1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số đề cảm nhận ôn thi học sinh giỏi ngữ văn 7

4 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 16,83 KB

Nội dung

Một số đề cảm nhận Ôn thi Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 7 Câu 1(5 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “ Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa: “Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”. (Sài Gòn tôi yêu Minh Hương) Câu 2 (5 điểm) Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập 1) a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó trong việc thể hiện nội dung. Câu 3( 5 đ): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài ca dao sau? Trong đầm gì đẹp bằng sen? Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Câu 4 (5 điểm): Trình bày cảm nhận về những cái hay của đọan văn sau: “ ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”. (Trích “Mùa xuân của tôi” Vũ Bằng) Câu 5( 3 điểm ) Trình bầy cảm nhận của em về doạn văn sau: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.” (Mùa xuân của tôi Vũ Bằng Ngữ văn 7, tập 1) Câu 6 (3.5 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau: “Năm qua đi, tháng qua đi Tre già măng mọc có gì lạ đâu Mai sau Mai sau Mai sau Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”. (Tre Việt Nam Nguyễn Duy) câu 7 (3 điểm): Hãy chỉ rõ và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong những câu thơ sau: “ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” (Sau phút chia ly Đoàn Thị Điểm). Câu 6( 4 điểm ) Điểm giống nhau và khác nhau về âm thanh và về nghĩa của các từ: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh. Câu 8 (5 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”(Một thứ quà của lúa non: Cốm Thạch Lam)

Ngày đăng: 19/02/2017, 10:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w