1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Trắc nghiệm lí 9(10)

6 349 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 689,5 KB

Nội dung

ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM A- Ma Trận CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY Tổng cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1, 2, 3, 4 5 6 6 câu 4 câu 1 câu 1 câu B- Nội dung câu hỏi: Câu 1: (M 1 ) Loa điện hoạt động dựa vào: A - Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua. B - tác dụng từ của Nam Châm lên ống dây có dòng điện chạy qua. C - tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. D - tác dụng từ của từ trường lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. Câu 2: (M 1 ) Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị: A - Máy phát điện. B - Làm các la bàn. C - Rơle điện từ. D - Bàn ủi điện. Câu 3: (M 1 ) Các thiết bị không dùng Nam Châm điện và Nam Châm vĩnh cửu là: A - Loa điện. B - Rơle điện từ C - Vô tuyến truyền hình D - Công tắc điện( loại thông thường ). Câu 4 : (M 1 ) Để một thiết bị có Nam Châm vĩnh cửu hoạt động tốt ta cần phải làm những việc sau: A - Để thiết bị cách xa các vật dễ bị nhiễm từ. B - Không nên để thiết bị gần nguồn điện. C - Thường xuyên bôi dầu mỡ vào dụng cụ. D - Thường xuyên chùi rửa thiết bị. Câu 5: (M 2 ) Để chế tạo một Nam Châm điện mạnh ta cần điều kiện: A - Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép. B - Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non. C - Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng, lõi bằng sắt non. D - Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây có ít vòng, lõi bằng thép. Câu 6: (M 3 ) Trong bệnh viện, các bác sĩ phẩu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng các dụng cụ sau: A - Dùng kéo. B - Dùng kìm. C - Dùng nam châm. D - Dùng một viên bi còn tốt. LỰC ĐIỆN TỪ A- Ma trận CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY Tổng cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1, 2, 3, 4, 5, 6 7, 8, 9 10, 11, 12 12 câu 6 câu 3 câu 3 câu B- Nội dung câu hỏi. Câu 1: (M 1 ) Quy tắc Bàn Tay Trái dùng để xác định: A - Chiều của lực điện từ. B - Chiều của đường sức từ C - Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn. D - Chiều của các cực nam châm. Câu 2:( M 1 ) Xác định câu nói đúng về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện. A - Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và song song với đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó. B - Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó. C - Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, không đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó. D - một đoạn dây dẫn không có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó. Câu 3:( M 1 ) Theo quy tắc bàn tay trái chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo: A - Chiều của lực điện từ. B - Chiều của đường sức từ C - Chiều của dòng điện. D - Chiều của đường của đường đi vào các cực của nam châm. Câu 4: (M 1 ) Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào: A - Chiều của dòng điện qua dây dẫn. B - Chiều đường sức từ qua dây dẫn. C - Chiều chuyển động của dây dẫn. D - Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ. Câu 5:( M 1 ) Đường sức từ của nam châm ở hình vẽ có chiều: A - Đi từ dưới lên trên. B - Đi từ trên xuống dưới. C - Đi từ trái sang phải. D - Đi từ phải sang trái. Câu 6:( M 1 ) Một khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Dưới tác dụng của lực từ, khung dây dẫn sẽ: A- Nén khung dây. B- Kéo dãn khung dây. C- Làm cho khung dây quay. B A I F A I D- Làm cho khung dây chuyển động từ trên xuống dưới. Câu 7: (M 2 ) Khung dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường, trong đó khung dây vừa quay đến vị trí mặt phẳng trung hòa thì: A- Lực từ tác dụng lên khung dây làm khung quay. B- Lực từ tác dụng lên khung dây nhưng không làm khung quay. C- Lực từ không tác dụng lên khung nhưng khung quay do quán tính. D- Lực từ không tác dụng lên khung dây nên khung không quay. Câu 8:( M 2 ) Đặt một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua trong từ trường sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ như hình vẽ. lực từ tác dụng lên khung có tác dụng gì ? A- Lực từ làm khung dây quay. B- Lực từ làm dãn khung dây. C- Lực từ làm khung dây bị nén lại. D- Lực từ không tác dụng lên khung dây. Câu 9: (M 2 ) Hình vẽ mô tả khung dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường, trong đó khung dây vừa quay đến vị trí mặt phẳng khung dây vuông góc với đường sức từ. ý kiến nào dưới đây là đúng ? A- Khung dây không chịu tác dụng của lực điện từ. B- Khung dây chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay. C- Khung dây tiếp tục quay do tác dụng của lực điện từ lên khung. D- Khung dây chịu tác dụng của lực điện từ nhưng không dừng lại ngay do quán tính. Câu 10 : (M 3 ) Khung dây dẫn ABCD có dòng điện được đặt trong từ trường của nam châm N, S, chiều dòng điện trong khung như chiều mũi tên trên hình vẽ, cặp lực từ F 1 , F 2 làm cho khung dây quay: A- Theo chiều kim đồng hồ. B- Theo chiều ngược chiều với kim đồng hồ. C- Theo chiều từ trên xuống dưới. D- Theo chiều từ dưới lên trên. Câu 11 :( M 3 ) Một dây dẫn AB được đặt ở sát đầu một ống dây có dòng điện chạy qua như hình vẽ. khi dòng điện qua dây dẫn AB có chiều từ A đến B thì lực điện từ tác dụng lên dây AB. A- Có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. B- Có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. C- Có phương song song với trục của ống dây, chiều từ trong ống dây ra phía ngoài. D- Có phương song song với trục của ống dây, chiều từ phía ngoài vào trong ống dây. Câu 12 :(M 3 ) Hãy xác định dấu của các cực của nguồn điện BC và chiều dòng điện của đoạn dây AD trên hình vẽ. Biết chiều mũi tên trên đoạn AD chỉ chiều chuyển động của dây dẫn AD( chiều lực từ). Các dấu chỉ chiều của đường sức từ trường hướng vuông góc với mặt phẳng hình vẽ chiều từ sau ra trước. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A- Chiều dòng điện đi từ A đến B; cực âm là C, cực dương là B. B- Chiều dòng điện đi từ A đến D; cực âm là C, cực dương là B. C- Chiều dòng điện đi từ D đến A; cực âm là B, cực dương là C. D- Chiều dòng điện đi từ A đến D; cực âm là B, cực dương là C. ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU A- Ma trận CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY Tổng cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1, 2, 3, 4 0 0 4 câu 4 câu 0 0 B- Nội dung câu hỏi Câu 1 :( M 1 ) Động cơ điện là dụng cụ biến đổi: A- Nhiệt năng thành điện năng. B- Điện năng chủ yếu thành cơ năng. C- Cơ năng thành điện năng. D- Điện năng thành nhiệt năng. Câu 2 : (M 1 ) Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng ? A- Bàn ủi điện và máy giặt. B- máy khoan điện và mỏ hàn điện. C- Quạt máy và nồi cơm điện. D- Quạt máy và máy giặt. Câu 3 :( M 1 ) Trong các loại động cơ điện sau đây, động cơ nào thuộc loại động cơ điện một chiều ? A- Động cơ điện trong các đồ chơi trẻ em. B- Máy bơm nước. C- Quạt điện. D- Động cơ trong máy giặt. Câu 4 :( M 1 ) Tại sao khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn, người ta không dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường ? Chọn câu giải thích đúng trong các câu sau: A- Vì nam châm vĩnh cửu rất khó tìm mua. B- Vì nam châm vĩnh cửu chỉ sử dụng được trong một thời gian rất ngắn. C- Vì nam châm vĩnh cửu có từ trường không mạnh. D- Vì nam châm vĩnh cửu rất nặng, không phù hợp. SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG - NHIỆT ĐIỆN VÀ THỦY ĐIỆN A- Ma trận CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY Tổng cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1, 2, 3, 4 0 0 4 câu 4 câu 0 0 B- Nội dung câu hỏi: Câu 1 :( M 1 ) Trong nhà máy nhiệt điện, điện năng được chuyển hóa do: A- Thể năng của nước. B- Năng lượng của ánh sáng. C- Năng lượng của gió. D- Năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy. Câu 2 :( M 1 ) Nhà máy điện Trị An gọi là nhà máy : A- Nhiệt điện. B- Điện hạt nhân C- Thuỷ điện. D- Điện gió. Câu 3 :( M 1 ) Các bộ phận chính của một nhà máy thủy điện gồm ống dẫn nước, tua bin và máy phát điện. Hãy cho biết năng lượng của nước biến đổi lần lượt từ dạng nào sang dạng nào qua các bộ phận đó. A- Động năng -> Thế năng -> Điện năng. B- Thế năng -> Động năng -> Điện năng. C- Thế năng -> Động năng. D- Động năng -> Điện năng. Câu 4 :( M 1 ) Trong nhà máy điện hạt nhân, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành điện năng ?. A- Năng lượng của than. A- Năng lượng của nước ở trên cao. B- Năng lượng hạt nhân. C- Năng lượng của gió. Đáp án *Ứng dụng c ủa nam châm : Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 B C D A B C • Lực điện từ: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 A B C D A B B C D A B C • Động cơ điện 1 chiều: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 B D A C Sản xuất điện năng - nhiệt điện và thuỷ điện: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 D C B C

Ngày đăng: 01/07/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w