BENH TRUYEN NHIEM tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kinh tế, k...
Chương 2 DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM Dịch tễ học (hay dịch học) là môn nghiên cứu đa chiều, một mặt, quan sát tần độ xuất hiện bệnh trong tập đoàn và sự biến động của tần độ đó theo thời gian, nghiên cứu các nhân tố chi phối tần độ và biến động đó, làm rõ các đặc tính của bệnh đó trong tập đoàn và đề ra những phương pháp chế ngự bệnh dịch hiệu quả, mặt khác, nghiên cứu các tình huống có thể chi phối sự xuất hiện một hiện tượng bệnh lý hay hội chứng nào đó nhằm tìm ra mối quan hệ nhân quả và cuối cùng là tìm ra nguyên nhân chính yếu quyết định hiện tượng bệnh lý đó. Như vậy, hiện nay dịch tễ học không chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm mà còn nghiên cứu các hiện tượng liên quan vệ sinh gây tổn hại cho động vật và người trong tập đoàn, chẳng hạn hiện tượng ngộ độc mãn tính đồng loạt hoặc rối loạn sinh sản đồng loạt trong đàn động vật hoặc tập đoàn người (do nhiễm yếu tố nào đó, chẳng hạn mối quan hệ giữa dị tật bẩm sinh và chất độc da cam hay chất phóng xạ). Tuy nhiên, chương trình này tập trung nghiên cứu các hiện tượng dịch tễ học của các bệnh truyền nhiễm. I. Khái quát về các nguyên nhân bệnh Các nhân tố chi phối sự phát sinh và tiến hóa của bệnh truyền nhiễm và bệnh lý bệnh truyền nhiễm là đa dạng nhưng có thể phân thành ba nhóm lớn: nguyên nhân mầm bệnh, nguyên nhân ký chủ và nguyên nhân môi trường. Các nhân tố tác động tương hỗ hoặc quan hệ lẫn nhau gây phát sinh bệnh tật. 1. Nguyên nhân mầm bệnh Những điều kiện và đặc tính có ở các vi sinh vật gây bệnh, bao gồm vi khuẩn, virut, nấm (tức chân khuẩn) và nguyên trùng, còn gọi là các mầm bệnh, bệnh nguyên hay căn bệnh, trong trường hợp bệnh cảm nhiễm là độc lực, tính hướng tổ chức, tính đề kháng với các nhân tố môi trường và tính biến dị, . là những nguyên nhân mầm bệnh. Bên cạnh đó, các động vật mang bệnh, vật mang mầm bệnh, trạng thái mang mầm bệnh và bài xuất mầm bệnh cũng là những vấn đề cần nghiên cứu. 2. Nguyên nhân ký chủ Điều kiện để ký chủ tiếp nhận sự ký sinh của mầm bệnh, các yếu tố ảnh hưởng đến tính cảm thụ hay tính đề kháng, những thuộc tính di truyền như phẩm giống, vị trí phân loại, tố chất (thể trạng), tuổi, tính biệt, trạng thái dinh dưỡng và trạng thái miễn dịch, . là những nguyên nhân ký chủ. Tính di truyền biểu hiện rõ trong trường hợp, chẳng hạn, bò không mắc bệnh tỵ thư của ngựa, . 3. Nguyên nhân môi trường Các nhân tố vật lý như khí tượng, nước, thức ăn, . là các điều kiện vây quanh ký chủ, cũng như các nhân tố xã hội như phương pháp quản lý nuôi dưỡng, hình thái kinh doanh, trạng thái kinh tế, tập quán, . là những nguyên nhân môi trường của bệnh dịch. 4. Ba nhân tố thiết yếu hình thành dịch bệnh truyền nhiễm Mối quan hệ qua lại của ba nhân tố căn bệnh, ký chủ và môi trường chi phối sự hình thành bệnh tật có thể áp dụng chung cho tất cả các loại bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm. Tuy nhiên, đối với các bệnh truyền nhiễm (tức các bệnh cảm nhiễm có tính lây lan) thì từ lâu các yếu tố thành lập là nguồn bệnh (hay nguồn mầm bệnh cảm nhiễm), đường cảm nhiễm (đường Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả NỘI DUNG TÌM HIỂU A: BỆNH THỦY ĐẬU B: BỆNH TẢ Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả A BỆNH THỦY ĐẬU Định nghĩa ca bệnh Đây ca bệnh nhiễm virut cấp tính gây ra, sốt cao, phát ban Ban mọc nhiều đợt vùng da, nên chúng có nhiều chúng có nhiều lứa tuổi khác : Nốt sần,bọng nước trong, bọng nước đục, nốt sần Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả A BỆNH THỦY ĐẬU Triệu chứng tác hại •Toàn thân nặng •Sốt nhẹ, khó chịu,… •Sau đến ngày xuất nốt đỏ mặt lan toàn thân Mọc theo đợt, có mủ kèm theo Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả A BỆNH THỦY ĐẬU Triệu chứng tác hại Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả A BỆNH THỦY ĐẬU Triệu chứng tác hại Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả A BỆNH THỦY ĐẬU Triệu chứng tác hại Sau khoảng 2-3 tuần khỏi, để lại sẹo Người ta gọi mặt rổ Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả A BỆNH THỦY ĐẬU Triệu chứng tác hại Ngoài không điều trị nghiêm ngặt dẫn đến số biến chứng như: Gây viêm phổi Viêm tiểu não Nhiễm trùng vào máu Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả A BỆNH THỦY ĐẬU Tác nhân gây bệnh Do virut thủy đậu Varicellavirus thuộc họ Herp esviridac Virut tác nhân gây bệnh thủy đậu trẻ em bệnh zôna người lớn nên gọi virut thủy đậu – zôna Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả I BỆNH THỦY ĐẬU Tác nhân gây bệnh Một số đặc điểm virut: Hình khối cầu, đường kính khoảng 250 nm Phần lỏi có AND, phần capsid bao bọc prôtêin Khả tồn tại: virut sống vài ngày vảy thủy đậu Virut dễ chết với thuốc sát khuẩn thường dùng Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả A BỆNH THỦY ĐẬU Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả A BỆNH THỦY ĐẬU Phòng chóng B : Biện pháp chống dịch Đối với trẻ em: phải cách ly vòng ngày Những trẻ tiếp xúc với người bệnh cần cách ly 11-21 ngày kể từ ngày tiếp xúc Đối với người lớn: không làm tránh tiếp xú với người khác Và thân Sát khuẩn tẩy uế đồ vật bị nhiễm Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả A BỆNH THỦY ĐẬU Phòng chóng C: Nguyên tắc điều trị Điều trị triệu chứng: chống ngứa thuốc chống ngứa chỗ toàn thân Vệ sinh thân thể, thay quần áo ngày Bôi thuốc sát trùng, dùng kháng sinh có dấu hiệu bôi nhiễm Dùng thuốc kháng virut: Vidarabine, acyclovir Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả B BỆNH TẢ Triệu chứng tác hại Đi liên tục, nhiều lần, phân toàn nước,… Kèm theo nôn, Không đau bụng, không sốt, Người mệt lã,… Có thể bị chuột rút, Gây nước nghiêm trọng Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả B BỆNH TẢ Tác nhân gây bệnh Vi khuẩn tả Vibrio Cholerae, vi khuẩn hình cong dấu phẩy nên gọi “ phẩy khuẩn ” Đặc điểm: không bắt màu gram, không sinh nha bào, di động nhanh nhờ có lông Phẩy khuẩn tả dễ nuôi cấy môi trường nghèo dinh dưỡng, pH kiềm mặn Phẩy khuẩn gây bệnh nhóm huyết O Khả tồn môi trường bên ngoài: dễ bị tiêu diệt 80 độ /5 phút, môi trường axit Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả B BỆNH TẢ Tác nhân gây bệnh Khô hanh, ánh nắng mặt trời Tồn lâu dài phân, đất ẩm,nước thực phẩm.Trong đất phẩy khuẩn tồn 60 ngày, phân 150 ngày, bề mặt thân thể 30 ngày,trong sữa 6-10 ngày Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả B BỆNH TẢ Tác nhân gây bệnh Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả B BỆNH TẢ Tác nhân gây bệnh Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả B BỆNH TẢ Nguồn truyền bệnh Nguồn bệnh Bệnh nhân tả: phẩy khuẩn tả theo phân theo chất nôn thời kì toàn phát, vi khuẩn tả lây lan khắp nơi Người lành mang phẩy khuẩn tả: người đựợc điều trị khỏi mặt lâm sàng mang mầm bệnh Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả B BỆNH TẢ Nguồn truyền bệnh Ổ chứa thiên nhiên: số động thực vạt thủy sinh( cá, cua, sò, ngao, …… ) vùng cửa sông hay ven biển Thời gian ủ bệnh: từ vài ngày, thường từ 2- ngày Thời kì lây bệnh: lây mạnh thời kì toàn phát bệnh Thời gian thải phẩy khuẩn thường kéo dài khoảng tuần sau tiêu chảy Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh Truyền Nhiểm Thủy Đậu Bệnh Tả B BỆNH TẢ Phương thức lây truyền Lây qua đường tiêu hóa Qua nguồn nước bị nhiễm bẩn Qua vật trung gian mang mầm bệnh ( ruồi, ) Lớp 10SV ۩ Trường THPT Chuyên Vị Thanh Đề Tài: Tìm Hiểu Bệnh ...Chương 3 Chuẩn đoán bệnh truyền nhiễm I. Khái quát về chẩn đoán bệnh truyền nhiễm Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm là việc xác định nguyên nhân (và tên gọi) của hiện tượng bệnh lý đang có thông qua các thủ tục mô tả những hiện tượng bệnh lý đang gặp ở cá thể (bệnh) và ở quần thể (dịch) hoặc/và mô tả mầm bệnh đã được phân lập để so sánh những thuộc tính thu được đó với những thuộc tính của các bệnh/dịch hoặc mầm bệnh đã được mô tả, phân loại và định danh (đặt tên) và quy thuộc hiện tượng bệnh lý đang có vào một nhóm hiện tượng bệnh lý đã được phân loại và đặt tên. Mô tả có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng (chẩn đoán lâm sàng), bệnh tích (chẩn đoán giải phẫu bệnh lý), đặc điểm dịch học (chẩn đoán dịch tễ học) và các đặc điểm vi sinh vật học, huyết học, huyết thanh học, sinh học phân tử (chẩn đoán xét nghiệm). Như vậy, ta gọi được tên bệnh đang có là nhờ vào việc xác định tính tương đồng của các biểu hiện bệnh và/hoặc căn bệnh với các biểu hiện bệnh và/hoặc căn bệnh của những bệnh đã đặt tên từ trước. Thủ tục chẩn đoán (giống như thủ tục nhận dạng) vì vậy được gọi là thủ tục đồng định (identification). Trên thực tế, quá trình quy thuộc được thực hiện qua hàng loạt bước loại suy, ví dụ "vi khuẩn phân lập được nhuộm màu Gram âm vậy không thể là Bacillus hay một vi khuẩn Gram dương nào khác". Do đó, chẩn đoán còn là quá trình giám biệt (differentiation), còn các tính trạng quan trọng giúp chẩn đoán được gọi là những đặc điểm giám biệt. Tuy nhiên, nhiều khi thủ tục chẩn đoán chỉ là việc xác nhận sự hiện diện của một mầm bệnh (chẩn đoán bệnh nguyên học xác nhận kết quả chẩn đoán khác). Đồng định, như vậy, không chỉ là "xác định", mà là xác định có định hướng trên cơ sở những kiến thức đã biết trước của nhà chuyên môn về các loại bệnh và/hoặc mầm bệnh. Hơn nữa đồng định có thể thất bại. Sau mọi nỗ lực đồng định, nếu đồng định vẫn thất bại, nhà chuyên môn có thể đưa ra giả thuyết về loại bệnh mới, chưa được biết. Trong điều tra dịch tễ học người ta nghiên cứu tốc độ truyền lây, tỷ lệ mắc bệnh mới, tỷ lệ lưu hành bệnh, tỷ lệ tử vong, tuổi và giống phát bệnh chủ yếu, vùng phát sinh, yếu tố thời tiết, sinh sản dị thường hoặc đẻ trứng dị thường, giảm sản lượng sữa hoặc tỷ lệ đẻ trứng, thay đổi thức ăn, nhập động vật mới, sự truyền lây bệnh sang loại động vật khác, lịch sử tiêm phòng vacxin, . Đặc biệt, điều tra dịch học là hết sức quan trọng trong quá trình nhận biết bệnh truyền nhiễm phát sinh ở động vật được chăn nuôi tập trung dưới cùng điều kiện môi trường. Tuy ở nhiều bệnh cảm nhiễm những đặc điểm dịch học, biểu hiện bệnh lý và triệu chứng lâm sàng có thể đặc trưng, và điều này giúp ích cho việc suy định mầm bệnh liên quan nhưng cần chú ý rằng cũng có thể chúng tạo định kiến ở người xét nghiệm và làm lệch lạc kết quả do lựa chọn sai phương pháp xét nghiệm, ví dụ, dùng phương pháp vi khuẩn học để xét nghiệm động vật bệnh do ngộ độc hóa chất (nông dược, .). Chẩn đoán bệnh nguyên học là những thủ tục vi sinh vật học, huyết thanh học và sinh học phân tử, . nhằm xác định sự hiện diện của một loại mầm bệnh nào đó trong cơ thể bị bệnh. Đương nhiên, quy thuộc yếu tố mầm Chương 1 CƠ CHẾ PHÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM (BỆNH CẢM NHIỄM) I. Cảm nhiễm và phát bệnh 1. Mầm bệnh (căn bệnh, bệnh nguyên) Khác với bệnh không truyền nhiễm, các bệnh truyền nhiễm có một đặc tính chung là có tính lây lan và do một loại, hoặc đôi khi một số loại, vi sinh vật gọi là mầm bệnh gây nên. Một mầm bệnh là một vi sinh vật đóng vai trò nguyên nhân trực tiếp và không thể thiếu của một bệnh truyền nhiễm. Mầm bệnh có nhiều loại và mỗi loại thường gây nên bệnh với những đặc điểm riêng, nhưng chúng có điểm chung là tính gây bệnh (hay độc tính) đối với ký chủ. Vi khuẩn là nhóm lớn vi sinh vật có đặc điểm chung là có nhân nguyên thủy, tức nhân chưa có màng nhân và cấu tạo từ một ADN xoắn kép, vòng khép kín, cơ thể thường là đơn bào và sinh sản bằng trực phân. Phần lớn vi khuẩn đòi hỏi những điều kiện nhất định, chẳng hạn tính kết bám (bám dính) lên tế bào, mới gây được bệnh. Vi khuẩn tác động bằng nội độc tố, ngoại độc tố hoặc bằng các cơ chế lý, hóa khác. Xoắn khuẩn (bộ Spirochaetales) tuy cũng là một loại vi khuẩn nhưng chúng gây ra những bệnh có đặc điểm riêng. Phần lớn bệnh do xoắn khuẩn gây nên là bệnh bại huyết, gây sốt định kỳ và xuất hiện định kỳ xoắn khuẩn trong cơ thể, bệnh do xoắn khuẩn thường cho miễn dịch không bền. Rickettsia cũng là những vi khuẩn nhưng có cơ cấu trao đổi chất không hoàn thiện nên phụ thuộc vào tế bào ký chủ, do đó là những vật ký sinh nội bào. Chúng gây những bệnh sốt phát ban do chấy rận truyền lây. Những động vật chân đốt này có thể truyền Rickettsia trong nhiều thế hệ của chúng. Trong thiên nhiên có những thú rừng hoặc gia súc mang trùng. Bệnh do Rickettsia gây ra thường cho miễn dịch mạnh và bền. Chlamydia có những đặc điểm tương tự Rickettsia nhưng không có cơ cấu trao đổi chất nên phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng của ký chủ và có hình thái chuyển hóa tuần hoàn từ trạng thái nhỏ (thể cơ bản) sang trạng thái lớn (thể lưới). Mycoplasma cũng là những vi khuẩn nhưng kích thước nhỏ và không có vách tế bào nên thường có hình thái đa dạng. Chúng gồm nhiều loại. Vi khuẩn thuộc nhóm này được phân lập đầu tiên là sinh vật gây bệnh viêm phổi - màng phổi có tên tắt là PPO (pleuropneumonia organism), cho nên các Mycoplasma phân lập được từ các trường hợp khác thường được gọi là PPLO (pleuropneumonia-like organisms). Chúng thường gây ra những bệnh mãn tính nhưng lây lan mạnh, có hiện tượng mang trùng lâu dài và gây miễn dịch bền vững. Xạ khuẩn (Actinomyces) và nhóm liên quan xạ khuẩn (các chi Streptomyces, Nocardia, .) cũng là những vi khuẩn vì có đặc điểm chung là nhân nguyên thủy nhưng chúng lại có cơ thể hình sợi thường cong, xoắn và phân nhánh. Xạ khuẩn lan rộng dần từ một điểm (đặc biệt trong bệnh phẩm) theo hình phát xạ của ánh sánh mặt trời và sinh bào tử đồng loạt như các nấm (vì vậy trước đây chúng được coi là nấm bậc thấp). Virut là nhóm lớn vi sinh vật rất nhỏ, chưa có cấu trúc tế bào, có những thuộc tính ở ranh giới giữa vật vô sinh và vật hữu sinh. Chúng thường có tính hướng đối với một loại tổ chức nhất định, do đó thường gây những biểu hiện giống nhau ở những động vật khác loài. Bệnh do virut gây nên thường lây lan mạnh, có hiện tượng mang trùng và làm trỗi dậy những bệnh ghép khác nhưng cũng thường gây miễn dịch mạnh và bền. Nấm (hay chân khuẩn) là sinh vật nhân thực, tức nhân có màng nhân, phụ thuộc vào hình Chương 4 PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM I. Các phương pháp phòng bệnh truyền nhiễm 1. Nguyên tắc chung của công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm Nguyên lý công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm là vận dụng những kiến thức về ba pha của chu trình truyền lây mầm bệnh và các giai đoạn của quá trình sinh dịch vào công tác thực tiễn. Bệnh truyền nhiễm xảy ra được là do ba khâu của quá trình sinh dịch: nguồn bệnh, các nhân tố trung gian truyền bệnh và động vật cảm thụ, và sự liên hệ giữa ba khâu đó. Thiếu một trong ba khâu hoặc thiếu sự liên hệ giữa hai trong ba khâu đó thì dịch không xảy ra được. Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quá trình sinh dịch. Nhân tố trung gian truyền bệnh nối liền nguồn bệnh với cơ thể cảm thụ làm cho quá trình sinh dịch thực hiện thuận lợi. Động vật cảm thụ là yếu tố làm cho dịch biểu hiện ra, đồng thời nó lại biến thành nguồn bệnh làm cho quá trình sinh dịch được nhân lên, được thúc đẩy mạnh hơn. Trên cơ sở phân tích vai trò và sự liên hệ giữa các khâu trên, công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm phải nhằm thực hiện cho được việc xóa bỏ một hoặc nhiều khâu, hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa các khâu với nhau trong quá trình sinh dịch. Chỉ cần cắt đứt một khâu hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa những hai khâu, cũng đủ làm cho quá trình sinh dịch không thực hiện được. Đó là nguyên lý cơ bản của mọi biện pháp phòng chống bệnh. Đương nhiên, chỉ giải quyết được một cách căn bản việc đó khi nhận thức của con người được nâng cao. Khi chưa có dịch các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm đều nhằm đề phòng dịch xuất hiện. Chủ chăn nuôi, chủ động vật chuyên chở phải chấp hành các yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng dịch được quy định trong Pháp lệnh thú y, các Nghị định thi hành Pháp lệnh và Điều lệ phòng chống dịch bệnh cho động vật, trong đó việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức và cơ quan quản lý nhà nước liên quan ngành chăn nuôi. Các cá nhân và tổ chức chăn nuôi động vật phải đăng ký xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật và phải chấp hành các quy định của pháp luật về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan vùng an toàn dịch bệnh động vật phải chấp hành các quy định của pháp luật về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Chính phủ có chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, nhằm bảo đảm hiệu quả khống chế và thanh toán các dịch bệnh nguy hiểm của động vật và những bệnh từ động vật lây sang người, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật, bảo đảm giảm dần số ổ dịch, số động vật mắc bệnh, tiến tới thanh toán dịch bệnh. Trong việc xây dựng chương trình này Chính phủ có chỉ đạo các các bộ, ngành có liên quan phối hợp Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản trong việc xây dựng chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật. Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản xây dựng chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật trình Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chương trình. Các cơ quan quản lý nhà nước về thú 1 Chương 5 ĐIỀU TRỊ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Điều trị (chữa) bệnh truyền nhiễm là một biện pháp tích cực vì có tác dụng bao vây tiêu diệt nguồn bệnh (mỗi súc vật bệnh được coi là một nguồn bệnh) đồng thời làm con vật hồi phục nhanh chóng và hoàn toàn không trở thành con vật mang trùng nên hạn chế dịch lây lan. Chữa bệnh kịp thời là một yêu cầu cấp bách của sản xuất làm giảm thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Việc hạn chế tác hại tiến tới tiêu diệt bệnh dịch phải trên cơ sở kết hợp công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Chữa bệnh cũng chính là một phương pháp phòng bệnh dịch. Phòng bệnh là tích cực, là chủ động, chữa bệnh có phần nào bị động nhưng có ý nghĩa tích cực, là vì chữa cho con bệnh cũng tức là phòng cho con khỏe, nên không thể tách rời phòng và chữa bệnh. Vậy chữa bệnh là rất cần thiết, phải kịp thời và kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh. Chữa bệnh truyền nhiễm cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Chữa toàn diện: phải phối hợp nhiều biện pháp điều trị: hộ lý, dinh dưỡng và dùng thuốc gồm các thuốc tác động tiêu diệt mầm bệnh (chất kháng sinh đối với vi khuẩn, interferon, . đối với virut) lẫn những thuốc tăng cường cơ năng của cơ thể (vitamin, máu, thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, .). - Chữa sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh tức xác định đúng tính mẫn cảm của mầm bệnh, đồng thời phải tính đến khả năng xâm nhập tổ chức ổ bệnh khi chọn những thuốc trong số các thuốc có hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế bệnh lây lan. - Diệt căn bệnh là chủ yếu, kết hợp chữa triệu chứng. - Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Làm cho cơ thể tự chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền. Một số thuốc tuy tiêu diệt được mầm bệnh nhưng ít nhiều có hại cho cơ thể nên ta phải chú ý ảnh hưởng của thuốc đến cơ thể. - Với động vật được chăn nuôi vì mục đích kinh tế khi chữa bệnh động vật cần chú ý đến tiên lượng bệnh cần điều trị để bảo đảm hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi. Cho nên chỉ nên chữa những gia súc có thể chữa lành mà không giảm sức cày kéo và khả năng cho sản phẩm. Nếu 2 chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị gia súc thì không nên chữa (giết mổ tuân theo các quy định tránh làm lây lan mầm bệnh). - Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa đặc hiệu, hoặc những bệnh phát triển thành thể mãn tính khó điều trị thì không nên chữa. Khi đó giết hủy hoặc giết mổ lấy thịt (những bệnh súc mà thịt bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm) là những giải pháp cần lựa chọn. - Động vật nuôi nhốt tập trung thường phát bệnh đồng loạt gây thiệt hại lớn do sự xâm nhập mầm bệnh từ bên ngoài vào chuồng trại với khả năng cao, những động vật này lại có tính đề kháng bệnh thấp, nhiều trường hợp bệnh vi khuẩn và nguyên trùng chưa có vacxin phòng bệnh, khi một bộ phận động vật phát bệnh thì phần còn lại của quần thể cũng thường đồng thời cảm nhiễm và ủ bệnh nên không thể chỉ áp dụng biện pháp điều trị cá thể. Trong trường hợp bệnh truyền nhiễm xuất hiện thường nên bổ sung thuốc vào thức ăn và nước uống cho cả đàn để "trừ khử căn bệnh". Hơn nữa, trong trại chăn nuôi tập trung thường sẵn có mầm bệnh hoặc mầm bệnh xâm nhập vào theo động vật mới nhập trại cho nên rất nhiều khả năng động vật bị cảm nhiễm trong thời kỳ nuôi dưỡng. Chẳng hạn, bệnh hô hấp do Mycoplasma và Bordetella, bệnh tiêu hóa do Serpulina (Treponema)