1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nhà thơ Phạm Tiến Duật

4 2,9K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 70 KB

Nội dung

Phạm Tiến Duật 1941-2007Sau nhiều ngày hôn mê, tác giả của những vần thơ Trường Sơn đã lặng lẽ về cõi vĩnh hằng, chấm dứt chuỗi ngày vật lộn với căn bệnh ung thư phổi.. Trong những ngày

Trang 1

Phạm Tiến Duật (1941-2007)

Sau nhiều ngày hôn mê, tác giả của những vần thơ Trường Sơn đã lặng lẽ về cõi vĩnh hằng, chấm dứt chuỗi ngày vật lộn với căn bệnh ung thư phổi Ông trút hơi thở cuối cùng

vào khoảng 8h50 sáng 4/12, tại Bệnh viện Quân đội 108 (Hà Nội).

Nhà thơ Phạm Tiến Duật Ảnh: Nguyễn Đình

Toán.

Tác giả Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây bị phát hiện ung thư phổi hồi tháng 7/2007.

Trong những ngày ông nằm viện, người thân và đồng nghiệp đã hoàn tất phần 1 Tuyển tập

Phạm Tiến Duật để nhà thơ kịp chứng kiến trước khi về với cát bụi.

Sách ra mắt ngày 17/11, bạn bè mang sách vào tận giường bệnh, đọc cho nhà thơ nghe những

vần thơ của chính ông

Chiều 18/11, O Nhị, cô gái Thạch Nhọn - nguyên mẫu trong bài thơ nổi tiếng Gửi em cô thanh

niên xung phong của ông - đã được đón ra Hà Nội để gặp nhà thơ lần cuối.

Trong cuộc gặp gỡ này, nhà thơ không nói gì được nữa Ông chỉ có thể đáp lại người con gái thanh niên xung phong năm xưa bằng ánh mắt khép mở chấp chới và bàn tay nắm chặt

Ngoài tình cảm của bạn bè, đồng nghiệp, trong những ngày cuối đời, Phạm Tiến Duật đã nhận được Huân chương Lao động hạng Nhì dành cho những đóng góp to lớn của ông với thơ ca dân

tộc

Trang 2

Tuyển tập Phạm Tiến Duật phần 1 (thơ và trường ca) cũng được trao Giải thưởng văn học 2007

của Trung tâm Văn hoá Doanh nhân

Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh ngày 14/1/1941 tại Thanh Ba, Phú Thọ, trong một gia đình có

cha là nhà giáo còn mẹ làm ruộng

Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, ông nhập ngũ và chiến đấu hơn chục năm trời

trên tuyến đường Trường Sơn khốc liệt

Hoà bình lập lại, nhà thơ trở về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam Trước khi

lâm trọng bệnh, ông là phó trưởng ban đối ngoại của Hội Nhà văn

Những năm tháng chiến tranh để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ Phạm Tiến Duật Với những bài

thơ nổi tiếng như Nhớ, Tiểu đội xe không kính, Lửa đèn, Gửi em cô thanh niên xung phong ,

Phạm Tiến Duật được coi là "ngọn lửa đèn" của một thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng

chiến chống Mỹ

Là sinh viên Văn Đại học sư phạm Hà Nội, khóa 1961-1964, Phạm Tiến Duật tình nguyện nhập ngũ, chàng sinh viên sư phạm thành chàng binh nhì với đôi quân hàm màu đỏ có gắn sao

“Người làm thơ ấy đương trai/ Ở trên ve áo có hai lá cờ” Với hai lá cờ, Phạm Tiến Duật vào chiến trường, chiếu đấu bằng chữ nghĩa mang đi từ trường sư phạm Trong số những bài viết,

Lửa đèn và Tiểu đội xe không kính được đưa vào giáo khoa Cùng đồng đội, anh lính trí thức, chàng trai thi sĩ áo lính sống như chính mình đang là cờ chuẩn cho một thời “đường ra trận mùa này đẹp lắm…” Vợ anh, cô giáo Vân dạy toán, người Hà Nội vào những ngày chiến tranh năm

ấy giảng dạy tại trường cấp ba Quảng Oai, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây Anh lính chiến Phạm Tiến Duật có những ngày lên Ba Vì về phép với vợ Được sống trong khu tập thể giáo viên, để từ tình yêu giữa một anh lính và một cô giáo, tìm ra tứ thơ lạ về mối quan hệ giữa nghề cầm phấn và nghề bắn súng

CỨ MỘT GIỜ LẠI NGHỈ MƯỜI PHÚT

Cứ một giờ lại nghỉ mười phút

Trong buổi hành quân đi bộ sáng nay

Anh bỗng nhớ em lên lớp mỗi ngày

Cứ một giờ lại nghỉ mười phút.

Tấm bảng đen em vẽ những đường cong

Tấm bảng đêm anh vẽ lên đường đạn

Vết phấn trắng và vết đồng cháy sáng

Ở hai đầu trận địa em ơi.

Không trùng lặp nhau đâu giữa dài rộng cuộc đời

Nhưng có điều này giấu nỗi riêng chi chút

Trang 3

Cứ mỗi giờ lại nghỉ mười phút

Tiếng trống trường lại điểm chưa em?

LÊN NÚI BA VÌ

Ơ hay, núi cứ ba hòn nhỉ

Cứ kết liền nhau đến lạ kì

Đã có Tam Thanh còn Tam Điệp

Đã xanh Tam Đảo lại Ba Vì

Cái ý thiên nhiên giống ý người

Núi tựa đinh ba chọc giữa trời

Mấy phen thắng giặc ta lên thử

Đất cứ bình yên, sông cứ xuôi

Cái thế chân kiềng núi cứ ba

Trụ trời trụ đất đứng nguy nga

Dưới chân núi đó nhà em ở

Ngọn khói bồn chồn thung lũng xa

TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Ðã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Trang 4

Bếp Hòang Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Nhớ

Cái vết thương xoàng mà đi viện

Hàng còn chờ đó tiếng xe reo

Nằm ngửa nhớ trăng nằm nghiêng nhớ bến

Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.

(Tổng hợp từ nhiều bài viết trên Thi ca Việt Nam)

***

Phạm Tiến Duật đã qua 14 năm quân ngũ, trong đó có tám năm trực

tiếp làm lính Trường Sơn Ông nổi tiếng ngay từ khi còn là một nhà thơ

- chiến sĩ với những bài thơ bất hủ như: Tiểu đội xe không kính, Nhớ,

Lửa đèn, Gửi em cô thanh niên xung phong; Trường Sơn Đông Trường

Sơn Tây… đầy hào khí, ca ngợi người lính và thúc giục thanh niên lên

đường chiến đấu

Ông cũng là người, ngay trước ngày hòa bình, nhận ra rất sớm những

đau thương mất mát cả về thể xác lẫn tâm hồn do chiến tranh gây ra

cho người lính và thân nhân của họ Tập thơ Vòng trắng của ông - với hình tượng ngọn khói hương xuất hiện từ 1973 đã gây khá nhiều xôn xao, tranh cãi

Hòa bình , Phạm Tiến Duật trở thành trưởng ban thơ của báo Văn Nghệ, rồi trưởng ban đối

ngoại Hội Nhà văn VN Ông không làm thơ và in thơ nhiều như trước, nhưng xuất hiện khá dày đặc với nhiều tiểu luận văn chương và sau này còn làm MC trong nhiều năm cho một số chương trình của VTV

Phạm Tiến Duật được tôn vinh như một nhà thơ của Trường Sơn huyền thoại Ông đã

nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật ngay đợt đầu tiên cho tập thơ Vầng

trăng và quầng lửa viết về thời kháng chiến chống Mỹ của mình.

(Thứ Tư, 05/12/2007, 00:01 (GMT+7) Tuổi tre online)

Ảnh: N.Đ.T

Ngày đăng: 06/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w