Nếu được tiêm chủng đầy đủ,đúng lịch khả năng tạo được kháng thể bảo vệ cho cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là trên 90%; - Tiêm phòng vắc xin là phương án có hiệu quả làm giảm nguy cơ mắ
Trang 11.Vắc-xin là gì?
Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể Có 3 loại:
- Vắc-xin bất hoạt được chế từ các vi sinh vật độc hại đã chết (cúm, tả, ho gà, viêm gan
siêuvi A)
- Vắc-xin được chế từ vi khuẩn sống được làm giảm động lực (sởi, bại liệt, lao)
- Vắc-xin chế từ độc tố đã được làm bất hoạt lực (uốn ván, bạch hầu)
Ý nghĩa của việc tiêm chủng Vắc-xin đối với trẻ?
Tiêm chủng có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
Nếu được tiêm chủng đầy đủ,đúng lịch khả năng tạo được kháng thể bảo vệ cho cơ thể trẻ
sơ sinh và trẻ nhỏ là trên 90%;
- Tiêm phòng vắc xin là phương án có hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc các BTN nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, cũng nhằm giúp cho trẻ giảm thiểu rủi ro về tử vong, những biến chứng và di chứng so với nhóm trẻ không tiêm chủng.
- Những BTN được vắc xin bảo vệ, thường là những bệnh do vi rút gây ra, và khi mắc bệnh cũng không có thuốc điều trị đặc hiệu Vì vậy mọi người cần phải quan tâm hơn, nhất là các bậc phụ huynh nên đưa con đi tc càng sớm càng tốt.
2 Nguyên nhân gây bệnh còi xương ở trẻ?
Còi xương là 1 bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá canxi – photpho trong cơ thể làm cho hệ xương phát triển chậm và dễ biến dạng
Nguyên nhân gây bệnh còi xương:
- Thiếu ánh sáng mặt trời: Nhiều trẻ bị còi xương chỉ vì cha mẹ giữ gìn quá kỹ hoặc không
có điều kiện cho tắm nắng.
- Tình trạng thiếu hụt nặng vitamin D của người mẹ trong thời gian mang thai: Điều
này có thể phá vỡ cân bằng canxi nội mô ở bào thai và gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương, dẫn đến còi xương từ trong bào thai Vì vậy, việc người mẹ thiếu vitamin D trong thời
gian mang thai là yếu tố nguy cơ cao gây còi xương sớm ở trẻ sơ sinh
- Chế độ ăn của trẻ thiếu cả vitamin D và canxi, tỷ lệ canxi/photpho thấp
- Trẻ suy dinh dưỡng: Còi xương không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng,
thiếu vitamin A, thiếu máu Trẻ suy dinh dưỡng thường hay rối loạn hấp thu các chất, kể cả vitamin D và muối khoáng; đồng thời thiếu hụt enzym chuyển hóa vitamin D Vì thế trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ còi xương cao hơn so với trẻ bình thường
- Trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp (dưới 2.500g) có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ có cân
nặng lúc đẻ bình thường Nguyên nhân là cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia vào chuyển hóa vitamin D còn yếu
- Có hội chứng kém hấp thu: Tình trạng thiếu vitamin D dễ xảy ra ở những trẻ có hội
chứng này Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật
đều có ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương
Bệnh còi xương ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ?
- Trẻ ngủ không yên giấc, hay giật mình Ra nhiều mồ hôi trộm rụng tóc phía sau đầu biến dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống thay đổ dáng đi, có thể gây hẹp khung xương chậu ở bé gái
- Tổn thương trước tiên ở xương sọ: thóp rộng, bờ thóp mền, đầu to, trán dô, chậm mọc răng… sau đó là các xương khác: ngực dô, lép 2 bên ngực, tay châm cong, chân vòng kiềng hoặt chữ bát
Trang 2- Trẻ chậm phát triển về thể chất và vận động: chậm biết lẫy, bò, đi, đứng… các bắp thịt nhão, bụng to, da xanh Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn(ỉa chảy, viểm phổi) và làm cho
cơ thể chậm phát triển hơn, diễn biến nặng hơn.
4 Trình bày các dấu hiệu phát hiện trẻ suy dinh dưỡng.
- Trẻ chậm phát triển, răng không mọc đủ, cân nặng không tăng trong thời gian dài, xanh xao gầy yếu đó là những biểu hiện trẻ bị suy dinh dưỡng vẫn thường gặp Tuy nhiên, vẫn còn 2 thể suy dinh dưỡng khác ít được để ý hơn là trẻ bị thấp còi và trẻ béo phì
- Trẻ suy dinh dưỡng thường kèm theo biếng ăn và thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến
da xanh, niêm mạc nhợt Các cháu quấy khóc, đêm ngủ không yên giấc
- Dấu hiệu chính của chứng bệnh này là teo các nhóm cơ: Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng do thiếu protein thì cơ cánh tay bị teo nên đường kính vòng cánh tay sẽ nhỏ hơn 13cm Trường hợp suy dinh dưỡng thể nặng thì đường kính vòng tròn cánh tay giảm xuống dưới 12cm Ngoài các dấu hiệu chính như trên, trẻ em suy dinh dưỡng do thiếu protein còn bị biến màu da và màu tóc Nhóm cơ ở cánh tay, ở đùi, ở cẳng chân bị teo Có các vết trợt loét trên da Bộ mặt trẻ trông có vẻ bụ bẫm vì bị phù
Biện pháp chăm sóc trẻ bị SDD:
- Đảm bảo trẻ ăn đủ số lượng và chất lượng: nếu trẻ không ăn được phải cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày Trẻ bị rối loạn tiêu hoá phải cho trẻ ăn đủ, ko kiêng để tránh tình trạng SDD nặng hơn
- Bù nước bằng đường uống nếu trẻ bị ỉa chảy uống thêm nước oresol
- Giữ ẩm để tránh tình trạng hạ nhiệt độ
- Ko để trẻ đói, cho trẻ uống nước đường, sữa khi trẻ mệt đề phòng trường hợp hạ
đường huyết
- Phát hiện và điều trị kìp thời các bệnh nhiễm khuẫn, nhất là nhiễm khuẩn phổi
- Trường hợp trẻ bị SDD nằng phải đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị
5 Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào đối với trẻ em?
- Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue
gây ra Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.Sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm hơn ở người lớn vì sốt cao có
thể gây ra co giật và lượng nước ở trong cơ thể trẻ em nhiều nên dễ mất nước khi sốt cao dẫn đến trụy tim mạch (hạ huyết áp) Mặt khác, do trẻ không thể biết được về tình hình diễn biến bệnh nên nếu không chăm sóc và theo dõi chặt chẽ, dễ có nhiều biến loạn khác.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết:
- Để trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng, hạn chế cử động.
- Uống đủ nước đặt biệt là nước hoa quả.
- Ăn nhiều bữa, thức ăn lỏng dễ tiêu.
- Uống Oresol.
- Khi trẻ sốt cao cho trẻ uống parasetamol Tuyệt đối ko cho uống các loại thuốc hạ nhiệt.
- Theo dõi chặt chẽ các biểu hiện báo sốt xuất huyết nội tạng để điều trị kịp thời.
- Vệ sinh răng miệng và thân thể.
* Phòng bệnh: Theo dõi phát hiện sớm SXH cho tất cả các trường hợp sốt trong vùng dịch diệt mũi, diệt bọ gậy tuyên truyền mọi người nằm màn kể cả ban ngaỳ Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh nhà.
6 Cách sơ cứu cho trẻ khi bị gãy xương?
Trang 3- Xác định vị trí gãy xương
- Đánh giá và kiểm soát chảy máu Đề phòng sốc
- Uống nước chè ấm,
- Rửa vết thương phần mềm và băng lại
- Hạn chế dịch chuyển, xê dịch vùng tổn thương
- Bất động vùng tổn thương bằng nẹp hay băng ép
- Gọi cấp cứu y tế
* Sơ cứu chi gãy
+ Gãy xương cánh tay :
- Để cánh tay sát thân mình, cẳng tay vuông góc với cánh tay
- Đặt 2 nẹp : Nẹp trong từ hố nách tới quá khỷu tay, nẹp ngoài từ quá bả vai tới quá khớp khỷu Bên trong nẹp đệm 1 lớp vải mền
- Dùng 2 sợi dây cố định nẹp ở trên và dưới chỗ gãy
- Dùng khăn tam giác treo cẳng tay trước ngược sao cho cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay để ngửa và cao hơn khỷu tay
- Dùng băng bản rộng băng ép cánh tay vào thân
+ Gãy xương cẳng tay :
Để cẳng tay sát thân mình, vuông góc với cánh tay, lòng bàn tay ngửa
- Đặt 2 nẹp : Nẹp trong từ lòng bàn tay đến khuỷ tay, nẹp ngoài từ các ngón tay đến quá khỷu tay
- Dùng 3 sợi dây buội cố định nẹp bàn tay và thân cẳng tay phía trên và dưới chỗ gãy
- Dùng khăn tam giác treo cẳng tay trước ngực
+ Gãy xương đùi :
- Cố định bằng nẹp : cần 3 người
- 1: Luồn tay giữ đùi phía trên và dưới chỗ gãy
- 2 : Đỡ gót chân và giữ bàn chân luôn vuông góc với cẳng chân
- 3 : Đặt 2 nẹp Nẹp ngoài từ hố nách tới quá gót chân, nẹp trong từ bẹn tới quá gót chân Dùng 9 sợi dây cố địng nẹp : trên và dưới chỗ gãy, băng kiểu số 8 ở cổ chân, buộc ngang ngực, ngang lưng, dưới gối Buộc 2 chân vào nhau ở trên đầu gối, dưới gối, cổ chân
+ Gãy xương cẳng chân : Cần 3 người
- 1 : Đỡ nẹp và cẳng chân phía trên và dưới chỗ gãy
- 2 : Đỡ gót chân và kéo nhẹ theo trục của chân, kéo đều tay liên tục
- 3 : Cố định nẹp Đặt 2 nẹp : nẹp trong và nẹp ngoài từ giữa đùi tới quá gót chân Buộc dây cố định nẹp ở trên và dưới chỗ gãyvà đầu trên nẹp băng kiểu số 8 giữ bàn chân vông góc với cẳng chân Buộc 2 chân vào nhau ở trên đầu nẹp, ngang đầu gối và cổ chân
+ Gãy xương xườn :
- Dùng băng dín to bản cố định
- Treo tay cùng bên với bên lồng ngực vào cổ
+ Gãy xương đòn : Cần hai người tiến hành
- Người 1 nắm 2 cánh tay bệnh nhân nhẹ nhàng kéo ra sau giữ như vậy trong suốt thời gian cố định
Trang 4- Người 2 dùng băng số 8 cố định xương đòn
Cách phòng tránh gãy xương cho trẻ ở trường mầm non?
- Giáo dục không cho trẻ leo trèo cây cối, lang can
- Nhà vệ sinh phải luôn khô ráo tránh trơn trợt
- Phòng bện còi xương cho trẻ = cách cho trẻ ăn đầy đủ chất ding dưỡng
- Sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng vừa tầm vói trẻ
- Giáo dục trẻ ý thức an toàn trong khi chơi
- Ở chỗ nguy hiểm đặt biển báo cho trẻ không đến gần
- Tuyên truyền phụ huynh đội nón bảo hiểm khi trẻ đi xe máy hoặc xe đạp, dặn trẻ phải mang mũ hoặc đồ bảo vệ khi chơi thể thao, luôn cài dây an toàn cho trẻ khi đi xe hơi
7 Vì sao trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp ?
Đối với trẻ em rất dễ mắc bệnh đường hô hấp là vì:
- Hệ thống hô hấp ở trẻ em liên quan đến môi trường bên ngoài rất dễ dàng (Các tác nhân có thể qua hai lỗ mũi, miệng, tai, da…) vì vậy vi trùng, siêu vi trùng có thể qua các con đường đó vào cơ quan hô hấp trẻ em dễ dàng
- Ở bên ngoài môi trường, có nhiều tác nhân gây bệnh đường hô hấp như siêu vi trùng (cúm, phó cúm…) Vi trùng đứng hàng đầu là phế cầu khuẩn, Ecoli trực khuẩn màu xanh…)
- Nấm - Ký sinh trùng (sán, giun): Các trẻ em Khi đứa trẻ đến tháng thứ 6, các chất chống lại các tác nhân vi khuẩn và vi trùng do mẹ truyền sang đã hết và như vậy trong
cơ thể trẻ không còn đủ các chất chống đỡ nên các tác nhân gây bệnh (chất gây dị ứng bệnh viêm phế quản (nấm mốc, phấn hoa, bụi nhà, lông thú, tôm, cua…).dễ đi vào trẻ
em và gây ra viêm phổi
- Đường hô hấp trẻ em cònyêú các chất tiết không có chất chống đỡ, hệ thống lông rung hoạt động còn yếu nên tác nhân gây bệnh đi vào đường hô hấp rất dễ dàng, do đó các cháu rất dễ bị bệnh đường hô hấp
Giáo viên cần làm gì để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp cho trẻ ?
- Nếu trong lớp có trẻ bị bệnh về đường hô hấp cần cách ly trẻ với các trẻ khác, thông báo cho phụ huynh đến đón và chữa trị kịp thời để phát hiện sớm viêm phổi cũng như các biến chứng khác… Giữ gìn vệ sinh phòng lớp sạch sẽ, giáo dục trẻ khi ho, hắt xì phải bịt miệng, đi đường phải bịt khẩu trang
- Để phòng ngừa các chứng nhiễm khuẩn hô hấp giáo viên cần tuyên truyền cho phụ huynh biết: Cần bảo vệ trẻ khi thời tiết thay đổi, trẻ nên được mặc quần áo mát mẻ khi trời nóng và giữ ấm khi trời lạnh; không để trẻ nằm gần quạt máy, nằm phòng máy lạnh quá lâu, không cho trẻ đi chơi dưới trời mưa, trời nắng gắt hay ngoài trời quá khuya; tắm trẻ bằng nước ấm khi trời lạnh; giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng;
- Cha mẹ cần đặc biệt chú ý tăng cường miễn dịch tự nhiên cho trẻ thông qua dinh dưỡng giúp tăng cường hàng rào miễn dịch tự nhiên ở trẻ, tiêu diệt các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài một cách hiệu quả
8 Cách sơ cứu dị vật đường thở ?
Cách xử trí:
- Nếu dị vật là chất lỏng: Để cấp cứu, đặt trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay hay trên đùi rồi vỗ mạnh vào lưng 2-3 cái Nếu trẻ lớn hơn, để trẻ nằm ngửa rồi ấn tay
Trang 5vào thượng vị, nhồi 2-3 cái để trẻ ho bắn ra và thở trở lại Nếu trẻ vẫn chưa thở được, phải hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu ngưng tim.
- Nếu dị vật cứng:Đối với trẻ nhỏ :
C1 : người cấp cứu cầm 2 chân trẻ sốc ngược, sau đó khum lòng bàn tay vỗ nhẹ vào giữa 2 xương bả vai từ 1-4 lần
C2 : đặt trẻ nằm sấp đầu dốc, bụng và ngực nằm trển cẳng tay người cấp cứu khum lòng bàn tay vỗ vào phần giữa 2 xương bã vai 1-4 lần.
Đối với trẻ lớn :
C1 : người cấp cứu ngồi trên ghế ỏ quỳ 1 chân, đặt trẻ lên đầu gối đầu dốc
xuống, dùng 2 tay đỡ ngực trẻ, bàn tay kia khum lại vỗ vào giữa 2 xương bả vai
từ 1-4 lần.
C2 : đặt trẻ nằm sấp vắt ngang qua 1 cẳng tay ỏ 1 đùi rồi khum lòng bàn tay vỗ vào giữa 2 xương bả vai từ 1-4 lần.
Cách phòng tránh dị vật đường thở cho trẻ?
- Không nên để hạt dưa, hạt bí gần tầm nhìn, tầm với của trẻ
- Không để vương vãi trên sàn nhà những đồ vật nhỏ,hạt nhỏ như cườm trẻ có thể nhặt cho vào miệng
- Không cho trẻ nhỏ ăn dưa hấu chưa lấy hạt hoặc các loại hạt dưa, hạt bí, đậu phộng mảnh bánh tráng.
- Không cho trẻ chơi với các loại hạt, đồng tiền, đồ vật nhỏ.
- Nếu nhìn thấy trẻ đưa những thứ kể trên vào miệng, không vội la làm trẻ khóc thét dễ bị sặc.
- Tránh ép trẻ ăn uống khi trẻ đang khóc Không cho trẻ ngậm thức ăn trong miệng và đùa giỡn
9 Trình bày nội dung, phương pháp giáo dục vệ sinh văn minh cho trẻ mầm non.
Những nội dung, kĩ sảo vệ sinh văn minh cần rèn luyện cho trẻ:
Nhóm kĩ xảo giữ gìn vệ sinh thân thể
Nhóm kĩ xảo giữ gìn vệ sinh dinh dưỡng
Nhóm kĩ xảo giữ gìn vệ sinh đồ dùng riêng và tập thể
Nhóm kĩ xảo giữ nếp sống ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ
Nhóm kĩ năng giao tiếp quan hệ có văn minh với bạn bè
Phương pháp:
- GD vệ sinh là công tác được tiến hành thông qua các hđ giảng dạy-GD toàn diện phối hợp giữa cô giáo, cán bộ y tế, nhân viên phục vụ trong trường, phụ huynh hs cũng như những người xung quanh
- Cần có kế hoạch thống nhất yêu cầu nội dung GD vệ sinh cho các cháu giữa nhà trường và cha mẹ hs đề kết hợp thực hiện
- Định kì có kế hoạch kiểm tra, gặp gỡ trao đổi giữa nhà trường và cha mẹ hs để có biện pháp thích hợp trong việc gd vệ sinh cho trẻ
- GD vệ sinh cho tẻ thông qua việc sd dụng cụ trực quan, trò chơi, bài hját, câu thơ, chuyện kể, tranh vẽ và các hình thức khác để tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu tốt
- Khi hướng dẫn cần chia trẻ thành nhiều nhóm để có thể kiểm tra uốn nắn từng động tác cho trẻ
- GD vệ sinh cho trẻ cần được tiến hành thường xuyên, củng cố liên tục để tạo thói quen cho trẻ
Trang 6- ĐK cơ bản để đạt được kết quả tốt trong công tác GDVS cho trẻ là phải có kế hoach, chương trình và tổ chức hợp lý, chế độ sinh hoạt và học tập hằng ngaỳ
- Mỗi trường cần có trang bị cơ sở vật chất tối thiểu để có thể thực hiện được góc vệ sinh cho mỗi lớp, tạo đk cho nhà trường thực hiện có hiệu quả việc gdvs văn minh cho trẻ
3 Các bệnh lây qua đường máu: HIV , viêm gan B , viêm gan C , D, sốt xuất huyết , Uốn ván.
- Người lành có thể nhiễm bệnh qua các đường: hô hấp, ăn uống, máu, tình dục, từ mẹ sang con Đường lây bệnh dễ dàng nhất là đường hô hấp vì con người cần có không khí
để thở nhưng trong không khí có nhiều mầm bệnh mà ta có thể hít phải và mang mần bệnh vào người lúc nào không hay Đường lây bệnh nguy hiểm nhất là đường máu
Các bệnh lây qua đường hô hấp: