Giáo án 12 chuẩn Đỗ Viết Cường Tiết 57 - 58 BÀIVIẾTSỐ5 (Nghị luận văn học) Ngày soạn: 3.1.09 Ngày giảng: Lớp giảng: 12A1 12A2 12A3 Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua giờ viết bài, giúp học sinh: 1. Vận dụng được các tri thức về văn bản văn học đã học để làm sáng tỏ vấn đề đề yêu cầu. 2. Vận dụng kĩ năng viết bài nghị luận văn học để viết bài nghị luận văn học hoàn chỉnh B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGK - Một số tài liệu tham khảo C. Cách thức tiến hành - GV cung cấp đề - Học sinh tiến hành làm bài D. Tiến trình giờ giảng 1. Ổn định 2. Hoạt động làm bài Nội dung đề Đề 1: (lớp 12A3) Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của dòng sông Hương từ phía thượng nguồn cho đến đoạn chảy qua thành phố Huế trong "Ai đã đặt tên cho dòng sông" - Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đề 2: (lớp 12A2) Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài Đề 3: (lớp 12A1) Giáo án 12 chuẩn Đỗ Viết Cường Giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện "Vợ chồng A Phủ" - Tô Hoài. Yêu cầu cần đạt I. Yêu cầu chung: 1. Về kiến thức: xác định đúng yêu cầu của đề bài, trình bày kiến thức chính xác khuyến khích những bài có phông kiến thức rộng, biết so sánh, mở rộng về kiến thức. 2. Về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận có mở bài, thân bài, kết bài. Biết sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích, chứng minh, giải thích… diễn đạt lưu loát, mạch lạc. Khuyến khích những bàiviết có suy nghĩ sâu sắc, sáng tạo, có cảm xúc. II. Yêu cầu cụ thể: 1. Đề 1 - Vẻ đẹp của dòng sông Hương hiện lên thật hùng vĩ, hoang dại nơi thượng nguồn - Về đến thành phố sông Hương mang một vẻ đẹp khác hẳn: vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ - Khi ra khỏi thành phố Huế, sông Hương mang một vẻ đẹp tươi vui, đầy sức sống khi chảy dưới những bờ xanh biếc ở ngoại ô Kim Long. ->Bằng tấm lòng yêu thương, gắn bó với xứ Huế, bằng cái tôi tài hoa uyên bác tác giả đã khám phá được tất cả những vẻ đẹp huyền ảo riêng có của dòng sông này. 2. Đề 2 Sức sống tiềm tàng trong Mị: tâm trạng và hành động - Hoàn cảnh sống trong nhà thống lí Pá Tra nhưng trong cõi sâu tâm hồn người đàn bà câm lặng vẫn tiềm ẩn một cô Mị ngày xưa - Ở Mị, khát vọng tình yêu tự do luôn mãnh liệt - Sự trỗi dậy của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc ở Mị: những yếu tố tác động đến sự hồi sinh, diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân, tâm trạng và hành động của Mị trong cảnh cởi trói cứu A Phủ và chạy trốn theo A Phủ 3. Đề 3 a. Giá trị hiện thực: - Bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc - Bộ mặt của phong kiến miền núi: khắc nghiệt, tàn ác - Phơi bày tội ác của bọn thực dân Pháp Giáo án 12 chuẩn Đỗ Viết Cường - Chân thực về cuộc sống bi thảm của người dân miền núi b. Giá trị nhân đạo: - Cảm thông sâu sắc đối với người dân - Phê phán gay gắt bọn thống trị - Ngợi ca những gì tốt đẹp ở con người - Trân trọng, đề cao khát vọng chính đáng của con người - Chỉ ra con đường giải phóng Thang điểm -Điểm 9 - 10: đảm bảo đủ nội dung kiến thức, bố cục đầy đủ, văn viết lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo - Điểm 7 - 8: đảm bảo 2/3 nội dung kiến thức, bố cục rõ ràng văn viết có cảm xúc, có thể mắc 1 số lỗi diễn đạt - Điểm 5 - 6: Đảm bảo 1/2 nội dung kiến thức, bàiviết có bố cục rõ ràng, có một số nội dung giải quyết tốt - Điểm 3 - 4: Chưa xác định các luận điểm chính, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, thiên về kể tóm tắt chi tiết. - Điểm 1 - 2: bàiviết không xác định được yêu cầu nội dung kiến thức, viết lan man, lạc đề - Điểm 0: không viết được gì 3. Củng cố và dặn dò - Soạn bài: Nhân vật giao tiếp . Đỗ Viết Cường Tiết 57 - 58 BÀI VIẾT SỐ 5 (Nghị luận văn học) Ngày soạn: 3.1.09 Ngày giảng: Lớp giảng: 12A1 12A2 12A3 Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua giờ viết. Điểm 1 - 2: bài viết không xác định được yêu cầu nội dung kiến thức, viết lan man, lạc đề - Điểm 0: không viết được gì 3. Củng cố và dặn dò - Soạn bài: Nhân