Bộ luậtHàng hải Việt NamCăn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 512001QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;Bộ luật này quy định về hàng hải.Chương INhững quy định chungĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh1. Bộ luật này quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học. Hi vọng tài liệu sẽ cung cấp kiến thức cho các bạn.
Trang 1- Đường cơ sở có 2 loại:
+ Đường cơ sở thông thường : Là đường ngấn nước triều thấp nhất dọc theo
bờ biển, áp dụng cho những bờ biển phẳng không có đảo ven bờ.
+ Đường cơ sở thẳng: là đường gồm những đoạn nhô ra nhất của bờ biển hoặc những điểm nhô ra của những đảo ven bờ, áp dụng cho những bờ biển khúc khuỷu
có nhiều biển ven bờ
- Nội thuỷ bao gồm: Vùng nước thuộc cảng biển, vùng nước làm nơi cho tàu thuyền neo đậu vào cảng, vùng nước lịch sử hoặc vịnh lịch sử.
* Chế độ pháp lý của nội thuỷ:
- Nội thuỷ được coi như 1 bộ phận của đất liền Quốc gia có chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn, tuyệt đối với nội thủy, như quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, cưỡng chế đối với nội thủy như đối với đất liền.
- Tàu bè nước ngoài muốn ra vào nội thủy phải xin phép nước ven biển Nước ven biển có quyền từ chối không chấp nhận sự xin phép đó.
- Trong nội thủy, tàu bè nước ngoài không được phép qua lại như trong lãnh thủy.
- Các nước có bờ biển tiếp giáp hoặc đối diện nhau, nếu không có sự thoả thuận, thì áp dụng phương pháp cách đều trừ khi có các hoàn cảnh lịch sử khác như vùng nước lịch sử, vịnh lịch sử (vùng có sự công nhận lâu đời không có tranh chấp) thì sự phân định có những điểm khác.
Câu 2 Cách xác định lãnh hải? chế độ pháp lý của lãnh hải?
Lãnh hải là vùng nằm ngoài nội thủy Giới hạn của lãnh hải là đường cơ sở phía trong và chiều rộng được qui định ở bên ngoài.
* Cách xác định :
- Trước đây có các cách xác định chiều rộng vùng lãnh hải như sau:
+ Lấy quãng đường tàu thuyền đi thuận gió 1 ngày đêm, khoảng 60 hải lý + Lấy quãng đường tàu thuyền buồm đi trong điều kiện bình thường trong 2 ngày 2 đêm, khoảng 100 hải lý.
+ Lấy theo tầm tên bắn.
+ lấy theo tầm xa của súng đại bác.
Trang 2- Theo luật biển 1982: chiều rộng lãnh hải của 1 quốc gia không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở đúng công ước
Như vậy ranh giới phía ngoài của lãnh hải là 1 đường mà mỗi điểm gần nhất với đường cơ sở 1 khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải.
- Có 3 trường hợp qua lại trên lãnh hải:
+ Nội thủy - lãnh hải - biển
+ Biển - lãnh hải - nội thủy
+ Qua lãnh hải mà không vào nội thủy
- Theo luật pháp quốc tế, tàu thuyền nước ngoài không phải xin phép hoặc thông báo cho nước ven biển, không phải đóng thuế trừ khi có những lệ phí, dịch vụ
- Khi 2 nước có bờ biển tiếp giáp hoặc đối diện thì áp dụng đường trung tuyến, trừ khi có những thoả thuận khác hoặc những vùng nước lịch sử.
Câu 3 Chế độ pháp lý ở công hải?
* Khái niệm: công hải là tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc
quyền kinh tế,lãnh hải hoặc nội thủy của 1 quốc gia; hoặc không nằm trong vùng nước của quốc gia quần đảo
* Chế độ pháp lý:
- Các quan điểm về công hải:
+ Quan điểm 1: công hải không phải là của ai, các quốc gia đều có quyền tham gia và muốn làm gì trong công hải cũng được Xuất phát của quan điểm này từ rất
xa xưa và tồn tại trong 1 thời gian dài quan điểm này phù hợp với các nước có đội tàu lớn, ngành hàng hải phát triển mạnh Tuy nhiên theo quan điểm này thì sẽ vô trách nhiệm trong việc khai thác và bảo vệ môi trường.
+ Quan điểm 2: công hải là di sản của nhân loại vậy các nước đều có quyền khai thác nhưng phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
-Các quyền tự do ở công hải
+ Theo công ước năm 1958: các nước có 4 quyền tự do như sau:
Tự do hàng hải: bất cứ 1 quốc gia nào cũng có quyền thành lập đội tàu hoạt động tại công hải với chế độ pháp lý như nhau,không phân biệt nước có biển hay không có biển Các nước ven biển phải cho các nước không có biển tự do quá cảnh
và cho thuê cảng
Trang 3Tự do hàng không: máy bay của bất cứ nước nào cũng có quyền bay ở vùng trời phía trên công hải.
Quyền tự do đánh bắt hải sản: tàu đánh bắt hải sản của bất cứ nước nào đều
có quyền thực hiện ở công hải nhưng phải tuân theo 1 số quy định nhằm duy trì và bảo vệ nguồn lợi hải sản.
Quyền tự do đặt các đường cáp và đường ống dẫn ngầm dưới biển
+ Theo công ước năm 1982, vẫn duy trì 4 quyền tự do trên và bổ sung thêm 2 quyền:
Quyền tự do xây dựng các đảo nhân tạo và những thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép
Quyền tự do nghiên cứu khoa học
Trong tất cả các quyền trên thì quyền tự do hàng hải và quyền tự do hàng không là không bị hạn chế còn các quyền tự do khác đều có 1 số hạn chế nhất định
Câu 4 Những quy định đối với tàu biển Việt Nam?
* Khái niệm tàu biển: Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động trên biển
* Quy định đối với tàu biển việt nam như sau:(điều 11)
Tàu biển quy định trong bộ luật này không bao gồm tàu quân sự , tàu công vụ và tàu cá.
1 Tàu biển Việt Nam là tàu đã được đăng kí trong Sổ đăng kí tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.
2 Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam.
3 Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam
4 Chủ tàu là người sở hữu tàu biển Doanh nghiệp nhà nước được nhà nước giao quản lý, khai thác tàu biển cũng được áp dụng các quy định của bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan như đối với chủ tàu.
Câu 5 Những giấy tờ cần thiết cho tàu đi biển?
Quy định về giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển(điều 26)
−Tàu biển phải có giấy chứng nhận đăng kí tàu biển, các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
−Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định cụ thể về giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển Việt Nam.
−Các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường phải ghi rõ thời hạn có hiệu lực Thời hạn này được kéo dài thêm nhiều nhất là 90 ngày, nếu tàu biển thực sự không có điều kiện kỹ thuật của tàu biển trong thực tế vẫn đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường Thời hạn được kéo dài này kết thúc ngay khi tàu biển đã đến cảng được chỉ định để kiểm tra.
Trang 4−Các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường mất hiệu lực, nếu tàu biển có những thay đổi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
−Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng tàu biển không đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, Thanh tra hàng hải, Cảng
vụ hàng hải có quyền tạm thời đình chỉ hoạt động của tàu biển, tự mình hoặc yêu cầu tổ chức đăng kiểm Việt Nam kiểm tra kĩ thuật của tàu biển, mặc dù trước đó tàu biển đã được cấp đủ các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Các giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển:
−Giấy chứng nhận do cơ quan thẩm quyền cấp:
CỤC HÀNG HẢI
1 GCN đăng ký tàu biển(certificate of registration): giấy này do cục hàng hải cấp.Đây là giấy tờ chính thức xác định quyền sở hữu của tàu.
CƠ QUAN ĐĂNG KIỂM
2 Giấy chứng nhận khả năng đi biển (seaworthiness cirtificate ): giấy này do cơ quan đăng kiểm cấp chứng nhận về khả năng đi biển của tàu giấy có hiệu lực 4 năm nhưng hàng năm phải kiểm tra, mất hiệu lực khi tai nạn không báo kiểm tra hoặc khi vùng hoạt động của tàu không đúng hoặc xếp hàng quá mạn khô quy định
3 Giấy chứng nhận dung tích quốc tế 1969 (International tonnage certificate 1969): Giấy này do cơ quan đăng kiểm cấp năm 1969, giấy này mất giá trị khi tàu thay đổi kết cấu hoặc hư hỏng do tai nạn
4 Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế ( International load line certificate ): Giấy này do cơ quan đăng kiểm quốc tế cấp về mạn khô chứng nhận rằng tàu đã được kiểm tra về mạn khô, có hiệu lực 5 năm nhưng hàng năm được kiểm tra lại với tàu chạy trong nước, cấp giấy chứng nhận mạn khô theo nghị định 12.6.1958
5 Giấy chứng nhận cấp tàu biển (Classification certificate ): Giấy này do cơ quan đăng kiểm cấp giấy chứng nhận tàu thỏa mãn các yêu cầu quy phạm phân cấp Giấy này có giá trị 5 năm, nhưng hàng năm phải kiểm tra lại giấy mất hiệu lực khi tàu không kiểm tra đúng thời hạn hoặc sửa chữa không đúng yêu cầu hoặc hoạt động ở phạm vi không thuộc quyền giấy cấp.
6 Giấy chứng nhận an toàn tàu hàng(cargo ship safety equipment certificate): Giấy này do cơ quan đăng kiểm cấp và đối chiếu các điều khoản công ước quốc tế
về an toàn sinh mạng trên biển(SOLAS 1974 - safety of life at sea 1974 :giấy này
có hiệu lực trong vòng 24 tháng và hàng năm phải kiểm tra)
7 Giấy chứng nhận an toàn kết cấu hàng (cargo ship safety contruction certificate) giấy này do cơ quan đăng kiểm cấp theo điều khoản của SOLAS 1974 chứng nhận tàu, kết cấu, máy móc và các trang thiết bị đã được kiểm tra phù hợp,
có hiệu lực trong 24 tháng.
8 Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện tàu hàng (cargoship safety radio certificate): Do cơ quan đăng kiểm cấp phù hợp với công ước SOLAS 1974 chứng
Trang 5nhận tàu, các trang thiết bị vô tuyến của tàu đã được kiểm tra phù hợp với công ước, có hiệu lực trong 24 tháng
9 Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra (international oil pollution prevertion certifrcate): Do cơ quan đăng kiểm cấp theo các điều khoản
về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra 1973 chứng nhận tàu đã được kiểm tra, được
bố trí lắp đặt phù hợp với yêu cầu của công ước, có hiệu lực trong 24 tháng
−Các giấy tờ do tàu lập
1 Sổ thuyền viên(seaman book): Theo quy định, mỗi thuyền được bố trí 1 thuyền
bộ đảm bảo về số lượng và khả năng chuyên môn khi tàu làm thủ tục đăng kí được cấp sổ thuyền viên trong quá trình hoạt động tàu phải đăng kí tên thuyền viên vào sổ , bao gồm tên tuổi, chức danh, quốc tịch, số hộ chiếu Khi tàu đến và rời cảng thì phải lập danh sách thuyền viên để trình cho cơ quan hữu quan.
2 Sổ nhật kí tàu(log book): Là tài liệu chính thức phản ánh 1 cách liên tục mọi hoạt động của tàu cũng như tình huống cùng xảy ra với các hoạt động này, như xếp hàng, rời cập bến, tình trạng biển, thời tiết, hướng gió, tốc độ tàu Đây là 1 trong những tài liệu quan trọng nhất trên tàu được xem là bằng chứng để kiểm tra tai nạn
và sự cố đặc biệt trong các vụ va chạm, trong các vụ tranh chấp, đồng thời là tài liệu để lập kháng nghị hàng hải, hết sổ nhật ký tàu được lưu vào hồ sơ của chủ tàu.
3 Sổ nhật ký buồng máy (engineeroom log book): Sổ này ghi hoạt động của máy tàu(máy cái và các loại máy đèn ) tiêu thụ nhiên liệu, dầu bôi trơn và các sự việc lớn xảy ra trong buồng máy Đây là tài liệu dùng làm bằng chứng với nhật ký tàu trong các vụ tai nạn, sự cố đối với các cơ quan hữu quan và bảo hiểm.
Câu 6: Khái niệm cảng biển và các loại cảng biển
- Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.
Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.
Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ
Trang 6khác Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
Các loại cảng biển
1 Theo quy mô
Cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng Ví dụ cảng Hải Phòng,
2 Theo Khối lượng hàng hóa thông qua cảng.
Cảng có khối lượng hàng hóa thông qua lớn hơn 10 triệu tấn/năm Ví dụ cảng Hải Phòng, Sài Gòn
Cảng có khối lượng hàng hóa thông qua tương đối lớn: từ 3-10 triệu tấn/năm.
Vi dụ cảng Bến Nghé
Cảng có khối lượng hàng hóa thông qua nhỏ, dưới 3 triệu tấn/năm Ví dụ: Cảng Thuận An, Cam Ranh, Thanh Hóa
3 Theo tính chất của cảng.
Cảng mở: Cảng mở ra cho mọi loại tàu biển ra vào.
Cảng lái: Cảng chỉ cho 1 số tàu nhất định được ra vào Ví dụ: Cảng Sài Gòn petro, Cảng xăng dầu Nhà Bè
Câu 7: Các khoản lệ phí cảng biển và nội dung của chúng.
1 Tonnage due ( phí trọng tải ):
- Tàu thủy vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí trọng tải theo mức thu quy định.
- Tàu thủy vào, rời cảng lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên
mà không bốc dỡ hàng hoá áp dụng mức thu bằng 70% so với mức thu quy định.
- Tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% mức thu quy định.
- Tổ chức, cá nhân có tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% so với mức thu quy định.
- Tàu thủy mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì được áp dụng một mức thu thấp nhất.
Trang 7- Tàu thuỷ vào tránh nạn, cấp cứu bệnh nhân mà không xếp dỡ hàng hoá, chuyên chở hành khách… thỳ không thu phí trọng tải.
2 Navigation fee (phí bảo đảm an toàn hàng hải):
- Tàu thủy vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí bảo đảm hàng hải theo mức thu quy định.
- Tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định.
- Tổ chức, cá nhân có tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định.
- Tàu thủy đến vị trí hàng hải được phép để nhận dầu, nước ngọt, thực phẩm, thay đổi thuyền viên, cấp cứu bệnh nhân áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định.
- Tàu thủy mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì áp dụng một mức thu thấp nhất.
3 Pilot fee (phí hoa tiêu):
- Khi xin hoa tiêu, chủ tàu phải báo cho hoa tiêu trước 6 giờ; đối với phân cảng xuất dầu thô là 24 giờ Trường hợp thay đổi giờ hoặc hủy bỏ việc xin hoa tiêu phải báo cho hoa tiêu biết trước 3 giờ; đối với phân cảng xuất dầu thô là 8 giờ Quá thời hạn trên chủ tàu phải trả tiền chờ đợi.
- Trường hợp tàu thủy có hành trình để thử máy móc thiết bị, hiệu chỉnh la bàn áp dụng mức thu bằng 110% mức thu quy định.
- Tàu thủy không tự vận hành được vì lý do sự cố kỹ thuật áp dụng mức thu bằng 150% mức thu quy định.
- Tàu thủy xin hoa tiêu đột xuất (ngoài các trường hợp nêu trên) áp dụng mức thu bằng 110% so với mức thu quy định.
- Trường hợp hoa tiêu đã đến vị trí nhưng tàu thuỷ không vận hành được vì lý do bất khả kháng (có xác nhận của cảng vụ hàng hải) thì không thu phí hoa tiêu.
- Tàu thủy không tới thẳng cảng đến mà xin neo lại dọc đường (trừ các tuyến không được chạy đêm) chủ tàu phải trả chi phí phương tiện phát sinh thêm trong việc đưa đón hoa tiêu.
- Trường hợp tàu thủy đã đến vị trí chờ hoa tiêu theo đúng giờ đại diện chủ tàu thủy
đã yêu cầu và đã được cảng vụ hàng hải và hoa tiêu chấp thuận mà hoa tiêu chưa tới, khiến tàu phải chờ đợi thì hoa tiêu phải trả tiền cho tàu thủy.
- Tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định.
- Trường hợp tàu thủy phải dịch chuyển giữa các cầu cảng trong phạm vi cảng biển theo yêu cầu của giám đốc doanh nghiệp cảng và do doanh nghiệp cảng thanh toán phí hoa tiêu thì áp dụng mức thu phí hoa tiêu dịch chuyển trong cảng đối với tàu thuỷ hoạt động hàng hải nội địa.
Trang 84 Berth due (phí bến):
Phí sử dụng cầu bến, phao neo thuộc khu vực cảng biển
- Tàu thủy đỗ nhiều nơi trong phạm vi một cảng thì tính theo thời gian thực tế tàu đỗ từng khu vực sau đó cộng lại.
- Trường hợp không làm hàng được do thời tiết với thời gian trên 01 ngày (24 giờ liên tục) hoặc phải nhường cầu cho tàu thủy khác theo lệnh của cảng vụ hàng hải thì không thu phí của thời gian không làm hàng.
5 Mooring/ unmooring fee (phí buộc cởi dây):
- Tính cho một lần buộc và cởi dây tại phao hoặc tại cầu Nếu tính riêng phí buộc hoặc cởi thì tính bằng ½ giá dịch vụ buộc cởi dây.
- Trường hợp các tàu nhỏ hoặc sà lan buộc vào tàu lớn để chuyển tải hàng hoá áp dụng mức đơn giá dịch vụ buộc cởi dây tại cầu.
6 Garbage fee (phí đổ rác):
- Bao gồm chi phí phương tiện thu nhận và xử lý rác.
- Số lần đổ rác phải tuân theo quy định hiện hành.
- Những tàu chở hàng hoặc chở khách có sử dụng thiết bị xử lý rác trước khi thực hiện việc đổ rác, nếu thực tế có thuê đổ rác tính bằng 50% đơn giá quy định.
- Trường hợp theo yêu cầu của chủ tàu hoặc các cơ quan kiểm dịch phải huỷ (đốt, chôn ) rác, Giám đốc đơn vị làm dịch vụ đổ rác thoả thuận mức giá cụ thể với khách hàng.
7 Forinalities (lệ phí thủ tục) / sea protest (lệ phí chứng thực hàng hải):
Lệ phí vào, rời cảng biển (bao gồm phí thủ tục và chứng thực)
- - Tàu thủy vào, rời cảng biển Việt Nam phải thực hiện các thủ tục quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam và nộp lệ phí vào, rời cảng biển
- Lệ phí chứng thực (kháng nghị hàng hải): 20USD/lần.
8.THC ( phí tàu không):
- phí tàu không là phí do người thuê tàu không xếp đủ hàng, vẫn tính cước khống cho số hàng chưa xếp.
- tính theo giá cước hàng kí hợp đồng-giá cước hàng thực tế xếp lên tàu.
9 Quarantine fee (phí kiểm dịch):
- Áp dụng cho những loại hàng dễ mang mầm bệnh, những loại hàng vận chuyển từ những vùng đang có dịch…
- Do cơ quan kiểm dịch quy định.
10.Phí dọn vệ sinh
11.Phí cung cấp nước ngọt
12.Phí giao nhận hàng
13.Phí đóng mở nắp hầm hàng: phụ thuộc số lần
14. Các chi phí khác là các chi phí phát sinh phụ thuộc vào từng chuyến đi cụ thể
Câu 8: Khái niệm hợp đồng vận chuyển, các loại hợp đồng vận chuyển.
Trang 9Điều 70
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.
2 Hàng hoá là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng
và các động sản khác, kể cả động vật sống, công-te-nơ hoặc công cụ tương tự do người gửi hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
3 Cước vận chuyển là tiền công trả cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Điều 71 Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển bao gồm:
1 Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được hoặc giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hoá để vận chuyển.( có thể chở cùng một lúc nhiều loại hàng hóa của nhiều người thuê vận chuyển )
Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức
do các bên thoả thuận;
2 Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hoá theo chuyến (chở một chuyến cho người thuê dù tàu không đầy hàng )
Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.
Câu 9: Khái niệm người vận chuyển, người thuê vận chuyển Phân biệt người vận chuyển và chủ tàu, người thuê vận chuyển và chủ hàng.
Điều 72
1 Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển với người vận chuyển Trong trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người gửi hàng.( người thuê vận chuyển chưa hẳn là chủ hàng
mà họ có thể người được chỉ định đứng ra làm ban giao kết với người vận chuyển.lúc này họ chỉ là người gửi hàng)
Trang 102 Người vận chuyển là người tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển với người thuê vận chuyển (chủ tàu ắt hẳn là người vận chuyển nhưng người vận chuyển có thể không phải là chủ tàu )
Phân biệt người vận chuyển và chủ tàu
Theo công ước Brussels 1924, điều 1
mục a nêu : Người vận chuyển (carrier)
có thể là chủ tàu (ship-owner) hay là
người thuê tàu định hạn (charterer), họ
là một bên ký hợp đồng vận tải với chủ
hàng (shipper).
Là người thực hiện kí kết hợp đồng vận
chuyển hàng hóa với chủ hàng , chịu
trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ
cảng nhận đến cảng trả hàng, đảm bảo
thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng
vận chuyển Người vận chuyển sẽ nhận
cước vận chuyển từ người thuê vận
chuyển theo các thỏa thuận trong hợp
đồng Người vận chuyển có thể là người
tự kí kết hoặc ủy thác cho người khac
giao kết hợp đồng thuê tàu với chủ tàu,
thanh toán tiền cước thuê tàu cho chủ
tàu.
Là người sở hữu con tàu về mặt pháp lý, nắm giữ giấy đăng kí tàu và là người có quyền định đoạt con tàu Chủ tàu không trực tiếp tham gia kí kết hợp đồng vận chuyển với người thuê vận chuyển mà chỉ kí kết hợp đồng cho thuê tàu ( Định hạn hoặc theo chuyến) với người thuê tàu, và chịu trách nhiệm trước pháp luật theo từng quy định cụ thể trong hợp đồng và bộ luật hàng hải Việt Nam Chủ tàu chuyển giao quyền sử dụng con tàu cho người thuê tàu trong một thời gian nhất định với mục đích cụ thể đã được thỏa thuận rõ trong hợp đồng và nhận tiền thuê tàu do người thuê tàu trả.
Phân biệt người thuê vận chuyển và chủ hàng
- Người thuê vận chuyển thuê người có
phương tiện để vận chuyển hàng hay kí
hợp đồng với đại lý hoặc người môi giới
của mình Người đại lý và người môi
giới thường là những người có chuyên
- Là người sở hữu hàng hóa hợp pháp trước pháp luật Người gửi hàng có thể
là chủ hàng hoặc có thể là người được chủ hàng ủy quyền giao hàng hóa.
Trang 11môn, nghiệp vụ, rất thông thạo về thị
trường thuê tàu, luật Hàng hải, tập quán
của các cảng
- Có thể là chủ hàng, đại lý, ủy thác, bên
gom hàng
- Người thuê vận chuyển bị ràng buộc
quyền,trách nhiệm thông qua hợp đồng
vận chuyển với người vận chuyển còn
chủ hàng thì không
- Nếu người thuê vận chuyển là chủ
hàng thì chỉ kí hợp đồng với bên người
vận chuyển Nếu người thuê vận chuyển
không phải chủ hàng thì phải kí các hợp
đồng, với người vận chuyển, với chủ
hàng
- Có hàng yêu cầu thuê vận chuyển theo một hợp đồng nhất định có thể với người thuê vận chuyển hoặc có thể với người vận chuyển.
- Chủ hàng bị ràng buộc trách nhiệm thông qua hợp dồng đó.
Câu 10: Khái niệm hợp đồng cho thuê tàu, các loại hình thức cho thuê tàu.
Điều 138 Hợp đồng thuê tàu
Hợp đồng thuê tàu là hợp đồng được giao kết giữa chủ tàu và người thuê tàu, theo đó chủ tàu giao quyền sử dụng tàu biển của mình cho người thuê tàu trong một thời hạn nhất định với mục đích cụ thể được thoả thuận trong hợp đồng và nhận tiền thuê tàu do người thuê tàu trả.
Các loại hình thức cho thuê tàu:
Có 2 loại là thuê tàu định hạn trần và thuê tàu định hạn phổ thông.
Hợp đồng thuê tàu định hạn là hợp đồng thuê tàu, theo đó chủ tàu cung cấp một tàu cụ thể cùng với thuyền bộ cho người thuê tàu ( Time Charter)
Hợp đồng thuê tàu trần là hợp đồng thuê tàu, theo đó chủ tàu cung cấp cho người thuê tàu một tàu cụ thể không bao gồm thuyền bộ.( Bare boat charter)
Câu 11:Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cho thuê tàu
1 Khái niệm hợp đòng thuê tàu( ĐIỀU 138)
HĐ thuê tàu là HĐ đc giao kết giữa chủ tàu và người thuê tàu, theo đó chủ tàu giao quyền sd tàu biển của mình cho người thuê tàu trong 1 thời hạn nhất định với mục đích cụ thể được thoả thuận trong HĐ và nhận tiền thue tàu do người thuê tàu trả.
2 Các loại HĐ thuê tàu
a) Thuê tàu định hạn
Trang 12•Trách nhiêm nghĩa vụ của chủ tàu (Điều 144)
+ Chủ tàu có nghĩa vụ giao tàu biển cho người thuê tàu đúng địa điểm,
thời điểm với trạng thái an toàn cần thiết, có đủ đự trỡ phù hợp với mđ sd
đã thoả thuận trong HĐ và duy trì như vậy trong suốt thời hạn thuê tàu + Chủ tàu có nghĩa vụ cung cấp thuyền bộ có năng lực phù hợp vơi mđ sd tàu đã thoả thuận trong HĐ, trả lương và bảo đảm các quyền lực hợp pháp khác cho thuyền viên trong thời gian thuê tàu
• Trách nhiệm nghĩa vụ của người thuê tàu (Điều 146)
+ Người thuê tàu có nghĩa vụ sử dụng tàu đúng mục đích đã thoả thuận trong HĐ và phải quan tâm thích đáng các quyền lợi của chủ tàu
+ Người thuê tàu có nghĩa vụ bảo đảm tàu chỉ được sử dụng để vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lí hợp pháp.
+ Sau khi hết hạn cho thuê tàu, người thuê tàu có nghĩa vụ trả tàu cho chủ tàu đúng địa điểm, thời điểm và trạng thái kĩ thuật đã thoả thuận trong HĐ trừ những hao mòn tự nhiên của tàu
+ Người thuê tàu có trách nhiệm trả tiền thuê tàu từ ngày nhận tàu đến ngày trả tàu cho chủ tàu ( Điều 150)
b) Thuê tàu trần
•Trách nhiêm nghĩa vụ của chủ tàu (Điều 153)
+ Chủ tàu phải mẫn cán trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình để giao tàu đủ khả năng đi biển và các giấy tờ của tàu cho người thuê tàu trần tại địa điểm và thời gian được thoả thuận trong HĐ thuê tàu
+ Trong thời gian cho thuê tàu trần, chủ tàu có được thế chấp tàu nếu ko
có sợ đồng ý bằng văn bản của người thuê tàu; trường hợp chủ tàu làm trái với qđ này thì fải bồi thường thiệt haị gây ra cho người thuê tàu.
+ Trường hợp tàu bị bắt giữ vì các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu hoặc các khoản nợ của chủ tàu, chủ tàu phải bảo đảm lợi ích của người thuê tàu ko bị ảnh hưởng và bồi thường thiệt hại gây ra cho người thuê tàu.
• Trách nhiệm nghĩa vụ của người thuê tàu (Điều 154)
+ Người thuê tàu trần có nghiã vụ bảo dưỡng tàu và các trang thiết bị của tàu trong thời gian thuê tàu trần.
+ Người thuê tàu có nghĩa vụ sửa chữa các hư hỏng của tàu trong thời gian thuê tàu và phải thông báo cho chủ tàu biết Chủ tàu chịu trách nhiệm trả tiền sửa chữa, nếu các tổn thất phát sinh ngoài phạm vi trách nhiệm của người thuê tàu.
+ Trong thời gian thuê tàu trần, người thuê tàu fải chịu chi phí bảo hiểm cho tàu với gía trị và cách thức đã được thoả thuận trong HĐ thuê tàu + Trong thời gian thuê tàu trần, nếu việc sd, khai thác của người thuê tàu gây ra thiệt hại cho chủ tàu thì người thuê tàu có nghĩa vụ khắc phục hoặc bồi thường thiệt hại đó.
Trang 13Câu 12: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng vận chuyển đối với người thuê vận chuyển, người vận chuyển, chấm dứt hợp đồng ko fải bồi thường Hợp đồng đương nhiên chấm dứt
1 Các trường hợp chấm dứt hợp đồng đối với người thuê vận chuyển:(điều 113)
• Ngươì thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
- Người vận chuyển ko đua tàu biển đến nơi bốc hàng đúng thời điểm thoả thuận,chậm trể trong việc bốc hàng hoặc bắt đầu chuyến đi, trong trường hợp này ngươi thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bồi thường các tổn thất phát sinh
- Khi hàng đã xếp xong mà vẫn chuă bắt đầu chuyến đi hoặc khi tàu biển đang thực hiện chuyến đi, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu dỡ hàng và fải trả đủ tièn cước vận chuyển, chi phí liên quan cho ngươi vận chuyển
• Người vận chuyển có quyền từ chối ko thực hiện yêu cầu dỡ hàng của người thuê vận chuyển qđ tại điểm b khoản 1 điều này nếu xét thấy việc làm đó chậm trễ chuyến
đi hoặc ảnh hưởng đến quỳen lợi của những người liên quan do fải thay đổi lịch trình đã định.
• Trường hợp cho thuê nguyên tàu biển, người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt
HĐ trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, nhưng fải bồi thường các chi phí liên quan, tuỳ theo thời điểm chấm dứt HĐ, người thuê vận chuyển còn fải trả tiền cước theo các ngtắc sau đây:
- Trả 1 nửa tiền cước vận chuyển, nếu chấm dứt HĐ trước khi tính thời hạn bốc hàng
- Trả đủ tiền cước vận chuyển, nếu chấm dứt HĐ sau khi tính thời hạn bốc hàng hoặc chấm dứt HĐ sau khi tính thời hạn dôi nhật, nếu HĐ chỉ giao kết cho 1 chuyến
- Trả đủ tiền cước vận chuyển của chuyến đi mà người thuê vận chuyển chấm dứt HĐtrước khi bắt đầu chuyến đi cộng thêm 1 nửa tiền cước vận chuyển của tất cả các chuyến đi tiếp theo, nếu HĐ được giao kết cho nhiều chuyến
• Trường hợp người thuê vạn chuyển chấm dứt hợp đồng theo qđ tại khoản 3 điều này thì người vận chuyển có nghĩa vụ lưu tàu tại nơi bốc hàng cho đến khi hàng hoá
đc dỡ xong, mặc dù việc đó vượt quá thời hạn bốc hàng và thời hạn dôi nhật
• Trường hợp thuê 1 fần tàu biển thì người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt
HĐ và fải bồi thường các chi phí liên quan, tuỳ theo thời điểm chấm dứt HĐ, người thuê vận chuyển còn fải trả cước vận chuyển theo các ngtắc sau đây
- Trả 1 nửa tiền cước vận chuyển, nếu chấm dứt HĐ sau thời hạn tập kết hàng hoá đa thoả thuận
-Trả đủ tiền cước vận chuyển, nếu chấm dứt HĐ trong khi tàu biên đag thực hiện chuyến đi
Trang 142.Chấm dứt HĐ đối với người vận chuyển(Điều 114)
Người vận chuyển có quyền chấm dứt HĐ trước khi bắt đầu chuyến đi, nếu số hàng hoá dã bốc xếp lên tàu biển chưa đủ theo HĐ và tổng gtrị của số hàng hoá đó ko đủ
để đảm bảo cho tiền cước vận chuyển và các chi phí lquan mà ng vận chuyển fải chi cho hàng hoá trừ trường hợp người thuê vận chuyển đã trả đủ tiền cước vận chuyển hoặc có sự đảm bảo cần thiêt.Người thuê vận chuyển fải trả các chi phí lquan đến việc dỡ hàng và 1 nửa tiền cước đã thoả thuận
3 Chấm dứt HĐ ko fải bồi thường() Điều 115)
Các bên tham gia HĐ có quyền chấm dứt HĐ nà ko fải bồi thường, nếu trước khi tàu biển bắt đầu rời khỏi nơi bốc hàng đã xảy ra các sự kiện sau đây:
- Chiến tranh đe doạ sợ an toàn của tàu biển hoặc hàng hoá cảng nhận hàng hoặc trả hàng được công bố bị phong toả
- Tàu biển bị bắt giữ hoặc tạm giữ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ma ko do lỗi của các bên tham gia HĐ
- Tàu biển bị nhà nước trưng dụng
- Có lệnh cấm vận chuyển hàng hoá ra khỏi cảng nhận hàng hoặc vào cảng
4 HĐ đương nhiên chấm dứt (Điều 116)
HĐ đương nhiên bị chấm dứt, ko bên nào phải bồi thường thiệt hại nếu sau khi HĐ
đã giao kết và trước khi tàu biển rời khỏi nơi bốc hàng mà ko bên nào có lỗi trong các trường hợp sau đây:
+ Tàu biển đc chỉ định trong HĐ bị chìm đắm, mất tích, bị cưỡng đoạt
+ Hàng hoá ghi trong HĐ bị mất
+ Tàu biển đc chỉ định trong HĐ được coi là hư hỏng ko thể sửa chữa hoặc việc sửa chữa là ko kinh tế
• Trong trường hợp tàu biển đag hành trình mà xảy ra các trường hợp qđ tại khoản 1 điều này thì người vận chuyển chỉ có quyền thu cước cự ly nếu chỉ có tàu biển bị tổn thất mà hàng hoá được cứu thoát hoặc đc hoàn tả thì ngươi vận chuyển
có quyền thu cước cự li đối với số hanhg hoá đó.
Câu 13: Khái niệm các loại chứng từ vận chuyển đường biển:(Điều 73)
Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác.
Vận đơn là chứng tờ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hoá với số lượng chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hoá dùng để định đoạt,
Trang 15nhận hàng và là bằng chứng của HĐ vận chuyển hàng hoá vận chuyển = đường biển.
Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hoá được ít nhất
2 người vận chuyển = đường biển thực hiện
Giấy gửi hàng đường biển là bằng chứng về việc hàng hoá được nhận như được ghi trong giấy gửi hàng đường biển; là bằng chứng của HĐ vận chuyển hàng hoá = đường biển ko được chuyển nhượng
Chứng từ vận chuyển khác là chứng từ do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thoả thuận về nội dung, giá trị
Câu 14: Khái niệm, phân loại vận đơn(B/L) theo luật hàng hải VN; nội dung của B/L.
1 Khái niệm B/L
Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hoá với số lượng chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hoá dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của HĐ vận chuyển hàng hoá vận chuyển = đường biển.
2 Phân loại vận đơn
- Theo cách chuyển nhượng:
+ Vận đơn đích danh: ghi rõ tên người nhận, người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp Loại vận đơn này không chuyển nhượng được nếu không có thêm thủ tục pháp lý theo quy định.
+ Vận đơn theo lệnh: không ghi rõ tên người nhận hàng mà chỉ ghi theo lệnh của ai Loại vận đơn này được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn, người ký hậu cuối cùng có quyền phát lệnh trả hàng ,chỉ định người nhận hàng.
+ Vận đơn vô danh: được chuyển nhượng bằng cách người có vận đơn ban đầu(người thuê vận chuyển) trao vận đơn vô danh cho người được chuyển nhượng người xuất trình vận đơn vô danh là người nhận hàng hợp pháp.
- Theo cách chuyên chở:
+ Vận đơn suốt đường biển: là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất 2 người vận chuyển bằng đường biển thực hiện, người vận chuyển đầu tiên cấp vận đơn.
+ Vận đơn đi thẳng: là vận đơn vận chuyển hàng hóa từ Cảng đi đến Cảng đến trên một phương tiện của tàu.
+ Vân đơn liên hợp: là vận đơn áp dụng trong trường hợp nhiều phương thức vận tải.
- Theo thời gian cấp vận đơn:
+ Vận đơn nhận để xếp: là vận đơn được cấp trước khi hàng lên tàu.
+ Vận đơn đã xếp: là loại vận đơn mà hàng đã xếp xong xuống tàu.
- Theo cách ghi chú trong vận đơn:
Trang 16+Vận đơn hoàn hảo (vận đơn sạch)
+Vận đơn không hoàn hảo( vận đơn không sạch)
3.Nội dung của vận đơn
a) Mặt trước
- Tên và trụ sở chính của người vận chuyển ;
- Tên người gửi hàng;
- Tên người nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được ký phát dưới dạng vận đơn theo lệnh hoặc vận đơn vô danh;
- Tên tàu biển;
- Mô tả về chủng loại kích thước thể tích số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc giá trị hàng hoá, nếu xét thấy cần thiết;
- Mô tả tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hoá;
- Ký mã hiệu và đặc điểm nhận biết của hàng hoá mà người giao hàng đã thông báo bằng văn bản trước khi bốc hàng lên tàu biển và được đánh dấu trên từng đơn vị hàng hoá hoặc bao bì ;
- Cước vận chuyển và các khoản thu khác của người vận chuyển và phương thức thanh toán;
- Nơi bốc hàng và cảng nhận hàng;
- Cảng trả hàng hoặc chỉ dẫn thời gian, địa điểm sẽ chỉ định cảng trả hàng;
- Số bản vận đơn gốc đã ký phát cho người giao hàng;
- Thời điểm và địa điểm ký phát vận đơn;
- Chữ ký của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc đại diện khác có thẩm quyền của người vận chuyển;
b) Mặt sau
Trích dẫn tất cả các điều khoản liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển, người gửi hàng/ người thuê tàu đồng thời liên quan đến các chi phí và rủi ro phát sinh đối với hàng hoá vận chuyển
Mặt thứ hai của vận đơn Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển
do hãng tầu in sẵn, người thuê tầu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc
nhiên phải chấp nhận nó.
Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung,
Trang 17điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở
Mặt sau của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tầu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Câu 15: Qui định cách giải quyết khi tàu đến cảng ko có người nhận hàng, có nhiều người xuất trình B/L gốc để nhận hàng.
Điều 94: Xử lý hàng bị lưu giữ
1 Người nhận hàng ko đến nhận: từ chối nhận hàng hoặc trì
hoãn việc nhận hàng thì người vận chuyển có quyền dỡ hàng và gửi vào 1 nơi an toàn, thích hợp và thông báo cho người gửi hàng biết Mọi cho phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm chi trả.
2 Người vận chuyển có quyền thực hiện theo qđ tại khoản 1 điều
này, nếu có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy
gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có gtrị để nhận hàng.
3 Việc bồi thường tổn thất do lưu tàu để dỡ hàng và gửi hàng qđ tại khoản 1 điều này được giả quyết tương tự trường hợp lưu tàu để bốc hàng
4 Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu ko có người nhấn lô hàng gửi hoặc người nhận hàng ko thanh toán hết các khoản nợ hoặc ko đưa ra bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ, nếu là hàng hoá mau hỏng hoặc việc gửi là quá tốn kém
so với gtrị thực tế của hàng hoá thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá trước thời điểm đó.Người vận chuyển có nghĩa vụ thông báo cho người gửi hàng biết về những trường hợp qđ tại các khoản 1, 2, 4 điều này và dự định bán hàng để trừ nợ theo qđ tại khoản này.
5 Việc xử lí hàng hoá do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển
VN theo qui định tại Điều này thực hiện theo qui định của chính phủ.
Câu 16: Quy định thời gian xếp/dỡ hàng