1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu biến động quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) việt nam

211 601 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 5,1 MB

Nội dung

Biến động GDP đã được nhiều nhà nghiên cứu ở các quốc gia trên thế giới sử dụng các mô hình tăng trưởng kinh tế và ứng dụng các phương pháp định lượng để nghiên cứu các nhân tố tác động

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-š›&š› -

PHẠM QUANG TÍN

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG QUY MÔ

TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP) VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng, Năm 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-š›&š› -

PHẠM QUANG TÍN

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG QUY MÔ

TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP) VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến Bố/Mẹ những bậc sinh thành đã nuôi dưỡng và giáo dục tôi trưởng thành Cảm ơn những người thân trong gia đình đã ủng hộ tinh thần và vật chất để tôi vượt qua những lúc khó khăn trong cuộc sống cũng như quá trình học tập để thực hiện luận án

Tôi xin cảm ơn tất cả những người Thầy/cô đã dạy dỗ và đào tạo tôi trong suốt những tháng năm đi học Xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy/cô, quý Đồng nghiệp, Lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã trực tiếp đào tạo, hỗ trợ, chia sẽ tri thức và kinh nghiệm trong học tập nghiên cứu, cũng như động viên khích lệ tinh thần trong quá trình tôi học tập và thực hiện luận án

Tôi đặc biệt trân trọng cảm ơn GS.TS Trương Bá Thanh – Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng và PGS.TS Võ Thị Thúy Anh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn về khoa học, định hướng phát triển nghiên cứu của luận án, giúp tôi hoàn thiện quá trình phân tích, bình luận kết quả nghiên cứu của luận án

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các các nhà khoa học, các tổ chức,

cá nhân, đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ, góp ý về mặt học thuật trong nghiên cứu, cũng như cung cấp dữ liệu, tài liệu để cho tôi có thể hoàn thành luận án

Tác giả

Phạm Quang Tín

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án: “Nghiên cứu biến động quy mô Tổng sản

phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn trích dẫn rõ ràng

Tác giả

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Câu hỏi nghiên cứu 5

5 Những đóng góp của luận án 5

6 Bố cục của luận án 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG QUY MÔ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI 9

1.1 GIỚI THIỆU TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI 9

1.1.1 Khái niệm tổng sản phẩm quốc nội 9

1.1.2 Phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội 12

1.2 BIẾN ĐỘNG QUY MÔ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI 18

1.2.1.Quy mô tổng sản phẩm quốc nội 18

1.2.2 Biến động quy mô tổng sản phẩm quốc nội 20

1.2.3 Lý thuyết tăng trưởng và mô hình tăng trưởng kinh tế 20

1.2.4 Đóng góp của các nhóm ngành kinh tế và các thành phần kinh tế đến quy mô tổng sản phẩm quốc nội 27

1.3 MINH CHỨNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM BIẾN ĐỘNG QUY MÔ GDP 31

1.3.1 Minh chứng nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới 31

1.3.2 Minh chứng nghiên cứu thực nghiệm trong nước 37

1.3.3 Khoảng trống khoa học trong nghiên cứu thực nghiệm biến động quy mô GDP Việt Nam 41

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 42

Trang 6

CHƯƠNG 2.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 43

2.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 43

2.2 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG QUY MÔ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI 45

2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh xu thế biến động quy mô tổng sản phẩm quốc nội 45

2.2.2 Các chỉ tiêu phân tích đóng góp các nhóm ngành kinh tế và thành phần kinh tế đến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 46

2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của các nguồn lực trong nền kinh tế 48

2.3 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUY MÔ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI 49

2.3.1 Mô hình tăng trưởng Tân cổ điển 50

2.3.2 Mô hình tăng trưởng Tân cổ điển mở rộng 53

2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN BIẾN ĐỘNG TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI 59

2.4.1 Phương pháp phân tích tác động của vốn, lao động và TFP đến tổng sản phẩm quốc nội 59

2.4.2 Mô hình mạng nơ-ron 65

2.5 NGUỒN DỮ LIỆU PHÂN TÍCH 70

2.5.1 Nguồn dữ liệu 70

2.5.2 Cách thức chuyển giá nguồn số liệu 70

2.5.3 Ước tính tổng tài sản cố định trong nền kinh tế 73

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 74

Trang 7

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG QUY MÔ TỔNG

SẢN PHẨM QUỐC NỘI VIỆT NAM 76

3.1 PHÂN TÍCH XU THẾ BIẾN ĐỘNG QUY MÔ TỔNG SẢN PHẨM NỘI 76

3.1.1 Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam giai đoạn 1990-2014 76

3.1.2 So sánh tăng trưởng tổng sản quốc nội Việt Nam và các nước ASEAN 5 81

3.2 ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÓM NGÀNH KINH TẾ VÀ THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI 88

3.2.1 Đóng góp của các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 88

3.2.2 Đóng góp của các thành phần kinh tế đến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 99

3.3 TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ VỐN, LAO ĐỘNG VÀ TFP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI VIỆT NAM 110

3.3.1 Kết quả kiểm định và ước lượng của mô hình lợi tức không đổi theo quy mô 110

3.3.2 Kết quả kiểm định và ước lượng của mô hình có độ trễ 122

3.4 ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN QUY MÔ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI THEO MÔ HÌNH MẠNG NƠ-RON 129

3.4.1 Kết quả ước lượng và kiểm định tương quan giữa các nhân tố với tổng sản phẩm quốc nội 130

3.4.2 Xác định mô hình mạng nơ-ron 133

3.4.3 Bàn luận kết quả ước lượng của mô hình mạng nơ-ron 135

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 145

Trang 8

CHƯƠNG 4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 146

4.1 PHÁT TRIỂN NHÓM NGÀNH NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN .146

4.2 PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ THEO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ .148

4.3 NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI 150

4.3.1 Nhân tố vốn 150

4.3.2 Nhân tố lao động 151

4.3.3 Nhân tố năng lượng 152

4.3.4 Nhân tố lạm phát 154

4.3.5 Nhân tố độ mở nền kinh tế 156

4.3.5 Nhân tố năng suất tổng hợp 156

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 158

KẾT LUẬN 160

TÀI LIỆU THAM KHẢO 163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN PHỤ LỤC

Trang 9

IC: Chi phí trung gian

IMF: Quỹ tiền tệ thế giới

MLP: Mô hình mạng nơ-ron đa lớp truyền thẳng OLS: Phương pháp bình phương bé nhất

OECD: Tổ chức các nước phát triển Châu Âu

REM: Mô hình tác động ngẫu nhiên

SNA: Hệ thống tài khoản quốc gia

TCT: Tổng công ty

TFP: Nhân tố năng suất tổng hợp

VA: Giá trị tăng thêm

VAR: Véc tơ tự hồi quy

VECM: Mô hình véc tơ điều chỉnh sai số

VIF: Nhân tử phóng đại phương sai

WB: Ngân hàng thế giới

WTO: Tổ chức thương mại quốc tế

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.01 Bảng phân ngành kinh tế theo ISIS 3 28

Bảng 1.02 Bảng phân ngành kinh tế Việt Nam 29

Bảng 1.03 Các công trình nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài về biến

Bảng 2.02 Kỳ vọng dấu giữa các nhân tố với GDP của mô hình (2.13) 55

Bảng 3.01 Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1990-2014 77

Bảng 3.02 Mức độ tăng GDP bình quân hàng năm Việt Nam, ASEAN và

ASEAN 5 giai đoạn 1990-2014 83

Bảng 3.03 GDP bình quân đầu người Việt Nam; ASEAN 5 và ASEAN giai đoạn 1990-2014 85

Bảng 3.04 GDP Bình quân đầu người theo sức mua tương đương Việt Nam;

ASEAN và ASEAN 5 giai đoạn 1990-2014 86

Bảng 3.05 Cơ cấu GDP Việt Nam theo ngành kinh tế giai đoạn 1990-2014 88

Bảng 3.06 Tốc độ tăng trưởng VA của các ngành kinh tế và GDP Việt Nam

theo các giai đoạn phát triển kinh tế 91

Bảng 3.07 Đóng góp của nhóm ngành kinh tế vào tăng trưởng GDP Việt

Nam theo giai đoạn phát triển kinh tế 92

Bảng 3.08 Cơ cấu đầu tư Việt Nam theo nhóm ngành kinh tếgiai đoạn

1990-2014 94

Bảng 3.09 Hiệu quả vốn đầu tư của các nhóm ngành kinh tế Việt Nam giai

đoạn 1990-2014 96

Trang 11

Bảng 3.10 Cơ cấu lao động Việt Nam theo các nhóm ngành kinh tế giai đoạn 1990-2014 97 Bảng 3.11 Năng suất lao động Việt Nam của các nhóm ngành kinh tế giai đoạn 1990-2014 99 Bảng 3.12 Cơ cấu GDP Việt Nam theo thành phần kinh tế giai đoạn 1996-2014 101 Bảng 3.13 Tốc độ tăng VA của các thành phần kinh tế và GDPViệt Nam giai đoạn 1996-2014 103 Bảng 3.14 Mức độ đóng góp của các thành phần kinh tế vào tăng trưởng GDPViệt Nam giai đoạn 1996-2014 105 Bảng 3.15 Cơ cấu đầu tư Việt Nam của các thành phần kinh tế giai đoạn 1996-2014 106 Bảng 3.16 Hiệu quả vốn đầu tư của các thành phần kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2014 108 Bảng 3.17 Cơ cấu lao động của các thành phần kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2014 109 Bảng 3.18 Năng suất lao động của các thành phần Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2014 110 Bảng 3.19 Kết quả kiểm tra tính dừng các biến của mô hình (2.21) 110 Bảng 3.20 Kết quả ước lượng và kiểm định sự tồn tạicủa mô hình (2.21) theo OLS 111 Bảng 3.21 Kết quả ước lượng và kiểm định sự tồn tạicủa mô hình (2.21) theo GLS 112 Bảng 3.22 Kết quả kiểm định phân phối chuẩn; kỳ vọng toánphần dư của mô hình (2.21) 112 Bảng 3.23 Kết quả ước lượng và kiểm định quan hệ tương quan giữa biến giải thích và phần dư của mô hình (2.21) 113

Trang 12

Bảng 3.24 Đóng góp của vốn, lao động và TFP vào tăng trưởng GDP Việt

Nam giai đoạn 1991-2014 115

Bảng 3.25 Tỷ lệ đóng góp vốn, lao động và TFP vào tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1991-2014 116

Bảng 3.26 Đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP của Việt Namvà một số quốc gia châu Á 119

Bảng 3.27 Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao của Việt Nam và một số quốc gia ASEAN 5 giai đoạn 2008-2009 120

Bảng 3.28 Kết quả kiểm tra tính dừng các biến của mô hình (2.22) 122

Bảng 3.29 Kết quả ước lượng và kiểm định sự tồn tại của mô hình (2.22) 123 Bảng 3.30 Kết quả ước lượng và kiểm định sự tồn tại của mô hình (2.22) của các biến sai phân bậc nhất theo GLS 124

Bảng 3.31 Kết quả kiểm định Wald cho các hệ số hồi quy sai phân bậc nhất mô hình (2.22) 125

Bảng 3.32 Kết quả xác định độ trễ của các biến trong mô hình (2.22)theo mô hình VAR 125

Bảng 3.33 Kết quả kiểm định Granger giữa D(Y) và D(X1); D(X2) 126

Bảng 3.34 Kết quả xác định độ trễ giữa D(Y), D(X1) và D(X2) 126

theo mô hình VAR 126

Bảng 3.35 Kết quả ước lượng và kiểm định sự tồn tại mô hình (2.22) của các biến sai phân bậc nhất có phân phối trễ theo OLS 127

Bảng 3.36 Kết quả kiểm định đồng liên kết giữa các biến Y, X1 và X2 mô hình (2.22) 128

Bảng 3.37 Tổng hợp một số chỉ tiêu kết quả ước lượng của các mô hình 129

Bảng 3.38 Kết quả ước lượng và kiểm định tương quan giữa các nhân tố với GDP Việt Nam 132

Trang 13

Bảng 3.39 Kết quả ước lượng R2 và RMSE của các mô hình mạng nơ-ron đa lớp truyền thẳng (MLP) 135 Bảng 3.40 Kết quả ước lượng tác động của các nhân tố đến GDP Việt Nam theo mô hình mạng nơ-ron đa lớp truyền thẳng (MLP) 12 nơ-ron lớp ẩn 137

Trang 14

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.01 Quá trình phân phối lần đầu GDP theo các yếu tố tham gia sản

xuất 13

Hình 2.01 Quy trình nghiên cứu của luận án 43

Hình 2.02 Tác động của nhân tố vốn, lao động và TFP đến GDP 51

Hình 2.03 Tác động của các nhân tố đến GDP theo mô hình (2.13) 56

Hình 2.04 Cấu trúc mô hình mạng nơ-ron MLP 66

Hình 3.01 Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1990-2014 76

Hình 3.02 Tăng trưởng GDP Việt Nam; ASEAN 5 và ASEAN giai đoạn 1990-2014 81

Hình 3.03 GDP bình quân đầu người Việt Nam; ASEAN 5 và ASEAN giai đoạn 1990-2014 84

Hình 3.04 GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương Việt Nam; ASEAN và ASEAN5 giai đoạn 1990-2014 87

Hình 3.05 Cơ cấu GDP Việt Nam giai đoạn 1990-2014 theo nhóm ngành kinh tế 89

Hình 3.06 Tốc độ tăng VA theo nhóm ngành kinh tế và GDP Việt Nam 93

Hình 3.07 Cơ cấu đầu tư Việt Nam theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 1990-2014 95

Hình 3.08 Cơ cấu lao động Việt Nam theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 1990-2014 98

Hình 3.09 Cơ cấu GDP Việt Nam giai đoạn 1996-2014 theo thành phần kinh tế 100

Hình 3.10 Tốc độ tăng VA Việt Nam theo thành phần kinh tế 104

Hình 3.11 Cơ cấu đầu tư Việt Nam theo thành phần kinh tế 107

Hình 3.12 Đóng góp của nhân tố vốn, lao động và TFPvào tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1991-2014 114

Trang 15

Hình 3.13 Tỷ lệ đóng góp của nhân tố vốn, lao động và TFPvào tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1991-2014 117 Hình 3.14 Mô hình các nhân tố tác động đến GDP Việt Nam có điều chỉnh yếu tố độ trễ của các nhân tố 133 Hình 3.15 Mô hình mạng nơ-ron đa lớp truyền thẳng (MLP) phản ánh tác động của các nhân tố đến GDP Việt Nam 134 Hình 3.16 Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP Việt Nam 1990-2014144

Trang 16

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP-Gross Domestic Product) là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng quá trình sản xuất của nền kinh tế GDP phản ánh nguồn gốc thu nhập của các thành phần trong xã hội, cơ sở để đo lường quy mô của một nền kinh tế GDP là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia, đánh giá hiệu quả sản xuất sản phẩm xã hội của nền kinh tế, so sánh quốc

tế GDP còn là một trong những căn cứ quan trọng để các quốc gia lập các kế hoạch về chi tiêu, đầu tư, tích lũy trong nền kinh tế, xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia Vì vậy, việc nghiên cứu biến động GDP của một quốc gia không chỉ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, mà các chính trị gia, các nguyên thủ quốc gia cũng quan tâm đến sự biến động GDP để đưa

ra các quyết định điều hành đất nước

Biến động GDP đã được nhiều nhà nghiên cứu ở các quốc gia trên thế

giới sử dụng các mô hình tăng trưởng kinh tế và ứng dụng các phương pháp định lượng để nghiên cứu các nhân tố tác động đến biến động GDP Ở Việt Nam, ngày 25/12/1992 Thủ tướng ra quyết định 183/TTg về việc áp dụng Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA – System of National Accounts) thay thế cho

Hệ thống bảng cân đối kinh tế quốc dân (MPS – Material Product System), từ

đó chỉ tiêu GDP chính thức được sử dụng làm một trong những tiêu chuẩn đo lường kết quả sản xuất cuối cùng của nền kinh tế Việt Nam Hơn 20 năm sử dụng chỉ tiêu GDP ở Việt Nam, thực tiễn đã có một số công trình nghiên cứu

về lý thuyết và ứng dụng các lý thuyết của các nhà kinh tế học nước ngoài về nghiên cứu biến động quy mô GDP Việt Nam Ngoài ra còn có một số nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam thông qua

Trang 17

2

chỉ tiêu GDP Tuy nhiên, việc nghiên cứu trực tiếp chỉ tiêu GDP, phân tích sự biến động quy mô GDP, đo lường các nhân tố tác động đến quy mô GDP, so sánh tăng trưởng GDP của Việt Nam với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới vẫn còn hạn chế, chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách có hệ thống Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến biến động quy mô GDP, các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu nghiên cứu tác động của các nhân tố: vốn, lao động và nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) đến GDP, chưa có nhiều công trình nghiên cứu tác động đồng thời của nhiều nhân tố: Vốn, lao động, độ mở của nền kinh tế, năng lượng, phát triển của thị trường chứng khoán, đến biến động quy mô GDP Về phương pháp nghiên cứu, các công trình trong nước sử dụng chủ yếu các phương pháp: thống kê

mô tả, các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian, phương pháp bình phương bé nhất (OLS), mô hình tự hồi quy (VAR), mô hình ARIMA để phân tích và dự báo GDP Những năm gần đây một số ít công trình sử dụng các phương pháp:

Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM), kiểm định mối quan hệ nhân quả trong dài hạn (Granger) để nghiên cứu biến động quy mô GDP Đối với dữ liệu bảng (Panel Data) đã có một số công trình sử dụng: mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình tác động cố định (FEM) nghiên cứu biến động quy mô GDP Tuy có nhiều phương pháp định lượng được sử dụng nghiên cứu quy mô GDP ở Việt Nam, nhưng phương pháp mô hình mạng nơ-ron là một trong những phương pháp được sử dụng nghiên cứu biến động GDP trong các công trình nghiên cứu trên thế giới khoảng 10 năm trở lại đây, ở Việt Nam vẫn chưa được nhiều công trình sử dụng mô hình mạng nơ-ron để nghiên cứu biến động quy mô GDP

Vì vậy đề tài “Nghiên cứu biến động quy mô tổng sản phẩm quốc nội

(GDP) Việt Nam” thật sự cần thiết về lý luận và thực tiễn

Trang 18

3

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tổng quát: Nghiên cứu nghiên cứu xu thế biến động quy mô GDP

và các nhân tố tác động đến đến quy mô GDP làm cơ sở đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tăng trưởng GDP một cách hợp lý

- Mục tiêu cụ thể:

1 Hệ thống hóa lý thuyết tăng trưởng và các mô hình tăng trưởng kinh

tế, các phương pháp tính GDP và các nhân tố tác động đến quy mô GDP Làm

cơ cở đề xuất các mô hình nghiên cứu tác động của các nhân tố đến quy mô GDP Việt Nam

2 Phân tích xu thế biến động quy mô GDP và so sánh tăng trưởng GDP Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực ASEAN

3 Nghiên cứu đóng góp của các nhóm ngành kinh tế và các thành phần kinh tế đến quy mô GDP Việt Nam

4 Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến quy mô GDP Việt Nam

5 Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm đảm bảo tăng trưởng GDP Việt Nam hợp lý đến những năm 2025

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu biến động quy mô GDP và các nhân tố tác động đến quá trình biến động quy mô GDP Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Nội dung của luận án được giới hạn về mặt nội dung:

Quy mô GDP trong đề tài này được hiểu là GDP đã loại trừ nhân tố giá, GDP được thống nhất tính một mức giá cố định năm 2010 nhằm mục đích nghiên cứu sự biến động về mặt khối lượng GDP qua các năm

+ Biến động quy mô GDP trong phạm vi đề tài này được hiểu: Biến động tuyệt đối GDP qua các năm và được đo lường bằng lượng tăng tuyệt đối (số tiền) thay đổi qua các năm nghiên cứu và biến động tương đối GDP qua

Trang 19

+ Để có cơ sở “Đề xuất các mô hình nghiên cứu tác động của các nhân

tố đến quy mô GDP Việt Nam”, đề tài dựa vào kết quả tổng quan lý thuyết,

các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước, đặc điểm phát triển kinh tế

và tình hình tổ chức theo dõi báo cáo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam

để tổng hợp các nhân tố tác động đến GDP Tuy nhiên, vì điều kiện thực tiễn

tổ chức dữ liệu Việt Nam và thực tiễn phát triển của nền kinh tế Việt Nam Chẳng hạn như thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động

từ năm 2000 và thực sự bắt đầu phát triển thể hiện qua quy mô chứng khoán niêm yết và khối lượng giao dịch trên thị trường từ năm 2006, nên đề tài không thể đưa các nhân tố liên quan đến thị trường chứng khoán vào để phân tích, mặc dù các nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài có nghiên cứu nhân tố liên quan đến thị trường chứng khoán đến biến động GDP Tương tự một số nhân tố khác trong các nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài và lý thuyết kinh tế có tác động đến quy mô GDP, nhưng trong phạm vi đề tài giới hạn nghiên cứu một số nhân tố: Vốn, lao động, lạm phát, nhân tố năng suất tổng hợp (TFP), độ mở của nền kinh tế, lượng điện tiêu thụ trong nền kinh tế, giá dầu và các nhân tố độ trễ của vốn, GDP trong quá khứ đến biến động quy mô GDP Việt Nam dựa theo lý thuyết của mô hình tăng trưởng Tân cổ điển và Tân cổ điển mở rộng

+ Trong phạm vi đề tài này, GDP được phân rã nghiên cứu theo hai tiêu thức phân tổ lớn của nền kinh tế Việt Nam: Theo nhóm ngành kinh tế và thành phần kinh tế, để thấy được mức độ đóng góp của các nhóm ngành kinh

tế và các thành phần kinh tế đến quy mô GDP Việt Nam

Trang 20

5

- Không gian nghiên cứu của luận án trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, vì giới hạn về nguồn số liệu nên thời gian nghiên cứu thực hiện

trong giai đoạn 1990-2014

4 Câu hỏi nghiên cứu

Để đáp ứng được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu:

1 Có thể sử dụng những mô hình nào để nghiên cứu các nhân tố tác động đến quy mô GDP Việt Nam?

2 Xu thế biến động quy mô GDP Việt Nam và tăng trưởng GDP Việt Nam so với các nước khu vực ASEAN như thế nào?

3 Đóng góp của các nhóm ngành kinh tế và thành phần kinh tế đến tăng trưởng GDP Việt Nam ra sao?

4 Mức độ đóng góp của các nhân tố: vốn, lao động, độ mở của nền kinh tế, năng suất tổng hợp (TFP), lạm phát, năng lượng như thế nào đến biến động quy mô GDP Việt Nam?

5 Việt Nam cần phải làm gì để đảm bảo quá trình tăng trưởng GDP hợp lý?

5 Những đóng góp của luận án

- Về mặt lý luận:

+ Giới thiệu một cách đầy đủ về GDP và các phương pháp tính GDP, cũng như thực tiễn cách tính GDP Việt Nam đã sử dụng để tính toán kết quả sản xuất của nền kinh tế

+ Hệ thống hóa được quá trình phát triển lý thuyết tăng trưởng và mô hình tăng trưởng kinh tế góp phần cho các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế

và biến động GDP, đặc biệt nghiên cứu biến động quy mô GDP về sau thuận tiện hơn trong việc tham khảo và trích dẫn

Trang 21

6

+ Luận án đã tổng quan được các công trình nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước đã được thực hiện những năm gần làm cơ sở so sánh, đối chiếu công trình nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước để tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu về phương pháp cũng như về nội dung các nhân tố tác động đến quy mô GDP Việt Nam Chính điều này không chỉ giúp cho tác giả thực hiện thành công luận án mà còn giúp cho những người nghiên cứu về quy mô GDP Việt Nam có cái nhìn hệ thống hơn trong quá trình phát triển các nghiên cứu về sau

+ Luận án đã chọn lọc đưa ra các công thức đo lường về mặt định lượng mức độ đóng góp của các nhóm ngành kinh tế và các thành phần kinh tế đến quy mô GDP

+ Dựa trên lý thuyết của mô hình Tân cổ điển luận án đã ứng dụng thành công các phương pháp phân tích định lượng: OLS, GLS, VECM, ARDL, VAR, kiểm định nhân quả (Granger), phương pháp hạch toán trong việc đo lường tác động của nhân tố TFP, vốn và lao động đến tăng trưởng GDP (biến động tương đối quy mô GDP) trong dài hạn cũng như ngắn hạn

+ Dựa vào lý thuyết của mô hình Tân cổ điển mở rộng, luận án đã đề xuất 6 nhân tố gốc ban đầu: vốn, lao động, độ mở của nền kinh tế, lạm phát, lượng điện tiêu thụ và giá dầu, cùng với nhân tố độ trễ của các nhân tố tác động đến GDP cũng là một đóng góp lớn của luận án Vì thực tiễn chưa có nhiều công trình nghiên cứu trước ở Việt Nam nghiên cứu tác động của nhân

tố giá dầu, lượng điện tiêu thụ cùng các nhân tố vốn, lao động, độ mở của nền kinh tế và lạm phát đến GDP Việt Nam

+ Để giải quyết các hạn chế của các phương pháp phân tích định lượng dựa trên nền tảng của phương pháp OLS, luận án đã thực hiện thành công việc ứng dụng phương pháp mô hình mạng nơ-ron vào nghiên cứu các nhân

Trang 22

7

tố tác động đến quy mô GDP, một trong những phương pháp mới đang từng bước được sử dụng ở các nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng vào nghiên cứu biến động quy mô GDP

- Về mặt thực tiễn:

+ Luận án đã chỉ rõ xu hướng biến động GDP Việt Nam giai đoạn 1990-2014 và phân rã tăng trưởng GDP Việt Nam thành những giai đoạn khác nhau để thấy được tính chu kỳ khủng hoảng kinh tế và tính nhiệm kỳ kế hoạch 5 năm trong tăng trưởng GDP Việt Nam Ngoài ra luận án đã so sánh GDP Việt Nam với các quốc gia khu vực ASEAN về biến động tuyệt đối cũng như biến động tương đối Kết quả phân tích định lượng cho thấy mặc dù tăng trưởng GDP Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực ASEAN nhưng lượng tăng tuyệt đối GDP là rất thấp so với các nước khu vực ASEAN và đã cho thấy sự tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam so với các quốc gia ASEAN, cũng như sự tụt hậu về thu nhập của dân cư Việt Nam so với các quốc gia ASEAN

+ Luận án chỉ rõ về mặt định lượng mức độ đóng góp của các nhóm ngành kinh tế và các thành phần kinh tế đến tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1990-2014 Ngoài ra luận án đã đi sâu phân tích chi tiết hiệu quả sử dụng nguồn lực của các nhóm ngành kinh tế và các thành phần kinh tế

để làm rõ các hạn chế của các nhóm ngành kinh tế và các thành phần kinh tế trong việc đóng góp vào quy mô GDP Việt Nam

+ Bên cạnh việc sử dụng mô hình có lợi tức không đổi theo quy mô và phương pháp hạch toán để đo lường tác động của nhân tố vốn, lao động và TFP đến tăng trưởng GDP của Việt Nam Đề tài còn sử dụng dụng các mô hình sai phân bậc nhất, mô hình sai phân có phân phối trễ (ARDL), mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) để nghiên cứu tác động của nhân tố vốn, lao động và TFP đến tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1990-2014 Ngoài ra đề

Trang 23

8

tài còn sử dụng kiểm định mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố vốn và lao động đến tăng trưởng GDP Việt Nam trong dài hạn theo phương pháp kiểm định nhân quả (Granger) Đây là những phương pháp cũng chưa được sử dụng nhiều để nghiên cứu tác động của vốn, lao động và TFP đến tăng trưởng GDP ở Việt Nam

+ Với kết quả phân tích bằng mô hình mạng nơ-ron đã chỉ rõ mức độ đóng góp của các nhân tố vốn, lao động, độ mở của nền kinh tế, lạm phát, lượng điện tiêu thụ và giá dầu, cũng như độ trễ của các nhân tố vốn và tăng trưởng GDP trong quá khứ đến tăng trưởng GDP Việt Nam

+ Đề xuất một số ý kiến có cơ sở phân tích định lượng và có tính khả thi trong định hướng tăng trưởng GDP Việt Nam một cách hợp lý

+ Với toàn bộ kết quả nghiên cứu là một minh chứng thực nghiệm có tính khoa học để cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo trong việc điều hành kinh tế Việt Nam

- Chương 2: Thiết kê nghiên cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu biến động quy mô tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam

- Chương 4: Hàm ý chính sách

Trang 24

1.1 GIỚI THIỆU TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI

1.1.1 Khái niệm tổng sản phẩm quốc nội

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product) được chính thức sử dụng rộng rãi dùng để đo lường kết quả sản xuất của một nền kinh tế của các quốc gia lần đầu tiên trong phiên bản đầu tiên của Hệ thống tài khoản quốc gia, còn gọi SNA-1953 do Hội Quốc Liên (tiền thân của tổ chức Liên hiệp quốc) xây dựng dựa trên báo cáo của nhóm nghiên cứu trường Đại học Cambridge do Richard Stone đứng đầu Tổ chức Thống kê Liên hiệp quốc, Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ủy ban Thống kê Châu Âu (EUROSTAT), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế châu Âu (OECD), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vẫn còn thừa nhận chỉ tiêu GDP và sử dụng đo lường kết quả sản xuất của nền kinh tế Trong phiên bản SNA-2008 do Liên hiệp quốc biên soạn và ban hành, chỉ tiêu GDP vẫn được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện kết quả sản xuất của một quốc gia

Trang 25

10

- Nicolas Gregory Mankiw (1992) cho rằng GDP là chỉ tiêu tốt nhất để

phản ánh hoạt động của nền kinh tế Theo ông: “GDP bằng tổng thu nhập của

mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu để mua sản lượng hàng hóa, dịch

vụ của nền kinh tế” GDP là thước đo thành tựu kinh tế, vì nó phản ánh cái mà

mọi người quan tâm đó là thu nhập của họ GDP là chỉ tiêu quan trọng để tính toán các chỉ tiêu có liên quan trong nền kinh tế

- David Begg - giáo sư kinh tế của trường Imperial College London,

trong tác phẩm Economics tái bản lần 8 (2008), để hạch toán thu nhập quốc dân đã cho rằng: “GDP là chỉ tiêu đo lường sản lượng được sản xuất ra trong

nền kinh tế trong nước bất kể ai sở hữu các yếu tố đầu vào sản xuất” Thông

qua chỉ tiêu GDP, David Begg đã tính toán các chỉ tiêu phản ánh mối quan

hệ giữa một quốc gia với các quốc gia khác, sự luân chuyển thu nhập của các thành phần trong xã hội bao gồm: chính phủ, doanh nghiệp và các hộ gia đình

- Paul Anthony Samuelson là một nhà kinh tế học người Mỹ, đại biểu của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp Khi đề cập đến kết quả sản xuất

của một nền kinh tế trong tác phẩm Economics tái bản lần 15 (1997), Paul

Anthony Samuelson cho rằng GDP là thước đo toàn diện nhất về tổng sản lượng của các hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia Nó phản ánh tổng giá trị bằng tiền của tiêu dùng, tổng đầu tư, mua sắm hàng hóa và dịch vụ của chính phủ và xuất khẩu ròng được sản xuất một quốc gia trong một năm Theo ông:

“GDP là tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được

sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia trong một năm” GDP là cơ sở để tính

toán nhiều chỉ tiêu với nhiều mục đích khác nhau nhưng quan trọng nhất là để

đo lường kết quả sản xuất chung của nền kinh tế

- Vũ Thị Ngọc Phùng (2007) tiếp cận từ góc độ sản xuất: “Tổng sản

phẩm quốc nội – GDP là toàn bộ giá trị tăng thêm của các ngành sản

Trang 26

11

xuất vật chất và dịch vụ được tạo ra do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ một nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường

là 1 năm)”

- Phan Công Nghĩa (2002): “Tổng sản phẩm quốc nội GDP là một bộ

phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian Đó là một

bộ phận giá trị mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu hao tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm)”

- Nguyễn Văn Chỉnh (2001): “Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là toàn

bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ do tất cả các ngành kinh tế mới tạo ra trong từng thời kỳ Nói cách khác Tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành và thành phần kinh tế cộng (+) với thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài”

Tuy có nhiều quan điểm về GDP và có những khác biệt nhau về cách thức diễn giải, nhưng tất cả đều thống nhất GDP là chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất của nền kinh tế

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (2012): “Tổng sản phẩm quốc nội

(GDP) là giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm” Cụm từ “Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng” được hiểu theo nghĩa không tính giá trị sản phẩm

hàng hóa vật chất và dịch vụ sử dụng ở khâu trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm Khái niệm GDP của Tổng cục Thống kê được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc, làm cơ sở để tính chỉ tiêu GDP của quốc gia và của các địa phương khác

Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về chỉ tiêu GDP nhưng về cơ bản

các quan điểm đều có điểm chung, “GDP là kết quả đo lường cuối cùng sản

phẩm hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong nền kinh tế” Trong nghiên cứu

này, tác giả thống nhất sử dụng khái niệm: “Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Trang 27

1.1.2 Phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội

GDP là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của nền kinh tế và luân chuyển qua ba giai đoạn: GDP được sản xuất ra từ quá trình sản xuất của các nền kinh tế; GDP được phân phối để tạo ra thu nhập cho các nhân tố đóng góp vào quá trình tạo ra GDP; GDP được các bộ phận trong nền kinh tế sử dụng vào các mục đích khác nhau Tương ứng với ba giai đoạn luân chuyển của GDP thì có ba phương pháp tính GDP khác nhau

Tổng chi phí trung gian của các ngành kinh tế

+

Tổng thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

từ nước ngoài

(1.02)

Trang 28

13

1.1.2.2 Phương pháp phân phối

Hoạt động sản xuất của nền kinh tế cần phải có tham gia của nhiều nhân tố để tạo kết quả cuối cùng là GDP Vì vậy, kết quả sản xuất tạo ra của nền kinh tế phải được phân chia theo mức độ đóng góp của các nhân tố vào

quá trình sản xuất theo nguyên tắc “kẻ có của, người có công” Việc phân chia

kết quả sản xuất của nền kinh tế chính là thu nhập lần đầu của các nhân tố, thực chất của các khoản thu nhập này là thu nhập của chủ sở hữu của các nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra GDP Để thấy rõ về quá trình tham gia của các nhân tố vào quá trình sản xuất và phân phối kết quả sản xuất theo sự đóng góp của các nhân tố, Phan Công Nghĩa (2002) đã mô hình hóa theo hình (1.01)

Hình 1.01 Quá trình phân phối lần đầu GDP theo các yếu tố tham gia sản xuất

Các nhân tố tham gia vào quá

Lao động quản

lý nhà nước

Vốn

cổ phần đóng góp

Vốn

đi vay

Vốn đặc biệt (tài nguyên đất, nước, vùng biển )

Thù

lao lao

động

Lợi tức kinh doanh

Thuế sản xuất

Khấu hao tài sản cố định

Lợi tức vốn góp

Lãi trả vốn vay

Tiền thuê quyền

sử dụng

Trang 29

tố tham gia vào quá trình sản xuất

=

Tổng thu nhập lần đầu của người lao động; doanh nghiệp; nhà nước

(1.03)

1.1.2.3 Phương pháp sử dụng cuối cùng

Phương pháp sản xuất phản ánh nguồn gốc tạo ra GDP từ hoạt động sản xuất của nền kinh tế; phương pháp phân phối phản ánh GDP được phân chia như thế nào trong nền kinh tế, thì phương pháp sử dụng cuối cùng được xây dựng từ quá trình sử dụng GDP hay nói cách khác GDP được sử dụng như thế nào trong nền kinh tế

Sau khi phân phối, GDP tạo ra thu nhập cho các thành phần tham gia vào quá trình sản xuất trong nền kinh tế Các chủ sở hửa thu nhập sẽ sử dụng cho các mục đích khác nhau:

+ Tiêu dùng cho cá nhân và cộng đồng

+ Tích lũy tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động)

+ Bán, trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế chính là hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu ở đây chính là hoạt động bán sản phẩm vật chất và dịch vụ cho yếu

tố nước ngoài Toàn bộ giá trị xuất khẩu không chỉ là hoạt động bán hàng hóa

và dịch vụ theo phạm vi không gian (từ nước này sang nước khác), mà hoạt động xuất khẩu được tính theo đơn vị thường trú (đơn vị thường trú quốc gia này sang đơn vị thường trú của quốc gia khác) Hay nói cách khác giá trị xuất khẩu của nền kinh tế bao gồm giá trị xuất khẩu qua khỏi biên giới của một quốc gia và xuất khẩu tại chỗ

Tiêu dùng của cá nhân và cộng đồng về sản phẩm vật chất và dịch vụ bao gồm hàng hóa được sản xuất trong nước và hàng hóa được sản xuất từ nước ngoài Tương tự như vậy tổng tích lũy tài sản trong nền kinh tế của một

Trang 30

15

quốc gia bao gồm cả tài sản do chính quốc gia sản xuất và cả những tài sản do nước ngoài sản xuất Toàn bộ hàng hóa tiêu dùng và tích lũy do nước ngoài sản xuất chính là do hoạt động nhập khẩu từ quốc gia khác tạo ra GDP theo phương pháp sử dụng cuối cùng được xác định theo công thức (1.04)

và xã hội

+

Tổng tích lũy tài sản

+

Chênh lệch giá trị xuất nhập khẩu sản vật chất và dịch vụ

(1.04)

Về bản chất, cả ba phương pháp tính GDP theo quá trình sản xuất, phân phối hay sử dụng đều cho kết quả như nhau Tùy thuộc vào điều kiện tổ chức thu thập thông tin thực tiễn, mỗi quốc gia sẽ lựa chọn phương pháp tính GDP cho phù hợp

1.1.2.4 Phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam

Từ khi chính thức áp dụng Hệ thống Tài khoản quốc gia (SNA) thay thế cho Hệ thống bảng cân đối kinh tế quốc dân (MPS) cho đến nay, chỉ tiêu GDP của Việt Nam cũng như các tỉnh thành phố trong cả được được tính theo

phương pháp sản xuất dựa theo Quyết định số 75/2003/QĐ-TCTK: “Về việc

ban hành tạm thời chế độ báo cáo thống kê định kỳ tài khoản quốc gia áp dụng đối với Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” do Tổng

cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam ban hành ngày 15/01/2003, làm căn

cứ tính GDP cho các địa phương và cả nước

GDP tính theo phương pháp sản xuất, được tính từ tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế (1.05):

Tổng sản phẩm

quốc nội (GDP) =

Tổng giá trị tăng thêm (VA) +

Thuế nhập khẩu (1.05)

Để tính GDP từ tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế, cần phải tính giá trị tăng thêm trước khi tính GDP Xét về bản chất cũng như nội dung chỉ tiêu giá trị tăng thêm (VA- Value Added) và GDP là giống nhau, nhưng

Trang 31

16

khác nhau về phạm vi tính GDP được tính trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia hoặc một địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), VA được tính trong phạm vi tổ chức kinh tế, ngành kinh tế Hay nói cách khác, GDP là chỉ tiêu tổng hợp, còn VA là chỉ tiêu bộ phận

Cách tính VA của từng ngành kinh tế theo phương pháp sản xuất (1.06):

Giá trị tăng

thêm (VA) =

Giá trị sản xuất (GO) -

Chi phí trung gian (IC) (1.06) Giá trị sản xuất (GO – Gross Output) là giá trị hàng hóa vật chất và dịch vụ được tạo ra từ hoạt động sản xuất của đơn vị cơ sở trong một thời kỳ nhất định (quý hoặc năm) Giá trị sản xuất tính theo giá cơ bản hoặc giá sản xuất Tùy thuộc vào mỗi ngành kinh tế sẽ có cách tính GO khác nhau

Chi phí trung gian (IC – Intermediate Consumption) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ khác trong một thời kỳ nhất định Chi phí trung gian là một bộ phận của chi phí sản xuất không bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí nhân công

Việc tính toán chi phí trung gian của từng tổ chức kinh tế, từng ngành kinh tế thực tiễn ở Việt Nam nói chung và các tỉnh thành nói riêng rất phức tạp, nên chi phí trung gian được tính theo cách chuyển đổi tỷ lệ chi phí trung gian (hệ số chi phí trung gian) (1.07)

×

Tổng giá trị sản xuất (GO)

(1.07)

Tỷ lệ chi phí trung gian được tham chiếu từ kết quả điều tra lập bảng I/O (Input/Output) của Việt Nam và được sử dụng cho tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Trang 32

17

Đối với các hộ gia đình kinh doanh cá thể, để tính thu nhập của hộ

nhằm tính GDP được tính theo mẫu số 2/TĐTKT-CT: “Phiếu thu thập thông

tin về cơ sở SXKD cá thể”

Hiện nay các Cục Thống kê địa phương tiến hành tính GDP của địa phương đều dựa vào kết quả điều tra mẫu từ các đơn vị kinh doanh và tổ chức hành chính sự nghiệp; các hộ gia đình và các tổ chức không có báo cáo thu chi như các tổ chức tôn giáo; tổ chức từ thiện;… Hàng năm tùy thuộc vào ngân sách dành cho ngành thống kê, Tổng cục Thống kê sẽ căn cứ vào quy

mô dân số, quy mô doanh nghiệp và đặc điểm vị trí địa lý của từng địa phương để phân bổ kinh phí từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Các Cục Thống kê địa phương dựa vào nguồn kinh phí của Trung ương và kinh phí của địa phương, thực tiễn mức chi phí điều tra của địa phương để xác định quy mô mẫu điều tra làm cơ sở suy rộng cho toàn bộ địa phương và nộp về Tổng cục Thống kê để làm cơ sở suy rộng cho cả nước

Mặc dù hiện nay, số liệu GDP Việt Nam vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng thực trạng tổ chức dữ liệu của Việt Nam, cách tính GDP theo phương pháp sản xuất là phù hợp nhất Vì phương pháp sản xuất tính GDP từ nguồn gốc thu nhập lần đầu của tổng các nhân tố trong nền kinh tế từ hoạt động sản xuất của nền kinh tế, nên thuận lợi hơn rất nhiều so với cách tính GDP theo phương pháp phân phối và sử dụng cuối cùng Đặc điểm thực tiễn nền kinh tế Việt Nam gần như hầu hết các quan hệ giao dịch kinh tế phát sinh chủ yếu được thanh toán bằng tiền mặt, vì vậy các tính GDP theo các phương pháp phân phối

và phương pháp sử dụng cuối cùng rất phức tạp và khó khăn trong việc thu thập dữ liệu Ngoài ra xét về mặt bản chất khoa học cả ba phương pháp tính GDP: sản xuất; phân phối và sử dụng cuối cùng đều cho kết quả như nhau Nên

số liệu GDP Việt Nam do Tổng cục Thống kê công bố là một căn cứ quan trọng và hợp pháp để các nhà hoạch định chính sách quốc gia, các nhà nghiên cứu sử dụng phân tích, nghiên cứu về kinh tế - xã hội của Việt Nam

Trang 33

18

1.2 BIẾN ĐỘNG QUY MÔ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI

1.2.1 Quy mô tổng sản phẩm quốc nội

- GDP là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, trong nền kinh tế với nhiều nhóm ngành sản xuất cung ứng sản vật chất và dịch vụ khác nhau, nên để tổng hợp toàn bộ kết quả sản xuất trong nền kinh tế GDP được đo lường theo đơn vị đo giá trị (tiền tệ) Hiện nay Tổng cục Thống kê Việt Nam và các tổ chức quốc tế như IMF, World Bank, khi tính toán và công bố chỉ tiêu GDP của các quốc gia trên thế giới thường tính GDP theo hai loại giá: Giá thị trường – Giá hiện hành (current prices) và giá

cố định (constant prices)

+ Giá thị trường (giá hiện hành): là mức giá do quan hệ cung cầu (quan

hệ mua bán) trên thị trường hình thành nên, giá thị trường là cơ sở để mua bán chuyển nhượng hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế Tuy nhiên giá thị trường có một nhược điểm rất lớn khi tính toán các chỉ tiêu trong nền kinh tế, giá thị trường tạo ra sự giàu có mang tính giả tạo vì lạm phát trong nền kinh

tế Khi lạm phát (mặt bằng chung giá của hàng hóa và dịch vụ tăng) thì các chỉ tiêu tính bằng giá thị trường tăng cao Vì vậy, các chỉ tiêu vĩ mô trong nền kinh tế bên cạnh việc tính toán theo dõi bằng giá thị trường thì còn được theo tính toán bằng giá cố định hay giá so sánh

GDP tính bằng giá thị trường không phản ánh chính xác khối lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo trong nền kinh tế Vì giá thị trường thường không ổn định làm cho GDP tính theo giá trị trường sẽ biến động nên không thấy rõ sự biến động GDP do sự thay đổi khối lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong nền kinh tế Hay nói cách khác khi tính GDP bằng giá thị trường thì GDP sẽ chịu tác động bởi hai nhân tố: Giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường; khối lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong nền kinh tế

Trang 34

19

+ Giá cố định: Giá cố định là mức giá của một thời kỳ được chính phủ ban hành và được sử dụng để tính toán các thời kỳ các nhau, hay nói cách khác tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế được sản xuất ở các thời

kỳ khác nhau chỉ được tính toán đồng nhất cùng một mức giá của một thời

kỳ được nhà nước ban hành Giá cố định cho phép phản ánh chính xác sự thay đổi về mặt khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ gia tăng trong nền kinh tế Có thể coi giá cố định tương đương như việc tính toán các chỉ tiêu trong nền kinh tế bằng đơn vị đo hiện vật, tuy nhiên đơn vị đo hiện vật không cho phép tổng hợp các đối tượng đo không có cùng đơn vị tính với nhau Để thuận lợi cho việc tổng hợp so sánh đánh giá sự biến động về mặt khối lượng hàng hóa và dịch vụ giữa các thời kỳ khác nhau thì giá cố định được sử dụng, vì giá cố định đã loại trừ yếu tố lạm phát trong nền kinh tế ra khỏi quá trình tính toán

GDP tính theo giá cố định cho phép loại trừ sự biến động về giá cả hàng hóa và dịch vụ nên sẽ phản ánh chính xác khối lượng hàng hóa và dịch

vụ được tạo ra trong nền kinh tế

- Quy mô GDP chính là GDP được tính theo giá cố định nhằm phản ánh chính xác khối lượng hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế ở các thời kỳ khác nhau nhưng thống nhất sử dụng một loại giá cố định của một thời kỳ để tính toán GDP Hay nói cách khác quy mô GDP được hiểu là GDP đã được loại trừ sự ảnh hưởng của nhân tố giá cả trong quá trình xác định kết quả sản xuất của nền kinh tế

- Trong phạm vi đề tài này, tác giả sử dụng giá cố định năm 2010 dựa theo Thông tư số 02/2012/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã ban

hành về việc: “Quy định năm 2010 làm năm gốc thay đổi cho năm gốc 1994 để

tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh” làm giá thống nhất để tính toán GDP

và các chỉ tiêu có liên quan để phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài này

Trang 35

20

1.2.2 Biến động quy mô tổng sản phẩm quốc nội

- Biến động quy mô GDP là sự thay đổi về GDP được tính theo giá cố định từ thời kỳ nghiên cứu này so với thời kỳ nghiên cứu khác Trong đề tài này, kỳ nghiên cứu được xác định theo năm nên biến động quy mô GDP được hiểu là sự thay đổi GDP theo giá cố định của năm này so với năm khác Biến động quy mô GDP bao gồm biến động tuyệt đối và biến động tương đối

+ Biến động tuyệt đối quy mô GDP là sự thay đổi về GDP theo giá cố định qua các năm nghiên cứu và được đo lượng bằng lượng thay đổi tuyệt đối (số tiền) GDP qua các năm nghiên cứu

+ Biến động tương đối quy mô GDP là sự thay đổi về GDP theo giá cố định qua các năm nghiên cứu và được đo lường lượng thay đổi tương đối (%) GDP qua các năm nghiên cứu Ngoài ra biến động tương đối quy mô GDP thể hiện qua chỉ tiêu tốc độ tăng GDP cũng chính là tăng trưởng GDP Vì vậy, tăng trưởng GDP cũng được hiểu là biến động tương đối về quy mô GDP

1.2.3 Lý thuyết tăng trưởng và mô hình tăng trưởng kinh tế

Có nhiều trường phái kinh tế nghiên cứu về sự biến động quy mô và biến động cơ cấu GDP làm cơ sở để đánh giá tăng trưởng và chuyển dịch

cơ cấu kinh tế Các trường phái kinh tế của các nhà kinh tế học khác nhau tranh luận các vấn đề then chốt trong nền kinh tế như thâm hụt ngân sách, chính sách tiền tệ hay lạm phát Nhưng tất cả đều thống nhất với nhau về chỉ tiêu GDP là thước đo kết quả sản xuất cuối cùng của nền kinh tế Các trường phái kinh tế khác nhau đi phân tích, lý giải sự tác động của các nhân

tố đến sự tăng trưởng kinh tế thông qua đo lường phân tích trực tiếp sự biến động quy mô và biến động cơ cấu GDP Trên thế giới có nhiều trường phái sử dụng các mô hình tăng trưởng kinh tế khác nhau để đánh giá các nhân tố tác động đến kết quả sản xuất của nền kinh tế thông qua chỉ tiêu GDP Hay nói cách khác các lý thuyết kinh tế, các mô hình phân tích tăng

Trang 36

21

trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng chính là phân tích biến động GDP Trong phạm vi luận án này sử dụng các mô hình tăng trưởng kinh tế làm cơ sở để nghiên cứu biến động quy mô GDP Để có căn cứ cho việc lựa chọn mô hình tăng trưởng ứng dụng vào nghiên cứu biến động quy mô GDP Việt Nam, luận án trình bày theo trình tự phát triển lý thuyết và các

mô hình tăng trưởng kinh tế

1.2.3.1 Tổng quan lý thuyết tăng trưởng kinh tế

- Lý thuyết tăng trưởng kinh tế truyền thống (cổ điển): Được hình thành

từ thế kỷ XVIII ở châu Âu Nhưng đóng góp lớn nhất vào lý thuyết tăng trưởng cổ điển là Adam Smith, David Ricardo

+ Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Adam Smith (1776):

Adam Smith là người sáng lập ra khoa kinh tế học, là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về tăng trưởng kinh tế Ông cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bao gồm: Tích lũy vốn trong nền kinh tế, tiến

bộ công nghệ cùng với các nhân tố xã hội và thể chế Để lý giải sự giàu có của các quốc gia ở châu Âu (Anh), Bắc Mỹ và sự khó khăn nghèo khổ của các quốc gia như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ vào những năm nửa sau thế kỷ

XVIII là do sự khác nhau về môi trường “Tự do” Adam Smith cho rằng

muốn tăng trưởng kinh tế thì cần phải đầu tư, để có đầu tư thì cần phải tiết kiệm (cắt giảm tiêu dùng) để tích lũy vốn và giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, ủng hộ tự do cạnh tranh

+ Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của David Ricardo (1813):

Đồng quan điểm Adam Smith về những nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế một quốc gia là tích lũy vốn để đầu tư, David Ricardo còn đưa

ra: “Lý thuyết về giới hạn nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế” để giải thích

sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ đến điểm dừng vì mức độ giới hạn về tài nguyên thiên nhiên Theo David Ricardo, tổng vốn trong nền kinh tế được

Trang 37

22

chia thành hai phần: một phần chi trả cho lao động tham gia vào quá trình sản xuất trong nền kinh tế, phần còn lại chi trả cho việc mua nguyên vật liệu, công nghệ thiết bị,…để phục vụ sản xuất trong nền kinh tế David Ricardo cho rằng, tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, khi nền kinh tế huy động tài nguyên thiên nhiên vào quá trình sản xuất thì sẽ đến lúc tài nguyên sẽ cạn, như đất đai thì không sinh ra nhưng con người thì tăng không ngừng làm cho chi phí sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên sẽ tăng cao Điều này làm cho tỷ suất sinh lợi của vốn đầu tư sẽ giảm đến mức không còn hấp dẫn cho quá trình tái đầu

tư trong nền kinh tế Đây chính là lúc nền kinh tế sẽ không còn tăng trưởng

Để đưa nước Anh thoát khỏi cái bẫy về giới hạn tăng trưởng, ông đưa ra chính sách tự do hóa nhập khẩu lương thực, thực phẩm hay nói cụ thể hơn là

nước Anh nên bỏ Luật ngũ cốc “Thuế đánh lên ngũ cốc nhập khẩu từ nước

ngoài vào Anh”, David Ricardo cho rằng trong phạm vi nước Anh đất đai màu

mỡ bị giới hạn nhưng trên thế giới vẫn còn vô hạn, điều này làm cho chi phí

sử dụng tài nguyên đất không tăng và tăng trưởng kinh tế không bị kìm hãm

1.2.3.2 Tổng quan về mô hình tăng trưởng kinh tế

Mô hình tăng trưởng kinh tế được ra đời dựa trên nền tảng của việc ứng dụng khoa học toán vào đo lường trong kinh tế Người tiên phong trong việc ứng dụng các mô hình toán để đo lường các nhân tố tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế là Keynes

- Mô hình tăng trưởng trường phái Keynes (1933):

+ Trong tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ”

(1933), Keynes bàn luận về mối quan hệ giữa việc làm, lãi suất và tiền tệ trong nền kinh tế Từ đó ông cho rằng chính nhu cầu (cầu đầu tư và cầu tiêu dùng) nhân tố quan trọng quyết định sản lượng Keynes cũng là một trong những người đầu tiên sử dụng các mô hình toán để phân tích sự tác động của các nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất đến kết quả đầu ra của nền kinh tế

Trang 38

23

Ông đã sử dụng ngôn ngữ toán học để dự báo kết quả sản xuất của nền kinh tế

là một dạng hàm sản xuất, trong đó sản lượng chịu sự tác động của các yếu

tố đầu vào như đất đai, lao động và công nghệ Việc sử dụng khoa học toán vào nghiên cứu kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến khoa học kinh tế, là tiền

đề ra đời các mô hình tăng trưởng kinh tế của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế học sau này

Mô hình của Harrod-Domar đã định lượng được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư trong nền kinh tế Quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế là quan hệ thuận chiều, sự đầu tư trong nền kinh tế càng nhiều thì sự gia tăng kết quả sản xuất của nền kinh tế càng cao Ưu điểm của mô hình tăng trưởng Harrod-Domar là đơn giản dễ sử dụng và lý giải được vai trò của đầu tư đến tăng trưởng Tuy nhiên mô hình tăng trưởng Harrod-Domar đã tuyệt đối hóa vai trò của đầu tư đến tăng trưởng mà bỏ qua nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng như: lao động, kỹ thuật, phương thức sản xuất…

- Mô hình tăng trưởng Tân cổ điển:

Robert Solow là nhà kinh tế học người Mỹ với tác phẩm nghiên cứu

“Lý thuyết tăng trưởng kinh tế” và Trevor Swan với tác phẩm nghiên cứu

“Tăng trưởng kinh tế và tích lũy vốn” cùng xuất bản vào năm 1956, đã đưa ra

mô hình tăng trưởng Tân cổ điển, còn được gọi là mô hình Solow – Swan hay gọi tắt là mô hình Solow Bên cạnh việc thừa nhận mô hình Harrod-Domar về

Trang 39

24

vai trò của vốn trong việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thì Solow – Swan còn đưa ra mô hình đo lường về mặt định lượng nhân tố lao động và công nghệ tác động đến tăng trưởng kinh tế Mô hình Solow – Swan đã lý giải về mặt định lượng của tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào vốn đầu tư, lao động và tiến bộ khoa học công nghệ

- Mô hình tân cổ điển mở rộng:

Mô hình tân cổ điển của Solow – Swan phát triển hơn so với Domar trong việc giải thích tác động của nhân tố lao động vào tăng trưởng, tuy nhiên mô hình của Solow – Swan không giải thích được tác động của các quyết định từ các chủ thể trong nền kinh tế tác động đến tăng trưởng kinh tế

Harrod-Dựa trên cơ sở mô hình tân cổ điển của Solow – Swan, William H

Branson với công trình “Lý thuyết và chính sách kinh tế vĩ mô” xuất bản năm

1989 đã giải thích thêm tác động của nhân tố có thể xác định quyền sở hữu như tài nguyên thiên nhiên, đất đai và những nhân tố không thể xác định quyền sở hữu như ô nhiễm nguồn nước và không khí Để đo lường tác động của môi trường thiên nhiên đến tăng trường bằng hai biến trong mô hình định lượng của Solow – Swan là đất đai và tài nguyên thiên nhiên được sử dụng vào hoạt động sản xuất của nền kinh tế

Dựa vào lý thuyết của mô hình Tân cổ điển mở rộng và sự phát triển ứng dụng khoa học toán vào lĩnh vực kinh tế là tiền đề của các nghiên cứu thực nghiệm do nhiều nhà nghiên cứu thực hiện, nhằm lý giải về mặt định lượng tác động của nhiều nhân tố ngoài các nhân tố vốn, lao động đến tăng trưởng GDP Bên cạnh giải thích tác động của nhân tố môi trường, mô hình tân cổ điển mở rộng còn giải thích được tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế Mô hình tân cổ điển mở rộng lý giải quyết định của các chủ thể (chính phủ) về việc chi tiêu ngân sách có tác động đến tăng trưởng kinh tế

Trang 40

25

- Mô hình tăng trưởng nội sinh:

Mô hình tăng trưởng tân cổ điển đã giải thích về mặt định lượng tác động của nhân tố vốn, lao động và công nghệ tác động đến tăng trưởng kinh

tế, nhưng mô hình tân cổ điển dựa trên những giả định mô hình không đổi theo quy mô và tăng trưởng kinh tế sẽ đến trạng thái dừng ổn định nên không giải thích được sự tăng trưởng mang tính đột biến ở một số quốc gia châu Á Chính vì vậy dựa trên cơ sở lý thuyết tân cổ điển, từ những năm 1980 nhiều nhà kinh tế học đã nghiên cứu lý giải cơ chế hoạt động bên trong của các nhân

tố tác động đến tăng trưởng Tất cả những nghiên cứu với mục đích nghiên cứu tác động của cơ chế hoạt động của các nhân tố trong việc phối hợp, phân

bổ nguồn lực, thay đổi công nghệ, tác động đến tăng trưởng kinh tế được coi là mô hình tăng trưởng nội sinh Tiêu biểu của các mô hình tăng trưởng nội sinh:

+ Kenneth Arrow (1962) với “Mô hình học hỏi” đã cho rằng nguyên

nhân cơ bản làm tiến bộ công nghệ chính là yếu tố kinh nghiệm trong sản xuất Kinh nghiệm trong sản xuất được tích lũy thành tri thức và đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao năng suất lao động xã hội theo thời gian và tác động đến tăng trưởng kinh tế Tiến bộ khoa học công nghệ giữa các quốc gia khác nhau sẽ tạo ra sự tăng trưởng khác nhau, đây là nhân tố quan trọng tác động đến sự tăng trưởng giữa các quốc gia

+ Mô hình động cơ tăng trưởng của Paul Romer (1990) cho rằng tăng trưởng ở các nước phát triển được dẫn dắt bởi quá trình nghiên cứu

và phát triển tìm kiếm những ý tưởng mới, công nghệ mới để ứng dụng vào sản xuất của nền kinh tế đã tạo ra sự phát triển liên tục và đột phá ở các nước phát triển

+ Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên của Kenneth Arrow, Villanueva (1994) đã nghiên cứu mở rộng mô hình học hỏi Villanueva đã lý giải tác

Ngày đăng: 15/04/2016, 08:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Phạm Thị Vân Anh (2014), Quản lý, sử dụng nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Thực trạng và một số kiến nghị, tạp chí tài chính, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi---binh-luan/quan-ly-su-dung-nguon-von-nha-nuoc-tai-doanh-nghiep-thuc-trang-va-mot-so-kien-nghi-55039.html (Truy cập ngày 29/05/2015) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý, sử dụng nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Thực trạng và một số kiến nghị, tạp chí tài chính
Tác giả: Phạm Thị Vân Anh
Năm: 2014
[2]. Hoàng Dương Việt Anh (2013), Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng tại vùng Trung Bộ Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Số 1 (416), (Tr 64-69) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng tại vùng Trung Bộ Việt Nam
Tác giả: Hoàng Dương Việt Anh
Năm: 2013
[4]. Phạm Thị Hoàn Anh – Lê Hà Thu (2014), Đánh giá tác động giữa vốn trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 281 – 03/2014, (Tr 37-56) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động giữa vốn trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Hoàn Anh – Lê Hà Thu
Năm: 2014
[5]. Phạm Thế Anh (2013), Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Kích cầu hay cải thiện tổng cung tiềm năng, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số 5 (420) – 05/2013, (Tr 3-11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Kích cầu hay cải thiện tổng cung tiềm năng
Tác giả: Phạm Thế Anh
Năm: 2013
[6]. Võ Thúy Anh (2010), Các vấn đề của gói kích cầu thứ nhất – Bài học kinh nghiệm về chính sách kích cầu cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Số 5 (40), (Tr 42-51) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vấn đề của gói kích cầu thứ nhất – Bài học kinh nghiệm về chính sách kích cầu cho Việt Nam
Tác giả: Võ Thúy Anh
Năm: 2010
[7]. Phạm Sỹ An – Trần Văn Hoàng (2013), Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2011, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế.Số 2 (417) – 02/2013 (Tr 3-10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2011
Tác giả: Phạm Sỹ An – Trần Văn Hoàng
Năm: 2013
[8]. Bùi Quang Bình (2010), Mô hình tăng trưởng Kinh tế Việt Nam nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu, Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: Thực trạng và lựa chọn cho giai đoạn 2011-2020. Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.(Tr 340 – 345) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình tăng trưởng Kinh tế Việt Nam nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu
Tác giả: Bùi Quang Bình
Nhà XB: Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2010
[9]. Bộ kế hoạch và đầu tư (2012), Thông tư số: 08/2012/TT-BKHĐT: “Quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho áp dụng đối với Cục thống kê tỉnh. thành phố trực thuộc Trung ương”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho áp dụng đối với Cục thống kê tỉnh. thành phố trực thuộc Trung ương
Tác giả: Bộ kế hoạch và đầu tư
Năm: 2012
[10]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Thông tư số: 02/2012/TT-BKHĐT: “Quy định năm 2010 làm năm gốc thay đổi cho năm gốc 1994 để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định năm 2010 làm năm gốc thay đổi cho năm gốc 1994 để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2012
[12]. Nguyễn Thị Cành (2004), Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế
Tác giả: Nguyễn Thị Cành
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2004
[13]. Nguyễn Thị Cành (2012), Tình hình phát triển kinh tế nội ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đổi mới và hội nhập, Sánh Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020, NXB Tổng Hợp TPHCM, (Tr 48-65) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình phát triển kinh tế nội ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đổi mới và hội nhập
Tác giả: Nguyễn Thị Cành
Nhà XB: NXB Tổng Hợp TPHCM
Năm: 2012
[14]. Nguyễn Đình Cử - Hà Tuấn Anh (2010), Tận dụng dân số “vàng” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: Thực trạng và lựa chọn cho giai đoạn 2011-2020. Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, (Tr 133-150) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tận dụng dân số “vàng” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Cử - Hà Tuấn Anh
Nhà XB: Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2010
[15]. Nguyễn Văn Chỉnh (2001), 2 hệ thống Thống kê kinh tế MPS & SNA, Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2 hệ thống Thống kê kinh tế MPS & SNA
Tác giả: Nguyễn Văn Chỉnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội
Năm: 2001
[16]. Nguyễn Chín (2014), “Đánh giá thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế Quảng Nam”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Số 8 (435) – 08/2014 (Tr 57-63) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế Quảng Nam
Tác giả: Nguyễn Chín
Năm: 2014
[17]. Vũ Hoàng Dương – Phí Vĩnh Tường – Phạm Sỹ An (2014), Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển hạ tầng và tăng trưởng, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số 6(433) – 06/2014 (Tr 20-29) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển hạ tầng và tăng trưởng
Tác giả: Vũ Hoàng Dương – Phí Vĩnh Tường – Phạm Sỹ An
Năm: 2014
[18]. Nguyễn Quang Dong – Nguyễn Thị Minh (2013), Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế lượng
Tác giả: Nguyễn Quang Dong – Nguyễn Thị Minh
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân
Năm: 2013
[19]. Đoàn Liên Diễm (2012), Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam tiến đến phát triển bền vững, Sánh Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020, NXB Tổng Hợp TPHCM, (Tr 78-85) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam tiến đến phát triển bền vững
Tác giả: Đoàn Liên Diễm
Nhà XB: NXB Tổng Hợp TPHCM
Năm: 2012
[20]. Trần Thọ Đạt (2010), Nguồn tăng trưởng kinh tế Việt Nam và gợi ý mô hình tăng trưởng trong thời gian tới, Kỷ yếu hội thảo khoa học:“Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: Thực trạng và lựa chọn cho giai đoạn 2011-2020, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, (Tr 47 – 58) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn tăng trưởng kinh tế Việt Nam và gợi ý mô hình tăng trưởng trong thời gian tới
Tác giả: Trần Thọ Đạt
Nhà XB: Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2010
[21]. Trần Thọ Đạt (2010), Giáo trình Mô hình tăng trưởng kinh tế (Chương trình sau đại học), Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Mô hình tăng trưởng kinh tế (Chương trình sau đại học)
Tác giả: Trần Thọ Đạt
Nhà XB: Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2010
[22]. Trần Thọ Đạt (2005), Mô hình tăng trưởng kinh tế, Nhà Xuất bản Đại học Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình tăng trưởng kinh tế
Tác giả: Trần Thọ Đạt
Nhà XB: Nhà Xuất bản Đại học Thống kê
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w