1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

báo cáo công nghệ sau thu hoạch hạt

8 879 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 58,24 KB

Nội dung

Bài 1: Xác định một số tính chất vật lý của khối hạtKhối hạt là một khối vật chất sống.. Các tính chất trên có ảnh hưởng lớn đến khả năng vận chuyển, xuất nhập hàng hóa, độ bền của bao b

Trang 1

Bài 1: Xác định một số tính chất vật lý của khối hạt

Khối hạt là một khối vật chất sống Trong nó tồn tại những tính chất quần thể của nông sản mà chỉ khi tập hợp lại thành đống, những tính chất này mới xuất hiện Các tính chất trên có ảnh hưởng lớn đến khả năng vận chuyển, xuất nhập hàng hóa,

độ bền của bao bì và kho tàng, khả năng sấy khô hạt, thông gió cho khối hạt, xông trùng cho hạt

Xác định một số tính chất vật lý của khối hạt để phục vụ cho bảo quản hạt

- Cân phân tích có độ chính xác là 0.01g

- Bàn đếm hạt

- Ống đong 1 lít

- Một số loại hạt: đậu tương, ngô, thóc

- Nước cất

- Cốc thủy tinh 500 ml

- Giấy thấm

- Đĩa petri

- Tủ định ôn

Với 3 khối hạt riêng: đậu tương, ngô, thóc

Ta chia mỗi loại 1000 hạt như sau:

Ta lấy một khối lượng hạt bất kỳ cho vào bàn đếm, trong bàn đếm đó chia ra 4 góc mỗi góc lấy 250 hạt, 4 góc lấy 1000 hạt Từ đó ta tính được khối lượng 1000 hạt cần xác định Lặp lại 3 lần

Theo phương pháp đường chéo: Khối lượng 1000 hạt từng loại được tính :

250

250 250

250

Trang 2

Công thức: P 500(1) + P 500(2) = P 1000 hạt (mg)

P500(1) P500(2) P1000 hạt

P500(1) P500(2) P1000 hạt

P500(1) P500(2) P1000 hạt

- Cách tiến hành: Đổ đầy hạt vào một ống đong có thể tích 1 lít rồi cân khối lượng hạt có trong ống đong đó Lặp lại 3 lần rồi lấy kết quả trung bình

- Kết quả:

Trang 3

- Đong 100 ml hạt bằng ống đong dung tích 200 ml Dùng một lượng nước đã xác định đổ vừa ngập hết số hạt kể trên Xác định lượng nước vừa đổ T(ml)

- Độ trống rỗng được xác định bằng công thức:

d (%) = 100 (T / 200) = T/2

 Kết quả: Ngô: T = 110 ml  d = 55%

Đậu tương: T = 95 ml  d = 47.5 % Thóc: T = 115 ml  d = 57.5%

- Cân và xác định trọng lượng hạt trong ống đong ta có dung trọng hạt (Bd)

- Xác định tỷ lệ khoảng không gian giữa các hạt (d) bằng nước rồi áp dụng công thức tính:

Kd = Bd / (100 – d)

Trong đó: Kd là khối lượng riêng hạt (kg/m3)

Bd là dung trọng hạt (kg/m3)

d là độ trống rỗng (%)

• Kết quả :

+ Ngô: Kdngô = 0,75279 / (100 – 55) = 16,73.10-3 (kg/m3)

+ Đậu tương: Kdđ.tương = 0,72808 / (100 – 47.5) = 13,89 10-3 (kg/m3) + Thóc: Kdthóc = 0,53427 / (100 – 57.5) = 12,57 10-3 (kg/m3)

Trang 4

Bài 2: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hạt sau

bảo quản.

quản để có nhận định về tình trạng chất lượng hạt, làm cơ sở cho các biện pháp xử lý cần thiết cũng như đánh giá hiệu quả của công tác bảo quản

Độ ẩm, còn gọi là thủy phần là chỉ tiêu quan trọng nhất và được quan tâm trước tiên Độ ẩm hạt ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả bảo quản, đến quá trình xay xát, tỷ lệ gạo thu được, chất lượng gạo bảo quản

Cách sử dụng máy đo độ ẩm:

- Lắp pin vào máy, khởi động máy bằng cách ấn nút POWER và chờ vài giây

để máy hoạt động

Trang 5

- Nhấn SELECT để chọn loại hạt cần đo trong danh mục các loại vật liệu đo Ngô (corn) có mã số là 3 và thóc (wheat) là mã số 1, đậu tương (soybean)

mã số 4

- Nhấn MEASURE, chờ một vài giây Khi trên màn hình xuất hiện chữ POUR thì máy báo đã sẵn sàng để đo Đổ hạt vào phễu của máy đo và chờ vài giây Trong khi chờ đọc kết quả thì trên màn hình xuất hiện biểu tượng

ô vuông đen nhấp nháy Sau đó giá trị độ ẩm sẽ hiện diện Thực hiện phép

đo vài lần rồi ấn AVERAGE để có giá trị trung bình

- Lưu ý: lượng mẫu dùng để đo cần được chuẩn bị trước và có khối lượng theo đúng hướng dẫn Khối lượng hạt ngô dùng để đo là 140g, Thóc là 170g, đậu tương là 150g

• Kết quả đo được :

Nhận xét:

- Qua việc tiến hành đo độ ẩm của mẫu hạt ta nhận thấy đậu tương có độ ẩm cao nhất, tiếp là ngô và cuối cùng là thóc

- Độ ẩm của 3 hạt trên đều nằm dưới hàm lượng ẩm cho phép trong bảo quản hạt là ≤ 13%, đây là điều kiện thích hợp để bảo quản hạt trong thời gian dài

- Trong khối hạt thóc, ngoài hạt thóc hoàn thiện ra còn có những hạt lép, gãy,

vỡ, hạt nẩy mầm, hạt các cây cỏ dại, lá cây, đất cát, côn trùng trừ hạt thóc hoàn thiện ra phần còn lại là tạp chất

- Tạp chất làm giảm giá trị của thóc, làm giảm khả năng bảo quản thóc Khi chế biến thóc thành gạo, tỷ lệ tạp chất càng cao, chất lượng gạo càng kém,

Trang 6

thiết bị xay xát càng chóng hư hỏng Do đó, trước khi bảo quản thóc, cần loại bỏ tạp chất ra khỏi khối hạt

- Cân 100g thóc(ngô, đậu tương) đổ lên tờ giấy trắng sạch và khô Dùng que gạt để tách riêng phần hạt thóc nguyên vẹn sang một bên, các tạp chất sang một bên

- Cân phần tạp chất

Tỷ lệ tạp chất được xác định theo công thức:

Tc(%) = (m 1 / m 2 ) x 100%

trong đó: m1 là khối lượng tạp chất (g)

m2 là khối lượng mẫu (g)

- Ngô: m1= 3.63 (g)

Tcngô = (3.63 / 100) x 100% = 3.63 (%)

- Đậu tương: m1= 6.43 (g)

Tcđ.tương = (6.43 / 100) x 100% = 6.43 (%)

- Thóc: m1= 14.17 (g)

Tcthóc = (14.17 / 100) x 100% = 14.17 (%)

- Côn trùng khi gây hại thường đục hạt làm cho hạt có một lỗ thủng, có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường.Dựa vào đặc tính này, có thể xác định số hạt bị côn trùng phá hại mẫu và từ đó có thể xác định tổn thất về khối lượng

do côn trùng gây ra

• Tiến hành:

- Lấy 1000 hạt bất kỳ, cân được khối m1

- Chọn trong 1000 hạt này có số hạt bị côn trùng ăn hại (có lỗ đục) Cân số hạt này được khối lượng m2

- Chọn trong 1000 hạt này số hạt bình thường không bị côn trùng hạt với số lượng đúng bằng số hạt bị côn trùng ăn hại, đem cân được khối lượng m3

Tỷ lệ phần trăm hạt bị tổn thất do côn trùng ăn hại tính theo công thức sau:

Tt (%) = (m 3 – m 2 ) x 100 / m 1

Trang 7

trong đó: m1 là khối lượng 1000 hạt (g)

m2 là khối lượng hạt bị hại (g)

m3 là khối lượng hạt bình thường (g)

- Đối với ngô: m1 = 254.18 (g)

m2 = 25.05 (g)

m3 = 30.35 (g) Tt(%)ngô = × 100% = 2.085%

- Đối với đậu tương : m1 = 187.64 (g)

m2 = 8.59 (g)

m3 = 10.83 (g) Tt(%)đ.tương = × 100% = 1.194 %

- Đối với thóc m1 = 22.06 (g)

m2 = 1.1 (g)

m3 = 1.8(g) Tt(%)thóc = × 100% = 3.17 %

- Độ ẩm của 3 hạt trên (ngô: 9.2%, đậu tương: 9.9%, thóc:8.86%) đều nằm dưới thủy phần an toàn trong bảo quản hạt là ≤ 13%, đây là điều kiện thích hợp để bảo quản hạt trong thời gian dài Vì vậy, có thể tiếp tục bảo quản hạt

ở điều kiện hiện tại và tránh làm hạt nhiễm ẩm để đảm bảo chất lượng hạt không bị thay đổi nhiều trong quá trình bảo quản

- Tỉ lệ tạp chất của ngô, đậu tương lần lượt là 3.43%, 6.43% nhưng của thóc lại tương đối cao 14.17% Do đó trong quá trình bảo quản, hạt sẽ dễ bị hư hỏng và làm giảm chất lượng thành phẩm Vì vậy, dựa vào tính chất tự phân cấp của hạt, ta có thể sử dụng các biện pháp sau để loại bỏ tạp chất cho khối hạt :

+ Sử dụng các thiết bị quạt gió để loại bỏ các tạp chất nhẹ như trấu, cọng rơm, lá khô…

Trang 8

+ Sử dụng hệ thống sàng để loại bỏ những tạp chất nặng như đất, đá, sỏi, kim loại…

- Tỉ lệ tổn thất do côn trùng gây hại đối với ngô là 2.085%, đậu tương là 1.194% và của thóc là 3.17% Tỉ lệ tổn thất này là khá thấp nhưng vẫn có thể giảm tổn thất do côn trùng gây hại trong bảo quản bằng các biện pháp như :

+ Nâng cao kỹ thuật thu hoạch, xử lí trước và trong bảo quản một cách phù hợp

+ Kiểm tra đánh giá mức độ nguy hại thường xuyên để có các biện pháp loại bỏ tạp chất, xông trùng, khử khuẩn phù hợp

Bài 3 : Xác định sức sống của phôi

Kính lúp Khay chứa hạt Xanh Methylene 1%

Dao cắt Thớt nhựa Tiến hành : Ngâm mẫu hạt vào dung dịch Xanh Methylene 1% trong 15 phút, sau đó rửa sạch hạt, để ráo Dùng dao bổ dọc hạt Đếm số hạt có phôi bị nhuộm màu và không bị nhuộm màu Phôi chết là những phôi hạt bị nhuôm màu

Tính tỷ lệ hạt có khả năng nảy mầm bằng công thức sau :

Tỉ lệ hạt nảy mầm (%) = x 100%

Kết quả :

- Ngô : Tỉ lệ hạt nảy mầm (%) = x 100% = 16%

- Đậu tương : Tỉ lệ hạt nảy mầm (%) = x 100% = 12%

- Thóc : Tỉ lệ hạt nảy mầm (%) = x 100% = 12%

Ngày đăng: 25/11/2015, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w