Chỉ tiêu thống kê Statistical indicator là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện
Trang 12 Chỉ tiêu thống kê (Statistical indicator) là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của
nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế
- xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể
Mỗi chỉ tiêu thống kê đều gắn với một đơn vị đo lường và phương pháp tính
cụ thể Ví dụ: tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế năm 2002 là
535762 tỷ đồng; sản lượng lương thực có hạt cả nước năm 2002 là 36,9 triệu tấn,
- Theo nội dung phản ánh, có chỉ tiêu khối lượng và chỉ tiêu chất lượng:
• Chỉ tiêu khối lượng phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu;
• Chỉ tiêu chất lượng phản ánh các đặc điểm về mặt chất của hiện tượng nghiên cứu
Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hai loại chỉ tiêu trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối
- Theo hình thức biểu hiện, có chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị:
• Chỉ tiêu hiện vật biểu hiện bằng đơn vị tự nhiên Ví dụ: số lượng máy móc tính bằng cái, sản lượng lương thực tính bằng tấn, hoặc đơn vị đo lường quy ước như: vải tính bằng mét, nước mắm tính bằng lít,v.v
• Chỉ tiêu giá trị biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ Đồng Việt Nam, ngoài ra còn được tính bằng ngoại tệ như Đô la Mỹ, Euro, Ví dụ: giá trị sản xuất công
Trang 2nghiệp, doanh thu tiêu thụ sản phẩm được tính bằng Đồng Việt Nam (nghìn đồng, triệu đồng, ); kim ngạch xuất, nhập khẩu được tính bằng đôla Mỹ.
- Theo đặc điểm về thời gian, có chỉ tiêu thời điểm và chỉ tiêu thời kỳ:
• Chỉ tiêu thời điểm phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm Vì vậy, quy mô của hiện tượng nghiên cứu không phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên cứu
• Chỉ tiêu thời kỳ phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu trong một thời kỳ nhất định Vì vậy, quy mô của hiện tượng nghiên cứu phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên cứu
3 Hệ thống chỉ tiêu thống kê (System of statistical indicators) là tập hợp những
chỉ tiêu thống kê nhằm phản ánh bản chất của lĩnh vực nghiên cứu Hệ thống chỉ tiêu thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
Trong thống kê kinh tế - xã hội có nhiều loại hệ thống chỉ tiêu thống kê: hệ thống chỉ tiêu thống kê của từng ngành, từng lĩnh vực và hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hoặc chung cho nhiều lĩnh vực, v.v Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia chung cho nhiều lĩnh vực là hệ thống chỉ tiêu có phạm vi rộng, phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước hoặc về các mặt sản xuất vật chất, dịch vụ, đời sống văn hóa, xã hội
4 Báo cáo thống kê (Statistical report) là hình thức thu thập thông tin thống kê
theo chế độ báo cáo thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Báo cáo thống kê bao gồm:
• Các quy định về thẩm quyền lập và ban hành biểu mẫu báo cáo;
• Các quy định về biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo, bao gồm: mục đích, ý nghĩa, khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính các chỉ tiêu báo cáo, danh mục các loại chỉ tiêu ghi trongbáo cáo;
• Các quy định về việc thực hiện chế độ báo cáo, đơn vị báo cáo, thời hạn báo cáo, đơn vị nhận báo cáo,
Trang 3Theo cấp độ thực hiện, báo cáo thống kê được chia thành báo cáo thống kê
cơ sở và báo cáo thống kê tổng hợp:
• Báo cáo thống kê cơ sở là loại báo cáo do các đơn vị cơ sở (doanh nghiệp nhà nước có hạch toán độc lập, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ) lập từ số liệu ghi chép ban đầu theo hệ thống biểu mẫu thống nhất và báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, cơ quan thống kê nhà nước (quy định trong chế độ báo cáo);
• Báo cáo thống kê tổng hợp là loại báo cáo do các đơn vị thống kê các cấp (Phòng thống kê quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thống kê các Bộ, ngành và thống kê các Sở, ban ngành của tỉnh, thành phố) lập từ số liệu đã được tổng hợp qua chế độ báo cáo thống kê cơ sở, từ kết quả các cuộc điều tra thống kê hoặc từ các nguồn thông tin khác theo hệ thống biểu tổng hợp thống nhất để phục vụ cho yêu cầu quản lý từng cấp và tổng hợp số liệu thống kê ở cấp cao hơn (quy định trong chế độ báo cáo)
5 Điều tra thống kê (Statistical survey)là hình thức thu thập thông tin thống kê
theo phương án điều tra
Điều tra thống kê có thể tiến hành trong phạm vi cả nước hoặc trong phạm
vi từng địa phương, có thể là điều tra toàn bộ hoặc điều tra không toàn bộ
Điều tra toàn bộ tiến hành thu thập thông tin ở tất cả các đơn vị của tổng thể điều tra Điều tra không toàn bộ chỉ tiến hành thu thập số liệu ở một số đơn vị trong tổng thể điều tra
Nội dung của điều tra thống kê đề cập đến một hoặc nhiều chủ đề Cách tiếp cận tài liệu ban đầu trong điều tra có thể là đăng ký trực tiếp, phỏng vấn hoặc dựa vào các tài liệu đã được ghi chép sẵn
6 Tổng điều tra (Census) là loại điều tra toàn bộ có quy mô lớn, tiến hành trên
phạm vi cả nước và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như tổng điều tra dân số và nhà ở, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp Nội dung tổng điều tra bao gồm các
Trang 4chỉ tiêu thống kê quan trọng nhất mang tính chất chiến lược phục vụ cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội tầm vĩ mô.
7 Điều tra chọn mẫu (Sample survey) là loại điều tra không toàn bộ, trong đó
chỉ chọn ra một số đơn vị (gọi là đơn vị mẫu) theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo tính đại diện cho tổng thể chung để điều tra Thông tin thu được từ điều tra chọn mẫu dùng để tính và suy rộng cho tổng thể chung
Điều tra chọn mẫu có những ưu điểm cơ bản sau:
• Tiến hành nhanh gọn, bảo đảm tính kịp thời của số liệu thống kê;
• Tiết kiệm nhân lực và kinh phí trong quá trình điều tra;
• Có điều kiện mở rộng nội dung điều tra, kết quả điều tra phản ánh được nhiều khía cạnh kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho nghiên cứu chuyên sâu đối tượng điều tra;
• Giảm sai số phi chọn mẫu (sai số do cân, đong, đo, đếm, khai báo, ghi chép, v.v )
Điều tra chọn mẫu được vận dụng trong các trường hợp sau đây:
• Thay thế cho điều tra toàn bộ trong những trường hợp quy mô điều tra toàn
bộ quá lớn, cần thu thập nhiều chỉ tiêu, không đủ kinh phí và nhân lực để tiến hành điều tra toàn bộ;
• Quá trình điều tra gắn liền với việc phá hủy sản phẩm như điều tra đánh giá chất lượng thịt hộp, cá hộp, ;
• Thu thập những thông tin tiên nghiệm trong những trường hợp cần thiết nhằm phục vụ cho yêu cầu của điều tra toàn bộ Ví dụ, để thăm dò mức độ tín nhiệm của các ứng cử viên vào một chức vị nào đó;
• Thu thập số liệu để kiểm tra, đánh giá độ tin cậy của kết quả điều tra toàn
bộ
8 Phương án điều tra thống kê (Statistical survey design) là một loạivăn bản được xây dựng trong bước chuẩn bị điều tra, quy định rõ về những vấn đề cần giải
Trang 5quyết hoặc cần hiểu thống nhất trước, trong và sau khi tiến hành điều tra Nội dung của phương án điều tra bao gồm các nội dung cơ bản sau:
• Mục đích, yêu cầu điều tra;
• Phạm vi, đối tượng và đơn vị điều tra;
• Nội dung điều tra;
• Thời điểm, thời kỳ thu thập số liệu;
• Phương pháp điều tra, lược đồ điều tra, lược đồ chọn mẫu (nếu là điều tra chọn mẫu);
• Phiếu điều tra và bản giải thích cách ghi chép;
• Kế hoạch thời gian tiến hành cuộc điều tra;
• Phương thức tổ chức chỉ đạo, phương pháp tổng hợp, phân tích và công bố kết quả điều tra,v.v
9 Bảng hệ thống ngành kinh tế quốc dân (Standard industrial classification of all economic activities) là bảng phân loại và mã hoá các hoạt động kinh tế theo
bản chất của chúng được đặc trưng bởi nguyên liệu đầu vào, quy trình công nghệ sản xuất và sản phẩm đầu ra do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để sử dụng thống nhất
10 Bảng danh mục sản phẩm (Product classification) là bảng phân loại và mã
hoá toàn bộ hàng hoá, dịch vụ theo công dụng, đặc tính, quy trình công nghệ, nguyên vật liệu chính tạo ra sản phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để sử dụng thống nhất
11 Bảng danh mục nghề nghiệp (Classification of occupation) là bảng phân loại
và mã hoá các nghề nghiệp của lực lượng lao động theo loại công việc và tay nghề
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để sử dụng thống nhất
Loại công việc là tập hợp các nhiệm vụ và trách nhiệm gắn liền với phương tiện để thực hiện
Trang 6Tay nghề là khả năng thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm mà một nghề đòi hỏi Tay nghề được thể hiện trên hai mặt: trình độ tay nghề và đặc tính chuyên môn hoá.
Bảng danh mục nghề nghiệp chỉ để áp dụng cho phân loại lao động theo nghề nghiệp đang làm của họ
12 Bảng danh mục giáo dục, đào tạo (Education and training classification) là bảng phân loại và mã hóa chương trình giáo dục và đào tạo theo trình độ và lĩnh vực giáo dục, đào tạo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để sử dụng thống nhất Chương trình giáo dục và đào tạo do Luật Giáo dục quy định
13 Bảng danh mục đơn vị hành chính (Classification of administrative division) là bảng phân loại và mã hoá các đơn vị hành chính theo các cấp:
tỉnh/thành phố; huyện/ quận/thị xã; xã/phường/thị trấn, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để sử dụng thống nhất
14 Bảng danh mục dân tộc Việt Nam (Classification of the Vietnamese nations) là bảng phân loại và mã hoá các dân tộc cư trú trên lãnh thổ Việt Nam do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để sử dụng thống nhất
15 Số tuyệt đối trong thống kê (Absolute figure) là chỉ tiêu biểu hiện quy mô,
khối lượng của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế - xã hội, trong điều kiện thời gian
và không gian cụ thể Số tuyệt đối bao gồm các con số nói lên số đơn vị của tổng thể (số doanh nghiệp, số công nhân, ) hoặc tổng thể các trị số về biểu hiện của một tiêu thức nào đó (tiền lương công nhân, giá trị sản xuất công nghiệp, )
Các số tuyệt đối bao giờ cũng có đơn vị tính cụ thể, gồm đơn vị tính hiện vật như cái, con, chiếc, v.v ; đơn vị hiện vật quy ước tức là đơn vị quy đổi theo một tiêu chuẩn nào đó như nước mắm quy theo độ đạm; than quy theo nhiệt lượng; đơn
vị tiền tệ (đồng, nhân dân tệ, đô la, v.v ), đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng, ),
Có hai loại số tuyệt đối: số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một thời kỳ nhất định và số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy
mô, khối lượng của hiện tượng ở một thời điểm nhất định như: dân số một địa phương nào đó có đến 0 giờ ngày 1/4
Trang 716 Số tương đối (Relative figure) là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai
chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng ở các thời gian hoặc không gian khác nhau; hoặc giữa hai chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau; hoặc so sánh từng bộ phận với tổng thể chung trong cùng một chỉ tiêu Trong hai đại lượng đem ra so sánh của
số tương đối, một đại lượng được chọn làm gốc
Số tương đối có thể được biểu hiện bằng số lần, số phần trăm hoặc phần nghìn (ký hiệu là % hoặc ‰), hay bằng các đơn vị kép (người/km2, bác sĩ/1000 người dân, ) Ví dụ: so với năm 2001, tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 2002 bằng 107,08%; tỷ lệ dân số thành thị của cả nước năm 2002 là 25,1%; mật độ dân số của Việt Nam năm 2002 là 239 người/km2,
Trong thống kê, số tương đối được sử dụng rộng rãi để phản ánh những đặc điểm về kết cấu, quan hệ tỷ lệ, trình độ phát triển, mức độ hoàn thành kế hoạch, mức độ phổ biến của hiện tượng kinh tế - xã hội nghiên cứu trong điều kiện không gian và thời gian
Căn cứ vào nội dung do số tương đối phản ánh, có thể phân biệt: số tương đối động thái (so sánh 2 chỉ tiêu cùng loại giữa 2 thời gian khác nhau); số tương đối kế hoạch (so sánh một chỉ tiêu thực hiện với một chỉ tiêu kế hoạch); số tương đối kết cấu (so sánh một bộ phận với tổng thể gồm nhiều bộ phận); số tương đối cường độ (so sánh giữa 2 chỉ tiêu khác nhau nhưng có liên quan); và số tương đối không gian (so sánh 2 chỉ tiêu cùng loại nhưng có không gian khác nhau)
17 Số bình quân (Average figure) là chỉ tiêu biểu hiện mức độ điển hình của một
tổng thể gồm nhiều đơn vị cùng loại được xác định theo một tiêu thức nào đó Số bình quân mô tả đặc điểm chung nhất, phổ biến nhất của hiện tượng kinh tế - xã hội trong các điều kiện không gian và thời gian cụ thể Ví dụ: tiền lương bình quân của công nhân trong doanh nghiệp là mức lương phổ biến nhất, đại diện cho các mức lương khác nhau của từng công nhân trong doanh nghiệp Ngoài ra, số bình quân còn dùng để so sánh đặc điểm của những hiện tượng không có cùng quy mô hay làm căn cứ để đánh giá trình độ đồng đều của các đơn vị tổng thể
Trang 8Để số bình quân có ý nghĩa thực tế, điều kiện chủ yếu là chỉ tiêu này phải được tính cho những đơn vị có cùng chung một tính chất (thường gọi là tổng thể đồng chất) Muốn vậy phải dựa trên cơ sở phân tổ thống kê một cách khoa học và chính xác.
Có nhiều loại số bình quân Trong thống kê kinh tế - xã hội thường dùng các loại: số bình quân số học, số bình quân điều hoà, số bình quân hình học (số bình quân nhân), mốt và trung vị
Xét theo vai trò đóng góp khác nhau của các thành phần tham gia bình quân hoá, số bình quân chung được chia thành số bình quân giản đơn và số bình quân gia quyền
• Số bình quân giản đơn: được tính trên cơ sở các thành phần tham gia bình
quân hoá có vai trò về qui mô (tần số) đóng góp như nhau
• Số bình quân gia quyền: được tính trên cơ sở các thành phần tham gia bình
quân hoá có vai trò về qui mô đóng góp khác nhau
18 Dãy số biến động theo thời gian (Time series data) là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian, dùng để phản ánh quá trình phát triển của hiện tượng Ví dụ sản lượng điện sản xuất ra của Việt Nam (tỷ kw/h) của các năm từ 1995 đến 2002 như sau: 14,7; 17,0; 19,3; 21,7; 23,6; 26,6; 30,7; 35,6
Trong dãy số biến động theo thời gian có hai yếu tố: thời gian và chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu Thời gian trong dãy số có thể là ngày, tháng, năm, tùy theo mục đích nghiên cứu; chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu có thể biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối hay số bình quân
Căn cứ vào tính chất của thời gian trong dãy số, có thể phân biệt hai loại:
• Dãy số biến động theo thời kỳ (gọi tắt là dãy số thời kỳ) là dãy số trong đó
các chỉ tiêu biểu hiện mặt lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định Ví dụ: dãy số về sản lượng điện sản xuất ra hàng năm; tổng sản phẩm trong nước tính theo giá so sánh thời kỳ 1990 - 2002, ;
Trang 9• Dãy số biến động theo thời điểm (gọi tắt là dãy số thời điểm) là dãy số
trong đó các chỉ tiêu biểu hiện mặt lượng của hiện tượng tại những thời điểm nhất định Ví dụ: dãy số về số học sinh phổ thông nhập học có đến ngày khai giảng hàng năm Số người có trình độ tiến sĩ và tiến sĩ khoa học có đến 1/4/1999, v.v
Các trị số của chỉ tiêu trong dãy số phải thống nhất về nội dung, phương pháp và đơn vị tính, thống nhất về độ dài thời gian và phạm vi hiện tượng nghiên cứu để bảo đảm tính so sánh được với nhau
19 Lượng tăng tuyệt đối (Absolute increasement of indicator) là hiệu số giữa
hai mức độ của chỉ tiêu trong dãy số thời gian, phản ánh sự thay đổi mức độ của hiện tượng qua hai thời gian khác nhau Nếu hướng phát triển của hiện tượng tăng thì lượng tăng tuyệt đối mang dấu dương và ngược lại Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các lượng tăng tuyệt đối sau:
• Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn (hay lượng tăng tuyệt đối từng kỳ) là hiệu
số giữa mức độ của kỳ nghiên cứu với mức độ của kỳ liền kề trước nó trong dãy
số Công thức tính như sau:
Trong đó: - lượng tăng tuyệt đối liên hoàn;
yi - mức độ ở kỳ nghiên cứu;
yi-1- mức độ ở kỳ liền kề trước mức độ của kỳ nghiên cứu;
i - thứ tự các kỳ (i = 1,2,3,4, , n)
• Lượng tăng tuyệt đối định gốc là hiệu số giữa mức độ của kỳ nghiên cứu
với mức độ của kỳ được chọn làm gốc không thay đổi (thường là mức độ đầu tiên trong dãy số) Công thức tính:
Trong đó: - lượng tăng tuyệt đối định gốc;
yi - mức độ ở kỳ nghiên cứu;
y1- mức độ ở kỳ được chọn làm gốc so sánh
• Lượng tăng tuyệt đối bình quân là số bình quân của các lượng tăng tuyệt
đối từng kỳ Công thức tính:
Trang 10Trong đó: - lượng tăng tuyệt đối bình quân;
n - số kỳ nghiên cứu
20 Tốc độ phát triển (Development index), còn gọi là chỉ số phát triển,là chỉ tiêu
tương đối dùng để phản ánh nhịp điệu biến động của hiện tượng nghiên cứu qua hai thời kỳ/ thời điểm khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm Tốc độ phát triển được tính bằng cách so sánh giữa hai mức độ của chỉ tiêu trong dãy số biến động theo thời gian, trong đó một mức độ được chọn làm gốc so sánh Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các loại tốc độ phát triển sau:
• Tốc độ phát triển liên hoàn (hay tốc độ phát triển từng kỳ) dùng để phản
ánh sự phát triển của hiện tượng qua từng thời gian ngắn liền nhau, được tính bằng cách so sánh một mức độ nào đó trong dãy số ở kỳ nghiên cứu với mức độ liền trước đó Công thức tính:
Trong đó: ti - tốc độ phát triển liên hoàn;
yi - mức độ chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu;
yi-1- mức độ chỉ tiêu ở kỳ liền kề trước kỳ nghiên cứu
• Tốc độ phát triển định gốcdùngđể phản ánh sự phát triển của hiện tượng
qua một thời gian dài, được tính bằng cách so sánh mức độ ở kỳ nghiên cứu trong dãy số với mức độ ở kỳ được chọn làm gốc không thay đổi (thường là mức độ ở kỳ đầu tiên trong dãy số) Công thức tính:
Trong đó: Ti - tốc độ phát triển định gốc;
yi - mức độ của chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu;
y1 - mức độ của chỉ tiêu ở kỳ được chọn làm gốc so sánh;
Giữa tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển liên hoàn có mối quan hệ với nhau: tốc độ phát triển định gốc bằng tích số các tốc độ phát triển liên hoàn, được thể hiện bằng công thức như sau:
• Tốc độ phát triển bình quân dùng để phản ánh nhịp độ phát triển điển hình
của hiện tượng nghiên cứu trong một thời gian dài, được tính bằng số bình quân
Trang 11nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn Chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân chỉ có
ý nghĩa đối với những hiện tượng phát triển tương đối đều đặn theo một chiều hướng nhất định Công thức tính như sau:
Trong đó: - tốc độ phát triển bình quân;
ti (i=2,3, n) - các tốc độ phát triển liên hoàn tính được từ một dãy số biến động theo thời gian gồm n-1 mức độ
Ví dụ: từ số liệu về sản lượng điện của Việt Nam thời kỳ 1995 - 2002, ký hiệu i bằng 1 đối với năm 1995 và i bằng 8 đối với năm 2002, tính được tốc độ phát triển bình quân như sau:
- Tốc độ phát triển định gốc (2002 so với 1995)
hoặc 248,2%
- Tốc độ phát triển bình quân thời kỳ 1995 – 2002
=1,139 hoặc 113,9%
21 Tốc độ tăng (Growth rate) là chỉ tiêu tương đối phản ánh nhịp điệu tăng /
giảm của hiện tượng qua thời gian và biểu hiện bằng số lần hoặc số phần trăm Tốc
độ tăng được tính bằng cách so sánh lượng tăng tuyệt đối giữa hai thời kỳ với mức
độ của thời kỳ được chọn làm gốc so sánh Tùy theo mục đích nghiên cứu có thể tính các loại tốc độ tăng sau:
• Tốc độ tăng liên hoàn
Trong đó: ii - tốc độ tăng liên hoàn;
di - lượng tăng tuyệt đối liên hoàn;
yi- mức độ chỉ tiêu của kỳ nghiên cứu;
yi-1 - mức độ chỉ tiêu của kỳ trước kỳ nghiên cứu
• Tốc độ tăng định gốc
Trong đó: - tốc độ tăng định gốc
Di - lượng tăng tuyệt đối định gốc
Trang 12Mối liên hệ giữa tốc độ phát triển và tốc độ tăng như sau:
Nếu tính bằng số lần: tốc độ tăng = tốc độ phát triển - 1 Nếu tính bằng phần trăm: tốc độ tăng = tốc độ phát triển - 100
• Tốc độ tăng bình quân phản ánh nhịp độ tăng điển hình của hiện tượng
nghiên cứu trong thời gian dài Công thức tính:
Tốc độ tăng bình quân () = tốc độ phát triển bình quân () - 1 (hay 100)
Từ kết quả tính tốc độ phát triển bình quân năm về sản lượng điện sản xuất ra: =1,139 hoặc 113,9%, tính được tốc độ tăng bình quân () thời kỳ 1995-2002:
= 1,139 - 1 = 0,139
hoặc = 113,9 - 100 = 13,9%
22 Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên (Absolute value of one percent of increase)là số tuyệt đối nói lên mức độ thực tế của 1% tốc độ tăng, được tính bằng
cách chia lượng tăng tuyệt đối từng kỳ cho tốc độ tăng từng kỳ Công thức tính:
Giá trị tuyệt đối của 1%
Ví dụ: sản lượng điện của Việt Nam năm 2001 (i=7) là 30,7 tỷ kwh, năm 2002 (i=8) là 35,6 tỷ kwh Như vậy năm 2002 so với năm 2001 tính được:
- Lượng tăng tuyệt đối:
d8/7 = 35,6-30,7 = 4,9 (tỷ kwh)
- Tốc độ tăng:
= 0,1596 hoặc 15,96%
Trang 13- Giá trị tuyệt đối của 1% sản lượng điện tăng lên:
=0,307 (tỷ kwh)
23 Dự báo thống kê (Statistical forecast)là việc ước lượng các mức độ, mối quan
hệ và xu thế phát triển của quá trình tiếp theo của hiện tượng kinh tế - xã hội trong một khoảng thời gian nhất định, nối tiếp với hiện tại trên cơ sở sử dụng những thông tin thống kê, phân tích các mối quan hệ tương tác và áp dụng các phương pháp thích hợp
Thông tin sử dụng trong dự báo thống kê thường là dãy số thời gian, tức là dựa vào sự biến động của hiện tượng và các yếu tố tác động ở thời gian đã qua
Dự báo thống kê có thể tiến hành bằng các phương pháp đơn giản như: lượng tăng tuyệt đối bình quân, tốc độ phát triển bình quân, phương pháp hồi quy, v.v
24 Phương pháp chỉ số (Index method): phương pháp phân tích thống kê nghiên
cứu sự biến động của những hiện tượng kinh tế xã hội gồm nhiều phần tử mà các đại lượng biểu hiện không thể trực tiếp cộng được với nhau
Đặc điểm của phương pháp chỉ số là biểu hiện về lượng của các phần tử trong hiện tượng phức tạp (có đơn vị tính khác nhau) được chuyển về dạng chung
có thể trực tiếp cộng được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác Ví dụ: khối lượng sản phẩm các loại không thể cộng trực tiếp được với nhau, khi được chuyển sang dạng giá trị, bằng cách nhân với yếu tố giá cả để có thể trực tiếp cộng với nhau Mặt khác, khi nghiên cứu biến động của một nhân tố, bằng cách giả định các nhân tố khác của hiện tượng phức tạp không thay đổi, phương pháp chỉ số cho phép loại trừ ảnh hưởng biến động của các nhân tố này để khảo sát sự biến động riêng biệt của các nhân tố cần nghiên cứu
Phương pháp chỉ số trong thống kê được dùng để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng kinh tế xã hội theo thời gian và không gian, xác định vai trò và ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp
Trang 14Phương pháp chỉ số còn được vận dụng để phân tích sự biến động của chỉ tiêu bình quân.
25 Hệ thống chỉ số (Index system) là dãy các chỉ số có liên hệ với nhau, hợp
thành một đẳng thức nhất định Có nhiều loại hệ thống chỉ số Trong thống kê thường gặp hai loại hệ thống chỉ số sau đây:
• Hệ thống các chỉ số liên hoàn và chỉ số định gốc (gọi chung là hệ thống chỉ
số liên hệ theo thời gian) Chỉ số định gốc bằng tích các chỉ số liên hoàn Nếu ở dạng chỉ số tổng hợp, các chỉ số liên hoàn phải lấy quyền số cố định thì giữa các chỉ số đó mới liên kết được thành hệ thống
Ví dụ: chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước của thời kỳ 1999 - 2002 tính theo giá năm 1994 (giá năm 1994 là quyền số cố định) lần lượt là 256272 tỷ đồng;
273666 tỷ đồng; 292535 tỷ đồng và 313247 tỷ đồng, từ đó có chỉ số định gốc và chỉ số liên hoàn của chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước như sau:
- Chỉ số định gốc năm 2002 so với năm 1999:
tố, vế còn lại là các chỉ số nhân tố, trong đó mỗi chỉ số phản ánh biến động riêng biệt của từng chỉ tiêu hoặc từng nhân tố
Trang 15Ví dụ, có hệ thống chỉ số nghiên cứu mối liên hệ về sự biến động chung của giá trị sản xuất công nghiệp (biến động cả hai yếu tố giá và khối lượng) và biến động riêng biệt của từng yếu tố giá và khối lượng sản phẩm như sau:
x
Chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp
(I q )
Khi nghiên cứu biến động về giá, thường cố định khối lượng sản phẩm ở thời kỳ báo cáo và khi nghiên cứu biến động về khối lượng sản phẩm, thường cố định giá ở thời kỳ gốc
Nếu ký hiệu: p0, p1 - giá của từng loại sản phẩm kỳ gốc và kỳ báo cáo;
q0, q1- khối lượng từng loại sản phẩm sản xuất kỳ gốc và kỳ báo cáo
Hệ thống chỉ số nghiên cứu mối liên hệ biến động chung giá trị sản xuất với biến động giá cả và khối lượng sản phẩm sản xuất như sau:
Hệ thống chỉ số còn cho phép tính toán nhanh chóng một trong những chỉ số chưa biết khi đã biết các chỉ số khác
Ví dụ: khi đã biết chỉ số chung về giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 so với năm 2001: Ipq = 1,1633 và chỉ số giá sản xuất Ip = 1,0149, có thể tính được chỉ
số khối lượng sản phẩm công nghiệp năm 2002 so với năm 2001; Iq = 1,1633 : 1,0149 = 1,1462
26 Bảng cân đối (Account/Balance)là hình thức trình bày kết cấu của một tổng
thể (hiện tượng hoặc quá trình kinh tế xã hội) để phản ánh mối quan hệ cân đối
Trang 16giữa các bộ phận trong tổng thể hoặc để so sánh, kiểm tra số liệu đã thu thập được
từ nhiều nguồn khác nhau Trong thống kê, thường sử dụng hai loại bảng cân đối: bảng cân đối “đơn” và bảng cân đối “kép”
• Bảng cân đối “đơn” Tổng thể gồm hai phần tương ứng với hai mặt đối
lập, trong đó mỗi phần được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau Các loại bảng cân đối đơn thường gặp như cân đối xuất nhập khẩu hàng hoá, cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, cân đốigiữa nguồn và sử dụng lao động, v.v Cấu trúc của bảng cân đối đơn được trình bày theo dòng hoặc theo cột Ví dụ bảng cân đối lao động
xã hội có dạng sau:
BẢNG CÂN ĐỐI LAO ĐỘNG XÃ HỘI
Đơn vị tính: người
Phần A Nguồn lao động Ký hiệu Phần B Sử dụng lao động Ký hiệu
1 Lao động trong độ tuổi lao động A 1
1 Lao động làm việc trong các
Bi và - bộ phận thứ j và tổng m các bộ phận của phần B (j chỉ thứ tự các bộ phận với j=1,2, m)
• Bảng cân đối “kép” (còn gọi là cân đối “bàn cờ”) Tổng thể gồm hai phần
tương ứng với hai mặt đối lập, mỗi bộ phận trong phần thứ nhất được phân tổ theo kết cấu của phần thứ hai và ngược lại mỗi bộ phận trong phần thứ hai cũng được phân tổ theo kết cấu của phần thứ nhất Cấu trúc của bảng cân đối kép được trình bày dưới dạng cân đối bàn cờ kết hợp giữa dòng và cột
Trang 17Ví dụ: bảng cân đối nguồn và sử dụng vốn cho hoạt động y tế quốc gia Bảng cân đối này có hai phần: nguồn vốn - trình bày theo cột và sử dụng vốn theo các loại hình hoạt động y tế - trình bày theo dòng, được thiết kế như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI NGUỒN VÀ SỬ DỤNG VỐN CHO HOẠT ĐỘNG Y TẾ QUỐC GIA
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn vốn
Sử dụng vốn
Ngân sách nhà nước
Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế
Trong đó: - từng hoạt động i theo tổng các nguồn của j
- từng nguồn j theo tất cả các hoạt động i
27 Phương pháp đồ thị (Diagrammatic method) Phương pháp trình bày và
phân tích các số liệu thống kê bằng biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê trên cơ sở sử dụng kết hợp giữa số liệu với hình vẽ, đường nét, màu sắc và mỹ thuật, thu hút sự chú ý của người đọc, giúp cho người đọc nhận thức được những nét khái quát về đặc điểm cơ bản của hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng Đồ thị thống kê
có thể biểu thị, kết cấu và thay đổi kết cấu của hiện tượng, sự phát triển của hiện tượng theo thời gian, tình hình thực hiện kế hoạch, mối liên hệ giữa các hiện tượng, so sánh giữa các mức độ của hiện tượng
Trang 18• Căn cứ theo nội dung phản ánh, có thể chia đồ thị thống kê thành các loại
sau: đồ thị kết cấu, đồ thị phát triển, đồ thị hoàn thành kế hoạch hoặc định mức, đồ thị liên hệ, đồ thị so sánh và đồ thị phân phối
• Căn cứ vào hình thức biểu hiện, có thể chia đồ thị thống kê thành các loại
với các loại hình vẽ tương ứng như sau:
BIỂU ĐỒ DIỆN TÍCH
(vuông, chữ nhật, tròn).
ĐỒ THỊ ĐƯỜNG GẤP KHÚC
Khi xây dựng một đồ thị thống kê phải đảm bảo các yêu cầu sau:
• Xác định quy mô đồ thị phù hợp Quy mô của đồ thị được quyết định bởi
chiều dài, chiều cao, quan hệ tỷ lệ giữa hai chiều đó và mục đích sử dụng Quan hệ giữa độ dài của trục hoành và trục tung trong đồ thị thường theo tỷ lệ 1 : 1,33 đến 1: 1,5
• Lựa chọn loại đồ thị phù hợp Mỗi loại đồ thị có khả năng diễn tả nhiều
khía cạnh Ví dụ, đồ thị hình cột có thể biểu hiện kết cấu và thay đổi kết cấu, sự phát triển theo thời gian; đồ thị hình tròn biểu hiện kết cấu và thay đổi kết cấu của hiện tượng Thường dùng loại hình tròn (có chia thành hình quạt) để biểu hiện kết cấu vì loại này biểu hiện rõ nhất kết cấu và biến động kết cấu của hiện tượng Trường hợp phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu thường dùng đường gấp khúc:
• Xác định chính xác các thang đo tỷ lệ và độ rộng của đồ thị Thang đo tỷ lệ
xích giúp cho việc tính chuyển các đại lượng lên đồ thị theo các khoảng cách thích hợp Người ta thường dùng các thang đo đường thẳng phân bố theo các trục tọa độ, cũng có khi dùng thang đo đường cong, ví dụ thang tròn (ở đồ thị hình tròn) được chia thành 360o
Độ rộng của đồ thị cũng phải được chọn cho phù hợp Khi vẽ đồ thị hình cột,
độ rộng của các cột phải tỷ lệ với các khoảng cách tổ và độ cao của nó phải tỷ lệ với số đơn vị rơi vào từng tổ Nếu các tổ có khoảng cách bằng nhau, khi đó các cột trong đồ thị cũng phải có độ rộng bằng nhau
Trang 19B CHỈ TIÊU TỔNG HỢP
28 Hệ số ICOR (Incremental capital output ratio) Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
cho biết để tăng thêm 1 đồng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện Vì vậy, hệ số này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư dẫn tới tăng trưởng kinh tế Vốn đầu tư thực hiện trong hệ số ICOR bao gồm các khoản chi tiêu để làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản hình thành nên giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế Hệ
số ICOR thay đổi tùy theo thực trạng kinh tế xã hội trong từng thời kỳ khác nhau, phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư và hiệu quả sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ trong nền kinh tế
Hệ số ICOR thấp chứng tỏ đầu tư có hiệu quả cao, hệ số ICOR thấp hơn có nghĩa là để duy trì cùng một tốc độ tăng trưởng kinh tế cần một tỉ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước thấp hơn Tuy nhiên, theo quy luật về lợi tức biên giảm dần khi nền kinh tế càng phát triển (GDP bình quân đầu người tăng lên) thì
hệ số ICOR sẽ tăng lên, tức là để duy trì cùng một tốc độ tăng trưởng cần một tỉ
lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước cao hơn
Có hai phương pháp tính hệ số ICOR
• Phương pháp thứ nhất được tính theo công thức:
Trong đó:
V1: tổng vốn đầu tư của năm báo cáo;
G1: tổng sản phẩm trong nước của năm báo cáo;
G0: tổng sản phẩm trong nước của năm trước năm báo cáo
Các chỉ tiêu về vốn đấu tư và tổng sản phẩm trong nước để tính hệ số ICOR theo phương pháp này phải được tính theo cùng một loại giá: giá thực tế hoặc giá
so sánh Phương pháp tính thể hiện: để tăng thêm 1 đồng tổng sản phẩm trong nước đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện
• Phương pháp thứ hai được tính theo công thức:
Trong đó:
Trang 20IV: tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước;
IG: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước;
Hệ số ICOR tính theo phương pháp này thể hiện: để tăng thêm 1 phần trăm tổng sản phẩm trong nước đòi hỏi phải tăng tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP là bao nhiêu phần trăm
Hai phương pháp tính hệ số ICOR nêu trên cho kết quả không giống nhau Trong thực tế người ta thường sử dụng phương pháp thứ nhất tính theo giá so sánh
vì phương pháp này hạn chế được sai số thống kê và loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá một cách tốt nhất
29 Đường cong Loren (Loren curve) là một loại đồ thị dùng để biểu thị mức độ
bất bình đẳng trong phân phối Ví dụ khi nghiên cứu phân phối thu nhập của hộ gia đình, đường cong Loren biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình và tỷ
lệ phần trăm thu nhập của các hộ đó Trên đồ thị, trục hoành biểu thị tỷ lệ phần trăm cộng dồn của số hộ gia đình từ 0% đến 100% được sắp xếp theo thứ tự hộ có thu nhập tăng dần và trục tung biểu thị tỷ lệ phần trăm cộng dồn thu nhập của các
hộ gia đình từ 0% đến 100%
Vì các hộ gia đình thường được sắp xếp theo thứ tự từ hộ có thu nhập thấp nhất đến hộ có thu nhập cao nhất nên tỷ lệ phần trăm cộng dồn số hộ gia đình luôn luôn lớn hơn phần trăm cộng dồn thu nhập tương ứng của hộ, do vậy đường cong Loren luôn nằm dưới đường nghiêng 450 và có mặt lõm hướng lên trên (xem hình vẽ) Đường cong Loren càng lõm, sự bất bình đẳng trong thu nhập càng cao Nếu tất cả các hộ gia đình có mức thu nhập giống nhau, khi đó đường cong Loren trùng với đường thẳng 450 và được gọi là đường bình đẳng tuyệt đối
% Số hộ cộng dồn
B
A
Trang 2130 Hệ số GINI (GINI coefficient)là một hệ số được tính từ đường cong Loren,
chỉ ra mức độ bất bình đẳng của phân phối (thường là phân phối thu nhập) Hệ số GINI (G) được tính theo công thức:
Trong đó: y1, y2, yn- thu nhập của từng nhóm hộ theo thứ tự giảm dần;
ybq - thu nhập bình quân của hộ;
n - tổng số nhóm hộ
Biểu thị bằng hình học qua đường cong Loren, hệ số GINI tính như sau:
G = Diện tích phần nằm giữa đường cong Loren và đường thẳng 450 (A)
Tổng diện tích nằm dưới đường thẳng 45 0 (A+B)
Khi đường cong Loren trùng với đường thẳng 450 (đường bình đẳng tuyệt đối) thì hệ số GINI bằng 0 (vì A=0), xã hội có sự phân phối bình đẳng tuyệt đối Nếu đường cong Loren trùng với trục hoành, hệ số GINI bằng 1 (vì B = 0), xã hội
có sự phân phối bất bình đẳng tuyệt đối Như vậy 0 £ G £ 1
31 Chỉ số phát triển con người (Human development index - HDI)là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện thu nhập (thể hiện qua tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người), tri thức (thể hiện qua chỉ
số học vấn) và sức khoẻ (thể hiện qua tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh) Chỉ số phát triển con người được tính theo công thức:
Trong đó:
HDI1 - chỉ số GDP bình quân đầu người (GDP tính theo phương pháp sức mua tương đương “PPP” có đơn vị tính là đô la Mỹ);
Trang 22HDI2 - chỉ số học vấn được tính bằng cách bình quân hóa giữa chỉ số tỷ lệ biết chữ (dân cư biết đọc, biết viết) với quyền số là 2/3 và chỉ số tỷ lệ người lớn (24 tuổi trở lên) đi học với quyền số là 1/3;
HDI3- chỉ số tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh (kỳ vọng sống tính từ lúc sinh)
HDI nhận giá trị từ 0 đến 1 HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con người càng cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con người càng thấp
Công thức tính các chỉ số thành phần (HDI1, HDI2, HDI3) như sau:
Từng chỉ số về tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ người lớn đi học được tính toán riêng biệt nhưng đều theo công thức khái quát sau đây:
Ở đây: L - tỷ lệ người lớn đi học hoặc tỷ lệ biết chữ của dân cư
Ở đây: T- tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh
Các giá trị tối đa (max) và tối thiểu (min) của các chỉ tiêu liên quan để tính HDI được quy định như sau:
(max)
Giá trị tối thiểu (min)
GDP thực tế bình quân đầu người (PPP) USD 40000 100
Ví dụ: năm 1997 các chỉ tiêu chủ yếu của Việt Nam như sau:
- GDP thực tế bình quân đầu người (PPP): 1630 USD
- Tỷ lệ dân cư biết chữ : 91,9%
- Tỷ lệ người lớn đi học : 62,0%
- Tuổi thọ b/q tính từ lúc sinh : 67,4 năm
Trang 23Áp dụng công thức tính HDI nêu trên lần lượt tính các chỉ số thành phần qua
số liệu đã cho như sau:
• Chỉ số GDP bình quân đầu người: HDI1 == 0,466
32 Chỉ số phát triển giới (Gender development index – GDI)là thước đo phản
ánh sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trên cơ sở đánh giá sự phát triển chung của con người theo các yếu tố thu nhập, tri thức và tuổi thọ Chỉ số phát triển giới được tính theo công thức:
Trong đó:
GDI1 – chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo yếu tố thu nhập;
GDI2 – chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo yếu tố tri thức;
GDI3 – chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo yếu tố tuổi thọ
· Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo các yếu tố thu nhập (1), tri thức (2) và tuổi thọ (3) viết chung là GDI1(2,3) được tính theo công thức:
Trong đó:
f - ký hiệu cho nữ và m - ký hiệu cho nam;
Kf – tỷ lệ dân số nữ ;
Trang 24Km – tỷ lệ dân số nam.
và - các chỉ số thành phần về từng yếu tố thu nhập (1), trí thức (2) và tuổi thọ (3) theo HDI của riêng nam và nữ
e - hệ số phản ánh mức độ thiệt hại về phương diện phát triển con người mà
xã hội gánh chịu do sự bất bình đẳng về giới Trong chỉ số phát triển giới hệ số e=2 nên phương trình trên biến đối thành:
(*)
Tính chỉ số phát triển giới được thực hiện qua 3 bước:
Bước 1: tính các chỉ số HDI thành phần riêng cho từng giới nữ và nam
Bước 2: tính các chỉ số công bằng thành phần theo từng yếu tố thu nhập
(GDI1), tri thức (GDI2) và tuổi thọ (GDI3) theo công thức trên (*)
Bước 3: tính chỉ số phát triển giới bằng cách bình quân số học giản đơn giữa
3 chỉ số phân bổ công bằng thành phần về thu nhập (GDI1), tri thức (GDI2) và tuổi thọ (GDI3)
Giá trị tối đa (max) và tối thiểu (min) của các chỉ tiêu liên quan để tính GDI cho riêng từng giới quy định như sau:
(max)
Giá trị tối thiểu (min)
Trang 25- GDP thực tế bình quân đầu người USD 1278 1982
- Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh Năm 71,2 63,8
Từ số liệu đã cho, lần lượt tính toán:
Bước 1: tính các chỉ số thành phần theo HDI của riêng từng giới
Bước 3: tính chỉ số phát triển giới
So với chỉ số phát triển con người, nội dung và quy trình tính chỉ số phát triển giới không phức tạp hơn mấy Song, thực tế áp dụng khó khăn hơn, vì tất cả các chỉ tiêu cần tính đều phải tính riêng theo từng giới Hiện nay, thống kê Việt
Trang 26Nam chưa tách đầy đủ các chỉ số phân bổ theo giới, đặc biệt chỉ số phân bổ thành phần theo yếu tố thu nhập.
33 Chỉ số bình đẳng về giới (Gender Empowerment Measure – GEM)là thước
đo phản ánh sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực hoạt động chính trị, lãnh đạo quản lý, kỹ thuật, chuyên gia và thu nhập Chỉ số bình đẳng về giới được tính theo công thức sau:
Trong đó:
EDEP1 – chỉ số phân bố công bằng thành phần theo số đại biểu nam, nữ trong Quốc hội;
EDEP2 – chỉ số phân bố công bằng thành phần theo vị trí lãnh đạo, quản lý,
kỹ thuật, chuyên gia và kinh tế;
EDEP3 – chỉ số phân bố công bằng thành phần theo thu nhập
· Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo số đại biểu nam, nữ trong quốc hội (EDEP1) được tính như sau:
· Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo vị trí lãnh đạo, quản lý, kỹ thuật
và chuyên gia (EDEP2) được tính bằng cách bình quân số học giản đơn giữa 2 chỉ
số EDEP tính riêng cho tỷ lệ nữ, nam theo lãnh đạo, quản lý và tỷ lệ nữ, nam theo
vị trí kỹ thuật và chuyên gia Từng chỉ số EDEP riêng biệt này được tính như công thức tính EDEP1 nêu trên (*)
· Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo thu nhập (EDEP3) được tính theo công thức:
Trang 27Mức thu nhập bình quân đầu người có giá trị tối đa (max) là 40000 USD và giá trị tối thiểu (min) là 100 USD.
Quy trình tính chỉ số bình đẳng theo giới được thực hiện theo ba bước:
Bước 1: xác định các tỷ lệ về giới theo đại biểu trong Quốc hội, theo vị trí
lãnh đạo, quản lý và theo vị trí kỹ thuật và chuyên gia của nữ (If), nam (Im) và các chỉ số thu nhập của nữ (Hf), nam (Hm), để tính các chỉ số công bằng thành phần;
EDEP3;
Bước 3: tính chỉ số GEM bằng cách tính bình quân số học giản đơn giữa ba
chỉ số phân bổ công bằng thành phần về đại diện trong Quốc hội (EDEP1), theo lãnh đạo quản lý, kỹ thuật và chuyên gia (EDEP2) và theo thu nhập (EDEP3)
Ví dụ minh họa cho quá trình tình chỉ số GEM với một số chỉ tiêu qua số liệu giả định như sau:
1 Tỷ lệ đại biểu trong Quốc hội (%) 9,7 90,3
2 Tỷ lệ vị trí lãnh đạo và quản lý (%) 24,3 75,7
3 Tỷ lệ vị trí kỹ thuật và chuyên gia (%) 42,4 57,6
Từ số liệu đã cho lần lượt tính toán:
Bước 1: chỉ số thu nhập
Trang 28PHẦN HAI
THỐNG KÊ KINH TẾ
A THỐNG KÊ TÀI KHOẢN QUỐC GIA, TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG
Trang 2934 Đơn vị thể chế (Institutional unit) là một thực thể kinh tế có quyền sở hữu
tích sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với các thực thể kinh tế khác Đơn vị thể chế có các thuộc tính sau:
• Có quyền sở hữu hàng hoá và tài sản, có thể trao đổi quyền sở hữu này thông qua các hoạt động giao dịch với các đơn vị thể chế khác;
• Có quyền tham gia vào các hoạt động kinh tế, đưa ra các quyết định kinh tế
và phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về các hoạt động kinh tế của mình
• Có khả năng phát sinh tiêu sản, thực hiện các nghĩa vụ, các cam kết và có
tư cách pháp nhân tham gia vào các hợp đồng kinh tế
• Có các tài khoản kế toán, bao gồm các bảng cân đối tích sản, tiêu sản trên
cả phương diện kinh tế và pháp luậtý hoặc có điều kiện và khả năng lập các tài khoản kế toán nếu các cơ quan nhà nước yêu cầu
35 Khu vực thể chế (Institutional sector) là tập hợp các đơn vị thể chế có cùng
nội dung, chức năng và mục đích hoạt động Nguyên tắc cơ bản để phân loại đơn
vị thể chế vào từng khu vực thể chế là:
• Một đơn vị thể chế chỉ được xếp vào một khu vực thể chế nhất định;
• Những đơn vị thể chế có cùng chức năng hoạt động thì được xếp vào cùng một khu vực thể chế;
• Những đơn vị thể chế có cùng tính chất về nguồn tài chính sử dụng cho hoạt động kinh tế thì được xếp vào cùng một khu vực thể chế
• Nếu một đơn vị thể chế có nhiều chức năng hoạt động khác nhau thì căn cứ vào chức năng hoạt động chính để xếp vào khu vực thể chế tương ứng
Nền kinh tế quốc dân được chia theo 6 khu vực thể chế: khu vực phi tài chính, khu vực tài chính, khu vực nhà nước, khu vực không vị lợi phục vụ hộ gia đình, khu vực hộ gia đình và khu vực nước ngoài
36 Đơn vị thường trú (Resident unit) là một đơn vị thể chế có trung tâm lợi ích
kinh tế trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia Đơn vị thể chế được gọi là có trung
Trang 30tâm lợi ích kinh tế trong lãnh thổ quốc gia nếu đơn vị đó có trụ sở, có địa điểm sản
xuất hoặc nhà cửa trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia, tiến hành các hoạt động sản xuất và giao dịch kinh tế với thời gian lâu dài (thường là trên một năm)
Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia bao gồm lãnh thổ địa lý chịu sự quản lý
của Nhà nước, ở đó cư dân, hàng hóa, tài sản và vốn được tự do lưu thông Những quốc gia có biển, lãnh thổ kinh tế còn bao gồm các hòn đảo thuộc quốc gia đó và chịu sự điều chỉnh của những chính sách tài khóa và tiền tệ như đất liền Cụ thể, lãnh thổ kinh tế của một quốc gia bao gồm:
• Vùng đất, vùng trời, thềm lục địa nằm trong lãnh hải quốc tế mà quốc gia
có quyền bất khả xâm phạm trong khai thác các tài nguyên;
• Lãnh thổ quốc gia ở nước ngoài sử dụng cho mục đích ngoại giao (đại sứ quán, lãnh sự quán), mục đích quân sự (căn cứ quân sự), nghiên cứu khoa học (trạm nghiên cứu khoa học),
Từ khái niệm trên, quy định đơn vị thường trú của Việt Nam gồm:
• Các đơn vị thể chế thuộc tất cả các ngành, thành phần kinh tế, loại hình kinh tế của Việt Nam đang hoạt động trên lãnh thổ kinh tế Việt Nam
• Thành viên của hộ gia đình thường trú rời khỏi lãnh thổ kinh tế của quốc gia dưới một năm Chẳng hạn thành viên của một gia đình thường trú của Việt Nam ra nước ngoài công tác, đi du lịch, chữa bệnh, dưới một năm vẫn là cư dân thường trú của Việt Nam Riêng trường hợp sinh viên và các bệnh nhân ở nước ngoài trên một năm vẫn coi là thường trú của quốc gia mà gia đình họ là thường trú
• Các đại sứ quán, lãnh sự quán, căn cứ quân sự của Việt Nam đóng ở lãnh thổ nước ngoài
• Người Việt Nam làm việc cho các đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam là cư dân thường trú của Việt Nam
37 Giá thực tế (Current price) là giá của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ hình
thành ngay trong quá trình giao dịch tại một thời kỳ nhất định Giá thực tế phản
Trang 31ánh giá trị trên thị trường của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chu chuyển từ quá trình sản xuất kinh doanh, lưu thông phân phối tới sử dụng cuối cùng đồng thời với sự vận động tiền tệ tài chính, thanh toán.
38 Giá so sánh (Constant price) là giá thực tế của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ
của một năm nào đó được chọn làm gốc so sánh Giá so sánh dùng để loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá trong mỗi năm, nhằm nghiên cứu sự thay đổi đơn thuần về khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
39 Hệ thống tài khoản quốc gia (System of national accounts – SNA) bao gồm một dãy các tài khoản, các bảng thống kê có mối quan hệ chặt chẽ mang tính hệ thống dùng để mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế cơ bản của một thời kỳ nhất định từ sản xuất, tạo thu nhập, phân phối lần đầu và phân phối lại thu nhập, đến sử dụng thu nhập cho tiêu dùng, để dành Hệ thống tài khoản quốc gia còn phản ánh tích lũy tài sản và giá trị của cải của nền kinh tế, phản ánh mối quan hệ của kinh tế trong nước với thế giới bên ngoài
Tài khoản quốc gia là tập hợp đầy đủ, phù hợp và linh hoạt các tài khoản, chỉ tiêu kinh tế vĩ mô xây dựng trên những khái niệm, định nghĩa, nguyên tắc hạch toán được thừa nhận trên phạm vi quốc tế
40 Tài khoản sản xuất (Production account) Một trong số những tài khoản của
hệ thống tài khoản quốc gia Tài khoản sản xuất nhấn mạnh đến chỉ tiêu giá trị tăng thêm của nền kinh tế được hình thành như thế nào Giá trị tăng thêm biểu thị giá trị hàng hoá và dịch vụ mới sáng tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định
Tài khoản sản xuất gồm hai phần: nguồn và sử dụng Phần nguồn gồm một chỉ tiêu giá trị sản xuất; phần sử dụng gồm các chỉ tiêu chi phí trung gian và giá trị tăng thêm gộp Chi phí trung gian biểu thị giá trị hàng hoá và dịch vụ sử dụng hết trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm; giá trị tăng thêm gộp bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian Khấu hao tài sản cố định không thuộc chi phí trung gian được biểu thị bằng một dòng riêng để phân biệt giá trị tăng thêm gộp và giá trị
Trang 32tăng thêm thuần Tài khoản sản xuất được lập cho toàn nền kinh tế quốc dân, theo từng khu vực thể chế với sơ đồ khái quát sau:
TÀI KHOẢN SẢN XUẤT
Giá trị
2 Giá trị tăng thêm gộp/GDP
3 Khấu hao tài sản cố định
4 Giá trị tăng thêm thuần/GDP thuần
41 Bảng cân đối liên ngành (Input - Output table - I/O table).Một trong số những bảng trung tâm của hệ thống tài khoản quốc gia, phản ánh quá trình sản xuất, sử dụng sản phẩm cho nhu cầu sản xuất, sử dụng cuối cùng và quá trình tạo
ra thu nhập từ sản xuất Bảng cân đối liên ngành hội tụ trong nó các mô hình kinh
tế vĩ mô, vì vậy đây là công cụ rất hữu hiệu dùng để phân tích mối quan hệ cân đối giữa nhu cầu sử dụng cuối cùng với sản lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra của các ngành kinh tế Các nhà quản lý và lập chính sách kinh tế vĩ mô thường dùng bảng cân đối liên ngành để dự báo và xây dựng chính sách kinh tế trung và dài hạn
SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CỦA BẢNG CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH
Nhu cầu trung gian
Tổng sử dụng trung gian
Nhu cầu cuối cùng
Nông nghiệp
Khai khoáng
Chế biến
Xây dựng Dịch vụ
Chi tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình
Chi tiêu cuối cùng của Chính phủ
Tích luỹ tài sản cố định
Tích luỹ tài sản lưu động
Tích luỹ tài sản quý hiếm
Xuất khẩu hàng hoá và dịc
h vụ Tổng nhu
cầu cuối cùng
Tổng cung (tổng cộng) 0101- 1101- 2101- 4101- 4501- Q1 Q2 Q3 Q4 Q5 Q6
0400 1500 3701 4102 9601 Chi phí
1500 Chế biến
1101- 3701 Xây dựng 4101-
2101-4102
Trang 33Dịch vụ
9601 Chi phí trung gian
Tổng đầu vào
(tổng cộng)
Ô I: phản ánh chi phí trung gian của các ngành để sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ Phần tử fij của ma trận F thể hiện ngành thứ j sử dụng sản phẩm thứ i làm chi phí trung gian trong quá trình sản xuất ra sản phẩm thứ j;
Ô II: phản ánh từng loại sản phẩm vật chất và dịch vụ sử dụng cho nhu cầu
sử dụng cuối cùng: tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tài sản, xuất và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ;
Ô III: phản ánh các yếu tố của giá trị tăng thêm: thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất
Bảng cân đối liên ngành có quan hệ hàm số cơ bản sau:AX + Y = X
Trong đó:
A - ma trận hệ số chi phí trung gian trực tiếp, trong đó phần tử aij của ma trận thể hiện để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm j của ngành j cần sử dụng chi phí trung gian là sản phẩm i một lượng là aij với aij nhỏ hơn 1 và không âm, tổng các phần tử theo cột phải nhỏ hơn hoặc bằng 1;
X - véctơ giá trị sản xuất;
Y- véc tơ sử dụng cuối cùng
42 Giá trị sản xuất (Gross output) Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ
giá trị của sản phẩm vật chất (thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang) và
Trang 34dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định Giá trị sản xuất được tính theo giá thực tế và giá so sánh
Giá trị sản xuất bao gồm:
- Giá trị hàng hoá và dịch vụ sử dụng hết trong quá trình sản xuất;
- Giá trị mới tăng thêm trong quá trình sản xuất: thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất, và thặng dư sản xuất
Giá trị sản xuất có sự tính trùng giá trị hàng hóa và dịch vụ giữa các đơn vị sản xuất, mức độ tính trùng phụ thuộc vào mức độ chuyên môn hóa của tổ chức sản xuất
Giá trị sản xuất được tính cho các ngành kinh tế, nội dung giá trị sản xuất của các ngành như sau:
a Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bao gồm giá trị sản phẩm (kể cả sản
phẩm dở dang) trồng trọt, chăn nuôi, giá trị dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi, giá trị các hoạt động săn bắt, thuần dưỡng thú và những dịch vụ có liên quan đến hoạt động này
b Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp bao gồm giá trị trồng mới, nuôi dưỡng,
chăm sóc, tu bổ, khoanh nuôi, cải tạo rừng, giá trị lâm sản khai thác, giá trị cây và hạt giống, giá trị các hoạt động bảo vệ rừng và các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp khác thực hiện trong kỳ, giá trị những sản phẩm dở dang trong nuôi trồng rừng
c Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản bao gồm giá trị hải sản khai thác, giá trị
thuỷ sản khai thác tự nhiên trên sông, suối, hồ, đầm, ruộng nước, giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng, giá trị sơ chế thủy sản, giá trị ươm nhân giống thủy sản, giá trị những sản phẩm thủy sản dở dang
d Giá trị sản xuất ngành công nghiệp bao gồm giá trị sản xuất của các
ngành: công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước được tính theo phương pháp công xưởng, tổng hợp từ giá trị sản xuất của các cơ sở sản xuất công nghiệp, bao gồm:
Trang 35- Doanh thu công nghiệp (doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ công nghiệp, bán phế liệu phế phẩm và doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị có kèm theo người điều khiển);
- Chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, sản phẩm
dở dang
e Giá trị sản xuất ngành xây dựng bao gồm giá trị hoạt động sản xuất do
chuẩn bị mặt bằng, xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình, giá trị lắp đặt máy móc, thiết bị cho các công trình, giá trị hoàn thiện công trình, doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị có người điều khiển, doanh thu bán phế liệu
f Giá trị sản xuất ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô,
xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình bao gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng
cá nhân và gia đình trong một thời kỳ nhất định, bao gồm giá trị của các hoạt động: bán buôn, bán lẻ, đại lý, môi giới, đấu giá, bảo dưỡng và sửa chữa hàng hóa dùng cho sản xuất và tiêu dùng
Đối với hoạt động thương nghiệp bán buôn, bán lẻ hàng hóa, giá trị sản xuất bằng chênh lệch giữa doanh thu về bán hàng với trị giá vốn hàng bán ra
Đối với hoạt động sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân
và gia đình, giá trị sản xuất bằng doanh thu cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng
xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
g Giá trị sản xuất ngành khách sạn và nhà hàng là chênh lệch giữa doanh
thu phục vụ và trị giá vốn hàng chuyển bán của các hoạt động: khách sạn, điểm cắm trại, các dịch vụ khác cho nghỉ trọ ngắn ngày, nhà hàng, bar và căng tin
h Giá trị sản xuất ngành vận tải là doanh thu của hoạt động vận tải hành
khách, hàng hóa bằng các phương tiện đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường ống, đường hàng không v.v và bao gồm cả kết quả hoạt động quản lý các sân bay, bến cảng, hoa tiêu dẫn dắt tàu thuyền, quản lý các bến tàu xe, bốc dỡ hàng hóa, hoạt động kho bãi và doanh thu cho thuê phương tiện có người điều khiển
Trang 36h Giá trị sản xuất ngành du lịch là doanh thu của hoạt động cung cấp
thông tin du lịch, chào mời, lập kế hoạch, sắp xếp các chuyến du lịch, nơi ăn chỗ ở
và phương tiện đi lại cho du khách theo tour, cung cấp vé và kết quả của hoạt động hướng dẫn du lịch
i Giá trị sản xuất ngành bưu chính, viễn thông là doanh thu của hoạt động
bưu chính: thu nhận, vận chuyển và phân phát thư, bưu kiện trong nước hoặc quốc
tế, bán tem bưu chính, phân loại thư, cho thuê hòm thư, thu nhận thư từ các hòm thư công cộng hoặc bưu kiện từ các cơ quan bưu điện để phân loại và phân phát chúng và hoạt động viễn thông: truyền âm thanh, truyền hình ảnh, số liệu hoặc các thông tin khác qua dây cáp, phát sóng, tiếp âm hoặc vệ tinh, kể cả điện thoại, điện báo và thông tin telex, bảo dưỡng mạng lưới thông tin
k Giá trị sản xuất ngành tài chính, tín dụng bao gồm giá trị sản xuất kinh
doanh của các hoạt động: quản lý nhà nước về lĩnh vực ngân hàng; hoạt động trung gian tài chính và các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tài chính tiền tệ, hoạt động bảo hiểm và trợ cấp hưu trí, hoạt động quản lý quỹ hưu trí, và hoạt động xổ số
l Giá trị sản xuất hoạt động khoa học và công nghệ là doanh thu của các
hoạt động nghiên cứu cơ bản, hoạt động nghiên cứu ứng dụng và hoạt động triển khai thực nghiệm
m Giá trị sản xuất các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và
dịch vụ tư vấn là doanh thu của các hoạt động liên quan đến bất động sản: kinh
doanh bất động sản và nhà ở tự có tự ở, hoạt động cho thuê máy móc thiết bị không kèm người điều khiển, cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình, các hoạt động liên quan đến máy tính và các hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn khác
n Giá trị sản xuất ngành quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, bảo
đảm xã hội bắt buộc là tổng chi thường xuyên và khấu hao tài sản cố định (nếu có)
cho các hoạt động quản lý nhà nước và quản lý các chính sách kinh tế xã hội, hoạt động phục vụ chung cho toàn bộ đất nước, hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc, hoạt động quốc phòng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội
Trang 37Tổng chi thường xuyên không bao gồm các khoản chi sửa chữa lớn tài sản
cố định, các công trình cơ sở hạ tầng và các khoản chi chuyển nhượng thường xuyên
o Giá trị sản xuất ngành giáo dục và đào tạo là doanh thu cung cấp dịch
vụ của các hoạt động thuộc nhà trẻ và giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục và đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học và bổ túc văn hóa, giáo dục và đào tạo khác
p Giá trị sản xuất ngành y tế và hoạt động cứu trợ xã hội là doanh thu
cung cấp dịch vụ của các hoạt động y tế, hoạt động thú y, và hoạt động cứu trợ xã hội
q Giá trị sản xuất của hoạt động văn hóa thể thao là doanh thu hoặc chi
thường xuyên của các hoạt động: điện ảnh, phát thanh, truyền hình, hoạt động nghệ thuật sân khấu, âm nhạc và các nghệ thuật khác; hoạt động thông tấn; hoạt động thư viện, lưu trữ, bảo tàng, bảo tồn tự nhiên và các hoạt động văn hóa khác và hoạt động thể thao, giải trí khác
r Giá trị sản xuất của hoạt động đoàn thể và hiệp hội là tổng chi thường
xuyên và khấu hao tài sản cố định (nếu có) cho hoạt động của các hiệp hội kinh doanh và nghề nghiệp của các tổ chức tôn giáo và của các tổ chức hiệp hội khác Giá trị sản xuất chỉ tính cho các tổ chức đoàn thể và hiệp hội được Nhà nước cho phép thành lập hoặc công nhận
Tổng chi thường xuyên không bao gồm các khoản chi sửa chữa lớn tài sản
cố định phục vụ chuyên môn, các công trình cơ sở hạ tầng và các khoản chi chuyển nhượng thường xuyên
s Giá trị sản xuất của hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng là doanh
thu hoặc chi phí thường xuyên của các hoạt động: kiến thiết thị chính, thu dọn vật thải, cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng và các hoạt động tương tự và hoạt động dịch vụ khác như: giặt, là, làm đầu, v.v
Trang 38t Giá trị sản xuất của hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ
tư nhân là chi phí của hộ gia đình để thuê người giúp việc trong các hoạt động nội
trợ, quản gia, làm vườn, gác cổng, gia sư, thư ký v.v trong các hộ gia đình
u Giá trị sản xuất của hoạt động của các tổ chức và đoàn thể quốc tế là
tổng chi thường xuyên cho hoạt động của các cơ quan chuyên trách, tổ chức khu vực của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và hoạt động của các cơ quan và đại diện vùng của các tổ chức quốc tế khác tại Việt Nam như: Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền
tệ Quốc tế, Cộng đồng chung Châu Âu v.v
43 Chi phí trung gian (Intermediate consumption - IC).Chỉ tiêu kinh tế phản
ánh giá trị hàng hóa và dịch vụ sử dụng hết trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mới trong một thời kỳ nhất định, gồm cả chi phí sửa chữa nhỏ và duy tu tài sản cố định dùng trong sản xuất Chi phí trung gian tính theo ngành kinh tế và toàn
bộ nền kinh tế, theo giá thực tế và giá so sánh Chi phí trung gian chia theo hai nhóm chủ yếu:
• Nhóm chi phí vật chất gồm: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, điện, nước, khí đốt, chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng và chi phí sản phẩm vật chất khác
• Nhóm chi phí dịch vụ gồm: vận tải; bưu điện; bảo hiểm; dịch vụ ngân hàng; dịch vụ pháp lý, dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ khác
44 Giá trị tăng thêm (Value added - VA) Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh giá
trị hàng hóa và dịch vụ mới sáng tạo ra của các ngành kinh tế trong một thời kỳ nhất định Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, bao gồm: thu nhập của người lao động
từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng
dư sản xuất Giá trị tăng thêm được tính theo giá thực tế và giá so sánh
45 Tổng sản phẩm trong nước (Gross domestic product - GDP).Chỉ tiêu kinh
tế tổng hợp phản ánh giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định Tổng sản phẩm trong nước được tính theo giá thực tế và giá so sánh Có 3 phương pháp tính:
Trang 39• Phương pháp sản xuất: tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng
thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
• Phương pháp thu nhập: tổng sản phẩm trong nước bằng thu nhập tạo nên
từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc Theo phương pháp này, tổng sản phẩm trong nước gồm 4 yếu tố: thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật), thuế sản xuất, khấu hao tài sản
cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất
• Phương pháp sử dụng: tổng sản phẩm trong nước bằng tổng của 3 yếu
tố: tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và nhà nước; tích lũy tài sản (cố định, lưu động và quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế dùng để nghiên cứu cơ cấu kinh
tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách
Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh đã loại trừ biến động của yếu tố giá cả qua các năm, dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất
46 Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (Gross domestic product per capita) Chỉ tiêu kinh tế phản ánh một cách tổng quan mức sống dân cư và
được tính bằng tỷ lệ giữa tổng sản phẩm trong nước với tổng dân số trung bình trong năm Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người có thể tính theo giá thực tế, giá so sánh, tính theo nội tệ hoặc theo ngoại tệ
47 Tổng sản phẩm trong nước tính theo ngoại tệ (Gross domestic product at foreign currency) Chỉ tiêu phản ánh tổng sản phẩm trong nước theo nội tệ được
tính chuyển sang ngoại tệ Việc tính chuyển này được sử dụng cho các mục đích khác nhau, trong đó có việc so sánh tổng sản phẩm trong nước của các quốc gia với nhau Có hai phương pháp tính chuyển:
• Phương pháp tỷ giá hối đoái thực tế: lấy tổng sản phẩm trong nước theo
nội tệ chia cho tỷ giá hối đoái chính thức bình quân năm giữa nội tệ và ngoại tệ;
Trang 40• Phương pháp sức mua tương đương: lấy tổng sản phẩm trong nước theo
nội tệ chia cho tỷ giá theo sức mua tương đương
48 Tổng thu nhập quốc gia (Gross national income - GNI).Chỉ tiêu kinh tế tổng
hợp phản ánh tổng thu nhập lần đầu được tạo ra từ các yếu tố thuộc sở hữu của quốc gia tham gia vào hoạt động sản xuất trên lãnh thổ quốc gia hay ở nước ngoài trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm
Tổng thu nhập quốc gia phản ánh thu nhập được tạo ra từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất thuộc sở hữu của quốc gia, tổng thu nhập quốc gia bằng tổng sản phẩm trong nước cộng chênh lệch giữa thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về và thu nhập của người nước ngoài ở Việt Nam gửi ra nước ngoài cộng với chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả nước ngoài
49 Thu nhập quốc gia thuần (Net national income - NNI) Chỉ tiêu kinh tế tổng
hợp phản ánh phần còn lại của tổng thu nhập quốc gia sau khi trừ đi khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất của toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Dưới dạng công thức, thu nhập quốc gia thuần được tính như sau:
NNI = GNI - Khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất
50 Thu nhập quốc gia khả dụng (National disposable income - NDI) Chỉ tiêu
kinh tế tổng hợp phản ánh tổng thu nhập của quốc gia từ sản xuất, từ thu nhập sở hữu và từ chuyển nhượng hiện hành Thu nhập quốc gia khả dụng dùng cho tiêu dùng cuối cùng và để dành Mối liên hệ giữa thu nhập quốc gia khả dụng và thu nhập quốc gia như sau :
Thu nhập quốc gia khả
Chuyển nhượng hiện hành thuần từ nước ngoài
51 Để dành (Saving - Sn)là phần thu nhập còn lại của thu nhập quốc gia khả dụng
sau khi trừ đi phần thu nhập sử dụng cho tiêu dùng cuối cùng Để dành là nguồn tài chính trong nước quan trọng cho đầu tư Công thức tính để dành như sau:
Để dành (Sn) = Thu nhập quốc gia khả - Tiêu dùng cuối