1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án TK cống mỹ cầm i

184 2,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 184
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Lời cảm ơnĐồ án tốt nghiệp là một phần không thể thiếu trong chương trình học của sinh viên đại học nói chung và Thủy Lợi nói riêng, là tổng hợp tất cả các kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành.Sau 14 tuần làm đồ án tốt nghiệp với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân cùng với sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn thủy công cũng như các thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Phong Hội, em đã hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài: “ Thiết kế cống đồng bằng Mỹ Cầm ’’.Thời gian làm đồ án tốt nghiệp là khoảng thời gian có ích để em có thể hệ thống lại kiến thức đã học và áp dụng vao thực tế tính toán thiết kế công trình. Tuy nhiên do thời gian làm đồ án có hạn và chưa có nhiều kinh nghiệm nên trong đồ án này không tránh khỏi những sai sót và vận dụng lý thuyết không phù hợp.Em kính mong được sự chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô giáo giúp cho đồ án của em được hoàn chỉnh hơn, giúp em rút ra được những kinh nghiệm trong công tác thiết kế từ đó bản thân em có thể nâng cao và hoàn thiện chuyên môn của mình hơn nữa.Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc biệt là thầy Nguyễn Phong Hội đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện cho em hoàn thành đồ án này.TP Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2014.Sinh viên.Đỗ Ngọc Lâm

Trang 1

Lời cảm ơn

Đồ án tốt nghiệp là một phần không thể thiếu trong chương trình học của sinh viênđại học nói chung và Thủy Lợi nói riêng, là tổng hợp tất cả các kiến thức từ cơ sở đếnchuyên ngành

Sau 14 tuần làm đồ án tốt nghiệp với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân cùng với sựchỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn thủy công cũng như các thầy côgiáo trong trường, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Phong Hội, em

đã hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài: “ Thiết kế cống đồng bằng

Mỹ Cầm ’’.

Thời gian làm đồ án tốt nghiệp là khoảng thời gian có ích để em có thể hệ thống lạikiến thức đã học và áp dụng vao thực tế tính toán thiết kế công trình Tuy nhiên dothời gian làm đồ án có hạn và chưa có nhiều kinh nghiệm nên trong đồ án này khôngtránh khỏi những sai sót và vận dụng lý thuyết không phù hợp

Em kính mong được sự chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô giáo giúp cho

đồ án của em được hoàn chỉnh hơn, giúp em rút ra được những kinh nghiệm trongcông tác thiết kế từ đó bản thân em có thể nâng cao và hoàn thiện chuyên môn củamình hơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc biệt là thầy Nguyễn Phong Hội đã chỉbảo, hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện cho em hoàn thành đồ án này

TP Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2014

Sinh viên.

Đỗ Ngọc Lâm.

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

PHẦN I:

TÀI LIỆU CƠ BẢN

Trang 5

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ.

Công trình xây dựng tại tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh

Vị trí tuyến công trình

Hình 1.1 Bản đồ tổng thể dự án vùng dự án Nam Mang Thít, tỉnh Trà Vinh

1.2 ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO.

Địa hình khu dự án là khu địa hình bằng phẳng, cao trình tuyệt đối từ 0,5 – 1,2m,thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ sông Cổ Chiên vào sâu trong nội đồng

1.3 ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN.

Hàng năm khí hậu bị phân hóa thành hai mùa rõ rệt tương ứng với hai hình thái giómùa : mùa mưa từ tháng V đến tháng XI và mùa khô từ tháng XII đến tháng IV nămsau Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 15 ÷20% lượng mưa cả năm

Trang 6

1.3.1 Nhiệt độ:

Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia 4 mùa trong năm không rõchủ yếu 2 mùa mưa nắng

- Nhiệt độ trung bình năm của khu vực nghiên cứu vào khoảng 26.30C

- Nhiệt độ trung bình tháng lớn nhất là 28.40C ở Ba Tri vào tháng IV

- Nhiệt độ trung bình tháng nhỏ nhất là 25.50C ở Ba Tri vào tháng I và tháng XII

- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 33.90C ở Ba Tri vào tháng IV

- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 21.70C ở Ba Tri vào tháng I

Bảng 1.1:Các đặc trưng nhiệt độ không khí bình quân

Bảng 1.2:Độ ẩm tương đối bình quân

Đơn vị: %

Trang 7

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII cả

năm Ubq 79.3 77.5 77.3 77.4 33.9 36.0 36.5 36.9 37.9 33.1 36.3 33.2 33.4

1.3.3 Lượng bốc hơi:

Lượng bốc hơi ống Piche bình quân năm ở vùng dự án là 3.4 mm/ngày

Diễn biến trong năm:

+ Bốc hơi bình quân lớn nhất là tháng III (5.3mm/ngày)

+ Tháng có lượng bốc hơi bình quân nhỏ nhất vào tháng X

Bảng 1.3:Đặc trưng bốc hơi bình quân ống Piche các tháng tại trạm Ba Tri

1.3.4 Chế độ gió:

Tốc độ gió trung bình năm là 4.1m/s

Tốc độ gió trung bình lớn nhất vào tháng II là 5.1m/s

Tốc độ gió trung bình nhỏ nhất vào tháng X là 3.2m/s

Bảng 1.5:Tốc độ gió trung bình hàng tháng tại vùng dự án

Đơn vị :(m/s)

cả năm

Trang 8

Vbq 4.3 5.1 4.3 4.5 3.4 3.9 4.1 4.2 3.6 S3.2 3.3 3.9 4.1

Gió gần mặt đất

Trong năm hình thành 2 mùa gió chính:

Gió mùa đông từ tháng XII đến IV năm sau Hướng gió chủ yếu Đông - Đông Bắc.Vận tốc gió trung bình khoảng 3.9m/s đến 4.5m/s

Gió mùa hạ từ tháng V đến XI theo hướng Tây - Tây Nam Tốc độ gió bình quânchỉ vào khoảng 3.2m/s đến 4.2m/s (xem bảng III.1)

Hai mùa gió chính đã tạo nên hai mùa khí hậu riêng biệt Gió mùa mùa đông hanh,khô và gió mùa mùa hạ mang nhiều hơi ẩm găp các nhiễu loạn thời tiết khác gây mưa.Khu vực dự án hầu như không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng tại TràVinh cũng đã đo được vận tốc gió cực đại Vmax = 30.8m/s là giá trị tương đối lớn sovới các khu khác của đồng bằng sông Cửu Long

Bảng 1.6:Tốc độ gió lớn nhất năm ứng với tần suất thiết kế tại vùng dự án:

Bảng 1.7:Lượng mưa trung bình hàng tháng

Trang 9

Số ngày mưa trong các tháng chính tương đối đều nhau (tháng VI-X tương đối đềunhau, còn các tháng khác như tháng V, XII có số ngày mưa ít hơn) Các tháng mùakhô, nhất là giữa mùa khô hầu như không có ngày mưa nào (tháng II)

1.3.6 Độ chiếu sáng:

Số giờ chiếu sáng bình quân năm là 6.5 giờ/ngày

Tháng có số giờ nắng thấp nhất vào tháng III là 3.3 giờ/ngày

Độ che phủ mây năm là 5.6(1/10)

Độ che phủ mây lớn nhất vào thángIX và nhỏ nhất vào tháng III

M bq 5.0 5.3 4.4 4.9 6.6 7.1 7.0 7.1 7.2 7.0 6.2 5.3 5.6

Trang 10

1.3.8 :Chế độ thủy văn :

Chế độ thủy văn trong vùng dự án rất phức tạp và chịu ảnh hưởng của chế độ bánnhật triều biển Đông, dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long và lượng mưa

Trang 11

1.3.8.1 Đường quá trình đỉnh triều:

Theo số liệu quan trắc, mực nước đỉnh triều dao động từ 80cm(tháng VI) đến160cm (tháng X) và chân triều từ -42 cm (tháng IV) đến 85 cm (tháng X), nên biên độtriều các tháng trong năm dao động từ 75-145 cm.Đường quá trình chân triều thay đổinhiều hơn đường quá trình đỉnh triều (từ -42 cm tháng IV đến 85 cm vào tháng X)

Có thể nhận xét rằng: mực nước thay đổi đồng bộ với chế độ nguồn mà yếu tố tácđộng chính là cơ chế gió mùa trong năm Trong lúc mực nước chân triều chịu ảnhhưởng của các yếu tố thiên văn nên một năm có hai chân triều, hai đỉnh.Ở mực nướcthấp địa hình có vai trò lớn hơn nên chân triều dao động mạnh hơn đỉnh triều

Nước ngầm có chất lượng tốt nằm ở các tầng thấp hơn Tuy nhiên trữ lượng và chấtlượng nước ngầm dung cho nông nghiệp là giới hạn Do đó nước ngầm dung cho mụcđích cấp nước sinh hoạt

1.3.8.4 Nguồn nước ngọt:

Nguồn nước ngọt chủ yếu cung cấp cho vùng dự án lấy từ các sông Hậu, Cổ Chiên

và sông Mang Thít Hệ thống kênh rạch trong vùng dự án bao gồm: 875 km kênhchính và kênh cấp I, khoảng 2000km kênh cấp II và gần 10.000km kênh nội đồng tạo

ra một mạng lưới kênh khá chằng chịt Mạng lưới kênh rạch trên bao gồm cả kênh tưới

và tiêu

Trang 12

1.4 CHẤT, THỔ ĐIỀU KIỆN ĐỊA NHƯỠNG.

Lớp 2b: Sét cát – Á sét nặng màu xám trắng – vàng, đất có tính dẻo thấp, trạng tháidẻo cứng Cao trình đáy lớp: -22m

Lớp 3: Á sét nhẹ màu xám vàng – trắng, đất có tính dẻo thấp, chủ yếu cát hạt mịn –vừa trạng thái dẻo mềm – kém chặt Cao trình lớp chưa xác định

10 Dung trọng khô yc(T/m 3 ) 1,06 1.63 1.61

17 Góc ma sát trong φ ° 3°06 6°47 11°23

18 Hệ số thấm K ( cm/s) 6.46x10 -6 5.8x10 -5 3.2x10 -5

Trang 13

1.5 VẬT LIỆU XÂY DỰNG.

Cũng như nhiều nơi trên phạm vi ĐBSCL, kinh tế khu vực nghiên cứu chưa pháttriển do vậy các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng không có, ngoại trừ một số ít vật liệuđịa phương như dừa nước, cọc tràm…

Tại địa phương chỉ có thể cung cấp một số loại vật liệu tại chỗ như cọc tràm, đấtđắp…Đất đắp đập có thể tận dụng đất pha cát và đất thịt màu gụ xám trộn với cát khaithác từ xa đến

Vật liệu xây dựng chính như sắt thép, xi măng, gỗ xây dựng…Chủ yếu vẫn phảimua từ thành phố Hồ Chí Minh

Các loại đá dùng trong xây dựng sẽ được cung cấp từ mỏ đá núi Sập An Giang,Biên Hòa Riêng về gạch có thể sử dụng ngay trong khu vực dự án

Trong xây dựng lán trại, nhà quản lý, tận dụng vật liệu địa phương như: Gạch, đá,cát , giồng

Trang 15

2.1 DÂN SỐ.

Trà Vinh là tỉnh có quy mô dân số nhỏ, năm 2003 số dân tỉnh Trà Vinh chỉ xếp trêntỉnh Bạc Liêu Theo kết quả điều tra dân số của Cục thống kê, dân số tỉnhTrà Vinhnăm 2008 là 1.062.000 người, đứng thứ 11 ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, caohơn tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Hậu Giang Dân số Trà Vinh tăng liên tục qua các năm, tốc

độ tăng dân số tự nhiên các năm giảm mạnh trong những năm gần đây

Tuy quy mô dân số nhỏ, nhưng diện tích không lớn nên mật độ dân cư của tỉnh TràVinh vẫn cao hơn mật độ trung bình của khu vực Theo thông tin từ Tổng cục thống kênăm 2008 mật độ dân số của tỉnh là 463 người/km2, trong khi mật độ bình quân củakhu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long là 436 người/km2 Dân cư Trà Vinh phân bốkhông đều Dân cư phân bố thưa dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

Xét theo độ tuổi, Trà Vinh là địa phương có dân số trẻ, tỷ lệ trẻ em cao Ngày nay,mức sinh sản đã giảm nhưng kết cấu dân số vẫn trẻ Dân số trẻ giúp Trà Vinh cónguồn lao động dồi dào

Xét về giới tính, dân số Trà Vinh có nữ nhiều hơn nam, tuy nhiên mức chênh lệchkhông đáng kể và không thay đổi nhiều qua các năm Theo thông tin từ Tổng cụcthống kê năm 2004 số nữ trung bình của tỉnh là 521.200 người chiếm 50.7% dân sốtoàn tỉnh, năm 2008 số nữ trung bình của tỉnh là 557.200 người chiếm 52.5% dân sốtoàn tỉnh

Vềdân tộc tỉnh Trà Vinh là địa bàn có nhiều dân tộc cùng cư trú Người Khmer ởtỉnh Trà Vinh chiếm khoảng 30% dân số tỉnh, đông nhất so với các tỉnh Đồng bằngSông Cửu Long Người Hoa ở Trà Vinh số lượng không nhiều, chiếm khoảng hơn 1%dân số tỉnh Người Kinh chiếm khoảng 68.8% dân số tỉnh Một số ít còn lại là các dântộc Chăm, Tày, Nùng

Về lực lượng lao động, Trà Vinh có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào Theo sốliệu của Sở Lao động – thương binh- xã hội tỉnh Trà Vinh, năm 2004 lực lượng laođộng của tỉnh có 638.000 người, trong đó 43.000 người thiếu việc làm không thườngxuyên và 14.000 người thất nghiệp Hàng năm có khoảng 10.000 lao động của tỉnh tìmkiếm việc làm ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận

Trang 16

và thương mại – Dịch vụ nhưng vẫn còn chậm Nền kinh tế chủ yếu của tỉnh Trà Vinh

và Vĩnh Long vẫn dựa vào Nông – Lâm – Ngư Nghiệp, đặc biệt là Nông nghiệp Cùngvới mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi nối liền Vĩnh Long với các tỉnh ĐBSCL

và cả nước Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Vĩnh Long có nền nông nghiệp phát triển vàsản xuất quanh năm, nông thôn khá trù phú

dân cư đông đúc, kinh tế miệt vườn là truyền thống của tỉnh.Sông mang Thít nốiliền giữa sông Tiền và sông Hậu là trục giao thông thủy quan trọng của tỉnh vàĐBSCL, đồng thời là vùng phát triển khu công nghiệp mía đường Ngoài ra trên địabàn tỉnh còn có sân bay quân sự nhưng hiện nay khu vực sân bay này đang bị lấnchiếm Tuy nhiên đây cũng là một trong những lợithế nếu được đầu tư nâng cấp hìnhthành sân bay dân dụng sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Ưuthế về giao thông thủy bộ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội củatỉnh Vĩnh Long trong tương lai

Mặc dù đã đạt những kết quả khả quan, nhưng nền kinh tế của Trà Vinh và haihuyện Vĩnh Long vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế do quá phụ thuộc vào nông nghiệp.Công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có Việc chuyểndịch cơ cấu kinh tế còn chậm Sản phẩm làm ra không có khả năng cạnh tranh cao trênthị trường trong nước và quốc tế Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật cònnhiều hạn chế

Trang 17

Trong mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, Trà Vinh ưu tiên đầu tư phát triển thủyhải sản thành ngành kinh tế mũi nhọn đẩy mạnh công nghiệp chế biến xuất nhập khẩu,đưa du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế trọng điểm

Theo thông tin từ cục Thống kê, năm 2008 tỉnh Trà Vinh có 42.000 ha diện tíchmặt nước nuôi trồng thủy sản, sản lượng thủy sản khai thác năm 2008 đạt 60.820 tấnchiếm khoảng 7% sản lượng thủy sản khai thác trong năm của khu vực Đồng bằngsông Cửu Long Hoạt động khai thác thủy sản trong những năm qua đã làm ảnh hưởngtới nguồn lợi thủy sản của địa phương Bên cạnh đó, phong trào săn bắt các loại cua,

sò, nghêu và cá kèo giống Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại các cửa sông …đãlàm tổn hại đến sự sinh tồn của một số loài thủy sản Hiện nay, sản lượng khai thácven bờ của Trà Vinh tính theo đơn vị đánh bắt đã giảm nhiều so với các năm trước.Nhiều ngư dân cho biết, đôi khi thu không đủ bù chi đó chứng tỏ nguồn lợi thủy sảnđang đứng trước nguy cơ cạn kiệt

Tập trung khai thác thế mạnh của các ngành dịch vụ còn nhiều tiềm năng Pháttriển bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn , du lịch Tiếp theophát triển các ngành vận tải, thương mại, mở rộng và nâng cao sức mua của thị trườngnội địa Hoàn thành cơ bản việc sắp xếp , đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quảdoanh nghiệp nhà nước theo phê duyệt của thủ tướng Chính Phủ

2.2.2 Tình hình giáo dục:

Hệ thống giáo dục của tỉnh Trà Vinh bao gồm đầy đủ các cấp học: mầm non, tiểuhọc, trung học cơ sở, trung học phổ thông Theo số liệu của tổng cục Thống kê, tại thờiđiểm 30-9-2008, tỉnh Trà Vinh có 335 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 10 ởkhu vực Đồng bằng sông Cửu Long Tổng số học sinh phổ thông tại tai thời điểm 31-12-2008 là 150.393 em, trong đó cấp tiểu học là 76.385 em, cấp trung học cơ sở là50.373 em, cấp trung học phổ thông là 23.635 em Tổng giáo viên phổ thông trực tiếpgiảng dạy tại thời điểm 31-12-2008 là 9.753 người, trong đó giáo viên tiểu học là4.417 người, giáo viên trung học cơ sở là 3.513 người, giáo viên trung học phổ thông

là 1.823 người Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2007-2008 là87,42%, cao hơn so với tỷ lệ trung bình khu vực đồng bằng Sông Cửu Long (84.41%)

và cả nước(86,58%) Năm học 2008-2009, tỷ lệ học tốt nhiệp trung học phổ thông của

Trang 18

tỉnh đạt 82.5%, thấp hơn so với tỷ lệ trung bình cả nước (83,8%) Theo báo điện tửVietnamnet, trong tổng số 5785 thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009 củatỉnh chỉ có 33 em đỗ loại giỏi, 288 thí sinh đạt loại khá.

Tuy tỉnh còn nghèo, nhưng ngành giáo dục trong những năm qua đã có những bướcphát triển khá Cuối năm 2007, tỉnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Phổ thông

cơ sở, 6/8 huyện có thị trường dân tộc nội trú(DTNT) với 1.000 học sinh người dân tộcKhmer Tình trạng học sinh bỏ học đã được cải thiện Tuy nhiên về cơ sở vật chất, cáctrường trong tỉnh đều chưa đáp ứng được việc học ngày 2 buổi Việc xây dựng trườngchuẩn còn chậm Đào tạo nhân lực khó khăn, phân luồng học sinh sau Phổ thông cơ sởcòn lúng túng Năm 2007, trên địa bàn tỉnh có 98 trường dạy tiếng Khmer, nhưng quy

mô, cấp học, đầu tư…còn lúng túng, đang chờ chủ trương Kế hoạch kiên cố hóatrường học đến 2010 không thể hoàn thành, trên địa bàn tỉnh còn hàng ngàn trường tre

lá, còn nhiều điểm trường mượn nhà dân, nhà chùa Tỉnh chỉ đạo mỗi ấp phải có lớpmầm non, nhưng hiện chỉ có trên 70% ấp thực hiện được

Về giáo dục chuyên nghiệp, Trà Vinh hiện có đủ các loại hình đào tạo như trườngđại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề.Tỉnh đang cố gắng từng bước đào tạo lực lượng lao động lành nghề cho nhu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và trung tâm dạy nghề trên địa bàn Riêng về việc đào tạo lựclượng lao động có trình độ kỹ thuật cao về chuyên môn, Trường đại học Trà Vinh cóhợp đồng đào tạo theo địa chỉ để đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp Mặc dù vậy,

số sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm vẫn còn khá cao Năm 2009, có đến 835 sinhviên tốt nghiệp ra trường chưa tìm được việc làm, phần lớn là sinh viên cao đẳng vàđại học ngành sư phạm, trong số này có 674 sinh viên ra trường năm 2008 Nhữngnăm qua, trường đại học Trà Vinh nhưng đào tạo bậc cao đẳng và đại học sư phạm do

“cung” đã vượt “cầu”

Năm 2009, Sở Giáo dục – Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giáo dục – Đàotạo tỉnh Trà Vinh và thành phố Hồ Chí Minh Việc ký kết được thỏa thuận theo 5 nộidung: hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục, chất lượng chuyênmôn, kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, công tác đào tạo nghề, đa dạnghóa các loại hình trường, hỗ trợ công tác bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ quản lý

Trang 19

chuyên môn Hợp tác thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các hội thảo chuyên đề

và khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư phát triển hệ thống trường học tại haiđịa phương

2.2.3 Tình hình y tế:

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, tỉnh Trà Vinh có 178 cơ sở khámchữa bệnh trực thuộc Sở Y tế Trong đó có 10 bệnh viện, 8 phòng khám đa khoa khuvực có 14 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 14 giường, trạm y tế có 440giường Cũng theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, tỉnh có 448 bác sĩ, 603

y sĩ, 482 y tá, 212 nữ hộ sinh, 33 dược sĩ cấp cao, 177 dược sĩ trung cấp và 7 dược tá.Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể nhưng ngành y tế một số huyện vẫn cònthiếu thốn về trang thiết bị phục vụ khám và điều trị; cán bộ y tế chưa đáp ứng đượccác yêu cầu cần thiết Do cách xa trung tâm tỉnh Trà Vinh nên vấn đề di chuyển ngườibệnh gặp nhiều khó khăn, do đó trong thời gian tới tỉnh cần phải đầu tư về cơ sở hạtầng, trang thiết bị y tế hiện đại và đặc biệt là nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầukhám chữa bệnh của người dân địa phương

2.3 HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG – THỦY LỢI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG KHÁC.

Đường bộ: tỉnh có 2.111,639 km đường bộ, quốc lộ chiếm 10,2%, tỉnh lộ 21,5%;huyện lộ 63,8% Tỉnh đã và đang đầu tư phát triển mạng lưới đường bộ, đáp ứng nhucầu đi lại và du lịch Từ tỉnh lỵ Trà Vinh đi đường bộ đến thành phố Hồ Chí Minh 200

km, đến thành phố Cần Thơ 100 km, đến khu du lịch Biển Ba Động 60 km Quốc lộ 53nối liền các thị trấn trong tỉnh với thị xã Trà Vinh và thành phố Vĩnh Long Đây làtuyến đường bộ duy nhất từ Trà Vinh với các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long

và vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Đường thủy: hệ thống bao gồm các trục dọc và trục ngang Trục dọc gồm các tuyếnsông Cổ Chiên Kênh Trà Ngoa và Ba tháng Hai trục ngang có tuyến: kênh NguyễnVăn Pho, sông Cần Chông, sông Bến Cát nối từ sông Hậu sang sông Tiền Đó lànhững tuyến lưu thông hàng hóa đường thủy chính của Trà Vinh

Trang 20

Trà Vinh nằm giữa sông Cổ Chiên, sông Hậu và một mặt giáp biển Đây là nơisông Tiền và sông Hậu đổ ra biển Đông với 3 cửa lớn là Cung Hầu, Cổ Chiên và Định

An Đây được xem là những cửa thông thương quan trọng từ Đồng bằng Sông CửuLong với biển Đông và các nước trong khu vực Thế nhưng sau 17 năm tái lập (1992 –2009) Trà Vinh vẫn đang nghèo nhất vùng và xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố trong cảnước Một trong những nguyên nhân chính được chỉ ra là hệ thống hạ tầng giao thôngcòn hạn chế Từ thị xã Trà Vinh, duy chỉ có quốc lộ 53 đi lên các thành phố Vĩnh Long(tỉnh Vĩnh Long ), từ đó mới đi tiếp được tới các tỉnh khác, còn không là phải đi bằngđường thủy bằng những phương tiện xuồng, ghe thô sơ, tốc độ chỉ vài chục km/h; hoặcphải qua các phà lớn Hàm Luông, Cổ Chiên, Đại Nghĩa trên sông Tiền, sông Hậu đểsang các tỉnh láng giềng Bến Tre, Sóc Trăng

Chính phủ Việt Nam đã dành một khoản ngân sách khá lớn và giao các Bộ, ngànhliên quan phối hợp xây dựng các chương trình, dự án phát triển, hoàn thiện cơ sở hạtầng giao thông (cầu đường, kênh đào, bến cảng ) đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế,giao lưu hội nhập của cả vùng Gần 50 km quốc lộ 53 – quốc lộ duy nhất từ Vĩnh Long

đi Trà Vinh – đã được chính phủ Việt Nam quyết đinh cho nâng lên 4 làn xe Quốc lộ

54, vốn là con đường nhỏ, vòng vo các huyện ven sông Hậu nối Trà Vinh với cáchuyện phía nam của tỉnh Vĩnh Long cũng đã có dự án nâng cấp hoàn thiện trong thờigian sớm nhất Các cầu lớn như Cồ Chiên, Đại Nghĩa trên quốc lộ 60 đi qua sông Tiền,sông Hậu cũng đã được người đứng đầu Chính phủ Việt Nam chỉ đạo các Bộ, ngànhphối hợp lập quy hoạch thiết kế, dự toán kinh phí xậy dựng trong thời gian tới…

Cuối tháng 11-2009, Bộ Giao thông Vận tải công bố dự án xây cầu Cổ Chiên bắcngang sông Cổ Chiên, trên quốc lộ 60, nối liền hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre Theo dự

án và những khảo sát khả thi, cầu Cổ Chiên được xây theo kiểu cầu dây văng, chiềudài 1.574 m, tổng kinh phí đầu tư khoảng 3.477 tỷ VND Vị trí được chọn để xây dựngcầu Cổ Chiên cách bến phà hiện nay khoảng 3.600 m về phía hạ lưu Cầu Cổ Chiênsau khi xây dựng, hợp cùng hệ thống các cầu lớn đã và đang xây dựng như Rạch Miễu,Hầm Luông… sẽ làm cho tuyến quốc lộ 60 thông suốt và thuận tiện hơn, trở thànhtuyến giao thông quan trọng nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh ven biển Nam

Bộ, phá thế độc đạo của quốc lộ 1A hiện nay Theo đó, khoảng cách từ Trà Vinh về

Trang 21

CHƯƠNG 3: NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNHVÀ CHỈ TIÊU THIẾT KẾ3.1 NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH.

Nhiệm vụ của dự án Nam Mang Thít :

- Kiểm soát mặn, lấy nước và giữ nước, tiêu úng, rửa phèn vùng dự án có diện tích 225.682 ha tự nhiên (khoảng 171.626 ha đất canh tác)

+Diện tích thuộc tỉnh Vĩnh Long 49.020 ha – 21.73%

+Diện tích thuộc tỉnh Trà Vinh 176.662 ha – 78.27%

- Kết hợp khai thác nuôi trồng thủy sản

- Góp phần khai thác nuôi trồng thủy sản

- Góp phần hình thành khu dân cư và phát triển mạng giao thông thủy bộ trongkhu vực

- Kết hợp với các công trình khác trong vùng tạo thành một hệ thống thủy lợihoàn chỉnh phục vụ sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống của nhân dân

3.2 CẤP CÔNG TRÌNH.

Xác định cấp công trình dựa vào QCVN 04 – 05: 2012/BNNPTNT - Công trìnhthủy lợi- Các quy định chủ yếu về thiết kế: Cấp công trình được xác định dựa vào haitiêu chuẩn:

3.2.1 Theo chiều cao công trình và loại đất nền:

Trang 22

05/BNNPTNT (Công trình thủy lợi- Các quy định chủ yếu về thiết kế) được cấp thiết

kế của công trình là cấp III

3.2.2 Theo nhiệm vụ công trình:

Căn cứ vào nhiệm vụ công trình phục vụ tưới cho 2200 ha và tiêu cho 2320 ha đất

tự nhiên, tra bảng 1 – Phân cấp công trình (trang 10) QCVN04-05/2012/ BNNPTNTđược cấp công trình là cấp III

Kết luận: Căn cứ vào chỉ tiêu thiết kế để đảm bảo công trình làm việc được ổn

Tương ứng chu kỳ lặp lại là 67 năm

+ Tần suất kiểm tra : P= 0,5%

Tương ứng chu kỳ lặp lại là 200 năm

+ Hệ số điều kiện làm việc m= 1

+ Hệ số tin cậy : Kn= 1,15

+ Hệ số lệch tải :

Trang 24

PHẦN II:

TÍNH TOÁN LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

Trang 25

CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

4.1 PHƯƠNG ÁN TUYẾN CÔNG TRÌNH.

Việc lựa chọn tuyến để xây dựng cống cần phải dựa trên các nguyên tắc sau:

- Địa chất nền phải tốt để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho côn trình

- Vốn đàu tư xây dựng công trình : vốn xây dựng công trình, vốn đền bù giải phóngmặt bằng Giá thành xây dựng hợp lý

- Chế độ thủy lực tốt : tránh xói lở công trình

- Tuyến cống nên chọn đặt ở đoạn sông có trạng thái dòng chảy êm thuận, lòngsông và hai bên bờ ổn định

- Xem xét các điều kiện: dẫn dòng thi công, bố trí mặt bằng, nguồn vật liệu xâydựng, giao thông vận tải, thoát nước hố móng, cấp nước, cấp điện cho thi công,…

- Đảm bảo thỏa mãn được nhiệm vụ công trình, mỹ quan

Căn cứ vào các điều kiện và nguyên tắc trên ta chọn được 2 phương án sau:

+ Phương án 1 (trên bờ): Vị trí đặt cống trên bờ và kết hợp nắn dòng

+ Phương án 2 (dưới kênh): Cống đặt dưới lòng kênh Rạch Lạp

So sánh 2 phương án :

Phương án 1: Cống đặt trên bờ

- Ưu điểm: Cống đặt trên bờ nên thi công sẽ dễ dàng hơn vì:

+ Không phải đắp đê quai và làm kênh dẫn dòng mà dân dòng qua lòng song tựnhiên

+ Hố móng khô ráo mà không phải làm đê quai

+ Thi công nhanh chóng, đơn giản

- Nhược điểm: Chiếm dụng diện tích đất nhiều nên sẽ khó khăn tới việc giải

phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa Dễ gây xói lở cho kênh hạ lưu

Phương án 2 : Cống đặt trọng lòng kênh Rạch Lạp.

Trang 27

- Ưu điểm:

+ Cống đặt trong lòng kênh thẳng nên thuận lợi về chế độ thủy lực, hạn chế gây xói

lở kênh thượng hạ lưu do sử dụng lòng rạch cũ

+ Chiếm dụng diện tích đất ít hơn.Gây ảnh hưởng ít đến nhà cửa và việc đền bùgiải phóng mặt bằng

+ Về mặt bằng tự nhiên dọc theo 2 bờ rạch rộng rãi thuận tiện cho việc bố trí mặtbằng công trường, kênh dẫn dòng và thi công đê quây

+ Kết hợp làm cầu giao thong tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân

- Nhược điểm:

+ Việc thi công phức tạp hơn so với phương án 1 vì vì hố móng nằm trong lòng

kênh cũ, phải chặn dòng bằng đê quai thượng hạ lưu, làm kênh dẫn dòng

=> Kết luận : Từ việc phân tích các ưu nhược điểm của 2 phương án trên ta chọn

phương án 2 xây dựng cống Mỹ Cầm đặt ngay trên lòng kênh Rạch Lạp là phương ántuyến chọn hoàn toàn hợp lý về kinh tế và kỹ thuật

* Nhược điểm:

+ Việc kiểm tra sửa chữa khi có sự cố xảy ra rất khó khăn phức tạp

Trang 28

+ Không giải quyết được giao thông thủy.

Phương án cống lộ thiên:

Cống lộ thiên là loại công trình thủy lợi hở được xây dựng để điều tiết lưu lượng

và khống chế mực nước nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp nước, phân lũ, tiêu úng, ngăntriều, giữ ngọt, ngăn mặn Cống lộ thiên được dùng rộng rãi nhất ở vùng đồng bằng

* Ưu điểm:

+ Cống lộ thiên có kết cấu đơn giản và khắc phục được các nhược điểm củaphương án cống ngầm

+ Giải quyết được vấn đề giao thông thủy và bộ

+ Sử dụng được hầu hết các loại cửa van

+ Thuận tiện khi đóng mở, sửa chữa, bảo trì

* Nhược điểm:

+ Cần phải làm cầu giao thông ở phía trên đồng bằng

+ Kinh phí xây dựng cống lộ thiên thường lớn hơn kinh phí xây dựng cống ngầm

4.2.2 Chọn hình thức cống.

Căn cứ vào ưu nhược điểm của 2 hình thức cống trên Ta thấy phương án cống lộthiên có nhiều ưu điểm hơn cống ngầm Đồng thời, cống lộ thiên cũng phù hợp vớiđiều kiện thực tế ở đồng bằng sông Cửu Long, đáp ứng được nhiệm vụ giao thôngthủy

Kết luận: Chọn hình thức cống lộ thiên để tính toán thiết kế.

Trang 29

- Phần nối tiếp giữa khe van và cửa van cần phải đảm bảo không rò rỉ nước.

- Cửa van và các thiết bị của nó phải tuân theo các yêu cầu về đóng mở, bảo đảm

đủ độ mở quy định, thõa mãn yêu cầu về giữ nước và tháo nước

- Cửa van luôn bị ngâm trong nước, cho nên cần phải định kỳ quét sơn để phòngcửa van bị han rỉ

- Khi để nước chảy ở dưới cửa, thì mép dưới cần có hình dạng thuận dòng để tránhhiện tượng khí thực và mạch động Nếu để nước chảy tràn đỉnh van thì đỉnh phải cóhình dạng đảm bảo không cho xảy ra hiện tượng chân không

Theo hình thức kết cấu có thể đưa ra các hình thức cửa van như sau để lựa chọnhình thức cửa van phù hợp nhất

4.3.3.1 Loại cửa van đóng mở cưỡng bức:

- Đóng mở đơn giản và an toàn khi vận hành

Trang 30

- Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo và lắp ráp.

- Dễ bảo quản, kiểm tra và sửa chữa

- Có thể dùng làm cửa van chính, cửa van sửa chữa và thi công

- Điều tiết lưu lượng khá tốt

Nhược điểm:

- Chiều cao và chiều dày mố tương đối lớn

- Lực nâng van lớn do đó máy đóng mở phải có công suất lớn, tốc độ mở cửakhông nhanh

- Khi mở cửa ở một độ mở nhất định dòng chảy sẽ hút vật nổi xuống dưới cánhcửa, vật nổi va vào đáy dễ gây hỏng cửa

Điều kiện áp dụng:Cửa van phẳng được sử dụng phổ biến trong công trình thủy lợi,

nhất là khi cửa van có nhịp tương đối lớn

b Cửa van cung:

Hình 4.2: Cửa van cung

Cửa van hình cung là cửa van có bản mặt chắn nước là mặt trụ cong, khi đóng mởcửa van chuyển động quay quanh một trục cố định

Ưu điểm:

• Tốc độ đóng mở nhanh, nhẹ nhàng

• Lực đóng mở nhỏ hơn so với cửa van phẳng

• Thích hợp khi chênh lệch mực nước thượng hạ lưu tương đối lớn

• Điều tiết lưu lượng tốt nhưng không thích hợp cho các cống vùng triều

Trang 31

Nhược điểm:

• Mố trụ và tường biên phải dài để có đủ kích thước đặt càng van

• Chỉ làm việc theo một chiều

• Cấu tạo và lắp ráp phức tạp hơn so với cửa van phẳng

• Giao thông thủy bị hạn chế

• Sửa chữa khó khăn

• Tính toán bố trí thép chịu lực cho mố phức tạp

Ưu nhược điểm của cửa van tự động:

- Làm việc 2 chiều, đóng mở tự động,

thuận tiện quản lý.

- Do đóng mở nhờ áp lực nước và lực lệch trục nên không thể dùng của van này để điều tiết mực nước một cách chủ động.

- Cấu tạo đơn giản dễ thi công sửa

chữa.

- Nếu cửa van không mở hết 90 0 sẽ tạo dòng xiên tập trung một phía bất lợi cho nối tiếp sau cống.

- Tháo được vật nổi và vật đáy.

- Thuận tiện cho giao thông thủy.

Nhận xét: Qua các phân tích trên, cho ta thấy cửa van cánh cửa tự động là phù hợp

nhất đối với các đặc điểm điều kiện tự nhiên cũng như các yêu cầu nhiệm vụ của côngtrình nên loại cửa van này được chọn để thiết kế

Trang 32

a Cửa van chữ nhất

Hình 4.3: Cửa van chữ nhất

Ưu điểm:

• Làm việc 2 chiều

• Đóng mở nhanh, đơn giản và hoàn toàn tự động, thích hợp vùng triều

• Cấu tạo đơn giản

• Tháo được các vật nổi và vật đáy tương đối dễ dàng

• Thuận tiện cho giao thông thủy

• Tác dụng chắn nước và điều tiết tốt

Nhược điểm:

• Không điều tiết được lưu lượng

• Hiện tại khẩu diện thông nước tối đa của cửa van này là 5m

• Khe van tương đối sâu nên mố trụ phải dày

• Làm tăng khẩu diện cống do chiều dày cửa van

• Cửa van không mở được hết khi cống làm việc ở chế độ chảy ngập, làm lệch dòngchảy

• Cửa van có khối lượng lớn nên công tác chuyên chở và lắp ghép có gặp khó khăn

b Cửa van chữ nhất:

Ưu điểm:

- Tự đóng mở một chiều

Trang 33

Nhược điểm:

- Có kết cấu phức tạp

- Hạn chế về giao thông thủy

- Dòng chảy không ổn định, dễ gây xói lở

Cửa van chữ nhân

c Cửa van Clappe (van trục dưới):

Ưu điểm:

- Tự đóng mở một chiều

Nhược điểm:

- Kết cấu bị rung động trong quá trình đóng mở

- Không có khả năng về giao thông thủy

- Dễ làm trục cửa bị mỏi, gây hư hỏng trục cửa

Hình 4.4: Cửa van Clappe

Trang 34

Qua phân tích trên, căn cứ vào nhiệm vụ công trình, điều kiện tự nhiên…Ta thấycửa van tự động hình chữ nhất có nhiều ưu điểm, đóng mở tự động, ít tốn kém Tuy cómột số nhược điểm như trên nhưng ngày nay ngườita đã tìm ra một kết cấu thích hợp

để khắc phục những nhược điểm đó Đó là kết cấu lưỡi gà và gờ Theo tài liệu thủyvăn,thủy lực ta biết đồng bằng Sông Cửu Long nói chung cũng như khu vực của dự ánnói riêng điều chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của Biển Đông Do đó nếuchọn cửa van đóng mở bằng tay hoặc bằng máy thì việc quản lý vận hành sẽ gặp nhiềukhó khăn khi phải đóng mở nhiều lần trong ngày do ảnh hưởng của thủy triều Đâycũng là hình thức cửa van khá phổ biến ở các cống vùng triều hiện nay

Kết luận: Chọn hình thức cửa van là chữ nhất tự động đóng mở hai chiều.

Trong đó: H là chiều sâu dòng chảy vào trên ngưỡng

Chọn sơ bộ chiều dài L= 17 m

Cao trình ngưỡng cống = cao trình đáy kênh = -2,5 m

Vậy chọn ngưỡng cống là kiểu ngưỡng tràn đỉnh rộng

Trang 35

dụng cống 2 cửa giảm bớt được khó khan và tốn kém trong công tác tiêu năng chốngxói ở phía hạ lưu.

Đối với phương án cống 1 cửa khi sử dụng tự động sẽ làm cho dòng chảy qua cửacống bị lệch về 1 phía, dòng chảy không xuôi thuận, khả năng gây xói lở cục bộ lớn

Do đó gây khó khan và tốn kém cho công tác tiêu năng và phòng xói lở

Cống 1 cửa Cống 2 cửa

Hình 4.5: Sơ đồ dòng chảy 4.5.2 Xét về tổn thất dòng chảy.

Giả sử kiểu ngưỡng cống là ngưỡng đỉnh rộng Theo TCVN 9147/2012, lưu lượngtháo được tính theo công thức :

: Hệ số lưu tốc xác định theo hệ số lưu lượng m

+ m : Hệ số lưu lượng được tra trong mục 6.2.2 TCVN 9147/2012 ta được m= 0,32

Trang 36

Nhận xét: Từ kết quả trên ta thấy hình thức cống 1 cửa có nhiều ưu điểm hơn so

với cống 2 cửa Vậy chọn phương án thiết kế cống 1 cửa, đóng mở bằng cửa van tựđộng kiểu chữ nhất

Trang 37

4.6 KẾT LUẬN.

Phương án cuối cùng:

-Tuyến công trình đặt trùng với tuyến kênh , xây dựng cống dưới lòng kênh

-Hình thức cống là cống lộ thiên (cống hở)

-Loại cửa van tự động hình chữ nhất làm việc hai chiều

-Cao trình ngưỡng cống: ∇ngưỡng cống

= -2,5m

-Chiều dài ngưỡng cống L c= 17 m

Trang 39

PHẦN III:

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN CHỌN

Trang 40

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THỦY LỰC5.1 NGUYÊN TẮC TÍNH TOÁN THỦY LỰC MẠNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

5.1.1 Đặc điểm thủy lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long:

Đồng bằng sông Cửu Long có một hệ thống sông , kênh, rạch chằng chịt và liên kếtvới nhau thành một mạng lưới nên trong hệ thống sông, kênh, rạch này có mối quan hệrất chặt chẽ với nhau về thủy văn và thủy lực, có sự lan truyền sóng trên toàn bộ hệthống

Vùng đồng bằng sông Cửu Long còn ảnh hưởng bởi thủy triều, sóng, gió nên chế

độ thủy lực thay đổi liên tục dẫn đến dòng chảy là dòng không ổn định, đó là dòngchảy có các yếu tố thủy lực tại một thời điểm thay đổi theo thời gian như lưu tốc, mặtcắt ướt, chu vi ướt, độ dốc thủy lực đều là hàm số theo thời gian

Do đó, việc tính toán thủy lực cống phải tiến hành tính toán thủy lực cho toànmạng lưới kênh sông trong vùng dự án Nam Man Thít

5.1.2 Nguyên lý tính toán thủy lực mạng:

Trong thực tiễn việc tính toán thủy lực thường gặp vấn đề dòng không ổn địnhtrong sông thiên nhiên và kênh nhân tạo Để tính toán cho dòng không ổn định đó cóthể sử dụng phương pháp đường đặc trưng cũng như sai phân hoặc các phương phápkhác Tuy nhiên với các hệ thống kênh – sông phức tạp thương được giải theo phươngpháp sai phân trực tiếp

Khi các lòng dẫn nối với nhau sẽ tạo thành một hệ thống hay còn gọi là mạng lướikênh sông Chỗ giao nhau của các lòng dẫn của hệ thống không tạo thành một vòngkín nào được gọi là hệ thống hở, ngược lại được gọi là hệ thống kín

a Hệ thống phương trình vi phân cơ bản:

Dòng chảy không ổn định trong các đoạn sông chịu ảnh hưởng của triều là dòngchảy thay đổi chậm Để giải bài toán thủy lực mạng này ta dùng hệ phương trìnhXanh – vơ – năng (Saint Vernat)

Ngày đăng: 29/08/2016, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w