Em hãy tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh

15 97 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Em hãy tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.

Đề bài:Em hãy tìm hiểu mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tưởng Hồ Chí Minh?Để thực hiện điều này Hồ chủ tịch và đảng đã giải quyết trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam như thế nào? BÀI LÀM I.Đặt vấn đề: tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đó là tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về lòng yêu nước thương dân, về sức mạnh của nhân dân, lấy dân làm gốc; về sản xuất và tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu; về tăng cường quốc phòng - an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về nền văn hóa dân tộc và hiện đại; về đạo đức cách mạng; về đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân .Trong đó sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộcsức mạnh thời đại là cuội nguồn tạo nên những thành tựu vẻ vang trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. II.Giải quyết vấn đề: Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của truyền thống yêu nước của dân tộc . Tinh thần yêu nước đã trở thành đạo lý sống, niềm tự hào và là một nhân tố đứng đầu trong bảng giá trị văn hóa của người Việt Nam,sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc Cùng với chủ nghĩa yêu nước, “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của nước “. Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc đẩy Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước; là động lực tưởng chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người; là cơ sở tưởng đưa người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân ta. Nhân dân Việt Nam anh hung, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Những phẩm chất đó tạo nên một lực lượng vô cùng to lớn, một sức mạnh vô địch của dân tộc mà không kẻ thù nào thắng nổi. Hồ Chí Minh luôn đề cao sức mạnh truyền thống của dân tộc. Người dạy: “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Đó lịch sử của một: “Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa”;một dân tộc giàu lòng nhân ái, luôn đề cao ý thức tự lực, tự cường, cần cù, anh hùng, lạc quan, sáng tạo.Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã nâng cao những sức mạnh, phẩm chất đó lên một trình độ mới, một chất mới. Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại và tính tất yếu của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại: Trong thời gian tìm tòi, khảo nghiệm ở các nước thuộc địa và các nước bản phát triển, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc về bản chất của chủ nghĩa đế quốc.Chúng vừa là kẻ thù của nhân dân lao động ở thuộc địa, vừa là kẻ thù ở chính quốc. Từ đó các dân tộc bị áp bức, những người cùng khổ, giai cấp vô sản trên thế giới đã đoàn kết lại, tạo thành sức mạnh của trận tuyến những người chống áp bức. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Từ đây giai cấp vô sản đã đứng lên vũ đài chính trị, với đảng tiên phong của mình là Đảng Cộng Sản nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng. Cách mạng thế giới từ đây bước sang một trang mới. Lực lượng Công - Nông luôn luôn được xác định là nền tảng của lực lượng yêu nước và cách mạng trong mỗi nước và cách mạng trong mỗi nước cũng như mối liên minh chiến đấu giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản trên phạm vi thế giới. Cũng từ cách mạng Tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác-Lênin thực sự trở thành cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, sự hình thành, tồn tại và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới trở thành một nhân tố mới làm nên sức mạnh của thời đại. Các trào lưu cách mạng của thế giới từng bước được hình thành. Đó là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Sức mạnh của thời đại còn được ghi nhận từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà chủ yếu là nhờ cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã từng bước làm thay đổi bộ mặt thế giới. Những nội dung chính của tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. 1. Đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ hữu cơ với cách mạng vô sản thế giới: Thời đại của chúng ta mở đầu bằng Cách mạng tháng Mười Nga 1917. Cuộc cách mạng này đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu thời đại mới trong lịch sử. Theo Hồ Chí Minh sức mạnh thời đạisức mạnh của giai cấp vô sản thế giới, của nhân dân lao động thế giới,để có thể giải phóng được dân tộc cần đặt cuộc cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ hữu cơ với cách mạng thế giới. Trong quá trình nhận thức và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Vịêt Nam, Hồ Chí Minh nhận thấy phải dựa vào sức mạnh của dân tộc là chủ yếu, đồng thời phải khai thác sức mạnh của thời đại. Hồ Chí Minh đã sớm ,nắm bắt chính xác đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại. Người nhận thức được một thời đại mới nảy nở từ Cách mạng Tháng Mười và giai cấp công nhân là “nhân vật” trung tâm của thơi đại mới. Đồng thời chủ nghĩa bản đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, xuất hiện trào lưu thực dân, hình thành hệ thống thuộc địa và mâu thuẫn cơ bản xuất hiện: mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc.Trong bối cảnh đó, vận mệnh mỗi quốc gia, dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung của cả loài người. Trong thời đại mới, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc rằng “công cuộc giải phóng các nước và các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản”, rằng “cần thiết phải có liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản của các nước đế quốc để chống kẻ thù chung”. Sau khi nắm được đặc điểm và những yêu cầu đặt ra trong thời đại mới, Hồ Chí Minh đã xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Người viết: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam”; “Cách mệnh trước hết phải có Đảng để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở khắp mọi nơi”. Và Người đã làm tất cả để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Những hoạt động đầu tiên của Hồ Chí Minh sau khi tiếp nhận được ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin đều mang tính quốc tế. Người tham gia sáng lập hội các dân tộc thuộc địa (1921), hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (1925). Đặc biệt trên các diễn đàn quốc tế, Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của thuộc địa và sự cần thiết liên minh chiến đấu giữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản ở chính quốc. 2.Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đề cao và nhấn mạnh chủ nghĩa yêu nước chân chính với ý nghĩa là một bộ phận của tinh thần quốc tế;đồng thời người đấu tranh không mệt mỏi chống mọi biểu hiện “vô sanh”, “vị kỉ” nhằm mở rộng và tăng cường đoàn kết quốc tế,hợp tác hữu nghị giữa các nước dân tộc. Để kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng trong cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã triệt để phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, đồng thời Người đã nỗ lực không mệt mỏi để củng cố và tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc khác đang đấu tranh cho mục tiêu chung là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.Khắc phục hạn chế của các bậc tiền bối, Hồ Chí Minh nhận đâu là bạn, đâu là thù ta. Người không đánh đồng bọn thực dân độc ác với những người yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới và ở các nước có bọn đi xâm lược. Suốt trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹcứu nước, Hồ Chí Minh vẫn luôn đề cao văn hóa Pháp và ca ngợi truyền thống đấu tranh cho độc lập tự do của nhân dân Mỹ.Con đường cứu nước của nhân dân Việt Nam theo Hồ Chí Minh làcon đường cách mạng vô sản, tức độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây thực chất là sự gặp gỡ giữa tinh hoa của dân tộcvới tinh hoa của thời đại. Vì vậy, chủ nghĩa yêu nước truyền thống phải phát triển thành chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa; kết hợp lòng yêu nước với chủ nghĩa xã hội. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm vững chắc thành quả độc lập dân tộc; mới tạo ra một bước phát triển về chất trong tiến trình lịch sử. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới huy động được sức mạng các trào lưu cách mạng thế giới , mới làm cho sức mạnh dân tộc được nâng lên gấp bội. 3.Đoàn kết với các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới trên tinh thần độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính. Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh xác định sức mạnh dân tộc giữ vai trò quyết định, còn sức mạnh thời đại có vai trò quan trọng, sức mạnh thời đại chỉ phát huy tác dụng thông qua sức mạnh dân tộc. Người khẳng định: Trong đấu tranh cách mạng ta phải “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”. Người còn viết: “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”; “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Trong Lời kêu gọi gửi tới những người anh em ở thuộc địa, Người viết: Anh em phải làm thế nào để được giải phóng? Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em. Khẳng định sức mạnh dân tộc giữ vai trò quyết định nhưng Hồ Chí Minh không hề xem nhẹ việc tranh thủ sức mạnh thời đại, đặc biệt là tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới, Người yêu cầu Đảng ta phải có đường lối độc lập, tự chủ đúng đắn. Trong đường lối đó, phải kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình với các mục tiêu cơ bản của loài người tiến bộ là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, Người cũng yêu cầu Đảng ta phải động viên nhân dân ta tích cực thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. Đoàn kết quốc tế theo quan niệm Hồ Chí Minh là “có vay, có trả”. Ta không nhận sự giúp đỡ một chiều của bạn bè quốc tế, mà phải góp phần tăng cường sức mạnh đoàn kết quốc tế. Phải xác định “giúp bạn là tự giúp minh”. Thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của bạn bè quốc tế; ngược lợi thắng lợi của bạn bè quốc tế cũng là thắng lợi của chính mình. Không chỉ vậy kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng thể để đánh thắng kẻ địch có tiềm lực và sức mạnh kinh tế, quân sự lớn hơn ta gấp nhiều lần, là bài học lớn, vô cùng quý báu, mà chúng ta rút ra được trong tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó cũng chính là một quyết sách vô cùng đúng đắn của Đảng ta khi vạch ra đường lối quốc tế lúc bấy giờ, góp phần quan trọng dẫn đến thắng lợi hoàn toàn cho công cuộc giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Đảng ta đã nhận định, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta mang tính thời đại sâu sắc và ý nghĩa quốc tế to lớn. Tính chất thời đại thể hiện qua mục tiêu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ta hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thời đại: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội (CNXH). Do đó, khi Đảng ta giương cao ngọn cờ hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, CNXH, chúng ta đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ khắp nơi trên thế giới. Đối thủ của chúng ta là một đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn nhất thế giới, nhưng cũng là đối thủ của tất cả những ai yêu hoà bình, dân chủ, thiết tha với độc lập dân tộc, với CNXH. Mỹ xâm lược Việt Nam nhằm ý đồ chiến lược toàn cầu, bao vây, ngăn chặn CNXH và đánh đòn phủ đầu phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, mà Việt Nam với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là lá cờ đầu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta mạng tính thời đại còn vì phong trào cách mạng thế giới lúc bấy giờ đang khủng hoảng về đường lối cách mạng. Giữa hai nước đồng minh chiến lược của ta có tranh luận gay gắt ngay về những vấn đề cơ bản của thời đại, mà cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam thực tế đang đề cập trực tiếp đến. Từ tính chất thời đại sâu sắc và ý nghĩa quốc tế to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta xác định tầm quan trọng to lớn của những nhân tố bên ngoài đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta và ta có khả nàng tranh thủ được các nhân tố đó để gia tăng sức mạnh của dân tộc lớn gấp bội. Không tận dụng được các nhân tố bên ngoài, không vận dụng được sức mạnh của các lực lương cách mạng và tiến bộ trên thế giới ủng hộ ta thì có thể nói, kháng chiến khó giành được thắng lợi, hoặc phải đấu tranh rất trầy trật và không thể thắng lợi hoàn toàn. Tất nhiên, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ta giành được thắng lơi hay không chủ yếu là do quyết tâm của nhân dân ta, do sức mạnh của quân đội ta, của dân tộc ta, nhưng yếu tố quốc tế cũng quyết định một phần lớn. Đảng ta đã đề ra đường lối đối ngoại đúng đắn và hết sức sáng tạo, nên đã vận dụng được tối đa các nhân tố quốc tế, phát huy được sức mạnh thời đại ủng hộ nhân dân ta chống Mỹ thắng lợi.Mặc dù bối cảnh thế giới lúc bấy giờ vô cùng phức tạp, Hồ Chủ tịch và Đảng ta đã sáng suốt phân tích những nhân tố bên ngoài, bình tinh xem xét cách xử lý thích hợp những nhân tố thuận lợi cũng như những nhân tố khó khăn, phức tạp, để vạch ra đường lối quốc tế có khả năng tận dụng sức mạnh thời đại. Phương châm trong đường lối quốc tế của Đảng ta là đoàn kết quốc tế và độc lập tự chủ. Có độc lập tự chủ mới đoàn kết quốc tế được. Nếu không độc lập tự chủ, vững vàng đường lối của ta, quan điểm của ta thì sẽ thành “nhất biên đảo”, ngả theo phía này, đối lập với phía kia đoàn kết dược bộ phận này thì lại mất đoàn kết với bộ phận kia, không có được sức mạnh tổng thể để giúp ta chiến thắng. Bởi vì, trên thế giới lúc đó tồn tại những quan điểm khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau. Riêng việc đánh giá sức mạnh của đế quốc Mỹ, đối xử với đế quốc Mỹ xâm lược như thế nào cũng có xung đột về quan điểm, về cách xử lý: hoặc quá xem thường, hoặc quá đề cao, sợ hãi. Nhưng Đảng ta vẫn giữ vững quan điểm của mình. Hồ Chủ tịch trong Hội nghị Chính trị đặc biệt ngày 6-1-1966, đã nêu rõ: “Ta thấy chỗ mạnh của nó, vũ khí nó mới, tiền của nó nhiều. Nhưng ta cũng thấy những khuyết điểm của nó là khuyết điểm lớn, cơ bản. Bây giờ tất cả đều chống nó, nhân dân Mỹ cũng chống nó, mà chống mạnh. Bây giờ khác chiến tranh Triều Tiên. Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược ở Mỹ cũng khác trước .”. 4.Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng “làm bạn với tất cả các nước dân chủ”. Có đường lối đúng lại phải tổ chức tốt để vận dụng, thực hiện đường lối đó một cách có hiệu quả. Từ trước đến nay, ngoại giao luôn đóng góp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, song lần này, ngoại giao phải gánh vác một nhiệm vụ cực kỳ nặng nề là làm sao kết hợp được sức mạnh của thời đại với sức mạnh của dân tộc, thành sức mạnh tổng hợp để đánh thắng địch. Vì vậy, Đảng ta đã quyết định nâng ngoại giao lên thành nuột mặt trận có tầm quan trọng chiến lược, ngang tầm với mặt trận quân sự và chính trị; phối hợp với quân sự và chính trị trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngoại giao đã hoàn thành được nhiệm vụ đó, đã tranh thủ được các nước ủng hộ ta, chi viện cho ta về vật chất cũng như tinh thần, tăng cường và củng cố hậu phương quốc tế của ta, đồng thời làm xói mòn hậu phương địch, cô lập địch về chính trị trên trường quốc tế. Willlam Duiker, một học giả, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, đã phải tự hỏi: “Làm thế nào mà người Việt Nam chiến thắng bằng cách duy trì một cuộc tiến công ngoại giao vượt trội hơn hẳn một quốc gia vốn được coi là hùng mạnh nhất thế giới”. Và, ông ta cho rằng: “Một trong những yếu tố dẫn đến chiến thắng đó là do các nhà lãnh đạo cộng sản có khả năng thao túng môi trường quốc tế theo hướng có lợi cho họ. Việc họ giành được sự hỗ trợ về ngoại giao và về quân sự đáng kể của cả Mát-xcơ-va lẫn Bắc Kinh, ngay cả trong những lúc xung đột Trung-Xô gay gắt nhất, đã góp phần ngắn không cho Hoa Kỳ sử dụng công nghệ vượt trội của mình để giành thắng lơi hoàn toàn trong chiến tranh ở Đông Dương. Đồng thời việc Hà Nội xử lý khéo léo vấn đề đàm phán hoà bình đã cô lập

Ngày đăng: 18/07/2013, 15:36

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan