Đọc hiểu bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy

3 994 0
Đọc hiểu bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I - TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: - Nhà thơ Nguyễn Duy (tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ), sinh năm1948, tại xã Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá. Tham gia công tác từ 1965, làm tiểu đội trưởng dân quân trực chiến khu vực Hàm Rồng - Thanh Hoá. Năm 1966, nhập ngũ tại Bộ tư lệnh Thông tin, lính đường dây, tham gia chiến đấu tại các chiến trường: Khe Sanh - Đường 9 - Nam Lào. Năm 1979, tham gia mặt trận phía Nam và phía Bắc. Từ 1976, chuyển khỏi quân đội về làm báo Văn nghệ Giải phóng. Hiện công tác tại tuần báo Văn nghệ. Tác phẩm đã xuất bản: Cát trắng (thơ, 1973); Ánh trăng (thơ, 1984); Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký, 1985); Khoảng cách (tiểu thuyết, 1985); Mẹ và em (thơ, 1987); Đường xa (thơ, 1989); Quà tặng (thơ, 1990); Về (thơ, 1994). Nhà thơ đã được nhận: Giải nhất thơ tuần báo Văn nghệ (1973); Tặng thưởng loại A về thơ của Hội Nhà văn Việt Nam (1985). - Xuất hiện vào chặng cuối của chiến tranh chống Mĩ cứu nước, từ khoảng 1972 trở đi, Nguyễn Duy đã trở thành một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Cho đến nay, Nguyễn Duy vẫn là một trong số không nhiều nhà thơ "thời ấy" còn sung sức và được bạn đọc yêu thích. Có thể thấy tài năng và con đường thơ của ông phát triển và khẳng định gắn chặt với những năm tháng đầy biến động của lịch sử dân tộc. Những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh, với chùm thơ đăng trên báo Văn nghệ, 1972, Nguyễn Duy đã chiếm được lòng mến mộ của độc giả. Nhà phê bình Hoài Thanh có công phát hiện và giới thiệu Nguyễn Duy. Ông khẳng định ở thơ Nguyễn Duy có một vẻ đẹp "không gì so sánh được", "quen thuộc mà không nhàm chán", "Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những cuộc đời cần cù, gian khổ, không tuổi, không tên", chất thơ của Nguyễn Duy chính là "cái hiền hậu, một cái gì rất Việt Nam". Cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972-1973 tiếp tục khẳng định tài năng của nhà thơ trẻ này bằng việc trao Giải Nhất (đồng giải với Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Nhuận Cầm và Lâm Thị Mĩ Dạ) cho chùm thơ 4 bài của Nguyễn Duy (Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bầu trời vuông). Năm 1973, tập thơ đầu tay của ông ra đời, tập Cát trắng. Tập thơ tuy không phải bài nào cũng đạt, nhưng người đọc đều thấy có nét đặc sắc riêng dễ nhận ra. Đó là sự dung dị, đằm thắm chất dân gian mà vẫn mới lạ, là cái chân chất, chắc bền sâu kín. Nguyễn Duy thường hướng nhiều về đất, ca ngợi cái sức mạnh âm thầm lặng lẽ, cái cần cù bền bỉ và chịu đựng hi sinh. Những bài như Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Giọt nước mắt và nụ cười, Em bé lạc mẹ,... là những bài thơ như thế. Sau chiến thắng 1975, Nguyễn Duy vẫn say sưa và tiếp tục con đường thơ của mình. Tiếng thơ của ông ngày càng đậm đà, ổn định một phong cách, một giọng điệu quen thuộc, mà vẫn rất hấp dẫn đối với người đọc. Tập thơ nổi bật của Nguyễn Duy là tập ánh trăng (1984). Tập thơ được coi là một bước tiến trong thơ Nguyễn Duy, tập thơ đã được tặng giải A của Hội nhà văn Việt Nam 1984 (cùng tập thơ Hoa trên đá của Chế Lan Viên). ánh trăng tiếp tục viết về bộ đội, về công cuộc đời người lính sau chiến tranh với những vần thơ tha thiết và thấm thía những trăn trở băn khoăn (ánh trăng, Nghe tắc kè kêu trong thành phố...). Cũng ở tập thơ này Nguyễn Duy còn dành nhiều bài thơ viết về tuổi thơ, ruộng đồng, cây cỏ, những vùng quê với những con người thân thuộc bằng một tình cảm thiết tha, nặng tình, nặng nghĩa (Đò lèn, Tuổi thơ, Cầu Bố, ông già sông Hòng, Gửi Huế, Lời của cây, Sông Thao, Đà Lạt một lần trăng...). Vẫn tiếp tục chất giọng ca dao đậm đà, thân thuộc, nhiều bài trong ánh trăng viết theo thể lục bát hết sức nhuần nhị, ngọt ngào, nhiều khi khó mà biết phân biệt được những bài ca dao (Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, 2004). 2. Tác phẩm: Bài thơ ánh trăng được tác giả Nguyễn Duy viết năm 1978, sau đưa vào tập ánh trăng - tập thơ được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984. Bài thơ được xem như là niềm thôi thúc của tác giả, nhớ về cội nguồn và ý thức trước lẽ sống thuỷ chung. II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM ánh trăng của Nguyễn Duy mang sức sáng nối liền quá khứ - hiện tại, là tấm gương trăng để soi lòng. Con người của gốc lúa bờ tre, của nắng nỏ trời xanh, của lời ru trọn kiếp người không đi hết, của "Nước chè tươi rót vàng mơ" ấy thường hay giật mình giữa chốn đô hội ồn ào: Tắc kè... tắc kè... tôi giật mình (...) cái âm thanh của rừng lạc về thành phố (...) Chợt hiện về thăm thẳm núi non kia" (Nghe tắc kè kêu trong thành phố) Những năm tháng "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" đã trở thành nguồn mạch hồi ức thường trực trong tâm hồn nhà thơ. Cho nên chỉ một tiếng tắc kè kêu cũng đủ khơi cho nguồn mạch ấy dào dạt chảy. Thì ra, người vốn thiết tha với đồng quê bình dị, say sưa với ca dao hò vè cũng là người ân tình với quá khứ gian lao, nặng lòng với núi rừng một thủa. Với ánh trăng, Nguyễn Duy lại thêm một cái "giật mình". Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. Mạch cảm xúc đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái "giật mình" cuối bài thơ. Trăng hiện diện trong quá khứ, đột ngột sáng trong hiện tại và mặc nhiên vằng vặc trong suy ngẫm nhân tình. Vầng trăng tình nghĩa sáng trong không gian và thời gian kí ức: Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa Con người và thiên nhiên hài hoà trong mối kết giao tri kỉ, thuỷ chung. Từ những năm tháng tuổi thơ bươn trải nhọc nhằn gắn bó với đồng, với sông rồi với bể cho đến những năm tháng chiến tranh gian khổ sống với rừng, bao giờ trăng cũng gần gũi, thân thiết. Giữa con người với thiên nhiên, với trăng là mối quan hệ chung sống, quan hệ thâm tình khăng khít. Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của kí ức chan hoà tình nghĩa. Người ta cứ đinh ninh về sự bền chặt của mối giao tình ấy, nhưng: Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói loà của ánh điện, cửa gương đã làm lu mờ ánh sáng của vầng trăng. Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng trăng "như người dưng qua đường" trong hiện tại. Sự đối lập này diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người. Thủa trước, ta hồn nhiên sống với đồng, với sông, với bể, với gian lao "ở rừng", khi ấy trăng chan hoà tình nghĩa, thiên nhiên và con người gần gũi, hoà hợp. Bây giờ, thói quen cuộc sống phương tiện đủ đầy khiến ta không còn thấy trăng là tri kỉ, nghĩa tình nữa. Nhà thơ nói về trăng là để nói thế thái, nhân tình. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại luôn có những bất trắc. Và chính trong những bất trắc ấy, ánh sáng của quá khứ, của ân tình lại bừng tỏ, là lúc người ta nhận thấy giá trị của quá khứ gian lao mà tình nghĩa, thiếu thốn mà đủ đầy: Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ của toàn bài, là sự chuyển biến có ý nghĩa bước ngoặt của mạch cảm xúc, bộc lộ rõ chủ đề tư tưởng của bài thơ. Không chỉ là sự thay thế đúng lúc của ánh trăng cho ánh điện, ở đây còn là sự thức tỉnh, bừng ngộ về ý nghĩa của những ngày tháng đã qua, của những cái bình dị của cuộc sống, của tự nhiên, là sức sống vượt ra ngoài không gian, thời gian của tri kỉ, nghĩa tình. Các từ "bật tung", "đột ngột" diễn tả trạng thái cảm xúc mạnh mẽ, bất ngờ. Có cái gì như thảng thốt, lo âu trong hình ảnh "vội bật tung cửa sổ". Vầng trăng tròn đâu phải khi "đèn điện tắt" mới có?! Cũng như những tháng năm quá khứ, vẻ đẹp của đồng, sông, bể, rừng không hề mất đi. Chỉ có điều con người có nhận ra hay không mà thôi. Và thế là trong cái khoảnh khắc "thình lình" đối diện với trăng ấy, ân tình xưa "rưng rưng" sống dậy, thổn thức lòng người: Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Đối diện với trăng là đối diện với chính mình, với con người hiện tại và cả với con người trong quá khứ. Sự đồng hiện thời gian - không gian / trăng - người được thể hiện bằng ngôn ngữ lập thể. Vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng. Mặt trăng đối diện với mặt người, mặt trăng cũng là mặt người, là quá khứ đang sáng trong thực tại, trăng là tri kỉ, ân tình xưa,... Từ khổ thơ đầu là vầng trăng (4 lần) đến khổ thơ cuối bài là ánh trăng. ánh trăng bất chợt soi chiếu, thản nhiên và độ lượng, sự im lặng của ánh trăng là sự im lặng của chân lí. Bình dị, mộc mạc nhưng đủ khiến "ta giật mình". Cái chân lí giản đơn đã thành đạo lí: "Uống nước nhớ nguồn". (Sưu tầm)

I - TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: - Nhà thơ Nguyễn Duy (tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ), sinh năm1948, tại xã Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá. Tham gia công tác từ 1965, làm tiểu đội trưởng dân quân trực chiến khu vực Hàm Rồng - Thanh Hoá. Năm 1966, nhập ngũ tại Bộ tư lệnh Thông tin, lính đường dây, tham gia chiến đấu tại các chiến trường: Khe Sanh - Đường 9 - Nam Lào. Năm 1979, tham gia mặt trận phía Nam và phía Bắc. Từ 1976, chuyển khỏi quân đội về làm báo Văn nghệ Giải phóng. Hiện công tác tại tuần báo Văn nghệ. Tác phẩm đã xuất bản: Cát trắng (thơ, 1973); Ánh trăng (thơ, 1984); Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký, 1985); Khoảng cách (tiểu thuyết, 1985); Mẹ và em (thơ, 1987); Đường xa (thơ, 1989); Quà tặng (thơ, 1990); Về (thơ, 1994). Nhà thơ đã được nhận: Giải nhất thơ tuần báo Văn nghệ (1973); Tặng thưởng loại A về thơ của Hội Nhà văn Việt Nam (1985). - Xuất hiện vào chặng cuối của chiến tranh chống Mĩ cứu nước, từ khoảng 1972 trở đi, Nguyễn Duy đã trở thành một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Cho đến nay, Nguyễn Duy vẫn là một trong số không nhiều nhà thơ "thời ấy" còn sung sức và được bạn đọc yêu thích. Có thể thấy tài năng và con đường thơ của ông phát triển và khẳng định gắn chặt với những năm tháng đầy biến động của lịch sử dân tộc. Những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh, với chùm thơ đăng trên báo Văn nghệ, 1972, Nguyễn Duy đã chiếm được lòng mến mộ của độc giả. Nhà phê bình Hoài Thanh có công phát hiện và giới thiệu Nguyễn Duy. Ông khẳng định ở thơ Nguyễn Duy có một vẻ đẹp "không gì so sánh được", "quen thuộc mà không nhàm chán", "Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những cuộc đời cần cù, gian khổ, không tuổi, không tên", chất thơ của Nguyễn Duy chính là "cái hiền hậu, một cái gì rất Việt Nam". Cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972-1973 tiếp tục khẳng định tài năng của nhà thơ trẻ này bằng việc trao Giải Nhất (đồng giải với Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Nhuận Cầm và Lâm Thị Mĩ Dạ) cho chùm thơ 4 bài của Nguyễn Duy (Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bầu trời vuông). Năm 1973, tập thơ đầu tay của ông ra đời, tập Cát trắng. Tập thơ tuy không phải bài nào cũng đạt, nhưng người đọc đều thấy có nét đặc sắc riêng dễ nhận ra. Đó là sự dung dị, đằm thắm chất dân gian mà vẫn mới lạ, là cái chân chất, chắc bền sâu kín. Nguyễn Duy thường hướng nhiều về đất, ca ngợi cái sức mạnh âm thầm lặng lẽ, cái cần cù bền bỉ và chịu đựng hi sinh. Những bài như Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Giọt nước mắt và nụ cười, Em bé lạc mẹ,... là những bài thơ như thế. Sau chiến thắng 1975, Nguyễn Duy vẫn say sưa và tiếp tục con đường thơ của mình. Tiếng thơ của ông ngày càng đậm đà, ổn định một phong cách, một giọng điệu quen thuộc, mà vẫn rất hấp dẫn đối với người đọc. Tập thơ nổi bật của Nguyễn Duy là tập ánh trăng (1984). Tập thơ được coi là một bước tiến trong thơ Nguyễn Duy, tập thơ đã được tặng giải A của Hội nhà văn Việt Nam 1984 (cùng tập thơ Hoa trên đá của Chế Lan Viên). ánh trăng tiếp tục viết về bộ đội, về công cuộc đời người lính sau chiến tranh với những vần thơ tha thiết và thấm thía những trăn trở băn khoăn (ánh trăng, Nghe tắc kè kêu trong thành phố...). Cũng ở tập thơ này Nguyễn Duy còn dành nhiều bài thơ viết về tuổi thơ, ruộng đồng, cây cỏ, những vùng quê với những con người thân thuộc bằng một tình cảm thiết tha, nặng tình, nặng nghĩa (Đò lèn, Tuổi thơ, Cầu Bố, ông già sông Hòng, Gửi Huế, Lời của cây, Sông Thao, Đà Lạt một lần trăng...). Vẫn tiếp tục chất giọng ca dao đậm đà, thân thuộc, nhiều bài trong ánh trăng viết theo thể lục bát hết sức nhuần nhị, ngọt ngào, nhiều khi khó mà biết phân biệt được những bài ca dao (Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, 2004). 2. Tác phẩm: Bài thơ ánh trăng được tác giả Nguyễn Duy viết năm 1978, sau đưa vào tập ánh trăng - tập thơ được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984. Bài thơ được xem như là niềm thôi thúc của tác giả, nhớ về cội nguồn và ý thức trước lẽ sống thuỷ chung. II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM ánh trăng của Nguyễn Duy mang sức sáng nối liền quá khứ - hiện tại, là tấm gương trăng để soi lòng. Con người của gốc lúa bờ tre, của nắng nỏ trời xanh, của lời ru trọn kiếp người không đi hết, của "Nước chè tươi rót vàng mơ" ấy thường hay giật mình giữa chốn đô hội ồn ào: Tắc kè... tắc kè... tôi giật mình (...) cái âm thanh của rừng lạc về thành phố (...) Chợt hiện về thăm thẳm núi non kia" (Nghe tắc kè kêu trong thành phố) Những năm tháng "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" đã trở thành nguồn mạch hồi ức thường trực trong tâm hồn nhà thơ. Cho nên chỉ một tiếng tắc kè kêu cũng đủ khơi cho nguồn mạch ấy dào dạt chảy. Thì ra, người vốn thiết tha với đồng quê bình dị, say sưa với ca dao hò vè cũng là người ân tình với quá khứ gian lao, nặng lòng với núi rừng một thủa. Với ánh trăng, Nguyễn Duy lại thêm một cái "giật mình". Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. Mạch cảm xúc đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái "giật mình" cuối bài thơ. Trăng hiện diện trong quá khứ, đột ngột sáng trong hiện tại và mặc nhiên vằng vặc trong suy ngẫm nhân tình. Vầng trăng tình nghĩa sáng trong không gian và thời gian kí ức: Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa Con người và thiên nhiên hài hoà trong mối kết giao tri kỉ, thuỷ chung. Từ những năm tháng tuổi thơ bươn trải nhọc nhằn gắn bó với đồng, với sông rồi với bể cho đến những năm tháng chiến tranh gian khổ sống với rừng, bao giờ trăng cũng gần gũi, thân thiết. Giữa con người với thiên nhiên, với trăng là mối quan hệ chung sống, quan hệ thâm tình khăng khít. Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của kí ức chan hoà tình nghĩa. Người ta cứ đinh ninh về sự bền chặt của mối giao tình ấy, nhưng: Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói loà của ánh điện, cửa gương đã làm lu mờ ánh sáng của vầng trăng. Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng trăng "như người dưng qua đường" trong hiện tại. Sự đối lập này diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người. Thủa trước, ta hồn nhiên sống với đồng, với sông, với bể, với gian lao "ở rừng", khi ấy trăng chan hoà tình nghĩa, thiên nhiên và con người gần gũi, hoà hợp. Bây giờ, thói quen cuộc sống phương tiện đủ đầy khiến ta không còn thấy trăng là tri kỉ, nghĩa tình nữa. Nhà thơ nói về trăng là để nói thế thái, nhân tình. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại luôn có những bất trắc. Và chính trong những bất trắc ấy, ánh sáng của quá khứ, của ân tình lại bừng tỏ, là lúc người ta nhận thấy giá trị của quá khứ gian lao mà tình nghĩa, thiếu thốn mà đủ đầy: Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ của toàn bài, là sự chuyển biến có ý nghĩa bước ngoặt của mạch cảm xúc, bộc lộ rõ chủ đề tư tưởng của bài thơ. Không chỉ là sự thay thế đúng lúc của ánh trăng cho ánh điện, ở đây còn là sự thức tỉnh, bừng ngộ về ý nghĩa của những ngày tháng đã qua, của những cái bình dị của cuộc sống, của tự nhiên, là sức sống vượt ra ngoài không gian, thời gian của tri kỉ, nghĩa tình. Các từ "bật tung", "đột ngột" diễn tả trạng thái cảm xúc mạnh mẽ, bất ngờ. Có cái gì như thảng thốt, lo âu trong hình ảnh "vội bật tung cửa sổ". Vầng trăng tròn đâu phải khi "đèn điện tắt" mới có?! Cũng như những tháng năm quá khứ, vẻ đẹp của đồng, sông, bể, rừng không hề mất đi. Chỉ có điều con người có nhận ra hay không mà thôi. Và thế là trong cái khoảnh khắc "thình lình" đối diện với trăng ấy, ân tình xưa "rưng rưng" sống dậy, thổn thức lòng người: Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Đối diện với trăng là đối diện với chính mình, với con người hiện tại và cả với con người trong quá khứ. Sự đồng hiện thời gian - không gian / trăng - người được thể hiện bằng ngôn ngữ lập thể. Vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng. Mặt trăng đối diện với mặt người, mặt trăng cũng là mặt người, là quá khứ đang sáng trong thực tại, trăng là tri kỉ, ân tình xưa,... Từ khổ thơ đầu là vầng trăng (4 lần) đến khổ thơ cuối bài là ánh trăng. ánh trăng bất chợt soi chiếu, thản nhiên và độ lượng, sự im lặng của ánh trăng là sự im lặng của chân lí. Bình dị, mộc mạc nhưng đủ khiến "ta giật mình". Cái chân lí giản đơn đã thành đạo lí: "Uống nước nhớ nguồn". (Sưu tầm) ...2 Tác phẩm: Bài thơ ánh trăng tác giả Nguyễn Duy viết năm 1978, sau đưa vào tập ánh trăng - tập thơ tặng giải A Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984 Bài thơ xem niềm thúc tác giả, nhớ... Với ánh trăng, Nguyễn Duy lại thêm "giật mình" Trăng tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật Mạch cảm xúc từ khứ đến lắng kết "giật mình" cuối thơ Trăng diện... tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Đây khổ thơ quan trọng cấu tứ toàn bài, chuyển biến có ý nghĩa bước ngoặt mạch cảm xúc, bộc lộ rõ chủ đề tư tưởng thơ Không thay lúc ánh trăng cho ánh điện,

Ngày đăng: 15/10/2015, 16:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan