Trường THPT Lê Xoay ĐỀ KIỂMTRAHỌC KỲ I MÔN: Sinh Học12 Thời gian làm bài: 60 phút Mã đề thi 045 I Phần chung cho tất cả các thí sinh (từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Giao phối gần không dẫn đến hiện tượng A. Giảm thể dị hợp. B. Ưu thế lai. C. Tăng thể đồng hợp. D. Thoái hóa giống Câu 2: Đột biến tự đa bội là dạng đột biến A. Làm tăng một số NST của loài và lớn hơn 2n. B. Làm tăng bộ NST đơn bội của loài lên 2 lần C. Làm tăng một số nguyên lần bộ NST lưỡng bội của loài và lớn hơn 2n. D. Làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n. Câu 3: Đối với các loài sinh sản hữu tính, bố hoặc mẹ di truyền nguyên vẹn cho con. A. tính trạng. B. kiểu hình. C. alen. D. kiểu gen Câu 4: OperonLac có cấu trúc theo trật tự nào dưới đây? A. Vùng vận hành→ Vùng khởi động→vùng các gen cấu trúc. B. Vùng điều hòa → Vùng khởi động → vùng vận hành→vùng các gen cấu trúc. C. Vùng điều hòa → vùng vận hành→ Vùng khởi động→vùng các gen cấu trúc. D. Vùng khởi động → vùng vận hành→vùng các gen cấu trúc. Câu 5: Dạng đột biến nào dưới đây không làm thay đổi số lượng gen trên NST? A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng D. Mất đoạn. Câu 6: đặc điểm nào sau đây là không phải của mã di truyền? A. Mỗi bộ ba mã hóa cho một axit amin. B. Có tính đặc hiệu C. Đặc trưng cho từng loài. D. Có tính thoái hóa Câu 7: Mỗi nuclêôxôm được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài A. 27,2 A 0 . B. 496, 4 A 0 . C. 530,4A 0 . D. 462,4 A 0 . Câu 8: Khi lai cơ thể có kiểu gen Aaaa với cơ thể có kiểu gen aa thì ở F 1 sẽ có tỉ lệ các kiểu gen là A. 1:1. B. 1:2:2:1. C. 4:2 D. 2:2:1:1. Câu 9: Một loài sinh vật có bộ NST là 24. Số nhóm gen liên kết trong một tế bào của loài này là A. 6 B. 12. C. 24. D. 48. Câu 10: Trong công tác chọn giống cây trồng người ta tiến hành cho tự thụ phấn bắt buộc nhằm mục đích A. tạo giống mới. B. cải tạo giống. C. tránh thoái hóa D. tạo các dòng thuần. Câu 11: Thông tin di truyền trong ADN đựơc biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua A. Cơ chế tự nhân đôi, phiên mã và dịch mã. B. Cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. C. Cơ chế tự nhân đôi và dịch mã. D. Cơ chế phiên mã và dịch mã. Câu 12: Thế nào là gen đa hiệu? A. Gen tạo ra nhiều loại mARN thông tin. B. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng. C. Gen điều khiển hoạt động của các gen khác. D. Gen tạo ra nhiều sản phẩm với hiệu quả cao. Câu 13: Ở ruồi giấm, gen A qui định thân xám trội hoàn toàn so với gen a qui định thân đen. Một quần thể ruồi giấm ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ thân xám chiếm 64%. Tần số tương đối của alen A/a trong quần thể là A. 0,4/0,6. B. 0,64/0,36. C. 0,6/0,4. D. 0,36/0,64 Câu 14: Sự xác định NST giới tính của sinh vật nào dưới đây là chưa đúng ? A. ở chim con đực là XX; con cái là XY. B. ở châu chấu: con cái là XO ; con đực là XX. C. ở ruồi giấm con đực là XY; con cái là XX. D. ở bọ xít con đực là XO; con cái là XX. Câu 15: Người ta thấy giao tử của một loài sinh vật có số lượng NST là 20. Thể một của loài này có bao nhiêu NST trong một tế bào? A. 19. B. 41. C. 39. D. 21 Câu 16: Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết gen di truyền trên NST giới tính Y là A. Được di truyền ở giới dị giao tử. B. Luôn di truyền theo dòng bố. C. Chỉ biểu hiện ở con đực. D. Không phân biệt được gen trội hay gen lặn Câu 17: Cá thể song nhị bội hữu thụ có bộ NST như thế nào? A. 2n + 2n. B. 2n. C. 2n + 2. D. 2n + n Câu 18: Những bệnh hoặc dị tật nào dưới đây là do gen nằm trên NST giới tính X qui định? A. Mù màu, máu khó đông, tật dính ngón 2 và 3. B. Mù màu, máu khó đông. C. Mù màu và bạch tạng D. Mù màu, máu khó đông, bạch tạng. Câu 19: Trong các phép lai khác dòng dưới đây, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở phép lai nào? A. AAbbDDee x aaBBddEE. B. AABBDDee x AAbbddee. C. AAbbDDEE x aaBBDDee. D. Aabbddee x AAbbDDEE. Câu 20: Hiện tượng di truyền chéo liên quan với trường hợp nào dưới đây ? A. Gen trên NST Y. B. Gen trên NST thường C. Gen trong tế bào chất. D. gen trên NST X. Câu 21: Sự biến đổi bộ lông dày, màu trắng vốn thích nghi với mùa đông của một số loài thú ở phương Bắc sang thưa hơn với màu sẫm là bằng chứng về A. biến dị tổ hợp B. đột biến gen C. biến dị không xác định. D. thường biến. Câu 22: Một phân tử ARN có 75 đơn phân. Phân tử ARN này có bao nhiêu bộ ba đối mã? A. 25. B. 0. C. 1. D. 24. Câu 23: Enzim nhận ra và cắt đứt phân tử ADN tại vị trí nuclêôtit xác định. A. ligaza. B. prôtêaza. C. restrictaza. D. ADN-polimeraza Câu 24: Trong một quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỷ lệ kiểu hình có thể suy ra. A. vốn gen của quần thể. B. thành phần các gen alen đặc trưng của quần thể. C. tính ổn định của quần thể. D. tần số của các alen và tỷ lệ kiểu gen. Câu 25: Câu nào có nội dung sai trong những câu dưới đây? A. Tần số hoán vị gen tỷ lệ thuận với khoảng cách của các gen. B. Tần số hoán vị gen không bao giờ vượt quá 50 %. C. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỷ lệ phần trăm số giao tử mang gen liên kết. D. Hai gen càng nằm gần nhau thì tần số trao đổi chéo càng thấp. Câu 26: Tính trạng chất lượng A. do nhiều gen cùng tác động. B. Chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường. C. là tính trạng ít biểu hiện trên cơ thể. D. ít chịu ảnh hưởng của môi trường. Câu 27: Đặc điểm nào sau đây không phải của plasmit? A. ADN dạng thẳng dễ tạo ADN tái tổ hợp. B. ADN dạng vòng, mạch kép. C. Nằm trong tế bào chất của vi khuẩn. D. Vectơ chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận Câu 28: Kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau mà cho tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở 2 giới thì chứng tỏ. A. có hiện tượng hoán vị gen. B. gen qui định tính trạng nằm trên NST giới tính. C. gen qui định tính trạng nằm trong tế bào chất. D. gen qui định tính trạng nằm trên NST thường. Câu 29: Khi cho các cá thể F 2 có kiểu hình giống F 1 tự thụ phấn bắt buộc Menđen đã thu được thế hệ F 3 có kiểu hình như thế nào? A. 2/3 cho F 3 đồng tính giống P, 1/3 cho F 3 phân tính 3:1. B. 1/3 cho F 3 đồng tính giống P, 2/3 cho F 3 phân tính 3:1. C. 100% phân tính D. 100% đông tính. Câu 30: Mức độ gây hại của gen đột biến phụ thuộc vào A. Cơ thể và tác nhân gây đột biến. B. Cơ thể, môi trường và tác nhân gây đột biến C. Điều kiện môi trường và tổ hợp gen. D. Nguyên nhân gây đột biến và tổ hợp gen. Câu 31: Bộ ba đối mã trên tARN được gọi là A. bộ ba mã hóa. B. triplet. C. anticodon. D. codon. Câu 32: Một mARN được tổng hợp ngẫu nhiên từ 2 loại ribônuclêôtit U và X với tỉ lệ ngang nhau, theo lí thuyết sẽ có bao nhiêu bộ ba và tỉ lệ phần trăm của mỗi bộ ba là bao nhiêu? A. 8; 12,5%. B. 6;16,7% C. 4; 25%. D. 2; 50%. II Phần riêng Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó (phần A hoặcB) A. Theo chương trình chuẩn ( từ câu 33 đến câu 40 ) Câu 33: Phương pháp tạo ưu thế lai cao nhất là : A. lai giữa các thứ khác nhau. B. lai hai dòng thuần có KG khác nhau. C. lai giữa hai chi khác nhau . D. lai giữa hai loài khác nhau. Câu 34: Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên có gen 2 alen A và a , tần số tương đối của alen A là 0,2, cấu trúc di truyền của quần thể này như sau: A. 0,04AA+0,32Aa+0,64aa = 1 B. 0,25AA+0,50Aa+0,25aa = 1 C. 0,01AA+0,18Aa+0,81aa = 1 D. 0,64AA+0,32Aa+0,04aa = 1 Câu 35: Ở đậu Hà Lan hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh đ ược F1, cho F1 t ự thụ phấn th ì tỉ lệ kiểu hình ở cây F2 sẽ như thế nào ? A. 7 hạt vàng : 1 hạt xanh B. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh. C. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh D. 5 hạt vàng : 3 hạt xanh Câu 36: Hình vẽ dưới đây mô tả hiện tượng: A B C D E F G H A D E F B C G H A. Đảo đoạn NST B. Chuyển đoạn trong một NST C. Chuyển đoạn không tương hỗ D. Lặp đoạn NST Câu 37: Ý nào sau đây không phải là một trong các cách làm biến đổi hệ gen của một sinh vật ? A. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen . B. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen. C. Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử rồi chuyển vào tử cung của con vật khác để nó mang thai hộ. D. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. Câu 38: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn quả vàng. Cho cây có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính KH ở đời lai là A. 3 đỏ : 1 vàng. B. 27 đỏ : 9 vàng. C. 11 đỏ: 1 vàng. D. 33 đỏ: 3 vàng. Câu 39: ở ruồi giấm A : quy định tính trạng thân xám, a : thân đen, B : cánh dài, b : cánh cụt. Các gen cùng trên một cặp NST tương đồng. Lai giữa hai bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh cụt và mình đen, cánh dài, với tần số hoán vị là 18%, sau đó cho ruồi dấm cái F1 dị hợp tử lai với ruồi có kiểu gen aB AB , ở F2 sẽ thu được kết quả phân tính là : A. 3 mình xám, cánh dài : 1 ruồi mình đen, cánh dài B. 1 mình xám, cánh dài : 1 ruồi mình đen, cánh dài C. 1 mình xám, cánh cụt : 2 mình xám, cánh dài : 1 mình đen, cánh dài D. 41% mình xám, cánh cụt : 41% mình đen, cánh dài : 9% mình xám, cánh dài : 9% mình đen, cánh cụt Câu 40: `Đột biến gen nào gây hậu quả lớn nhất so với các dạng đột biến còn lại? A. Mất một cặp nuclêôtít sau 3 cặp nuclêôtít đầu tiên của gen. B. Thay thế một cặp nuclêôtít ở trước 3 cặp nuclêôtít cuối của gen. C. Thêm một cặp nuclêôtít ở gần giữa gen. D. Thay thế một cặp nuclêôtít khoảng giữa gen. B. Theo chương trình nâng cao ( từ câu 41 đến câu 48 ) Câu 41: Đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính khác với nhiễm sắc thể thường là: A. Được chứa trong nhân của tế bào B. Có 2 thành phần cấu tạo là ADN và prôtêin C. Khác nhau giữa hai giới đực và cái trong loài D. Chứa gen qui định tính trạng Câu 42: Ở người hệ nhóm máu MN do 2 gen M và N quy định, gen M trội không hoàn toàn so với N. Kiểu gen MM quy định nhóm máu M, kiểu gen NN quy định nhóm máu N, kiểu gen MN quy định nhóm máu MN. Nghiên cứu một quần thể 730 người gồm 22 người nhóm máu M, 216 người nhóm máu MN và 492 người nhóm máu N. Tần số tương đối của alen M và N trong quần thể là bao nhiêu? A. M= 25%; N=75% B. M= 17.8%; N=82.2% C. M= 50%; N=50% D. M= 82.2%; N=17.8% Câu 43: Gen A có 90 vòng xoắn và có 20% ađênin, bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit loại A – T nằm trọn vẹn trong một bộ ba của mỗi mạch. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là: A. A = T = 357; G = X = 540 B. A = T = 360; G = X = 537 C. A = T = 360; G = X = 543 D. A = T = 363; G = X = 540 Câu44: ở cà chua gen A quy định thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: quả bầu dục. Giả sử 2 cặp gen này cùng nằm trên một NST tương đồng.Giả sử khi lai giữa 2 thứ cà chua thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản nói trên được F1, cho F1 giao phối với cá thể khác F2 thu được kết quả: 54% cao-tròn, 21% thấp - tròn, 21% cao- bầu dục, 4% thấp- bầu dục. Cho biết quá trình giảm phân tạo noãn và tạo phân diễn ra giống nhau, hãy xác định kiểu gen của F1 và tần số trao đổi chéo P giữa các gen ? A. ab AB , p = 40% B. aB AB , p = 20% C. ab AB , p = 20% D. aB Ab , p = 40% Câu 45: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng.Trong trường hợp trội hoàn toàn, kết quả phân tính 33 đỏ: 3 trắng sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai A. AAa x AAa. B. AAa x Aaa. C. AAaa x AAaa. D. Aaa x Aaa. Câu 46: Phương pháp nào sau đây không phải là một trong các phương pháp tạo giống thuần chủng ? A. Tạo giống thuần bằng công nghệ tế bào B. Tạo giống thuần bằng công nghệ gen C. Tạo giống thuần bằng phương pháp gây đột biến D. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp Câu 47: ở gà gen trội R quy định lông vằn, gen r quy định gen không vằn nằm trên NST X để có thể sớm phân biệt trống và mái khi gà mới nở bằng tính trạng trên NST X người ta phải thực hiện phép lai nào? A. ♂X r X r x ♀X R Y B. ♂X R X r x ♀X r Y C. ♂ R X r x ♀X R Y D. ♂X R X R x ♀X r Y Câu 48: Biết A là gen át chế gen không cùng lôcut với nó . Kiểu gen A-B-, A-bb, aabb: đều cho lông trắng Kiểu gen aaB-: cho lông đen .Khi cho hai cơ thể F1 tạo ra từ một cặp P thuần chủng giao phối với nhau thu được ở con lai có 16 tổ hợp. Tỉ lệ kiểu hình của F1 là kết quả nào sau đây? A. 15 lông trắng : 1 lông đen B. 9 lông trắng : 7 lông đen C. 13 lông trắng : 3 lông đen D. Có thể là 1 trong 3 tỉ lệ trên ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Câu Mã 045 1 B 2 D 3 C 4 D 5 A 6 C 7 B 8 A 9 B 10 D 11 D 12 B 13 A 14 B 15 C 16 A 17 A 18 B 19 A 20 D 21 D 22 C 23 C 24 D 25 C 26 D 27 A 28 B 29 B 30 C 31 C 32 A 33 B 34 D 35 D 36 B 37 C 38 C 39 A 40 A 41 C 42 B 43 A 44 D 45 B 46 D 47 A 48 C . Xoay ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: Sinh Học 12 Th i gian làm b i: 60 phút Mã đề thi 045 I Phần chung cho tất cả các thí sinh (từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Giao. B. lai hai dòng thuần có KG khác nhau. C. lai giữa hai chi khác nhau . D. lai giữa hai lo i khác nhau. Câu 34: Trong một quần thể giao ph i ngẫu nhiên có