SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN KIỂM TRAHỌCKÌ I TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU Môn: Sinh 11( Đề 1) Thời gian 45’ Phần chung cho cả 2 ban I. Trắc nghiệm:Lựa chọn và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất Câu 1: Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là: A. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,5 giây, thời gian dãn chung là 0,3 giây. B. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây. C. 0,7 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây. D. 0,7 giây, trong đó tâm nhĩo co 0,2 giây, tâm thất co 0,1 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây. Câu 2: Sản phẩm đầu tiên của chu trình C 4 là: A. AOA. B. APG C. ALPG D. RiDP Câu 3: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap? A/ Màng trước xinap. C/ Khe xinap. B/ Chuỳ xinap. D/ Màng sau xinap. Câu 4: Ý nào không đúng với cảm ứng động vật đơn bào? A/ Co rút chất nguyên sinh. C/ Thông qua phản xạ. B/ Chuyển động cả cơ thể. D/ Tiêu tốn năng lượng. Câu 5: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là: A. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng. B. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng. C. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng. D. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng. II.Tự luận: Câu 6:Phân biệt các hình thức cảm ứng ở thực vật? Phần dành riêng cho ban cơ bản: Câu 7: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợ thần kinh không có bao miêlin, có bao miêlin và qua xináp. Phần dành riêng cho ban nâng cao: Câu 7: Hãy nêu chiều hướng tiến hóa của các hình thức cảm ứng ở động vật? SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN KIỂM TRAHỌCKÌ I TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU Môn: Sinh 11( Đề 2) Thời gian: 45’ I.Trắc nghiệm: Lựa chọn và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất Câu 1: Chất được tách ra khỏi chu trình canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là: A/ APG (axit phốtphoglixêric). B/ RiDP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat). C/ ALPG (anđêhit photphoglixêric). D/ AM (axitmalic). Câu 2: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất? A/ Phổi của bò sát. C/ Phổi của chim. B/ Phổi và da của ếch nhái. D/ Da của giun đất. Câu 3: Khi tế bào thần kinh bị kích thích, điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động gồm các giai đoạn tuần tự là: A. Mất phân cực- tái phân cực- đảo cực. B. Mất phân cực- đảo cực- tái phân cực. C. Tái phân cực- mất phân cực- đảo cực. D. Tái phân cực- đảo cực - mất phân cực Câu 4. Các cây ăn thịt thu nhập chủ yếu từ con mồi: A. Nước. B. Phôtpho. C. Nitơ. D. Vi lượng. Câu 5. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế ở hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích. A. Phía trong tích điện dương; phía ngoài tích điện âm. B. Phía trong tích điện âm; phía ngoài tích điện dương. C. Cả hai bên màng đều tích điện dương. D. Cả hai bên màng đều tích điện âm. II. Tự luận: Câu 6: So sánh ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng. Phần dành riêng cho ban cơ bản: Câu 7:Phân biệt pha tối trong quang hợp của thực vật C 3 ; và C 4 Phần dành riêng cho ban nâng cao: Câu 7: Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?Hệ tuần hoàn kín có ưu điểm gì so với hệ tuần hoàn hở? Đáp án: Sinh 11 Phần trắc nghiệm: ( 2,5 điểm)- Mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 B A D C A Phần tự luận: Câu 6: (4 điểm)- Mỗi tiêu chí có các ý đúng 1 điểm Tiêu chí Hướng động Ứng động 1. Khái niệm Là hình thức phản ứng của các cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. Là vận động của cây dưới ảnh hưởng của tác nhân kích thích không định hướng. 2. Đặc điểm. - Tốc độ phản ứng chậm.Theo một hướng xác định - Tốc độ phản ứng nhanh hơn. Không định hướng. 3. Hình thức biểu hiện: - Hướng động dương( Hướng về phía tác nhân kích thích) - Hướng động âm( Tránh xa tác nhân kích thích) - Ứng động sinh trưởng. - Ứng động không sinh trưởng. 4. Vai trò đối với cây. Giúp cây thích nghi với những biến đổi của môi trường để tông tại và phát triển. Giúp thực vật có thể thích nghi đa dạng với những biến đổi không định hướng của môi trường. Phần dành riêng cho ban cơ bản Câu 7: ( 3,5 điểm) Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này đến vùng khác, do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ vùng này đến vùng khác. Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ravie này sang eo Ravie khác. Do do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ eo Ravie này sang eo Ravie khác. Qua xináp: Xung thần kinh đến chùy xináp → Ca 2+ đi vào trong chùy xináp. + Ca 2+ làm cho các bóng chức chất TGHH gắn vào màng trước xináp vỡ ra, giải phóng chất TGHH vào khe xináp. + Chất TGHH di chuyển qua khe xináp đến màng sau xináp gắn với các thụ quan ở màng sau gây xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau.Điện thế hoạt động hình thành lại lan truyền đi tiếp. Phần dành riêng cho ban nâng cao: Câu 7: (3,5 điêm) Chiều hướng tiến hóa của các hình thức cảm ứng ở động vật: - Về cơ quan cảm ứng(1 điểm) cơ quan chuyên trách đến chỗ có cơ quan chuyên trách thu nhận và trả lời kích thích. Ở động vật có HTK, từ chỗ HTK dạng lưới đến HTK dạng chuỗi –hạch và cuối cùng là HTK dạng ống. - Về hình thức cảm ứng(1 điểm) : Từ chỗ vận động của chất nguyên sinh ( ở ĐVNS) đến sự tiếp nhận, dẫn truyền kích thích và trả lời kích thích( ở ĐV đa bào). - Ở động vật có HTK(1 điểm) : Từ phản xạ đơn đến chuỗi phản xạ, từ phản xạ không điều kiện đến phản xạ có điều kiện, nhờ đó mà cơ thể thích ứng linh hoạt trước sự thay đổi của điều kiện môi trường. * KLC(0.5 điểm) : Sự hoàn thiện của các hình thức cảm ứng là kết quả của quá trình phát triển lịch sử, đảm bảo cho cơ thể thích nghi trước điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển. ƯSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN KIỂM TRAHỌCKÌ I TRƯỜNG THPT PHÙNG HƯNG Môn: Sinh 10 Thời gian: 45’ Phần trắc nghiệm: Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1: Thành tế bào của vi khuẩn được cấu tạo từ: A. Peptiđôglican B. Kitin C. Xenllulôzơ D. Phôpholipit Câu 2: Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất? A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào cơ. C. Tế bào tiểu cầu. D. Tế bào bạch cầu. Câu 3: Ở động vật, chức năng neo giữ các bào quan trong tế bào chất là: A. Lưới nôi chất hạt. B. Màng sinh chất. C. Khung xương tế bào. D. Thành tế bào. Câu 4: Trong các loại tế bào sau, tế bào nào nhiều lizôxôm nhất. A. Tế bào cơ B. Tế bào bạch cầu. C. Tế bào thần kinh. D. Tế bào biểu bì. Câu 5: CO 2 và O 2 có thể vận chuyển qua màng tế bào theo con đường nào. A. Khuyếch tán trực tiếp qua lớp phôpholipit. B. Khuyếch tán qua kênh Prôtêin. C. Khuyếch tán qua kênh aquqporin. D. Vận chuyển bằng các máy bơm. Phần tự luận: Câu 6: So sánh lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn về cấu tạo và chức năng? Câu 7: Phân biệt 2 phương thức vận chuyển thụ động và chủ động qua màng sinh chất? ĐÁP ÁN Phần tự luận: ( 2,5 điêm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 A D C B A Câu 6 (3,5 điểm) 1. Điểm giống nhau.( 1,5 điểm) - Đều là hệ thống màng phân chia thành các xoang và ống dẹp thông nhau. - Màng đều dược cấu tạo bởi lớp kép phôtpholipit - Đều chỉ có ở tế bào nhân thực. 2. Điểm khác nhau.( 2 điểm) Tiêu chí Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn. 1. Cấu tạo. Trên lưới nội chất có nhiều Ribôxôm đính vào. Không chứa hoặc chứa rất ít enzim. Trên lưới nội chất không có Ribôxôm Có nhiều loại enzim khác nhau ( E thủy phân) 2. Chức năng. Tổng hợp các loại Pr cho tế bào. Tổng hợp Lipit, chuyển hóa đường, phân hủy các chất độc hại đối với tế bào. Câu 7: ( 4 điểm) Mỗi ý đúng 1 điểm Tiêu chí Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động. 1. Khái niệm Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng. Là phương thức vận chuyển các chất qua màng và tiêu tốn năng lượng. 2.Cơ chế. Chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Khuyếch tán trực tiếp qua màng. - - Vận chuyển qua kênh Pr xuyên màng. Chất được vận chuyển từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao( ngược dốc nồng độ). -Do tính hoạt tải của màng 3. Điều kiện Cần có sự chênh lệch nồng độ Phụ thuộc vào nhu cầu của giữa hai bên màng. tế bào và cơ thể. 4. VD . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU Môn: Sinh 11 ( Đề 1) Thời gian 45’ Phần chung cho cả 2 ban I. Trắc. YÊN KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU Môn: Sinh 11 ( Đề 2) Thời gian: 45’ I.Trắc nghiệm: Lựa chọn và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất Câu 1: Chất