1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Thức ăn vật nuôi bài giảng dành cho sinh viên KTNN va BVTV

116 662 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 726,78 KB

Nội dung

Thức ăn vật nuôi bài giảng dành cho sinh viên KTNN va BVTV là bộ tài liệu hay và rất hữu ích cho các bạn sinh viên và quý bạn đọc quan tâm. Đây là tài liệu hay trong Bộ tài liệu sưu tập gồm nhiều Bài tập THCS, THPT, luyện thi THPT Quốc gia, Giáo án, Luận văn, Khoá luận, Tiểu luận…và nhiều Giáo trình Đại học, cao đẳng của nhiều lĩnh vực: Toán, Lý, Hoá, Sinh…. Đây là nguồn tài liệu quý giá đầy đủ và rất cần thiết đối với các bạn sinh viên, học sinh, quý phụ huynh, quý đồng nghiệp và các giáo sinh tham khảo học tập. Xuất phát từ quá trình tìm tòi, trao đổi tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng để có được tài liệu mình cần và đủ là một điều không dễ, tốn nhiều thời gian, vì vậy, với mong muốn giúp bạn, giúp mình tôi tổng hợp và chuyển tải lên để quý vị tham khảo. Qua đây cũng gởi lời cảm ơn đến tác giả các bài viết liên quan đã tạo điều kiện cho chúng tôi có bộ sưu tập này. Trên tinh thần tôn trọng tác giả, chúng tôi vẫn giữ nguyên bản gốc. Trân trọng. ĐỊA CHỈ DANH MỤC TẠI LIỆU CẦN THAM KHẢO http:123doc.vntrangcanhan348169nguyenductrung.htm hoặc Đường dẫn: google > 123doc > Nguyễn Đức Trung > Tất cả (chọn mục Thành viên)

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN

- o0o

-BÀI GIẢNG

THỨC ĂN VẬT NUÔI

(Dùng cho bậc Cao đẳng ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp)

Giảng viên: Lê Văn An

Quảng Ngãi, tháng 12 năm 2014

Trang 2

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẤT

Dinh dưỡng (dd)

Động vật (đv)

Đơn vị thức ăn (ĐVTA)

Giá trị dinh dưỡng (GTDD)

Giá trị sinh vật học protein (GTSVH protein) = BV

Giá trị năng lượng (GTNL)

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Bài giảng thức ăn vật nuôi được biên soạn theo chương trình chính thức của BộGiáo dục và Đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật nông nghiệp, dành cho sinh viên hệ Cao

đẳng Sư phạm chính qui, trường Đại học Phạm Văn Đồng

Mục tiêu chung của học phần:

Về kiến thức

- Sinh viên (sv) phải hiểu kỹ những kiến thức cơ bản về vai trò của các chất

dinh dưỡng (dd), nhu cầu của từng chất dinh dưỡng đối với cơ thể vật nuôi (vn)

- Biết giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn (tă), phân loại thức ăn; biết sửdụng, chế biến, dự trữ, bảo quản thức ăn cho từng loại vật nuôi

Về kỹ năng

- Sinh viên phải biết vận dụng những kiến thức về dinh dưỡng, thức ăn,

phương pháp xác định tiêu chuẩn, phối hợp khẩu phần để xây dựng qui trình nuôidưỡng các loại vật nuôi ở gia đình và địa phương

- Biết sử dụng thành thạo các thiết bị, đồ dùng dạy học môn học nhằm nângcao kỹ năng thực hành và (&) năng lực chuyên môn trong quá trình học tập

Về thái độ

Sinh viên phải biết tự học, tự nghiên cứu, không ngừng hoàn thiện kiến thức,

thường xuyên cập nhật tri thức mới Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn chăn

nuôi ở gia đình và địa phương

Học phần này có 2 tín chỉ, nội dung bài giảng gồm: 5 chương và 4 bài thựchành

Chương 1 Mở đầu

Chương 2 Thành phần dinh dưỡng và vai trò của các chất dd trong thức ăn vật nuôi.Chương 3 Phân loại tă và đặc điểm một số loại tă thường dùng trong chăn nuôi

Chương 4 Chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi

Chương 5 Nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn cho vật nuôi

Bốn bài thực hành nhằm củng cố kiến thức lý thuyết và nâng cao kỹ năng thựchành, giúp sinh viên có thể vận dụng vào thực tế giảng dạy và tham gia sản xuất

Trang 4

Những kiến thức trên được lựa chọn từ những vấn đề cơ bản, hiện đại, nhữnghiểu biết mới, những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trên thế giới và những kết quả nghiêncứu trong nước được chọn lọc, cô đọng để đưa vào bài giảng.

Chúng tôi hi vọng rằng đây là tài liệu cần thiết không chỉ cho các thầy, cô giáo

và sinh viên ngành Kỹ thuật nông nghiệp, mà còn là tư liệu bổ ích cho những ngườimuốn tìm hiểu lĩnh vực này

Trong quá trình biên soạn không sao tránh khỏi những thiếu sót, mong quí vị

và các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung để bài giảng được hoàn thiện hơn

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn

Tác giả

Trang 5

PHẦN A LÝ THUYẾT

Chương 1.BÀI MỞ ĐẦU(1 tiết)

Mục tiêu

- Sinh viên hiểu và phân biệt được thức ăn và dinh dưỡng.

- Biết rõ nguồn gốc và những thành tựu về thức ăn và dinh dưỡng.

1.1 Khái niệm về thức ăn và dinh dưỡng

1.1.1 Nguồn gốc của thức ăn vật nuôi

Thức ăn vật nuôi thay đổi theo sự phát triển kinh tế của xã hội loài người:

- Khi con người sống du mục, thức ăn vật nuôi chỉ là cỏ thiên nhiên

- Khi con người biết trồng trọt, thức ăn vật nuôi ngoài cỏ thiên nhiên, còn có các sảnphẩm phụ của trồng trọt

- Khi ngành chăn nuôi được đề cao, thức ăn vật nuôi là cỏ thiên nhiên, sản phẩm phụcủa trồng trọt, sản phẩm phụ của công nghiệp và trồng cây thức ăn

- Khi ngành chăn nuôi càng phát triển, con người dùng thức ăn thực vật (tv), thức ăn

động vật (đv), thức ăn khoáng (tă K), vi sinh vật (vsv) và thức ăn tổng hợp (tă TH)

1.1.2 Định nghĩa thức ăn và dinh dưỡng

1.1.2.1 Định nghĩa chung

Thức ăn là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, chất khoáng,

vi sinh vật, hóa học, công nghệ sinh học… Những sản phẩm này cung cấp chất dinh

dưỡng cho vật nuôi; nó phải phù hợp hợp với đặc điểm cấu tạo, sinh lí của bộ máy

tiêu hóa vật nuôi- nên vật nuôi có thể ăn được, tiêu hóa và hấp thu được mà sống vàsản xuất bình thường trong một thời gian dài

1.1.2.2 Định nghĩa về chức năng

Thức ăn là những chất mang lại cho cơ thể những nguyên liệu để:

- Sinh năng lượng- bù đắp những hao tổn hàng ngày của cơ thể

- Tạo ra các tế bào mới, các chất mới, các tổ chức mới- cần cho sự sống, sự sinh

trưởng, phát triển của cơ thể

- Dự trữ trong cơ thể

Nhìn chung, những chất dinh dưỡng trong thức ăn khi vào trong cơ thể củatừng vật nuôi sẽ biến đổi thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể

1.1.2.3 Dinh dưỡng là gì?

Trang 6

Dinh là xây, dưỡng là nuôi Như vậy, dinh dưỡng là những chất có trong tădùng để xây dựng, kiến tạo và nuôi dưỡng cơ thể thông qua 4 quá trình: thu nhận; tiêu

hóa, hấp thu; chuyển hóa thức ăn và bài xuất chất cặn bã

Hiện nay, người ta chia các chất dinh dưỡng làm 3 nhóm:

- Nhóm sinh năng lượng (protein, glucid, lipid): là nguồn dinh dưỡng chính cần chovật nuôi tăng trưởng như các nguyên tố C, H, O để sinh năng lượng; N để cung cấp

đạm; Ca, P, Na… là nguồn cung cấp khoáng

- Nước và muối khoáng

- Vitamine

Hai nhóm sau chủ yếu là điều hòa sinh lí, sinh hóa trong cơ thể vật nuôi

1.1.3 Tầm quan trọng của thức ăn và dinh dưỡng

Nói chung, trong chăn nuôi có 5 khâu:

- Giống: là tiền đề, quyết định năng suất chăn nuôi

- Thức ăn: là cơ sở, là nền tảng để phát triển chăn nuôi và chiếm chi phí lớn (55-85%

so với tổng chi phí) tùy theo giống, mục đích nuôi, cơ cấu giá thành của mỗi nước

Chẳng hạn: chi phí thức ăn cho chăn nuôi heo thường chiếm 65-70%.

- Chuồng trại

- Kỹ thuật nuôi dưỡng

1.1.4 Quan hệ thức ăn, dinh dưỡng với vật nuôi

Thể hiện qua 3 mặt sau đây:

● Là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi để duy trì sự sống

và đáp ứng nhu cầu cho sản xuất

Chẳng hạn:

- Thức ăn cần thiết đủ lượng & chất thì vật nuôi sẽ tạo đủ năng lượng, tổnghợp, tạo thành, thay thế các chất hoặc các tổ chức mới…

- Tùy loại vật nuôi (sinh trưởng, sinh sản, làm việc, tiết sữa, nuôi con…) và

hướng sản xuất khác nhau (lấy thịt, mỡ, sữa, trứng, con ) mà cần loại thức ăn và chấtdinh dưỡng chủ yếu khác nhau

● Có ảnh hưởng đến cơ năng và hình thái con vật như khỏe mạnh, yếu đuối, còi cọc;

phẩm chất tốt, xấu; đề kháng mạnh, yếu

Trang 7

Chẳng hạn: thức ăn đáp ứng đủ nhu cầu về lượng, chất và cân đối thì vật nuôi khỏe

mạnh, sức đề kháng cao, phẩm chất tốt và ngược lại

● Có ảnh hưởng đến sản phẩm tạo thành như: tạo mỡ cứng, mềm; lòng đỏ trứng đậm,

nhạt; chất lượng thịt tốt, xấu

Chẳng hạn:

- Vật nuôi vỗ béo cho ăn nhiều ngô, đậu nành mỡ sẽ mềm

- Vật nuôi vỗ béo cho ăn nhiều đại mạch, khô dầu bông mỡ sẽ cứng

- Gà đẻ trứng cho ăn nhiều ngô, rau, cỏ, bột vạn thọ… thì lòng đỏ có màu sậm

Kết luận:

Nếu vật nuôi được cung cấp đầy đủ thức ăn và cân đối chất dinh dưỡng thì con vật sinh trưởng, phát triển tốt, thể chất khỏe mạnh, ít bệnh tật, sức đề kháng cao, khó mắc các bệnh truyền nhiễm… Ngược lại, nếu thức ăn và dinh dưỡng không tốt thì sinh trưởng, phát triển không bình thường, sức sản xuất không cao, dễ mắc bệnh nhất là các bệnh về dinh dưỡng.

1.2 Những thành tựu về thức ăn và dinh dưỡng

● Thế kỷ 18 (1743-1794) nhà hóa học Pháp tên là Antoine Lavoisier đặt nền móngđầu tiên về khoa học dinh dưỡng

● Đầu thế kỷ 19, các nhà khoa học phát hiện và nghiên cứu chủ yếu về protein,

glucid, lipid Trong cả thế kỉ này người ta chỉ tập trung nghiên cứu về chúng và nhucầu năng lượng của động vật

● Thế kỷ 20, dựa vào những hiểu biết về sinh lí, sinh hóa và những tiến bộ của khoa

học kỹ thuật con người đã nghiên cứu, thí nghiệm để tìm ra nhiều chất dinh dưỡngtrong nhiều loại thức ăn như tìm được 50 chất dd có trong các loại tă vật nuôi

Chẳng hạn:

- 1913: nhận biết được nhóm vitamine (vit.) hòa tan trong mỡ

- 1920-1925: nhận biết được vai trò của Ca và P trong dinh dưỡng động vật

- 1922: phát hiện được vai trò của vitamine D đối với bệnh mềm xương

- 1925: thấy được tầm quan trọng của Fe và Cu trong việc ngăn ngừa bệnhthiếu máu

- 1928: phát hiện được bản chất đa hợp của vitamine nhóm B

Trang 8

- 1929: đã phát hiện, nghiên cứu một số chất kháng sinh Đến 1940 đã dùngrộng rãi để chữa bệnh truyền nhiễm ở một số nước; dùng để phòng trị một số chứngtiêu chảy ở heo con, hoặc dùng để kích thích vật nuôi sinh trưởng…

- 1933: phân lập được Riboflavin, biết được vitamine K cần cho đông máu

- 1934: phân biệt được vitamne A & caroten; thấy được tầm quan trọng của tỉ

lệ Ca/P trong khẩu phần

- 1936: phân lập được vitamine B1; thấy được tác dụng của vitamine D3đối với

gà đẻ trứng

- 1939: tổng hợp được vitamine B6; phân lập được vitamine B2và vit E…

- 1941: nghiên cứu được các sản phẩm lên men vi sinh vật

- 1942: phân lập được vitamine B12

- 1946: phát hiện được acid folic

- 1950: thấy được vai trò diệt khuẩn và kích thích sinh trưởng của kháng sinh;sản xuất được kháng sinh sinh trưởng cho vật nuôi

- 1957: thấy được vai trò của Zn và Se…

● Hiện nay, người ta vẫn tiếp tục tìm những chất dinh dưỡng mới; quan hệ giữa đất

trồng với thành phần dinh dưỡng trong thức ăn; vấn đề chất độc trong thức ăn; nhucầu các chất dinh dưỡng trong mối quan hệ với các chất dinh dưỡng khác; dinh dưỡngvới miễn dịch, bệnh tật; hiệu suất lợi dụng thức ăn; kỹ thuật chế biến, dự trữ thức ăn;sản xuất thức ăn hỗn hợp (tăhh)…

Chẳng hạn:

- Thức ăn có nguồn gốc từ vi sinh vật là nguồn cung cấp protein quan trọng

được nhiều nước áp dụng

- Thức ăn có nguồn gốc hóa học được tổng hợp ở dạng viên như urê dùng phổbiến cho loài nhai lại

- Thức ăn hỗn hợp có thể thay thế 70-90% thức ăn dạng cổ truyền dùng ở nhiều

nước trên thế giới

- Thiếu Cu, Co, Mn dẫn đến thiếu Fe

- Thiếu Leucin sẽ thiếu máu, ảnh hưởng tính miễn dịch cơ thể

- Trong chăn nuôi bò: trước đây cần 15 kg tăhh/kg tăng trọng; nay chỉ cần 5-6

kg tăhh/kg tăng trọng

Trang 9

- Trong chăn nuôi heo: trước đây cần 5-6 kg tăhh/kg tăng trọng; nay chỉ cần

3-4 kg tăhh/kg tăng trọng

- Trong chăn nuôi gà: trước đây cần 4 kg tăhh/kg tăng trọng; nay chỉ cần 1,7kg

- Từ kỹ thuật chế biến thức ăn hạt đơn giản nhất là nghiền nhỏ đến kỹ thuậtphức tạp hơn như: tạo viên, hạt, bánh, ép đùn, xử lí vi sóng… Nhờ vậy, vừa loại đượcchất kháng dinh dưỡng, vừa nâng cao khả năng tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng

Câu hỏi tìm hiểu

1 Thực phẩm chức năng (TPCN) là gì? Có mấy nhóm? Tác dụng của nó? Các loạiTPCN? TPCN ≠ thực phẩm thông thường như thế nào? TPCN ≠ thuốc ra sao?

2 Hiện nay, nước ta có khoảng bao nhiêu nhà máy chế biến thức ăn? Công suất thếnào? Tình hình nguyên liệu phục vụ cho chế biến thức ăn gia súc, gia cầm ra sao? Ýkiến của anh (chị) về tình hình nguyên liệu thức ăn để chế biến thức ăn hỗn hợp ởViệt Nam?

Trang 10

-0o0 -Chương 2.THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG

TRONG THỨC ĂN VẬT NUÔI(7 tiết)

Mục tiêu

- Sinh viên hiểu và phân biệt được các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, vai trò cơ bản của từng chất dinh dưỡng và biết cách đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tiễn chăn nuôi.

2.1 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi

2.1.1 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn

Khi phân tích thức ăn trong chăn nuôi, người ta đã đồng ý chia thức ăn làm cácthành phần cơ bản sau đây:

● Giải thích và phân biệt những nhân tố trong bảng tổng hợp trên như:

- Phân biệt protein và protid, protid và amid

- Phân biệt tinh bột, xơ, đường

- Phân biệt dầu, mỡ, hợp chất chứa lipid

- Protid (Protein thuần)

- Amid (N phi protein)

Lipid:

- Dầu

- Mỡ

- Hợpchất chứaLipid

Trang 11

● Antioxidants (chất chống oxihóa) là gì? Các chất chống oxihóa như: Minimax (bảo

quản thuốc); O-Buster (bảo quản các loại bánh); BHT (trong đồ hộp); α- tocoferon(vit E) trong tăhh; vit C; β-caroten; Lutein; Lycopen …

● Chất kích thích sinh trưởng (ktst) là gì? Cho ví dụ.

2.1.2 Thế nào là giá trị dinh dưỡng (GTDD) của thức ăn vật nuôi

Khi nói đến GTDD của loại thức ăn nào đó là nói đến thành phần hóa học

(TPHH) của loại thức ăn này như thế nào, các chất dinh dưỡng nhiều hay ít, tỉ lệ caohay thấp, tỉ lệ tiêu hóa ra sao? Đây là tiêu chuẩn để đánh giá và so sánh các loại thức

ăn với nhau Vì vậy, khi phối hợp khẩu phần ta phải xét đến GTDD của các loại tă đó

2.1.3 Quan hệ giữa thức ăn với năng suất vật nuôi

Mục đích cuối cùng của chăn nuôi là tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt

và giá thành hợp lí Năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi do nhiều yếu tố tạo

thành, nhưng quan trọng nhất là thức ăn Viện sĩ M.F Ivanov đã nói: “Ảnh hưởng của thức ăn, dinh dưỡng còn mạnh hơn so với giống và tổ tiên của vật nuôi ”.

2.2 Vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi

2.2.1 Nước

2.2.1.1 Khái niệm

● Nước là thành phần cơ bản của các tổ chức và dịch thể Mọi quá trình chuyển hóa

trong tế bào và mô chỉ xảy ra bình thường khi đủ nước

● Tuy nước không cung cấp năng lượng (NL) cho cơ thể động vật nhưng nước có vai

trò rất quan trọng không gì thay thế được

Chẳng hạn:

- Con vật mất hết glucid, lipid, 2/3 protein thì vẫn sống được; nhưng nếu mất

khoảng 10% nước sẽ xáo trộn cơ thể, mất 20% nước thì con vật sẽ chết

- Ở người, có thể nhịn ăn 3-4 tuần thì vẫn sống nếu tiêu thụ 300-400 ml nước/

ngày nhưng sẽ chết trong vòng 4-5 ngày nếu không uống nước

2.2.1.2 Vai trò

● Giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn nhờ:

- Dịch tiêu hóa như dịch nước bọt 99% nước; dịch vị 98% nước; dịch tụy 90%

nước; dịch ruột 94% nước

Trang 12

- Men tiêu hóa như amilaza, pepsin, trypsin, lipaza, maltaza, saccaraza,lactaza…

- Máu và dịch lâm ba có 90% nước

● Thực hiện các phản ứng hóa học như phản ứng thủy phân, phản ứng oxi hóa, khử

hóa, hidrate hóa, trao đổi chất trong quá trình sống

● Bảo vệ các mô và các cơ quan trong cơ thể động vật như:

- Chống các chấn động (lớp nước giữa màng tim, màng phổi)

- Làm giảm tác dụng ma sát (lớp dịch nhờn giữa các khớp xương)

- Giữ thể hình con vật (nước trong các tế bào làm tế bào to ra, giữ thể hình convật bình thường, nếu không sẽ mất cân bằng & hình dáng sẽ khác đi)

- Làm cho cơ thể có tính đàn hồi, làm giảm lực tác dụng trong cơ thể nhờ nướcrất dễ chuyển dịch (véo, đánh…)

● Điều hòa thân nhiệt nhờ khả năng dẫn nhiệt:

- Khi nhiệt độ bên ngoài nóng sẽ bốc hơi nước cơ thể để ngăn cản sự nóng của

cơ thể 1 g nước bốc hơi cần cung cấp 580 calo

- Khi nhiệt độ bên ngoài lạnh sẽ tỏa nhiệt để điều hòa thân nhiệt

● Tham gia tạo thành sản phẩm chăn nuôi như trứng có tỉ lệ nước 70%, thịt có tỉ lệnước 70-80%, sữa có tỉ lệ nước 85%…

Vì vậy, khi thiếu hoặc thừa nước sẽ ảnh hưởng đến cơ thể

Ví dụ:

- Thiếu nước tim hoạt động khó khăn vì tăng độ nhớt của máu, ứ đọng các chất

độc trong cơ thể, táo bón, 5 vai trò nói trên bị xáo trộn

- Thừa nước sẽ làm tăng tải trọng của thận, thải hết các muối cần thiết trong cơthể động vật

2.2.1.3 Nguồn cung cấp nước

● Nước uống: sạch, mát, hợp vệ sinh, kịp thời, đầy đủ

● Nước trong thức ăn: chiếm tỉ lệ lớn, tùy loại tă mà lượng nước khác nhau

Ví dụ: - Rau xanh, cà chua có 70-90% nước

- Thức ăn củ, quả có 65-95% nước

- Thức ăn hạt chứa 9-14% nước…

● Nước trao đổi: là nước do oxi hóa các chất hữu cơ trong cơ thể động vật

Trang 13

Ví dụ: - Khi oxi hóa 100 g protein 41 ml nước

- Khi oxi hóa 100 g glucid 55 ml nước

Nhờ loại nước trao đổi này mà một số động vật như động vật ngủ đông, lạc đà…

có thể nhịn uống một thời gian dài mà vẫn sống

2.2.1.4 Nguyên tắc xác định lượng nước

● Muốn xác định lượng nước trong thức ăn người ta đưa tă vào tủ sấy ở 1050C, trong

3h sau đó đưa tă vào bình hút ẩm để khô tuyệt đối; rồi lấy tă ra cân để biết hàm lượng

chất khô, từ đó xác định lượng nước trong tă theo công thức:

● Nếu sấy thức ăn ở 600C thì chỉ có lượng nước tự do bay đi, lượng nước kết hợp vẫncòn lại trong thức ăn, do đó thức ăn vẫn còn nước Tùy loại thức ăn mà trạng thái này

có độ ẩm 9-16%

Lưu ý:

- Thức ăn có độ ẩm càng cao thì khó dự trữ, bảo quản nên cần phải chế biến

như phơi sấy khô, ủ chua, ủ xanh, nấu chín

- Tùy loài động vật, lứa tuổi, tình trạng cơ thể, thời tiết, loại thức ăn mà nhu

cầu nước có khác nhau

- Rối loạn chuyển hóa nước thường xảy ra ở một số bệnh như: sốt cao, ỉa chảy,

nôn mửa, mất máu hoặc lao động trong điều kiện quá nóng Trong các trường hợpnày việc bù nước và chất điện giải để duy trì cân bằng là cần thiết để bảo vệ sức khỏe

- Nguồn nước lấy vào và thải ra ở người trưởng thành/ngày:

% nước = 100 - % chất khô

Trang 14

2.2.2 Phân biệt 3 chất dinh dưỡng cơ bản (protein, lipid, glucid)?

- Nội dung phân biệt: đặc điểm, vai trò, nguồn cung cấp, những lưu ý.

- Chia lớp thành 3 nhóm để tìm hiểu các nội dung trên.

- Cho đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại góp ý.

- Giảng viên hệ thống lại cụ thể, cho sinh viên ghi chép.

2.2.2.1 Protein

► Đặc điểm:

● Cấu tạo bởi 4 nguyên tố cơ bản: C,H,O,N

● Cung năng lượng để duy trì sự sống, sản xuất và tạo hình.

● Protein thô gồm: protein thuần (protid) và các amid (Nitơ phi protein)

● Trong nuôi dưỡng động vật người ta tính protein chứ không phải protid.Hàm lượng protein trong thức ăn được tính bằng cách tính N (theo phương phápKjeldalh): N xác định x 6,25

● Protein có trong thành phần của tế bào và đa số các chất trong cơ thể đv như:

enzim, hormon, vitamine, kháng thể, các loại tế bào

Ví dụ:

- Bản chất của enzim là protein

- Nhiều loại hormon có sự tham gia của protein (thyroxin, adrenalin )

- Rhodopsin (vit.A + opsin) giúp mắt hoạt động bình thường

- γ- globulin tạo sức đề kháng cơ thể động vật

Nguồn nước vào

(2.800 ml/ngày)

Nước uống: 1.500 ml/ngày

Thức ăn : 1.000 ml/ngàyChuyển hóa: 300 ml/ngày

Trang 15

- Tế bào hồng cầu, bạch cầu

● Thực tế, nhu cầu protein rất cần cho cơ thể với đủ lượng, đủ chất và cân đối.

► Vai trò của protein:

- Chủ yếu là nguyên liệu tạo hình vì protein là thành phần chủ yếu của nguyênsinh chất tế bào, là hợp phần quan trọng của nhân tế bào

- Tham gia cân bằng năng lượng khi cơ thể thiếu năng lượng

Như vậy, chất đạm có tầm quan trọng đặc biệt không gì thay thế được

► Nguồn cung cấp protein:

- Thức ăn đv: thịt, trứng, cá, sữa, tôm, cua, ốc, hến, trai…

- Thức ăn tv: các loại hạt họ đậu, khô dầu…

- Thức ăn tổng hợp: viên đạm, dung dịch đạm, aminoacid tổng hợp, protein

B12, thyroprotein…

► Lưu ý:

- Giá trị sinh vật học protein (GTSVH protein) = BV (Biological Value): là chỉ

tiêu để đánh giá chất lượng protein, nó biểu thị bằng tỉ lệ % giữa protein tích lũy lạitrong cơ thể so với protein của thức ăn tiêu hóa được BV khác nhau tùy loại thức ăn

- Người ta dùng BV để so sánh các loại thức ăn đạm với nhau, loại thức ăn nào

có đầy đủ các acid amin cần thiết và cân đối nhất thì GTSVH protein cao

- Cùng một loại thức ăn nhưng GTSVH protein phụ thuộc từng loại động vật

Chẳng hạn:

Ngô: có GTSVH đối với heo = 54%; đối với chuột = 60%

Khoai tây: có GTSVH đối với heo = 73%; đối với chuột = 67%

- Muốn nâng cao GTSVH protein người ta có thể phối hợp các loại thức ăn

đạm với nhau hoặc chế biến thức ăn bằng nhiệt

Trang 16

- Nói chung, thức ăn đạm động vật có GTSVH protein cao hơn tă đạm tv.

- Có 2 nhóm acid amin: acid amin cần thiết và acid amin không cần thiết:Acid amin cần thiết như: arginin, phenylalanin, histidin, treonin, tryptofan,lysin, leucin, isoleucin, methionin, valin Trẻ em cần đủ 10 loại acid amin cần thiết

Người lớn cần 8 loại acid amin cần thiết (trừ arginin và histidin)

Acid amin không cần thiết như: alanin, asparagin, cystin, citrolin, glicin,glutamin, tiroxin, prolin, hidroxy prolin, serin

- Phải sử dụng protein hợp lí, đảm bảo nhu cầu cho từng loại vật nuôi vì thức

ăn đạm đắt tiền, thiếu hoặc thừa cũng không lợi

2.2.2.2 Lipid

► Đặc điểm:

- Lipid cấu tạo bởi 3 nguyên tố cơ bản: C,H,O

- Cung năng lượng để duy trì sự sống, sản xuất và tạo hình

- Thực tế trong chăn nuôi ít khi thiếu chất béo vì hầu hết các loại thức ăn đều

có chứa chất béo Mỡ động vật thường có nhiều acid béo no; mỡ lỏng & dầu ăn

thường chứa acid béo chưa no

- Độ đồng hóa chất béo phụ thuộc lượng acid béo no & chưa no Nếu acid béo

no quá nhiều & acid béo chưa no ≥ 15% tổng số acid béo thì sẽ hạn chế hấp thu &

đồng hóa chất béo

Trang 17

- Thức ăn nhiều chất béo thường dễ bị oxi hóa tạo thành peroxyt (chất độc) gâyrối loạn tiêu hóa Vì vậy, phải bảo quản tốt chất béo trong khẩu phần và phải sử dụnghợp lí.

► Vai trò của lipid:

- Tham gia vào thành phần cấu tạo của màng tế bào (lipoprotein), giúp cho quátrình tạo hình cơ thể

- Sinh nhiều năng lượng và dự trữ năng lượng quan trọng 1g lipid 9,45kcal, đáp ứng nhu cầu cơ thể

- Là dung môi để hòa tan các sinh tố (A, D, E, K), giúp vận chuyển và hấp thuchúng

- Tham gia tạo vitamin D3 và các chất nội tiết nhờ cholesterol, có quan hệ đếnsinh sản & sinh trưởng ở động vật

- Bảo vệ cơ quan và giữ thân nhiệt cơ thể ổn định, chống những tác động từbên ngoài

► Nguồn cung cấp lipid:

- Thức ăn đv: bơ, sữa, mỡ chứa nhiều acid béo no; đặc biệt mỡ lỏng chứanhiều acid béo chưa no

- Thức ăn tv: các loại dầu thực vật, khô dầu… chứa nhiều acid béo chưa no

Trang 18

- Cholesterol tham gia thành phần tế bào & tham gia một số chuyển hóa quantrọng (nhũ tương hóa, tổng hợp nội tiết tố của vỏ thượng thận (cortizol, testosterol,oestrogen, progesterol ), liên kết các độc tố tan trong máu (saparin) của vk, kst Songcholesterol có thể gây xơ vữa động mạch, làm xuất hiện một số khối u ác tính Vì thế,

người ta phải thận trọng khi dùng tă giàu cholesterol (lòng đỏ trứng ) đối với nhữngngười có bệnh liên quan Người trưởng thành, phosphatit là chất điều hòa chuyển hóa

- Là những chất hữu cơ có 3 nguyên tố cơ bản: C,H,O

- Cung năng lượng để duy trì sự sống, sản xuất và tạo hình

- Là chất khá phổ biến ở sinh vật (tv: 50-75%; đv: 1-2%)

- Trong thức ăn chăn nuôi người ta chia glucid làm 2 nhóm:

Nhóm dẫn xuất không chứa N (NFE) như : đường, tinh bột, acid hữu cơ

NFE = 100 – (% nước + % protein + % Lipid + % xơ + % khoáng)

Nhóm xơ thô (CF) như: ignin, celluloze, hemicelluloze Lignin gắn kết với celluloze

& hemicelluloz tạo thành các liên kết bền vững của vách tế bào thực vật, khiến cácenzim tiêu hóa không phân giải được Thực vật càng già thì lignin càng cao, nên tỉ lệtiêu hóa (TLTH) tă rất thấp, trừ khi tiến hành xử lí hóa học để phá hủy liên kết giữalignin & carbohidrate khác

- Có nhiều loại khác đường nhau: đường đơn, đường đôi, đường ba, đường đa.

- Mỗi loại đường có độ ngọt khác nhau theo hướng giảm dần:

maltoza

- Chăn nuôi theo hướng thịt hoặc vỗ béo người ta dùng nhiều thức ăn tinh bột

► Vai trò của glucid:

Trang 19

- Tham gia vào thành phần các tế bào, tổ chức và tạo hình.

glucid có nhiều trong khẩu phần ăn ở vật nuôi

- Kích thích tiêu hóa các chất dinh dưỡng khác, tăng cảm giác no, tạo khuônphân và thải phân dễ dàng nhờ celluloza và cung cấp một phần chất dinh dưỡng chovật nuôi nhai lại nhờ men vsv, do đó liên quan đến sinh trưởng ở động vật

- Làm giảm phân giải protein cơ thể, tạo mỡ dự trữ Nếu thừa sẽ tích lũy dướidạng glicogen trong gan, bắp thịt hoặc dạng mỡ để dùng dần khi cần

► Nguồn cung cấp glucid:

- Chủ yếu là tătv: lúa, ngô, khoai, sắn, cao lương, cám gạo

- Chất đường tổng hợp (đường đơn, đường đôi, đường đa )

► Lưu ý:

- Nguồn gốc của các chất đường khác nhau như: đường trái cây, đường mía,

đường glucoza, đường sữa, đường nha, tinh bột (hạt, củ, quả), chất xơ (từ màng tế bào

tv), dextrin (do vsv tổng hợp)

- Tùy loại vật nuôi, lứa tuổi vật nuôi, mục đích nuôi mà sử dụng các loại đườngkhác nhau

Ví dụ:

Heo sơ sinh (4-5 ngày) cần sử dụng đường lactoza

Vật nuôi sản xuất thịt giai đoạn cuối cho ăn tinh bột để tích lũy mỡ; trong khicác loại vật nuôi làm giống thì sử dụng hạn chế

Vật nuôi choai phải sử dụng chất xơ để tăng dung tích khẩu phần, ăn no, kíchthích tiêu hóa, nhuận trường

Động vật nhai lại sử dụng chủ yếu chất xơ (vsv dạ cỏ phân giải tốt chất xơ)

- Đối với Người, chất xơ có thể:

Làm giảm cholesterol, giảm tần suất ung thư ruột kết, giảm hội chứng kích ứngruột nên có lợi cho hệ tiêu hóa và tim mạch

Ổn định nồng độ đường huyết

- Glucid là loại thức ăn được sử dụng nhiều trong khẩu phần vật nuôi (> 70%),

rẻ tiền, dễ tìm, có lợi về kinh tế

Trang 20

- Sự trao đổi đạm, đường, béo có liên quan với nhau trong việc tham gia cấutạo cơ thể, làm tăng thể trọng, tạo mỡ dự trữ và nâng cao giá trị dinh dưỡng của tă.

- Glucid sau khi ăn vào sẽ chuyển thành năng lượng (chủ yếu); sau đó tạothành glicogen trong gan & tạo thành mỡ dự trữ ở dưới da, mô liên kết, phủ tạng

- Trong cơ thể động vật, glucid luôn luôn ở mức ổn định gọi là glucoze máu.Nếu thiếu sẽ làm tăng phân giải protein; nếu thừa glucid sẽ chuyển thành lipid, sinhbéo phì

2.2.3 Các loại vitamine

2.2.3.1 Đặc điểm chung:

● Năm 1912 C Funk đặt ra thuật ngữ vitamine, từ đó đến nay sự hiểu biết về

vitamine ngày càng mở rộng và thấu đáo Các nhà khoa học đã góp công xác định cấutrúc hóa học, tổng hợp được nhiều loại và đưa vào sử dụng rộng rãi trong y học vànông nghiệp Về mặt chăn nuôi & trồng trọt, vitamine coi như là thức ăn vi lượng gópphần thúc đẩy năng suất & chất lượng sản phẩm; đồng thời còn là thuốc chữa bệnhcho gia súc, gia cầm trong chăn nuôi công nghiệp như hiện nay

● Vitamine là những chất hữu cơ (C,H…) cần với số lượng nhỏ nhưng rất quan

trọng trong cơ thể động vật vì:

- Tạo nên enzim, hormon và những hợp chất quan trọng khác

- Xúc tác quá trình sinh hóa xảy ra trong cơ thể

- Đóng góp vào quá trình sinh trưởng, sinh sản & sức đề kháng của vật nuôi

Người ta đã biết vitamine có trong thành phần của hơn 100 enzim, xúc tác các

phản ứng xãy ra trong cơ thể Do đó thiếu vitamine sẽ phá hủy hoạt động của cácenzim, làm xáo trộn trao đổi chất trong cơ thể

● Vitamine có nguồn gốc từ tătv, tăđv, chất tổng hợp, tự tổng hợp trong cơ thểđộng vật

Trang 21

- ADE, ursovit A, ursovit E, AD3EC, K tổng hợp là nguồn vitamine từ cácchất tổng hợp.

Vit B1 tự tổng hợp trong cơ thể động vật ăn cỏ nhờ hệ vsv đường ruột; vit B12

tự tổng hợp trong cơ thể đv nhai lại nhờ hệ vsv đường ruột; vit K tự tổng hợp trong

cơ thể đv nhờ vi khuẩn escherichia coli, đa số các loài đv có thể tự tổng hợp vit C,

ngoại trừ người & chuột bạch

● Phải sử dụng vitamine hợp lí, đặc biệt là các vitamine tan trong dầu

2.2.3.2 Phân loại vitamin: Có 2 nhóm

● Nhóm vitamin tan trong dầu (A, D, E, K):

- Vận chuyển trong dầu và hấp thu theo đường bạch huyết (ruột non lông

tổng hợp và vai trò tùy loại vitamine

- Nếu thừa thì không thải hết ra ngoài mà dự trữ ở mô mỡ của gan, do đó nếudùng quá nhiều sẽ gây ngộ độc cho cơ thể động vật

● Nhóm vitamin tan trong nước (nhóm B & C):

thể) Sự tổng hợp và vai trò tùy loại vitamine

- Nếu thừa thì chúng sẽ thải hết ra ngoài qua nước tiểu, không gây nhiễm độc

cho cơ thể động vật

2.2.3.3 Các loại vitamine thường dùng trong chăn nuôi: Vit A, D, E, K, B1, B12, C

► Vitamine A: (Retinol = Axeropton = C20H29OH)

● Vai trò:

- Chủ yếu giúp mắt hoạt động bình thường nhờ tạo ra chất cảm quang của võngmạc mắt

Nếu thiếu vit A hay rhođopsin ít sẽ sinh bệnh quáng gà, nếu thiếu nhiều sẽ mùmắt

- Giúp da và niêm mạc sinh trưởng, hoạt động bình thường, tạo sức đề kháng

cơ thể

Trang 22

Khi thiếu vit A sự sản sinh kháng thể bị giảm thấp; tổ chức thượng bì bị sừnghóa, khô lại, tổ chức niêm mạc bị teo (nhất là ở biểu bì phổi, ruột, bàng quang, tử

cung ) do đó sức đề kháng cơ thể giảm, vsv dễ xâm nhập gây viêm biểu bì, đau

cuống phổi, rối loạn tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, sinh dục & sinh sản

- Xúc tiến sự sinh trưởng vì vit A cần thiết cho việc trao đổi nhiều chất phứctạp như: nucleoproteit, lipide Nếu thiếu động vật sẽ chậm hoặc ngừng tăng trưởng

- Quan hệ tới thần kinh vì thiếu vit A thần kinh bị thoái hóa, cơ thể bị kíchthích (co giật), tê liệt (ở bê, nghé, heo thường gặp) nên con vật thường đi nghiêng ngãhoặc đứng trân

- Ngoài ra, ở người vit A còn giúp quá trình phát triển xương; kéo dài quátrình lão hóa & chống ung thư

● Nguồn cung cấp:

- Thức ăn đv: dầu cá, bơ, sữa, trứng ở dạng vit A, ngoại trừ vỏ tôm, mai mực

- Thức ăn tv: bầu, bí, cà rốt, cà chua, gất, ớt, một số quả, các loại rau, cỏ dạngcaroten Caroten vào ruột carotenaza vit.A

- Các chất tổng hợp: Ursovit A, ADE, vit.A tổng hợp

● Lưu ý:

- Trong thức ăn, có thể thấy chúng ở 2 dạng: tiền vit A (caroten) và vit A

- Giữa protein & vit A có liên quan với nhau trong vấn đề hấp thu

► Vitamine D

● Vai trò:

- Thúc đẩy quá trình trao đổi khoáng Ca & P, ngăn ngừa bệnh còi xương, mềm

xương, loãng xương

Khi Ca/P thích hợp = 1/1, 1,5/1; 2/1 nhưng thiếu vit D thì hấp thu Ca, P bị rốiloạn, do đó vật nuôi bị còi xương, dị hình, cong, dễ gãy, đi lại khó khăn

- Liên hệ đến sinh trưởng vì vit D có ảnh hưởng đến trao đổi chất đạm & chấtbéo nên nếu thiếu con vật sẽ thải ra các acid amin & chất béo quá nhiều, ảnh hưởng

đến sinh trưởng ở vật nuôi Ngược lại, nếu đủ sẽ tăng tích lũy các chất trên để tạo

thành glicogen dự trữ ở cơ & gan, thuận lợi cho việc sử dụng & tích lũy Do đó vật

nuôi sinh trưởng nhanh, đặc biệt là vật nuôi còn non

- Quan hệ đến sinh sản vì vit D có ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết

Trang 23

Ví dụ: vit D kích thích hoạt động của tuyến giáp nên liên quan đến tiết sữa.

vit D3 tác động lên tuyến sinh dục bò cái làm cho nó động dục

Đồng thời, vit D cũng liên quan đến hấp thu Ca, P, quá trình trao đổi chất nênảnh hưởng gián tiếp đến sức sản xuất sữa, trứng, tinh trùng

Khi gà đẻ trứng thiếu vit D3thì vỏ trứng mỏng, mềm, dễ vỡ

- Ngoài ra, vit D còn tham gia điều hòa chức năng của một số gen; tiết cáckích thích tố (ktt) như: insulin, parathyroxin; hệ miễn dịch & da của phụ nữ

● Nguồn cung cấp: rất ít trong thức ăn

- Thức ăn tv như: lá, rễ, quả, có tiền vit D2 (Ergosterol)

Ergosterol tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời vit D2 (calciferol)

- Thức ăn đv như: dầu cá, gan, bơ, sữa, lòng đỏ trứng có tiền vit D3 dehidrocholesterol)

(7-7-dehidrocholesterol tia tử ngoại của ás mặt trời vit D3 (cholescalciferol)

- Các chất tổng hợp: ADE, philazon (AD3 của Hungari)

● Lưu ý:

- Có nhiều loại vit D như: D1, D2, D3, D4, D5, D6 có cấu tạo gần giống nhau,chỉ khác hoạt tính sinh học, nhưng quan trọng nhất là vit D2 & D3 Hầu hết các loài

đv có vú có thể sử dụng được cả vit D2 & D3; nhưng đối với gia cầm hiệu quả sử

dụng vit D2chỉ bằng 1/7 so với vit D3

- Vit D có quan hệ đến hấp thu Ca & P

- Về mùa hè hoặc chăn nuôi thả rông không cần cung cấp vit D vì dưới tác

động của tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời lên da đv sẽ chuyển tiền vit D thành vit D;nhưng mùa đông hoặc chăn nuôi công nghiệp con vật nuôi nhốt, thiếu ánh sáng cần

cung cấp đầy đủ vit D nhất là vật nuôi sản xuất Nếu cung cấp dư thừa quá nhiều thì

Ca hấp thu nhiều, tích lũy khắp nơi làm những nơi đó bị tổn thương (tích lũy trênthành mạch máu làm mạch máu dòn, dễ vỡ; tích lũy trong bể thận làm suy thận )

► Vitamine E: (Tocoferol = C29H50O2)

● Vai trò:

- Chủ yếu là đảm bảo cơ năng sinh dục được bình thường vì vit E có liên quan

đến sự tiết kích thích tố sinh dục ở tuyến yên Vì thế, người ta gọi vit E là vitamine

chống bệnh không chửa đẻ

Trang 24

- Chống oxi hóa, do vậy người ta thường dùng nó để bảo quản thức ăn.

Ví dụ: Khi trong thức ăn có đủ vit E thì caroten, vit A & chất béo không bị oxi hóa

tạo thành chất độc peroxyt

- Chống bệnh teo cơ (cơ bị thoái hóa) vì vit E cần cho trao đổi chất của cơbằng cách điều hòa trao đổi glicogen, thúc đẩy sử dụng protein cho tế bào, tổ chức

- Chống lão hóa nên người ta có thể sản xuất các loại chế phẩm có chứa vit E

để dưỡng da hoặc làm trẻ hóa

- Ngoài ra, ở người vit E còn ngăn ngừa các bệnh tim mạch do làm giảmcholesterol trong máu, kích thích lưu thông máu; chống ung thư vì vit E kết hợp vớivit C làm chậm quá trình; kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường bằngviệc bảo vệ các tế bào

● Nguồn cung cấp:

- Thức ăn tv: có nhiều trong hạt nẩy mầm, hạt ngũ cốc, rau xanh, thức ăn phơikhô

- Thức ăn đv: không có vit E

- Các chất tổng hợp: ADE, ursovit E, AD3EC…

- Tham gia vào quá trình đông máu

Gan -K+ > prothrombin -thrombokinaza, Ca2+ -> thrombin

Trang 25

Fibrinogen -thrombin > Fibrin (sợi huyết) Sợi huyết bao lấy hồng cầu, tiểu cầu,bạch cầu tạo thành cục máu.

- Làm tăng tính bền các mao quản, chống khả năng chảy máu mao mạch

- Chủ yếu tham gia quá trình quang hợp ở tv & quá trình oxi hóa các chất hữu

cơ gắn liền với dự trữ năng lượng ở đv Vì vậy, nó rất quan trong trọng đời sống sinh

vật

● Nguồn cung cấp:

- Thức ăn đv: gan, lòng đỏ trứng, cá… có chứa vit K

- Thức ăn tv: cà chua, dền, bắp cải, cỏ…

- Tự tổng hợp trong cơ thể đv nhờ vk đường ruột E coli

- Kích thích tăng trưởng vì vit B1 giúp cho việc phân giải glucid dễ dàng, liên

quan đến trao đổi lipid & protid do đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm tăng tính thèm

ăn của vật nuôi

- Phòng & chữa bệnh viêm dây thần kinh & bệnh tê phù vì vit B1 có quan hệ

đến dinh dưỡng của cơ & thần kinh Nếu thiếu sẽ ngăn cản hoặc hủy hoại hoạt động

của cơ & viêm nhiều dây thần kinh, sinh bệnh phù thủng bêribêri

- Quan hệ tới cơ năng sinh dục vì vit B1 giúp cho việc sản sinh estrin, có liên

quan đến cơ năng sinh dục Nếu thiếu dịch hoàn & buồng trứng teo lại, con đực không

thích giao phối, con cái ngừng động dục Nếu tiêm estrin thì cơ năng sinh dục sẽ đượcphục hồi

● Nguồn cung cấp:

- Thức ăn đv: gan, thận, sữa, lòng đỏ trứng, cá sống… có chứa vit B1

- Thức ăn tv: cám gạo, men bia, hèm rượu, các hạt ngũ cốc, củ, đậu…

- Động vật ăn cỏ có thể tự tổng hợp vit B1nhờ hệ vsv đường ruột

- Thức ăn tổng hợp: strichnin B1, B complex, B cozyme, premix vitamine…

● Lưu ý:

Trang 26

- Vit B1 bền ở môi trường acid (pH < 5)

- Dễ bị hư bởi nhiệt độ & môi trường kiềm

- Rất cần cho gia súc, gia cầm, đặc biệt là gà

► Vitamine B12: (cyanocobalamin = C63H90O14N14PCo)

- Liên hệ đến sinh sản vì có ảnh hưởng đến tạo máu, liên quan đến trao đổi chất

ở các giai đoạn của đv Nếu đủ B12đv sẽ sinh con bình thường, ít chết Nếu thiếu ở gà

đẻ thì tỉ lệ nở kém, gà con yếu, chết nhiều, tăng trưởng chậm, lông xù, thiếu máu, gầy

còm

còn gây chứng co não ở người già hoặc người ăn thiếu B12sẽ sinh chứng giảm trí nhớ

& bệnh Alzheimer

● Nguồn cung cấp:

- Thức ăn đv: gan, thịt bò, đv có vỏ dưới nước, thịt, cá, sữa, phân…có vit B12

- Thức ăn tv không có B12

- Động vật nhai lại có thể tổng hợp B12nhờ hệ vsv đường ruột

- Các chất tổng hợp như: protein B12; B complex; becozyme…

● Lưu ý:

- B12khá bền với nhiệt độ, thích hợp với môi trường acid (pH = 4-5)

- Không bền với môi trường kiềm & ánh sáng

- Rất quan trọng với người & vật nuôi Nhưng không cần cung cấp cho đv nhailại vì nó có thể tự tổng hợp trong hệ vsv đường ruột

► Vitamine C: (acid ascorbic = C6H8O6)

● Vai trò:

Trang 27

- Làm tăng chức năng thực bào, làm co rút các mạch máu, tăng sức chống đỡtoàn thân, chống mệt mỏi hoặc suy nhược.

- Kích thích sự tạo hemoglobin & tạo máu trong cơ thể, chống bệnh hoại huyết.Nếu thiếu sẽ sinh hoại huyết, xuất huyết, dễ chảy máu răng

- Vận chuyển oxi trong các hiện tượng oxi hóa khử các tế bào, cần cho trao đổichất & sự sống, liên quan đến tăng trưởng

- Kích thích sự tạo thành collogen, có ích cho sự tái sinh xương, răng & trao

đổi chất calci tạo thành vỏ trứng ở gia cầm

- Kích thích hoạt động của một số tuyến nội tiết như: tuyến trên thận tiết kttcortin, tuyến yên tổng hợp ktt ACTH

- Gần đây, người ta thí nghiệm trên chuột còn phát hiện dùng vit C liều caotiêm vào mạch máu sẽ trị được ung thư tụy, não…

● Nguồn cung cấp:

- Nhiều ở tătv như: cam, chanh, quýt, bưởi, rau xanh…

- Thức ăn đv vit.C tương đối ít

- Đa số các loài động vật có khả năng tự tổng hợp vitamine C; ngoại trừ người

& chuột bạch

- Chất tổng hợp như: glucoze C, các loại C sủi bọt…

● Lưu ý:

- Không có độc tính dù liều cao

- Dễ bi hư bởi nhiệt độ, oxi hóa, môi trường kiềm

2.2.4 Các chất khoáng

2.2.4.1 Đặc điểm chung:

- Là chất chiếm 2-6% trong khẩu phần; 2,8-4,6% ở cơ thể vật nuôi; 4,3-4,4% ở

người- trong đó 5/6 tồn tại ở xương, 1/6 tồn tại ở thịt và các tổ chức khác- chủ yếu ở

dạng clorua, carbonate, phosphat kết hợp với các nguyên tố kim loại (Ca, Na, K, Mg,Fe )

- Tham gia tạo nên các muối chủ yếu trong cơ thể như: NaCl, KCl, CaCl2,CaCO3, Na3PO4

- Đóng góp vào quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và tạo máu, tạo sữa ở

động vật

Trang 28

- Có nguồn gốc từ: tătv, tăđv, chất tổng hợp, các chất khoáng

- Phải sử dụng đầy đủ, hợp lí, cân đối để đảm bảo cho sự lợi dụng và tác dụng

có hiệu quả

2.2.4.2 Phân loại

► Nhóm khoáng đa lượng (Ca, P, Na, Cl, K ):

trò tùy loại khoáng

- Nếu thừa sẽ thải hết ra ngoài, nếu thiếu sẽ rối loạn chức năng, nếu dùng quánhiều sẽ gây ảnh hưởng cho cơ thể đv

► Nhóm khoáng vi lượng (Fe, Cu, Co, Mn, Zn, I )

thể) Sự tổng hợp và vai trò tùy loại

- Nếu thừa thì chúng sẽ thải hết ra ngoài qua nước tiểu, mồ hôi, tiêu hóa vàkhông gây nhiễm độc, nhưng ảnh hưởng đến chức năng của các chất khoáng khác

- Chia lớp thành 3 nhóm để tìm hiểu các nội dung trên.

- Cho đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại góp ý.

- Giảng viên hệ thống lại cụ thể, cho sinh viên ghi chép.

► Calci

● Vai trò:

- Tham gia cấu tạo xương

- Giúp cơ, thần kinh hoạt động bình thường và duy trì hưng phấn

- Tham gia đông máu, đông sữa, kích thích vài loại enzim

- Kiềm hóa để ngừa nhiễm acid

- Giúp hấp thu Fe, Na, K, Mg

Trang 29

- Cần Cu, nếu không xương dòn, dễ gãy, khớp sưng

- Cần phospho với tỉ lệ thích hợp để giúp quá trình hấp thu Ca/P thuận lợi

► Phospho

● Vai trò:

- Tham gia cấu tạo xương, răng

- Phân giải protein, lipid, glucid nhờ nó tham gia vào thành phần của các enzim

- Giúp cơ hoạt động được nhờ ATP và CP

- Liên hệ đến hoạt động của não, thần kinh, tuyến sinh dục

- Trao đổi nội bào và giữa các mô

- Cân bằng acid, kiềm nhờ hệ đệm

- Tạo áp suất thẩm thấu bất biến cho nguyên sinh chất & dịch sinh học

- Tham gia trao đổi nước

- Trung hòa các acid tạo ra trong cơ thể

Trang 30

- Xây dựng tế bào và dịch thể (dịch vị, dịch bạch huyết…)

- Hoạt hóa tiền men pepsin để phân giải protein

● Nguồn cung cấp:

- Muối ăn

- Chất tổng hợp

● Lưu ý:

- Rất quan trọng trong đời sống đv vì nó hiện diện trong và ngoài tế bào

- Chiếm 0,15% trong cơ thể đv ở dạng NaCl, HCl

- Phân bố trong các tế bào, tổ chức, dịch thể

► Fe

● Vai trò:

- Tạo hemoglobin trong hồng cầu

- Tham gia quá trình oxihóa và trao đổi nội bào

Sắt là nguyên tố vi lượng quan trọng có mối liên hệ mật thiết với bệnh thiếumáu Là thành phần cấu tạo nên hemoglobin có tác dụng đưa oxy đi khắp cơ thể.Thiếu máu gây nên các triệu chứng như thở hổn hển, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu tăng lên, do đó tăng nhu cầu về sắt, dự trữ sắt

trong cơ thể đv có thai lúc này không đáp ứng đủ để tạo hồng cầu nuôi dưỡng thai nhi

● Nguồn cung cấp:

Trang 31

- Thức ăn tv: các loại rau (rau càng cú, rau cải ); các loại hạt (thông, đậuphụng, hạnh nhân, điều, ngũ cốc, đậu, bí…); bột ca cao…

- Thức ăn đv: gan, thận, sữa, cá sống, thịt, cua đồng, đv thân mềm (sò, hàu,trai, ốc…), phân động vật…

- Chất tổng hợp như: dextran, siro sắt, vinafer, sulferna…

● Lưu ý:

- Lượng rất ít (0,004%)

- Có 2 dạng: Fe2+(Hb, mioglobin, enzim ) & Fe3+(chiếm 27%)

- Rất cần cho gia súc, gia cầm

Các enzym chứa đồng có thể có chức năng chống oxy hóa, tham gia vào chuỗi

hô hấp tế bào, tổng hợp sắc tố melanin và protein của mô liên kết (collagen và elastin)

Có lẽ chức năng quan trọng nhất của đồng ở chỗ nó là thành phần của ceruloplasmin,một enzym xúc tác cho sự oxy hóa Fe2+ thành Fe3+ để sắt có thể được vận chuyển

trong máu từ nơi dự trữ chính là gan đến tủy sống để tạo hồng cầu Sự thiếu hụtceruloplasmin dẫn đến tích tụ sắt trong gan và gây thiếu máu Đồng cũng đóng vai tròquan trọng trong nhiều hoạt động khác của cơ thể như: myelin hóa mô thần kinh,miễn dịch, đông máu

Do nguồn thực phẩm chứa đồng rất đa dạng, cơ thể đv ít khi bị thiếu đồng.Thiếu đồng gây thiếu máu, tăng cholesterol và sự phát triển bất thường ở xương Do

đồng và vitamin C đều cần thiết cho sự thành lập mô liên kết, các triệu chứng thiếuđồng có thể bị nhầm lẫn với trường hợp thiếu vitamin C, thiếu đồng còn gây dung nạp

kém glucose, thiếu đồng khi mang thai có thể khiến thai chậm phát triển hoặc pháttriển bất thường

● Nguồn cung cấp:

- Thức ăn tv như: các loại hạt họ đậu, hạt dẻ, rau cải, ngũ cốc…

Trang 32

- Thức ăn đv như: thịt bò, tôm, cua, cá, các loài nhuyễn thể, tạng động vật…

- Chất tổng hợp: chocolate

● Lưu ý:

- Cu quan hệ với Fe, Co trong tạo máu

- Cu làm cho sự tạo hồng cầu thuận lợi

- Quan hệ tới dự trữ vit A

- Hoạt hóa phosphataza của xương và ruột

- Thừa Co sẽ giảm tăng trọng

2.3 Các phương pháp xác định giá trị dinh dưỡng (GTDD) và giá trị năng lượng (GTNL) của thức ăn vật nuôi

2.3.1 Các phương pháp đánh giá GTDD của thức ăn

2.3.1.1 Phân tích thành phần hóa học của thức ăn:

► Đầu thế kỷ 18, người ta đã xác định GTDD của tă dựa trên kết quả phân tíchTPHH, qua đó có thể sơ bộ xác định thức ăn đó tốt hay xấu

► Tuy nhiên, phương pháp nầy chưa phản ánh được giá trị thực tế của tă đối với sựsinh trưởng, phát triển, tình trạng sức khỏe và sức sản xuất của động vật

Vì vậy, phân tích TPHH được coi là phương pháp cơ sở để tiến hành các

phương pháp khác

Trang 33

► Các phương pháp phân tích định lượng một số chất dinh dưỡng trong tă:

● Xác định chất khô:

● Xác định chất tro hay khoáng toàn phần:

Đốt mẫu tă trong lò nung (6000C ; 2h) cân để xác định khối lượng tro

● Xác định protein thô: (thường dùng phương pháp cổ điển Kjeldahl)

Chưng mẫu thức ăn bằng H2SO4 đậm đặc để chuyển tất cả N của mẫu thức ăn

thành (NH4)2SO4 dùng NaOH để giải phóng NH3 khỏi muối (NH4)2SO4 địnhlượng N của NH3 => protein thô của mẫu thức ăn = N x 6,25 (6,25 nghĩa là trong 100

g protein có 16 g N)

● Xác định béo thô (chiết chất ether):

Dùng ether etylic để hòa tan tất cả các chất tan trong ether của mẫu tă, rồi làmcho ether bay hơi Cân khối lượng phần còn lại, đó là chất béo thô

● Xác định xơ thô:

- Phương pháp cổ điển Weende (Đức):

Đem mẫu thức ăn hòa tan bằng acid H2SO4 loãng, sau đó hòa tan tiếp với KOH

- Phương pháp Van soest (Mỹ) (dùng hiện nay):

Dùng thuốc tẩy hỗn hợp hóa học trung tính NDF (Neutral Detergent Fiber) để

mẫu bằng acid H2SO4 72% ; chất còn lại sau khi xử lí acid H2SO4là “lignin”

Tóm lại, phân tích chất xơ theo phương pháp nầy gồm:

CellulozeADF

LigninNDF

Hemicelluloze

Lưu ý:

Trong phương pháp phân tích xơ của weende người ta không phân tích được

những thành phần xơ như trên và không thấy hết được vai trò dinh dưỡng của các chất

Trang 34

này Thực ra loài nhai lại có thể sử dụng được cellulose & hemicellulose, chỉ có lignin

là không sử dụng được mà thôi

2.3.1.2 Theo dõi mức tiêu hóa (Tỉ lệ tiêu hóa = TLTH)

► Là tiến hành thí nghiệm nhằm tìm hiểu mức độ tiêu hóa, hấp thu các chất dinh

dưỡng trong tă sau khi con vật ăn vào

- Chọn con vật thí nghiệm phải khỏe mạnh (thường là con đực thiến)

- Trước khi thí nghiệm chính thức phải có thời gian chuẩn bị để con vật thải hếtthức ăn trước đó, đồng thời làm quen với tă định thí nghiệm

● Ví dụ:

- Trâu, bò, dê, cừu: thời gian chuẩn bị 10 - 15 ngày

- Heo, ngựa : " 8 - 10 ngày

- Chó : " 6 - 7 ngày

- Gia cầm : " 6 - 8 ngày

■ Bước thí nghiệm:

● Yêu cầu:

- Lấy mẫu tă đem cân và phân tích để biết trọng lượng & thành phần dinh

dưỡng của tă trước khi thí nghiệm

- Hàng ngày thu phân đem cân và phân tích để biết trọng lượng và các chất ddcòn lại chưa được tiêu hóa

- Căn cứ vào sự chênh lệch của các TPHH giữa các lần phân tích để tính TLTHcác chất dd trong khẩu phần

● Ví dụ:

1 Tă sử dụng 10 kg khoai mì Cân trước

Trang 35

3 Chất dd sử dụng 10 x 15% = 1,5 kg protein 1 x 2

► Nhược: thu phân suốt ngày đêm nên rất tốn công

► Để khắc phục nhược điểm này, người ta dùng chất "chỉ thị màu" (SiO2, Br2O3,

Fe2O3, Al2O3, linhin ) là những chất không bị tiêu hóa trong đường tiêu hóa vậtnuôi, nghiền nhỏ, trộn vào khẩu phần tă định thí nghiệm Cho ăn, hàng ngày chỉ lấy

03 mẫu phân (100 g/mẫu), đem phân tích TPHH của phân và chất chỉ thị Từ số liệuchênh lệch giữa 2 lần phân tích mà tính được TLTH các chất dinh dưỡng trong khẩuphần

Ví dụ: Trong một khẩu phần thí nghiệm tỉ lệ Fe2O3là 5%, tỉ lệ protein là 20% Sau

khi ăn phân tích thấy tỉ lệ Fe2O3trong phân là 10%, tỉ lệ protein trong phân là 8%.Tính tỉ lệ tiêu hóa của protein trong khẩu phần này?

Giải:

Trong tă: Cứ 5% Fe2O3thì có 20% protein

Vậy 10% Fe2O3trong phân thì lượng protein tương ứng là: 10 x 20/5 = 40%

Nhưng thực tế chỉ có 8% protein trong phân Như vậy đã có một phần protein tiêu

hóa tính theo % của phân là: 40% – 8% = 32%

=> TLTH protein của khẩu phần là: 32/40 x 100 = 80%

► Ghi chú:

- TLTH là tỉ lệ % của chất dd tiêu hóa, hấp thu được so với chất dd ăn vào

- Để xác định TLTH của các chất dd trong tă chính xác cần phải làm nhiều lầntrên những con vật khỏe mạnh

Ví dụ: Heo (7 ngày); gia cầm (5 ngày)…

- TLTH cao hay thấp phản ánh GTDD của tă Một loại tă có nhiều chất dd quí,

nhưng nếu con vật không lợi dụng được thì không có GTDD

Trang 36

Ví dụ: Bột lông vũ có > 80% protein, nhưng hoàn toàn không tiêu hóa được trừ khi

nó được xử lí bằng kiềm hay acid

- Có nhiều phương pháp đo TLTH thức ăn như : phương pháp làm trên con vật,

kỹ thuật túi nilông dạ cỏ, phương pháp dạ cỏ nhân tạo

2.3.1.3 Thí nghiệm sinh vật học

► Là phương pháp xác định GTDD của tă thông qua cơ thể vật nuôi (có thể thí

nghiệm từng loại tă hoặc một khẩu phần hỗn hợp)

► Khi thí nghiệm phải đảm bảo 4 nguyên tắc:

● Động vật thí nghiệm phải đồng đều về giống, tuổi, thể trọng, khả năng sinh sản, tính

biệt

Chẳng hạn:

- Đồng đều về giống: cùng giống, cùng giới tính thì kết quả thí nghiệm mớichính xác

- Đồng đều tuổi: trâu, bò, ngựa cùng 1 năm; gà, chó, thỏ cùng 1 tháng

- Đồng đều trọng lượng: heo con chênh lệch 1-2 kg, heo nhở chênh lệch 4-5kg,heo lớn chênh lệch 7-10-kg; bê, nghé chênh lệch 10-20 kg, trâu, bò chênh lệch 40-50kg

● Muốn xác định GTDD loại tă nào ta chỉ thay đổi tă đó, còn các tă khác phải ổnđịnh

● Chế độ chăm sóc, quản lí phải giống nhau và ổn định

● Số lượng vật nuôi phải thích đáng ở lô đối chứng và lô thí nghiệm

► Ưu: đơn giản, dễ thực hiện nên áp dụng rộng rãi ở nước ta

► Hạn chế: chưa giải đáp được ảnh hưởng cụ thể của tă trên cơ thể con vật

2.3.1.4 Thí nghiệm cân bằng vật chất

◙ Cân bằng Nitơ (N) => protein

Trang 37

Là thí nghiệm khảo sát sự chênh lệch của lượng N ăn vào và N thải ra nhằm

xác định lượng protein trong cơ thể tăng hay giảm

- Ta biết rằng:

Protein (N)/tă đường tiêu hóa

● Thay thế => tổng hợp protein

Aa ● oxihóa CO2+ H2O + E

● Tách NH3=> acid béo => lipid

● Tạo urê và acid uric => nước tiểu

(phần nhỏ) protein không tiêu hóa theo phân ra ngoài

- Vậy muốn biết sự cân bằng N trong cơ thể ta phải biết N (tă), N (phân), N

(nước tiểu)

=>

Nếu Ntích lũy= 0 : con vật cân bằng N

Nếu Ntích lũy> 0 : con vật tích lũy N

Nếu Ntích lũy< 0 : con vật sử dụng N bản thân để sử dụng (cung cấp nhiệt năng)

- => lượng protein tích lũy hay mất đi (vì tỉ lệ N trong protein là 16% => 1g N

# 6,25 g protein)

◙ Cân bằng Carbon (C) => Lipid

- Là thí nghiệm khảo sát sự chênh lệch của lượng C ăn vào và C thải ra nhằm

xác định lượng lipid trong cơ thể tăng hay giảm

- Ta biết rằng: C (tă) = C (protein) + C (lipid) + C (glucid)

C (tiêu hóa) nằm trong thành phần của acid amin,

acid béo, đường đơn

tổng hợp protein

tách NH3=> acid béo => lipid

NH3+ CO2 urê => nước tiểu

N tích lũy = N tă - (N phân + N nước tiểu )

Trang 38

tổng hợp lipid

● acid béo oxi hóa => CO2 + H2O + E

NH3+ CO2 urê => nước tiểu

hấp thu (máu) => đường (máu)

● đường đơn oxi hóa => CO2+ H2O + E

CO2(máu) => thải đường hô hấpacid hữu cơ => a.béo => lipid

C (không tiêu hóa) thải ra ngoài theo phân

Sự chuyển hóa C (tă) trong cơ thể được tóm tắt ở sơ đồ sau:

C (phân) & khí đường tiêu hóa (CH4) protein tích lũy

CO2+ H2O + ATP

Do đó ta có công thức cân bằng Carbon:

=> lượng lipid tích lũy hoặc mất đi trong cơ thể (vì tỉ lệ C trong lipid là 76,5%; tỉ lệ

C trong protein là 52,54%)

Nhận xét:

- Ưu: biết rõ ảnh hưởng cuối cùng của các chất dd trong tă

- Giới hạn: phức tạp, tốn công, đòi hỏi thiết bị, khó áp dụng rộng rãi

- Tính toán:

1 g N # 6,25 g protein

1 g C # 1,3 g lipid

1 g C # 1,9 g protein

C tích lũy = C tă - (C phân + C tiểu + C khí )

C tích lũy = C lipid + C protein => C lipid = C tích lũy - C protein

Trang 39

- Pứ: 2NH3+ CO2 CO(NH2)2+ H2O

2.3.2 Phương pháp đánh giá giá trị năng lượng của tă

► Muốn xác định GTDD của tă người ta có thể dùng phương pháp cân bằng nănglượng vì biết giá trị năng lượng có thể biết được sự trao đổi nhiệt trong cơ thể Từ

đó biết được trao đổi vật chất trong cơ thể

► Cơ sở khoa học: dựa trên 2 định luật

- Định luật bảo toàn năng lượng:

"Trong một hệ thống tổng số nhiệt năng sẽ không bị biến đổi, mà chỉ chuyển từdạng này sang dạng khác"

Đối với sinh vật: “Nếu trong thí nghiệm cân bằng nhiệt năng ta thấy tất cả

nhiệt năng trong các chất thoát ra, kể cả sự tỏa nhiệt của cơ thể mà không bằng tổng

số nhiệt năng của tă ăn vào thì có nghĩa là một số nhiệt năng tích lũy lại trong cơ thể

dưới dạng protein và lipid”

- Định luật Hess:

"Nếu một chất X nào đó được oxi hóa thành chất Y, mặc dù chất X qua mộthoặc nhiều bước để thành Y thì tổng số nhiệt năng giải phóng ra sẽ như nhau”

Ví dụ:

Glucide đốt cháy trong phòng thí nghiệm CO2, H2O, nhiệt năng chỉ qua một

bước, còn glucide khi đốt cháy trong cơ thể phải qua 20 bước trung gian mới tạo

thành CO2, H2O, nhiệt năng nhưng số nhiệt năng giải phóng ra ở cả 2 trường hợp

trên đều như nhau

Ứng dụng định luật này người ta có thể xác định nhiệt năng của các chất dễ

dàng với những dụng cụ đặc biệt trong phòng thí nghiệm

Ví dụ: - Nhiệt năng sản sinh ra khi đốt cháy 1 g glucide là 4,15 kcal

- Nhiệt năng sản sinh ra khi đốt cháy 1 g protein là 5,65 kcal

- Nhiệt năng sản sinh ra khi đốt cháy 1 g lipide là 9,45 kcal

► Muốn xác định giá trị năng lượng của các chất dd ở tă trong cơ thể đv ta phải biết

số năng lượng nhận vào và năng lượng thải ra, cụ thể:

● Khi thức ăn vào đường tiêu hóa, tổng năng lượng thô trong thức ăn sẽ bị mất

đi một phần do không được tiêu hóa (phần này gọi là năng lượng trong phân), phần

còn lại là năng lượng tiêu hóa được

Trang 40

Etă = Et/h+ Ephân => Et/h= Etă- Ephân (1)

Năng lượng mất đi trong phân và chất khí khá lớn

Ví dụ: - Khi ăn thức ăn thô: trâu, bò mất 30-40%; ngựa mất 50%

- Khi ăn thức ăn tinh: trâu, bò mất 10-20%; ngựa mất 30-35%

● Năng lượng tiêu hóa được trong tă sẽ mất đi một phần theo nước tiểu, theokhí đường tiêu hóa; phần còn lại dùng trong các quá trình trao đổi gọi là năng lượngtrao đổi nên: Et/h= Et/đ+ Etiểu+ Ekhí => Et/đ= Et/h- Etiểu- Ekhí (2)

● Năng lượng trao đổi được cơ thể sử dụng, một phần thúc đẩy cơ quan tiêu

hóa làm việc như tiết dịch, nhu động ruột , phần lớn mất đi dưới dạng nhiệt- haidạng này gọi là năng lượng đặc biệt; phần còn lại là năng lượng thuần Năng lượngthuần dùng vào 2 mục đích là duy trì và sản xuất

● Thí nghiệm cân bằng vật chất và cân bằng năng lượng là những phương pháp cơ

bản làm sáng tỏ những qui luật tạo thành sản phẩm chăn nuôi từ các chất dinhdưỡng trong thức ăn

Những qui luật này được ứng dụng rộng rãi để nghiên cứu đề ra tiêu chuẩn ăncho vật nuôi và xác định GTDD của thức ăn trong chăn nuôi

● Có 4 dạng năng lượng:

- Năng lượng thô (GE = Gross Energy)

- Năng lượng tiêu hóa (DE = Digestible Energy)

- Năng lượng trao đổi (ME = Metaboliable Energy)

- Năng lượng thuần (NE = Net Energy)

● Tóm tắt sơ đồ biến đổi năng lượng

Ngày đăng: 28/04/2017, 15:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị (1996), Gây trồng và sử dụng một số giống cỏ năng suất cao, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gây trồng và sử dụng một số giống cỏ năng suấtcao
Tác giả: Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1996
[2] Lê Doãn Diên, Lê Huy Thụy Mỹ Xuyến, Hoàng Văn Tiến (1998), Vitamin và đời sống, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vitamin và đờisống
Tác giả: Lê Doãn Diên, Lê Huy Thụy Mỹ Xuyến, Hoàng Văn Tiến
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1998
[3] Tô Ngọc Đại (1987), Biolizin ứng dụng trong chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biolizin ứng dụng trong chăn nuôi
Tác giả: Tô Ngọc Đại
Nhà XB: Nhà xuất bản Nôngnghiệp Hà Nội
Năm: 1987
[4] Gs.Ts. A. Henning (1996), Chất khoáng trong nuôi dưỡng động vật nông nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất khoáng trong nuôi dưỡng động vật nông nghiệp
Tác giả: Gs.Ts. A. Henning
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1996
[5] Lương Đức Phẩm (2003), Acid amin và enzim trong chăn nuôi, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Acid amin và enzim trong chăn nuôi
Tác giả: Lương Đức Phẩm
Nhà XB: Nhà xuất bảnKhoa học và kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2003
[6] Gs.Ts Vũ Duy Giảng (chủ biên), Pgs.Ts Tôn Thất Sơn (2007), Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, hệ CĐSP, Dự án đào tạo giáo viên THCS, Bộ Giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dinhdưỡng và thức ăn chăn nuôi
Tác giả: Gs.Ts Vũ Duy Giảng (chủ biên), Pgs.Ts Tôn Thất Sơn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm
Năm: 2007
[7] N.G. Grigorev (2001), Dinh dưỡng acid amin của gia cầm, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡng acid amin của gia cầm
Tác giả: N.G. Grigorev
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoahọc và kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2001
[8] Dương Hữu Thời, Dương Thanh Liêm, Nguyễn Văn Uyển (1987), Cây họ đậu nhiệt đới làm thức ăn gia súc, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây họ đậunhiệt đới làm thức ăn gia súc
Tác giả: Dương Hữu Thời, Dương Thanh Liêm, Nguyễn Văn Uyển
Nhà XB: Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1987
[9] Bs. Lê Văn Tri, Gs. Nguyễn Ngọc Doãn (1987), Sinh học Vitamin, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học Vitamin
Tác giả: Bs. Lê Văn Tri, Gs. Nguyễn Ngọc Doãn
Nhà XB: Nhà xuất bảnKhoa học và kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1987
[10] Viện chăn nuôi bộ Nông nghiệp (2003), Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng thành phần hóa học và giá trị dinhdưỡng thức ăn gia súc Việt Nam
Tác giả: Viện chăn nuôi bộ Nông nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2003
[11] Viện chăn nuôi quốc gia (2004), Kỹ thuật chế biến phụ phẩm Nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chế biến phụ phẩm Nông nghiệp làmthức ăn cho gia súc
Tác giả: Viện chăn nuôi quốc gia
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động- Xã hội
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w