như là tư duy chỉ
Trang 34tạo nên tính quy định phổ biến hay môi trường làm cho ý niệm mang tính [hình thức] lôgíc mà thôi Còn ý niệm mới là tư duy, nhưng không phải như là
tư duy đơn thuần hình thức (trái lại, như là cái toàn thể tự - phát triển của những sự quy định và quy luật của riêng nó mà tư duy không phải đã có và thấy chúng có sẵn ở trong chính mình, ngược lại, tự mang lại cho chính mình” [6, tr.64]
Ở đây, Hêghen không hiểu tư duy theo nghĩa hẹp, bó gọn trong ý thức của mỗi cá nhân như một khả năng nhận thức chủ quan của con người, mà theo nghĩa rộng “Đó là tinh thần tuyệt đối sáng tạo ra cả giới tự nhiên và con người Tư duy con người là giai đoạn phát triển cao nhất, trong đó tinh thần tuyệt đối có khả năng ý thức được bản thân nó.” [40, tr 436]
Theo tác giả Nguyễn Hữu Vui, “Hêghen đã phân biệt hai dạng tư duy đó
là tư duy tự nó chính là tinh thần tuyệt đối tạo thành bản chất của toàn bộ hiện thực và tư duy con người - đây là tư duy tự nó ở giai đoạn phát triển cao nhất,
đó là giai đoạn tư duy có ý thức Chỉ ở đây mới có tư duy theo đúng nghĩa của danh từ Tư duy của mỗi con người phải hoạt động theo những quy luật khách quan chung của tư duy - tức tư duy tự nó” [40, tr 436] Vì vậy, “Khi xác định lôgíc học như tư duy về tư duy, Hêghen đã khẳng định chính xác sự khác biệt duy nhất của nó với những khoa học khác” [42, tr 218] Vậy tư duy là gì? “dĩ nhiên câu trả lời duy nhất thỏa đáng chỉ có thể là sự trình bày cốt lõi của sự việc, tức là một lý thuyết được khai triển cụ thể, là chính khoa học về tư duy” [42, tr 219]
Hêghen hiểu tư duy theo nghĩa rộng, cho nên ông đã khẳng định giới tự nhiên chính là tư duy thể hiện dưới các dạng vật chất, hay còn gọi là tư duy khách quan vô thức và chúng đồng nhất về mặt nội dung Đó cũng chính là sự thống nhất giữa tư tưởng và hiện thực, tinh thần và vật chất và được coi là nguyên lý cơ bản của tư duy lôgíc
Trang 35Theo Hêghen, lôgíc học là “môn khoa học khó nhất trong chừng mực nó không làm việc với những trực quan, càng không phải như môn hình học được làm việc với những biểu tượng cảm tính trừu tượng mà phải làm việc với những sự trừu tượng thuần túy” [6, tr 64] Tuy nhiên, ông cũng cho rằng lôgíc học “là môn học dễ nhất bởi nội dung không gì khác hơn là tư duy của chính bản thân chúng ta, với những quy định thông thường của nó, những quy định này đồng thời là những quy định đơn giản nhất và sơ đẳng nhất và có thể coi là những gì quen thuộc nhất nữa” [6, tr 64]
Cũng theo Hêghen, đối tượng (hay nói đúng hơn, mục đích của lôgíc học
là nhận thức chân lý
Trong tác phẩm “Khoa học Lôgíc” Hêghen đặt ra câu hỏi “Đối tượng của khoa học của chúng ta là gì? Câu trả lời đơn giản nhất và dễ hiểu nhất cho câu hỏi này là: Đối tượng này là chân lý Chân lý là một từ cao cả và bản thân
sự việc ấy còn cao cả hơn nữa … Nhưng lại sớm nảy sinh một chữ “nhưng”,
đó là: liệu chúng ta có đủ sức nhận thức được chân lý hay không Có vẻ có một điều không tương ứng giữa những con người bị giới hạn của chúng ta và chân lý tồn tại tự - mình - và - cho - mình; và nảy sinh câu hỏi về nhịp cầu giữa cái hữu hạn và cái vô hạn Thượng đế là chân lý; nhưng làm thế nào là nhận thức được? Đức khiêm hạ và lòng khiêm tốn dường như mâu thuẫn lại với một ý đồ như thế” [6, tr 66]
Tóm lại, có thể diễn đạt tư tưởng của Hêghen một cách ngắn gọn như sau: đối tượng của khoa học lôgíc (hay lôgíc học) là tư duy theo nghĩa là tư duy thuần túy, tư duy tự nó Mục đích của lôgíc học là nhận thức chân lý Chân lý cao cả thuộc về Thượng đế
Hêghen phê phán những hạn chế của lôgíc học hình thức truyền thống Một mặt, Hêghen khẳng định đối tượng của triết học cũng như lôgíc học
là tư duy thuần túy, nhưng mặt khác, ông phê phán quan niệm cho rằng tư
Trang 36duy, tư tưởng chỉ là chủ quan thuần túy, hoặc chỉ là hình thức thuần túy Đó là hạn chế của lôgíc học truyền thống Hêghen nói:
“Ta đều đồng ý rằng tư duy là đối tượng của môn lôgíc học Nhưng về tư duy ta cũng có thể có một quan niệm rất thấp cũng như rất cao về nó Thật thế, một mặt người ta bảo rằng: “Đó chỉ là một
tư tưởng mà thôi và người ta hiểu cái gì là tư tưởng chủ quan, tùy tiện và ngẫu nhiên chứ không phải là bản thân sự việc, không phải
là cái đúng thật và cái hiện thực.” [6, tr 67]
Theo ông, “Nếu lôgíc học không làm việc gì khác hơn là giúp ta làm quen với hoạt động tư duy đơn thuần hình thức, ắt hẳn nó chẳng mang lại được gì ngoài những điều ta vẫn thường làm tốt bấy lâu nay Trong thực tế, môn lôgíc học cổ truyền chẳng làm gì được hơn thế” [6, tr 67-68]
Mặt khác, Hêghen cho rằng:
“Ngày nay lôgíc học - với tư cách là khoa học về tư duy cũng
đã có một thế đứng cao hơn, trong chừng mực chỉ có tư tưởng mới
có thể trải nghiệm về cái tối cao, cái đúng thật Cho nên, nếu “Khoa học lôgíc” xem xét tư duy trong hoạt động và trong sự sản sinh của
nó (và tư duy không phải là hoạt động không có nội dung, bởi vì, nó sản sinh ra những tư tưởng và bản thân tư tưởng, thì nội dung của
nó, nói chung, là thế giới siêu - cảm tính và việc nghiên cứu thế giới
ấy [có nghĩa] là cư lưu ở bên trong thế giới ấy Toán học làm việc với những sự trừu tượng về con số và không gian, nhưng chúng vẫn còn là những cái gì cảm tính, dù là cái cảm tính trừu tượng và không có sự hiện hữu trần trụi.” [6, tr 68]
Trên quan niệm này, Hêghen nói về “tư tưởng khách quan” hay tính khách quan của tư tưởng, tức là nội dung phản ánh của nó phù hợp với khách quan Hay nói theo quan điểm duy vật, chân lý là tư tưởng phản ánh và phù
Trang 37hợp với sự vật khách quan, nội dung phản ánh của nó phù hợp với khách quan Ông nói: “Trước đây ta đã thấy rằng tư duy lôgíc nói chung không nên được hiểu đơn thuần theo nghĩa của một hoạt động chủ quan, mà đúng hơn, như là cái gì đồng thời có tính phổ biến nghiêm ngặt, do đó, là khách quan” [6, tr 176]
Hêghen đồng nhất lôgíc học với siêu hình học
Vì lôgíc học và siêu hình học dưới con mắt của Hêghen đều có cùng một đối tượng, là ý niệm tự nó hay tư duy thuần túy, là “tư tưởng khách quan”, tức
“những sự được nắm bắt trong tư tưởng”, vì vậy, bản thân Hêghen đã đồng nhất lôgíc học với siêu hình học Hêghen viết:
“Tương ứng với các quy định này, những tư tưởng cũng có thể được gọi là những tư tưởng khách quan, trong đó kể cả những hình thức vốn thoạt đầu được xem xét ở trong môn “lôgíc học” thông thường và thường chỉ được xem như là những hình thức của tư duy
có ý thức Vì thế, “lôgíc học” trùng khít với siêu hình học, tức với khoa học về những sự vật được nắm bắt ở trong tư tưởng, tức trong những gì được xem là để diễn tả những tính bản chất của sự vật”[6,
tr 77]
Hêghen vạch ra những bất cập của siêu hình học cũ
Bên cạnh việc phê phán những hạn chế của lôgíc học truyền thống, Hêghen cũng vạch ra một loạt những bất cập của siêu hình học cũ (từ Kant trở
về trước), như chủ nghĩa giáo điều, phép ngụy biện và thuyết hoài nghi Ông chỉ ra rằng tính giáo điều của siêu hình học cũ “là ở chỗ bám chặt lấy những quy định tư tưởng trong sự cô lập của chúng”, trong khi đó, triết học biện chứng thì “có nguyên tắc về tính toàn thể và tự cho thấy có năng lực bao trùm tính phiến diện của những quy định trừu tượng của giác tính” Đặc biệt, ông phê phán siêu hình học cũ đã phủ nhận mâu thuẫn nội tại trong bản thân sự
Trang 38vật, không thấy được sự thống nhất của các mặt đối lập Ví dụ, trong việc xem xét linh hồn, siêu hình học cũ chỉ thấy tính hữu hạn, không thấy tính vô hạn, thật ra, ông nói:
“Linh hồn không phải chỉ hữu hạn cũng không phải chỉ vô hạn, trái lại,
về bản chất, nó không chỉ là cái này mà còn là cái kia và do đó, vừa không phải cái này vừa không phải cái kia [6, tr 96] nghĩa là: các quy định trong sự
cô lập như thế là vô hiệu và chỉ có giá trị như là cái gì được vượt bỏ
Trong việc xem xét mối quan hệ giữa tự do và tất yếu, siêu hình học cũ cho rằng trong tự nhiên chỉ có cái tất yếu, còn trong xã hội thì tinh thần con người là hoàn toàn tự do Hêghen chỉ ra sai lầm của quan niệm này:
“Sự phân biệt này tất nhiên là có ý nghĩa cơ bản và có cơ sở ở trong chỗ cốt lõi của tinh thần, nhưng nếu bị xem xét một cách trừu tượng bằng cách đối lập lại với nhau như thế, tự do và tất yếu chỉ thuộc về tính hữu hạn và chỉ có giá trị trên mảnh đất này Một sự tự
do mà không có sự tất yếu ở bên trong nó; cũng như một sự tất yếu đơn thuần, không có tự do đều là các quy định trừu tượng và, vì thế,
là không đúng thật.” [6, tr 95]
Như vậy theo Hêghen: “Tư duy ngay cả trên thực tế cũng có thể nhìn chính mình dường như từ phía khác, như là đối tượng khác với chính mình chỉ chừng nào, mà chừng đó nó diễn tả mình, hóa thân vào hình thức ngoài nào đó và tư duy có ý thức đầy đủ, mà toàn bộ lôgíc học cũ xoay quanh ấy trên thực tế vẫn đòi hỏi ngôn ngữ, lời nói, từ vựng như là hình thức thể hiện ra ngoài của mình.” [42, tr 229] với những quan niệm đó Hêghen trở thành nhà lôgíc chuyên nghiệp đầu tiên đã cương quyết vứt bỏ một cách có ý thức lôgíc học cũ, theo đó, tư duy hiện ra trước nhà nghiên cứu chỉ dưới dạng của lời nói (trong hay ngoài, viết hay nói)
“Dựa theo những gì đã nói cho tới nay, [ta thấy] cái lôgíc phải
Trang 39được tìm thấy như một hệ thống những quy định tư duy, nơi đó sự đối lập giữa cái chủ quan và cái khách quan (trong ý nghĩa thông thường của nó) mất đi Ý nghĩa này của tư duy và của những quy định của nó đã được diễn đạt chính xác hơn nhiều khi xưa nói rằng chính Nous ngự trị thế giới” [6, tr 77-78]
Với quan niệm này của Hêghen về đối tượng của lôgíc học có một ý nghĩa triết học vô cùng to lớn Hêghen đã hiểu lôgíc học là khoa học nghiên cứu tư duy như một quá trình phát triển của trí tuệ và tư tưởng nhân loại Ông nhận thấy tư duy của con người không chỉ bó hẹp trong ý thức cá nhân thể hiện dưới dạng ngôn ngữ, mà cả trong quá trình hoạt động, trong công cụ lao động và được thể hiện trên sản phẩm lao động của con người Vì vậy, theo tác giả E.V.ILencôv đánh giá Hêghen như sau: “lần đầu tiên trong lịch sử lôgíc học đã có thể đặt ra nhiệm vụ phân tích chuyên biệt các hình thức của tư duy, hay phân tích tư duy từ phía hình thức.” [42, tr 233-234]
Mặc dầu, Hêghen đứng trên lập trường duy tâm khách quan nhưng Hêghen đã có công lớn cho rằng ngôn ngữ là hình thức thể hiện cơ bản nhất của tư duy và gần giống với quan điểm của Ph Ăngghen khi cho rằng ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy
2.1.3 Quan niệm của Hêghen về vai trò của phép biện chứng đối với nhận thức và khoa học
Trước hết đối với nhận thức, Hêghen là người đầu tiên đưa phép biện chứng vào lôgíc học Ở Hêghen, phép biện chứng và lôgíc gắn liền với nhau
Phương pháp biện chứng được coi là linh hồn triết học của Hêghen, nó
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các phạm trù, các quy luật của lôgíc học, làm cho lôgíc học trở thành một khoa học phát triển, sống động và có giá trị lịch sử triết học lớn Phép biện chứng của Hêghen coi toàn bộ thế giới, lịch sử, tinh thần là một quá trình thực hiện sự vận động, biến hóa, phát triển không
Trang 40ngừng, đó là thành tựu quan trọng nhất trong hệ thống triết học Hêghen Ông được đánh giá là người đầu tiên trình bày có tính hệ thống các nguyên lý, qui luật và các phạm trù của phép biện chứng Các khái niệm, phạm trù trong triết học của Hêghen có tính mềm dẻo, năng động, liên hệ, mâu thuẫn, quy định
lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, cùng vận động và phát triển
Phép biện chứng là một phương pháp triết học đòi hỏi phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ, ràng buộc và chuyển hóa lẫn nhau Phép biện chứng còn là lý luận bàn về mối liên hệ, về sự vận động, phát triển của
sự vật xảy ra trong vũ trụ Hêghen được coi là người có công đặt nền tảng cho những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Tuy nhiên, Hêghen đã đồng nhất giữa tư duy và tồn tại điều đó có nghĩa là những quy luật của tư duy được lôgíc học nghiên cứu, thực chất cũng là những quy luật của tồn tại tự nhiên và lịch sử Vì vậy, lôgíc học là bộ phận sinh động nhất của hệ thống triết học Hêghen, bởi vì, trong đó phép biện chứng của ông đã được thể hiện một cách đầy đủ nhất về phép biện chứng và nó là cơ sở quan trọng để sau này Mác và Ăngghen kế thừa và phát triển học thuyết duy vật của mình
Đối với khoa học, Hêghen phê phán những quan điểm không đúng về phép biện chứng
Hêghen là người có công lớn trong việc phê phán tư duy siêu hình và ông là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy trong
sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng Đó là đóng góp lớn và có tính cách mạng triệt để trong triết học Hêghen
Để xây dựng lôgíc học mới với tính cách là lôgíc biện chứng, Hêghen đã nghiên cứu toàn bộ quá trình phát triển của lôgíc hình thức cổ điển trước đây Tuy không phủ nhận ý nghĩa và vai trò của lôgíc hình thức trong lịch sử triết học, nhưng ông đã chỉ ra những hạn chế của nó Theo Hêghen, lôgíc học trước ông là khoa học về những hình thức tư duy chủ quan, chưa đầy đủ, chưa