Một mặt trong lời nói, các từ kết lại với nhau và do sự nối tiếp nhau của các từ mà các có những mối quan hệ hình thành trên cơ sở nguyên lý tuyến tính của ngôn ngữ, đó là cái đặc điểm k
Trang 1TÊN TIỂU LUẬN:
VẬN DỤNG QUAN HỆ TRỤC DỌC VÀ TRỤC NGANG
TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC NGÔN NGỮ
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2014
Trang 2
Lời mở đầu
Nhà ngôn ngữ học Nga A Ph Losev trong cuốn "Cấu trúc ngôn ngữ" đã khẳng định : "Trong ngôn ngữ học hiện đại không có thuật ngữ nào phổ biến hơn
“ngữ nghĩa” và “cấu trúc" Các cơ cấu cú pháp nói chung là đơn vị hai mặt của ngôn ngữ Đối với các đơn vị hai mặt này, nội bộ loại hình cấu trúc lại chia ra hai cấp độ phân tích : cấu trúc (hình thức) và ngữ nghĩa (nội dung) Như vậy, trong một trạng thái ngôn ngữ, tất cả đều dựa trên mối quan hệ Những mối quan hệ và những sự phân biệt trong ngôn ngữ hoạt động trong hai lĩnh vực riêng biệt, trong
đó mỗi lĩnh vực sản sinh ra một loại giá trị riêng, đối chiếu hai lĩnh vực đó ta sẽ hiểu bản chất của từng loại giá trị
Một mặt trong lời nói, các từ kết lại với nhau và do sự nối tiếp nhau của các từ
mà các có những mối quan hệ hình thành trên cơ sở nguyên lý tuyến tính của ngôn ngữ, đó là cái đặc điểm khiến người ta không thể nói ra hai yếu tố trong cùng một lúcNằm trong hệ thống, một yếu tố sở dĩ có được giá trị của nó chỉ là vì nó đối lập với những cái đi trước hay đi sau nó, hoặc với cả hai
Ngay từ năm 1913, F de Saussure 1 đã trình bày lí thuyết ngôn ngữ học dựa trên 4 đối lập chính sau đây: ngôn ngữ và lời nói; đồng đại và lịch đại; trục dọc
và trục ngang cùng với nội ngôn ngữ và ngoại ngôn ngữ Do sự hạn hẹp về thời gian và kiến thức, nên trong khuôn khổ bài này chỉ đi vào phân tích mối quan hệ lưỡng phân giữa trục dọc và trục ngang Muốn có cái nhìn sâu sắc hơn về nội dung của thế đối lập thì cần phải hiểu mối quan hệ giữa chúng ra sao? Xuất phát
từ ý tưởng nào? Kéo theo những nhận định nào và cho phép suy diễn những hệ quả nào? Hiểu rõ được các vấn đề trên sẽ là phương tiện quan trọng trong việc dạy và học ngôn ngữ nói chung
Mục lục
1 Ferdinand de Saussure, là một nhà ngôn ngữ học người Thụy Sĩ sinh trưởng tại Genève (1857- 1913).
Trang 3Lời mở đầu
I Các kiểu quan hệ trong ngôn ngữ
1) Quan hệ cấp bậc trong ngôn ngữ
2) Quan hệ trục ngang trong ngôn ngữ
3) Quan hệ trục dọc trong ngôn ngữ
II Mối quan hệ trục dọc và trục ngang
III Ứng dụng mối quan hệ hai trục trong việc dạy và học ngôn ngữ
1) Phân biệt từ loại trong tiếng Việt
2) Phong phú vốn từ vựng trong việc học ngoại ngữ
Kết luận
Tài liệu tham khảo
*********
Nội dung tiểu luận
I Những kiểu quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống lớn có nhiều yếu tố với các cấp độ khác nhau Do đó quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ rất phức tạp và theo nhiều kiểu Trong đó, có ba kiểu quan hệ cốt lõi nhất có khả năng chi phối toàn bộ cơ chế hoạt động của ngôn ngữ
1) Quan hệ cấp bậc trong ngôn ngữ
Còn gọi quan hệ tôn ti hay bao hàm, là quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau Quan hệ này thể hiện ở chỗ: các đơn vị thuộc cấp độ cao bao hàm các đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn
Ngược lại, các đơn vị thuộc cấp độ thấp nằm trong đơn vị thuộc cấp độ cao hơn và là thành tố để cấu tạo đơn vị ở cấp độ cao hơn nó
Như vậy, theo trình tự, câu bao hàm từ, từ bao hàm hình vị, hình vị bao hàm âm vị Ngược lại, âm vị nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm trong câu
2) Quan hệ trục ngang trong ngôn ngữ
Còn gọi là quan hệ ngữ đoạn quan hệ tuyến tính Khi ngôn ngữ được hiện thực hoá thì những yếu tố của nó hiện ra lần lượt cái này tiếp theo cái kia làm thành một chuỗi Khi biểu hiện bằng chữ viết, người ta đã thay thế sự kế tiếp trong thời gian
2
Trang 4của các yếu tố ngôn ngữ bằng tuyến không gian của các con chữ Đặc điểm này của ngôn ngữ được gọi là tính hình tuyến của cái biểu hiện và mối quan hệ giữa các yếu tố trong hình tuyến được gọi là quan hệ tuyến tính hay quan hệ ngang Tất
cả các loại đơn vị ngôn ngữ đều xuất hiện trên trục ngang, nhưng chỉ có thể nói tới quan hệ ngang giữa các đơn vị cùng loại mà thôi (quan hệ âm vị với âm vị, hình vị với hình vị, từ với từ )
Ví dụ:
1) những ngôi nhà đó rất đẹp; 2) đang học bài; 3) đang xem phim…
Như vậy, quan hệ ngữ đoạn thật ra là sự liên kết các đơn vị nhỏ để tạo nên đơn
vị lớn hơn Chẳng hạn liên kết âm vị để tạo nên hình vị, và liên kết hình vị để tạo nên từ…
Ví dụ: Những con cún này rất đáng yêu gồm các quan hệ ngang như sau:
- Quan hệ giữa hai cụm từ: "những con cún này" và "rất đáng yêu"
- Quan hệ giữa các từ: những – con - cún - này; rất – đáng yêu
- Quan hệ giữa các hình vị trong từng từ (chỉ có 1 từ gồm 2 hình vị: đáng yêu)
- Quan hệ giữa các âm vị trong từng hình vị
Ví dụ: quan hệ giữa Nh – ư – ng, trong "những"
Trên trục ngang, có những yếu tố đi liền nhau nhưng lại không có quan hệ ngang với nhau vì chúng không trực tiếp tạo nên đơn vị lớn hơn Ví dụ: ở câu trên"này" và "rất", không có quan hệ ngang
3) Quan hệ trục dọc trong ngôn ngữ
Hay còn gọi là quan hệ liên tưởng hay quan hệ đối vị Quan hệ ngang thể hiện trong lời nói như quan hệ thực tại giữa các đại diện của các loại đơn vị Nghĩa là cùng một chỗ hay vị trí trong chuỗi lời nói có thể thay thế bằng cả một loạt các yếu
tố đồng loại Những yếu tố đồng loại có thể thay thế nhau trong cùng một vị trí của chuỗi lời nói nằm trong quan hệ liên tưởng đối với nhau, hay còn gọi là quan hệ dọc Ở vị trí của từ "phở" trong chuỗi "Bộ phim này rất hay" có thể thay thế bằng ,
"quyển truyện", "cuốn sách" ; ở vị trí của từ "kia", có thể thay bằng "kia", "đó", ;
ở vị trí "hay" có thể thay thế bằng "thú vị", "hấp dẫn"
Mỗi vị trí được quy định bởi chức năng và quan hệ của yếu tố đó với yếu tố khác Cho nên vị trí nào càng có nhiều hạn chế bao
Trang 5nhiêu thì số yếu tố có thể dùng ở vị trí đó càng ít bấy nhiêu Ngược lại, vị trí càng
ít bị hạn chế bởi các điều kiện khác nhau bao nhiêu thì số yếu tố có thể dùng ở vị trí đó càng nhiều bấy nhiêu
Tóm lại, toàn bộ hoạt động của hệ thống ngôn ngữ được thể hiện trên hai trục: trục tuyến tính (trục ngang) và trục liên tưởng (trục dọc)
II Mối quan hệ giữa trục ngang và trục dọc
Nói thêm về sự phân biệt giữa trục dọc và trục ngang Đây là một đối lập quan trọng khi muốn phác hoạ tính hệ thống và tính cấu trúc của ngôn ngữ, bởi vì với hai trục này các quan hệ của các yếu tố ngôn ngữ đã được thiết lập, được định hình
và được đặt tên Sự đối lập giữa trục dọc và trục ngang tạo nên một khung lí thuyết
rõ ràng cho một phương pháp luận phân tích của cấu trúc luận Các trường phái sau này có thể điều chỉnh, bổ sung nhưng không thể phủ nhận hay loại bỏ thế đối lập này Vì vậy, thế đối lập trục dọc và trục ngang là khung lí thuyết của ngôn ngữ học đại cương trong tất cả các vấn đề mà nó quan tâm
Cũng như sự đối lập giữa trục tung và trục hoành trong toán học, trục dọc và trục ngang trong ngôn ngữ học tạo nên những toạ độ lưới để xác định một cách chính xác chỗ đứng của một yếu tố ngôn ngữ trong hệ thống mà nó đang phục vụ Trục ngang còn được gọi là trục kết hợp Theo nguyên lí của Saussure, sự kết hợp các yếu tố ngôn ngữ theo trục ngang tạo nên thông điệp Nguyên tắc quan trọng nhất là khi các yếu tố ngôn ngữ đứng cạnh nhau thì chúng phải khác nhau Chúng ta gọi đó là nguyên lí tương phản Nguyên lí này là sự biểu hiện của ngôn ngữ trong lời nói, các yếu tố ngôn ngữ không thể xếp chồng lên nhau mà chúng phải dàn ra theo hình tuyến Trong ngôn ngữ học, người ta thường căn cứ trên đặc điểm của 2 trục này để thiết lập nên các quan hệ ngôn ngữ
III Áp dụng mối quan hệ trong việc dạy và học ngôn ngữ
Việc hiểu và áp dụng mối quan hệ trục dọc và trục ngang mang ý nghĩa thực tiễn đối với việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng
1) Phân biệt từ loại trong tiếng Việt
Hoá thân của trục ngang vào trong nghiên cứu ngôn ngữ học và các quan hệ ngôn ngữ dựa vào trục ngang Khi các yếu tố ngôn ngữ đứng cạnh nhau theo quy
4
Trang 6luật tuyến tính thì chúng tạo nên các chuỗi yếu tố Những chuỗi này được hiện thực hoá trong việc tạo nên các dạng thể lời nói khác nhau trong giao tiếp Nắm bắt được vấn đề cốt lõi trên, chúng ta có có thể áp dụng vào việc giảng dạy học sinh cách phân biệt từ loại trong tiếng Việt
Ở cấp độ từ (trong tiếng Việt chẳng hạn) khi 2 hình vị đứng cạnh nhau, chúng
sẽ được kết hợp với nhau theo các luật cấu tạo từ của tiếng Việt Ví dụ: Nếu 2 yếu
tố đứng cạnh nhau có quan hệ ngữ âm với nhau thì chúng sẽ tạo nên các từ láy (ví dụ: tim tím, cào cào, châu chấu) Nếu 2 hình tiết đứng cạnh nhau có quan hệ về mặt ngữ nghĩa, chúng sẽ tạo nên từ đẳng lập, hoặc từ chính phụ (ví dụ: bàn ghế, tập vở, nhà cửa, ra vào) Nếu hai hình tiết đứng cạnh nhau không có quan hệ về ngữ âm hay ngữ nghĩa mà chúng lại nằm trong cấu trúc từ (một đơn vị hình thanh) thì chúng tạo nên các từ ngẫu kết (ví dụ: dưa hấu, xe cộ, bù nhìn)
2) Phong phú thêm vốn từ vựng trong việc học ngoại ngữ
Quan hệ giữa các từ trên trục ngang cho phép xuất hiện loại ý nghĩa gọi là ý nghĩa cú pháp.Có hai loại ý nghĩa: ý nghĩa cú pháp tự do và ý nghĩa cú pháp hạn chế Hiểu được vấn đề, trong quá trình giảng dạy có thể ứng dụng vào giảng dạy ngôn ngữ trong việc mở rộng vốn từ cho học viên bằng cách sử dụng các mẫu câu Đầu tiên, xác định cấu trúc của câu từ đơn giản đến phức tạp với một câu ví dụ làm mẫu, sau đó yêu cầu người học đặt mẫu câu có cấu trúc tương tự nhưng khác nghĩa hoặc gần nghĩa
Ví dụ : Từ mẫu câu "Cô ấy là học sinh."→ Bạn ấy là sinh viên./ Cô ấy là giáo viên./ Anh ấy là bác sĩ…
Hoặc những mẫu câu với cấu trúc phức tạp hơn như "Nếu…thì…"; "Tuy… nhưng…"…
Từ một mẫu câu cố định có thể tạo ra hàng loạt câu tương tự dựa trên mẫu câu cho sẵn.Đây là quá trình hình thành, sử dụng và ghi nhớ từ mới Từ đó thấy rõ,ứng dụng của hai trục trong công tác dạy và học ngôn ngữ là rất quan trọng, và cần được phát huy lâu dài và triệt để
Kết luận
Mối quan giữa hai trục dọc và trục ngang trong hệ thống ngôn ngữ vừa thông nhất vừa đối lập Nghiên cứu mối quan hệ trên để ứng dụng thực tiễn vào việc dạy
Trang 7và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng là một công việc đòi hỏi thời gian và tâm huyết cùng với nỗ lực của người dạy cũng như người học để có được kết quả như mong muốn Vì thật sự, nếu hiểu rõ được tầm quan trọng và trọng tâm của mối quan hệ giữa hai trục thì công việc dạy và học ngôn ngữ sẽ không còn quá phức tạp đối với tất cả mọi người
Tài liệu tham khảo
Các sách tham khảo:
1 Ferdinand de Saussure, Giáo trình ngôn ngữ học Đại cương, NXB KHXH,
Hà Nội, 2005
2 Nguyễn Công Đức, Nguyễn Hữu Chương,Từ vựng tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2004
3 Nguyễn Thiện Giáp , Dẫn luận ngôn ngữ học NXB Giáo dục, 2011
4 Phạm Xuân Mai, Khuynh hướng tiếp cận ngữ nghĩa – chức năng- cấu trúc trong việc dạy học cú pháp tiếng Nga, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm, số 11 năm 2007
Các trang Web tham khảo :
1 Trương Nguyễn Hoàng Yến, Vận dụng quan hệ ngữ đoạn và quan hệ hình trong việc dạy tiếng,
http://tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/17632/1/53.pdf
2 Trần Hữu Phúc, Nghiên cứu một số cấu trúc ngữ đoạn tiếng Anh thông dụng,
3 Trục dọc và trục ngang,
http://ngonngu.net/index.php?p=226
6