Phân tích Biển đêm

4 551 6
Phân tích Biển đêm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Biển đêm Huygô Ôi! Biết bao thuyền viên, thuyền trưởng Buổi ra đi, vui sướng đường xa Cuối chân trời u ám, đã thành ma! Đã biến mất, đớn đau số phận Đêm không trăng, giữa biển không cùng, Chôn vùi thân giữa sóng muôn trùng! Biết bao đã chết rồi lái bạn Cơn cuồng phong cuốn sạch trong đời Ném tan tành trên mặt nước xa khơi! Còn ai biết nổi chìm kiếp ấy Mỗi sóng xô vồ cướp lấy mồi Một mảnh thuyền, một tấm thân trôi! Còn ai hay, hỡi người xấu số Giữa mênh mông, thi thể về đâu Trán anh va vào đá nhô đầu! Ôi! Biết bao mẹ cha hi vọng Ngày lại ngày trên bãi bờ quê Ngóng trông ai không thấy trở về! Tối đến, trên đống neo hoen gỉ Nhà nhà vui, bên lửa vây quanh Có khi người nhắc đến tên anh. Trong khúc hát, tiếng cười, câu chuyện, Giữa cái hôn của cả người yêu, Lúc anh nằm dưới đáy xanh rêu! Người lại hỏi: anh đâu rồi nhỉ Vua đảo nào, hay gặp chốn giàu sang? Rồi chẳng còn ai nhớ… dần tan Thân trong nước, tên trong trí nhớ… Thời gian qua dần phủ bóng đen Trên biển sâu và lòng lãng quên! Chẳng ai nhớ dáng hình anh nữa Người người lo thuyền lưới, đi cày Chỉ đêm đêm, giông bão gào lay Những người vợ bơ phờ mỏi mắt Kể về anh, khêu lớp tro tàn Của lòng đau và của lo than! Và đến lúc khép rồi nấm mộ Chẳng còn ai biết nữa tên anh! Hòn đá trong nghĩa địa vắng tanh Cả gốc liễu mùa thu trút lá Và cả người hành khất bên cầu Hát điệu buồn ai nhớ anh đâu! Ôi! Đâu hết những người thủy thủ Chìm trong đêm, bi thảm đời người Kinh hoàng bao lòng mẹ, biển ơi! Phải chăng lúc triều lên sóng vỗ Những tiếng người tuyệt bọng kêu la Mỗi chiều về, lại đến cùng ta! Tố Hữu dịch Phân tích Huygô (1802 - 1885) với 60 năm sáng tác đã để lại một sự nghiệp văn chương vô cùng đồ sộ: thơ, tiểu thuyết, kịch… Cảm hứng nhân đạo dào dạt trong thơ văn của ông. Trước khi qua đời ba ngày, đi vào cõi vĩnh hằng bất tử, ông còn ghi lại những dòng chữ như nhắn tin cùng mai hậu: “Yêu thương là hành động!” Huygô đã hướng tình yêu thương về phía những người nghèo khổ, những số phận bất hạnh bi thương trên cõi đời, khẳng định và ca ngợi những phẩm chất cao quý của họ, đồng thời căm giận lên án cái ác - nguyên nhân làm cho con người đau khổ. Nói đến Huygô là nói đến những “bình nguyên thơ” của ông với màu xanh trữ tình bất tuyệt trải dài trên 17 tập thơ với 15 vạn 3 ngàn 873 câu thơ. Những bài thơ như “Biển đêm”, “Mùa gieo hạt, buổi chiều”, “Tháng năm đầy hoa”, “Bài hát”,… của Huygô đã một thế kỷ nay được nhiều thế hệ học sinh Việt Nam yêu thích. Bài thơ “Biển đêm” rút trong tập thơ “Tia sáng và bóng tối” xuất bản năm 1840 - đó là tập thơ thứ tư trong vườn thơ ca của Huygô. Nhan đề bài thơ - tiếng Pháp là “Oceano nox”. Tố Hữu dịch là “Biển đêm”, một số người khác dịch là “Đêm đại dương”. Đại dương vốn là một không gian mênh mông, bao la, nơi chứa đựng bao điều bí mật đới với con người xưa nay, chứa chất bao huyền thoại. Khi mà khoa học chưa phát triển kì diệu như ngày nay, thì biển và đại dương trong màn đêm mịt mùng gợi lên trong lòng hàng triệu con người nhiều bí hiểm, huyền bí… Với nhan đề “Biển đêm”, “Đêm đại dương” thi phẩm đã đem đến cho ta một trường liên tưởng mênh mông về những bão tố, những vụ đắm tàu kinh hãi… Nhan đề bài thơ cho ta nhiều xúc động để tiếp cận những vần thơ. “Biển đêm” gồm 8 khổ thơ, mỗi khổ thơ có 6 dòng thơ, mỗi dòng thơ, câu thơ tiếng Pháp có từ 8-12 âm tiết, thể hiện một bút pháp vô cùng điêu luyện. Hai khổ thơ đầu nói lên số phận bi thảm của thủy thủ sau cơn bão tố. Bốn khổ thơ tiếp theo: nỗi thương nhớ chờ mong… của người thân thương đối với những thủy thủ bất hạnh. Hai khổ thơ cuối: sự quên lãng của thời gian và người đời… Mạch cảm xúc trữ tình được tuôn chảy theo dòng thời gian, tạo nên sự lắng đọng ngậm ngùi và tiếc thương, xót xa vô hạn đối với độc giả gần 200 năm nay. 1. Cơn cuồng phong cuốn sạch trang đời Mười hai câu thơ đầu nói lên tai họa trên biển đêm sau cơn bão tố. Bao thuyền viên và thủy thủ lên đường cho một chuyến đi xa và đi dài. Đó là những con người dũng cảm đáng yêu. Ngày lên đường với bao niềm vui và hăm hở, trẻ trung và yêu đời. “Ôi! Biết bao thuyền viên, thuyền trưởng Buổi ra đi, vui sướng đường xa” Tiếp theo là những hình ảnh diễn tả thảm họa đối với họ. Một đêm không trăng giữa đại dương mênh mông mịt mùng, nơi cuối chan trời xa lắc, dưới muôn ngàn lớp sóng cồn họ đã chết một cách thê thảm. Huygô đã sử dụng bút pháp tương phản giữa 2 câu đầu và 10 câu thơ tiếp theo, tương phản giữa niềm vui ngắn ngủi với thảm họa và cái chết bi thảm giữa đại dương bao la, vô tận, gợi nên bao xúc động và xót thương đối với các thuyền viên, thuyền trưởng: “Cuối chân trời u ám, đã thành ma! Đã biến mất, đớn đau số phận Đêm không trăng, giữa biển không cùng, Chôn vùi thân giữa sóng muôn trùng!” Thảm họa đến bất ngờ, họ đã “biến mất”, không một nấm mồ trên cõi nhân gian. Họ đã “vùi thân” dưới đáy đại dương và muôn trùng con sóng. Mọi cái chết đầu đau thương, nhưng cái chết đắm tàu trong bão tố của những người đi biển thật vô cùng bi thảm. Cuộc đời những thuyền viên, thuyền trưởng như một cuốn sách mỏng bị bão tố xé nát từng trang, ném tơi tả tan tành trên sóng cuộc trùng dương. Con thuyền của họ bị sóng gió đại dương xô đập, vỡ tan tành. Những con sóng được nhân hóa như đang vồ lấy, cướp lấy “mồi” - những nạn nhân và con tàu tội nghiệp. “Cơn cuồng phong cuốn sạch trong đời Ném tan tành trên mặt nước xa khơi! Còn ai biết nổi chìm kiếp ấy Mỗi sóng xô vồ cướp lấy mồi Một mảnh thuyền, một tấm thân trôi!” Mở đầu bài thơ là một tiếng kêu thương “Ôi!” (Oh!) và hàng loạt câu cảm thán cùng với điệp ngữ “biết bao nhiêu” vang lên 4 lần gợi lên ám ảnh không cùng về nỗi xót thương và sự hãi hùng đối với cái chết đau đớn của các thuyền viên, thuyền trưởng gặp thảm họa giữa biển đêm. (Combien de marins… Combien capitaines,… combien ont disparu…, combien de patrons morts,..). Tố Hữu dịch được từ “biết bao nhiêu” hai lần: “Ôi! Biết bao thuyền viên, thuyền trưởng… Biết bao đã chết rồi lái bạn…” 2. Còn ai hay, hỡi người xấu số… Năm tháng dần trôi qua… Trên các bến cảng, những con tàu khác vẫn ra đi, và những con tàu khác vẫn trở về cập bến. Nhưng cũng có biết bao cha già, mẹ yếu đợi chờ mỏi mòn những đứa con đi biển đã lâu ngày chưa trở về. Thật đau thương “Còn ai hay hỡi người xấu số…”. Dưới đâu các đại dương, thi thể (nắm xương tàn) vẫn bị sóng xô đẩy. Hai lần bị đau đớn: chết trong hãi hùng, nay “thi thể về đâu” và “trán anh va vào đá nhô đầu!”. Chết không một nấm mồ! Chết vẫn còn đau đớn: “Giữa mênh mông, thi thể về đâu Trán anh va vào đá nhô đầu!” Tưởng tượng là phẩm chất của thơ. Tưởng tượng càng phong phú bao nhiêu thì cảm xúc càng sâu lắng bấy nhiêu! Nghĩ về thịt nát xương tan của những thủy thủ, thuyền trưởng xấu số mà nhà thơ đau lòng, thương xót. Cha mẹ họ mòn mỏi đời chờ họ trên những phiến đã bờ đại dương, nay cũng đã chết cả rồi; chết trong sầu muộn, chết trong già yếu. Khổ ba nói về hai cái chết: chết thảm khốc của kẻ ra đi, và cái chết lặng lẽ âm thầm của mẹ cha trong sự đợi chờ vô vọng. Còn ai nữa để khóc thương cho những người đi biển xấu số? “Ôi! Biết bao mẹ cha hi vọng Ngày lại ngày trên bãi bờ quê Ngóng trông ai không thấy trở về!” Sự ám ảnh và nỗi lo âu của mẹ cha già yếu, chết mòn mỏi trong đợ chờ tuyệt vọng - Trong nguyên tác chưa được lột tả đầy đủ trong bản dịch thơ này. Mỗi tối đến, lúc lên đèn trong những mái nhà êm ấm nơi quê hương, trên những bến bờ xứ sở, cũng có người nhắc đến tên các anh - những người xấu số đi mãi chưa về. Người thân thương chỉ còn biết nhớ lại, gợi lại tiếng cưới, câu hát, chuyện phiêu lưu và nụ hôn thầm lén của người yêu xưa. Kỷ niệm càng chồng chất thì nỗi đau mất mát người thân yêu càng xót xa thương cảm: “Có khi người nhắc đến tên anh. Trong khúc hát, tiếng cười, câu chuyện, Giữa cái hôn của cả người yêu, Lúc anh nằm dưới đáy xanh rêu!” Thương nhớ rồi hy vọng. Mãi vẫn không thấy anh trở về. Cũng có người thầm nhắc, băn khoăn tự hỏi: hay các anh (Kẻ đắm tàu đã chết trên đại dương mịt mùng) đã trở thành vua hải đảo nào, hay đang sống trong cuộc đời giàu sáng mà nhạt tình quê hương? Dòng chảy thời gian trôi mãi…, trôi mãi. Năm tháng mờ xa dần: “Rồi chẳng ai còn nhớ… dần tan”. Câu thơ: “Thân trong nước, tên trong trí nhớ” là một câu thơ hay, cảm động. Hình ảnh cụ thể đặt trong thế sánh đôi: “Thân trong nước” (hình ảnh thể xác - một nắm xương tan) và “tên trong trí nhớ) (hình ảnh tinh thần). Tất cả đều rơi vào quên lãng. Các từ ngữ: “trí nhớ”, “thời gian”, “bóng đen”, “biển sâu”, “lòng lãng quên” được phối hợp trong một chỉnh thể ngôn ngữ để diễn tả nỗi đau lòng và thương cảm của nhà thơ trước sự khắc nghiệt của thời gian và sự quên lãng. Chẳng còn thấy ai nhớ đến những người đi biển xấu số. Câu thơ dịch khá hay: Rồi chẳng còn ai nhớ… dần tan Thân trong nước, tên trong trí nhớ… Thời gian qua dần phủ bóng đen Trên biển sâu và lòng lãng quên!” Sự lãng quên của người đời càng làm cho nỗi đau dồn tụ lại, nén chặt lại trong lòng người vợ góa - người cô phụ! Đã bao nhiêu đêm dài, bao năm tháng dằng dặc, nàng đợi chờ người chồng xấu số. Tuổi xuân đã trôi qua. Trong lúc người đời bận rộn với công việc làm ăn (chài lưới, cày ruộng…) “chẳng ai nhớ dáng hình anh nữa” thì chỉ có người vợ góa đau khổ “bơ phờ mỏi mắt” buồn tủi, đau xót thương nhớ người chồng thân yêu đi biệt mãi. Mọi kỉ niệm đẹp một thời bi phủ dưới “lớp tro tàn” của thời gian được người vợ nhắc lại trong nỗi đau tê tái: “Chỉ đêm đêm, giông bão gào lay Những người vợ bơ phờ mỏi mắt Kể về anh, khêu lớp tro tàn Của lòng đau và của lo than!” Hình ảnh “lớp tro tàn”, “lòng đau”, “lò than” cực tả nỗi đau khôn nguôi trong lòng người cô phụ. Đau trong nỗi đau cô đơn, chỉ mình nàng biết, chỉ mình nàng hay! Trong phần hai của bài thơ “Biển đêm”, tứ thơ vận động theo quy luật thời gian và dòng đời. Khổ 3, nói về sự nhớ thương của cha me… Khổ 4, người thân yêu nhắc lại những hình ảnh và kỉ niệm về những kẻ viễn du trên những con tàu đi mãi chưa về. Khổ 5, nói về sự quên lãng của người đời đối với các anh. Khổ 6 nói về thương nhớ, đau xót không nguôi của những người vợ goá trong những đêm dài. Có thể nói tiếng thơ của Huygô đã diễn tả một cách sâu sắc, cảm động nỗi đau trong 9 tầng sâu của lòng người - những người vợ có chồng đã chết thê thảm trong bão tố giữa mịt mùng biển đêm. 3. Phải chăng lúc triều lên sóng vỗ… Hai khổ cuối diễn tả nỗi lòng nhà thơ đối với những thủy thủ vĩnh viễ vùi xác dưới các đại dương. Thủ phát nghệ thuật tương phản được vận dụng thần tình để làm nổi bật tấm lòng nhân đạo bao la của tác giả. Sự lãng quên vĩnh viễn về số phận bi thảm của những người bị đắm tàu là qui luật khắc nghiệt của thời gian và sự bận rộn của cuộc đời. Sau khi những người vợ góa qua đời thì cảm thương thay, chẳng còn một ai nhắc đến tên các anh. Hòn đá, cây liễu, người hành khất và bài hát buồn… nào ai còn nhớ đến anh đâu! Cỏ cây… và lòng người đều quên lãng. Các thuyền viên, thuyền trưởng đều trở thành cô hồn giữa đại dương: “Hòn đá trong nghĩa địa vắng tanh Cả gốc liễu mùa thu trút lá Và cả người hành khất bên cầu Hát điệu buồn ai nhớ anh đâu!” Rồi nhà thơ xúc động cất lên lời than. Huygô như đang nhìn vào nơi đây sâu thẳm đại dương mà đau xót: Ôi! Đâu hết những người thủy thủ Chìm trong đêm, bi thảm đời người” Sóng thủy triều mỗi buổi chiều dâng lên như đang cùng nhà thơ đối thoại và chia sẻ với bao nỗi thương tâm. Sóng như một chứng nhân về thảm họa một đêm không trăng trên đại dương thuở nào đang thầm thì với nhà thơ. Chỉ có sóng - tượng trưng cho thiên nhiên vĩnh hằng, chiều chiều cùng với thủy triều dâng lên như những bài ca bất tận về những người đã khuất trên biển đêm. Sóng đại dương mãi mãi chia sẻ với nhà thơ nỗi đau lòng, thương cảm đối với những người bất hạnh vùi thân dưới đáy đại dương mịt mùng. Sóng đã được nhân hóa, sóng đang cùng nhà thơ cảm thương đau xót, kể lại nhưng câu chuyện đau lòng cho những người mẹ đang quỳ gối nguyện cầu. Vần thơ mang sắc điệu trữ tình rung lên như một tiếng lòng nức nở thể hiện đằm thắm, thiết tha chủ nghĩa nhân đạo bao la của Huygô: “Kinh hoàng bao lòng mẹ, biển ơi! Phải chăng lúc triều lên sóng vỗ Những tiếng người tuyệt bọng kêu la Mỗi chiều về, lại đến cùng ta!” Những người biết tiếng Pháp chút ít, mỗi lần đọc đến câu thơ cuối bài, rất lấy làm thú vị về âm điệu, nhạc điệu ngân rung được Huygô diễn tả một cách tinh tế qua các điệp thanh, các phụ âm “v” dồn dập như những làn sóng biển: “Que vous avez le soir quand vous venez vers nous!” “Biển đêm” là một bài thơ chứa chan tinh thần nhân đạo. Cái chết bi thảm của những thủy thủ trên đại dương để lại bao lỗi đau lòng thương nhớ không nguôi trong lòng người. Trong dòng chảy của cuộc đời và thời gian, dù họ có bị quên lãng đi trong lòng người, thì Huygô và ngàn năm sóng vỗ vẫn xót thương không cùng đối với họ. Huygô là nhà thơ tiêu biểu nhất của chủ nghĩa lãng mạn Pháp. Lấy “Biển đêm”, lấy màn đêm để lột tả thiên nhiên bí ẩn, hãi hùng, để diễn tả nỗi đau âm thầm, để nhà thơ chìm sâu trong suy tưởng để trầm ngâm hoặc đối thoại với lòng mình về nỗi đau nhân thế và số phận đau thương của con người, về cái chết và nỗi đau trên cõi đời, về cái mất và cái còn trong dòng chảy thời gian. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong “Biển đêm” cho ta nhiều ám ảnh về nỗi thương đau. Phải chăng “Biển đêm” trong thơ Huygô cũng là “bể trầm luân” trong văn học cổ Việt Nam, trong thơ Nguyễn Du?

Biển đêm Huygô Ôi! Biết bao thuyền viên, thuyền trưởng Buổi ra đi, vui sướng đường xa Cuối chân trời u ám, đã thành ma! Đã biến mất, đớn đau số phận Đêm không trăng, giữa biển không cùng, Chôn vùi thân giữa sóng muôn trùng! Biết bao đã chết rồi lái bạn Cơn cuồng phong cuốn sạch trong đời Ném tan tành trên mặt nước xa khơi! Còn ai biết nổi chìm kiếp ấy Mỗi sóng xô vồ cướp lấy mồi Một mảnh thuyền, một tấm thân trôi! Còn ai hay, hỡi người xấu số Giữa mênh mông, thi thể về đâu Trán anh va vào đá nhô đầu! Ôi! Biết bao mẹ cha hi vọng Ngày lại ngày trên bãi bờ quê Ngóng trông ai không thấy trở về! Tối đến, trên đống neo hoen gỉ Nhà nhà vui, bên lửa vây quanh Có khi người nhắc đến tên anh. Trong khúc hát, tiếng cười, câu chuyện, Giữa cái hôn của cả người yêu, Lúc anh nằm dưới đáy xanh rêu! Người lại hỏi: anh đâu rồi nhỉ Vua đảo nào, hay gặp chốn giàu sang? Rồi chẳng còn ai nhớ… dần tan Thân trong nước, tên trong trí nhớ… Thời gian qua dần phủ bóng đen Trên biển sâu và lòng lãng quên! Chẳng ai nhớ dáng hình anh nữa Người người lo thuyền lưới, đi cày Chỉ đêm đêm, giông bão gào lay Những người vợ bơ phờ mỏi mắt Kể về anh, khêu lớp tro tàn Của lòng đau và của lo than! Và đến lúc khép rồi nấm mộ Chẳng còn ai biết nữa tên anh! Hòn đá trong nghĩa địa vắng tanh Cả gốc liễu mùa thu trút lá Và cả người hành khất bên cầu Hát điệu buồn ai nhớ anh đâu! Ôi! Đâu hết những người thủy thủ Chìm trong đêm, bi thảm đời người Kinh hoàng bao lòng mẹ, biển ơi! Phải chăng lúc triều lên sóng vỗ Những tiếng người tuyệt bọng kêu la Mỗi chiều về, lại đến cùng ta! Tố Hữu dịch Phân tích Huygô (1802 - 1885) với 60 năm sáng tác đã để lại một sự nghiệp văn chương vô cùng đồ sộ: thơ, tiểu thuyết, kịch… Cảm hứng nhân đạo dào dạt trong thơ văn của ông. Trước khi qua đời ba ngày, đi vào cõi vĩnh hằng bất tử, ông còn ghi lại những dòng chữ như nhắn tin cùng mai hậu: “Yêu thương là hành động!” Huygô đã hướng tình yêu thương về phía những người nghèo khổ, những số phận bất hạnh bi thương trên cõi đời, khẳng định và ca ngợi những phẩm chất cao quý của họ, đồng thời căm giận lên án cái ác nguyên nhân làm cho con người đau khổ. Nói đến Huygô là nói đến những “bình nguyên thơ” của ông với màu xanh trữ tình bất tuyệt trải dài trên 17 tập thơ với 15 vạn 3 ngàn 873 câu thơ. Những bài thơ như “Biển đêm”, “Mùa gieo hạt, buổi chiều”, “Tháng năm đầy hoa”, “Bài hát”,… của Huygô đã một thế kỷ nay được nhiều thế hệ học sinh Việt Nam yêu thích. Bài thơ “Biển đêm” rút trong tập thơ “Tia sáng và bóng tối” xuất bản năm 1840 - đó là tập thơ thứ tư trong vườn thơ ca của Huygô. Nhan đề bài thơ - tiếng Pháp là “Oceano nox”. Tố Hữu dịch là “Biển đêm”, một số người khác dịch là “Đêm đại dương”. Đại dương vốn là một không gian mênh mông, bao la, nơi chứa đựng bao điều bí mật đới với con người xưa nay, chứa chất bao huyền thoại. Khi mà khoa học chưa phát triển kì diệu như ngày nay, thì biển và đại dương trong màn đêm mịt mùng gợi lên trong lòng hàng triệu con người nhiều bí hiểm, huyền bí… Với nhan đề “Biển đêm”, “Đêm đại dương” thi phẩm đã đem đến cho ta một trường liên tưởng mênh mông về những bão tố, những vụ đắm tàu kinh hãi… Nhan đề bài thơ cho ta nhiều xúc động để tiếp cận những vần thơ. “Biển đêm” gồm 8 khổ thơ, mỗi khổ thơ có 6 dòng thơ, mỗi dòng thơ, câu thơ tiếng Pháp có từ 8-12 âm tiết, thể hiện một bút pháp vô cùng điêu luyện. Hai khổ thơ đầu nói lên số phận bi thảm của thủy thủ sau cơn bão tố. Bốn khổ thơ tiếp theo: nỗi thương nhớ chờ mong… của người thân thương đối với những thủy thủ bất hạnh. Hai khổ thơ cuối: sự quên lãng của thời gian và người đời… Mạch cảm xúc trữ tình được tuôn chảy theo dòng thời gian, tạo nên sự lắng đọng ngậm ngùi và tiếc thương, xót xa vô hạn đối với độc giả gần 200 năm nay. 1. Cơn cuồng phong cuốn sạch trang đời Mười hai câu thơ đầu nói lên tai họa trên biển đêm sau cơn bão tố. Bao thuyền viên và thủy thủ lên đường cho một chuyến đi xa và đi dài. Đó là những con người dũng cảm đáng yêu. Ngày lên đường với bao niềm vui và hăm hở, trẻ trung và yêu đời. “Ôi! Biết bao thuyền viên, thuyền trưởng Buổi ra đi, vui sướng đường xa” Tiếp theo là những hình ảnh diễn tả thảm họa đối với họ. Một đêm không trăng giữa đại dương mênh mông mịt mùng, nơi cuối chan trời xa lắc, dưới muôn ngàn lớp sóng cồn họ đã chết một cách thê thảm. Huygô đã sử dụng bút pháp tương phản giữa 2 câu đầu và 10 câu thơ tiếp theo, tương phản giữa niềm vui ngắn ngủi với thảm họa và cái chết bi thảm giữa đại dương bao la, vô tận, gợi nên bao xúc động và xót thương đối với các thuyền viên, thuyền trưởng: “Cuối chân trời u ám, đã thành ma! Đã biến mất, đớn đau số phận Đêm không trăng, giữa biển không cùng, Chôn vùi thân giữa sóng muôn trùng!” Thảm họa đến bất ngờ, họ đã “biến mất”, không một nấm mồ trên cõi nhân gian. Họ đã “vùi thân” dưới đáy đại dương và muôn trùng con sóng. Mọi cái chết đầu đau thương, nhưng cái chết đắm tàu trong bão tố của những người đi biển thật vô cùng bi thảm. Cuộc đời những thuyền viên, thuyền trưởng như một cuốn sách mỏng bị bão tố xé nát từng trang, ném tơi tả tan tành trên sóng cuộc trùng dương. Con thuyền của họ bị sóng gió đại dương xô đập, vỡ tan tành. Những con sóng được nhân hóa như đang vồ lấy, cướp lấy “mồi” - những nạn nhân và con tàu tội nghiệp. “Cơn cuồng phong cuốn sạch trong đời Ném tan tành trên mặt nước xa khơi! Còn ai biết nổi chìm kiếp ấy Mỗi sóng xô vồ cướp lấy mồi Một mảnh thuyền, một tấm thân trôi!” Mở đầu bài thơ là một tiếng kêu thương “Ôi!” (Oh!) và hàng loạt câu cảm thán cùng với điệp ngữ “biết bao nhiêu” vang lên 4 lần gợi lên ám ảnh không cùng về nỗi xót thương và sự hãi hùng đối với cái chết đau đớn của các thuyền viên, thuyền trưởng gặp thảm họa giữa biển đêm. (Combien de marins… Combien capitaines,… combien ont disparu…, combien de patrons morts,..). Tố Hữu dịch được từ “biết bao nhiêu” hai lần: “Ôi! Biết bao thuyền viên, thuyền trưởng… Biết bao đã chết rồi lái bạn…” 2. Còn ai hay, hỡi người xấu số… Năm tháng dần trôi qua… Trên các bến cảng, những con tàu khác vẫn ra đi, và những con tàu khác vẫn trở về cập bến. Nhưng cũng có biết bao cha già, mẹ yếu đợi chờ mỏi mòn những đứa con đi biển đã lâu ngày chưa trở về. Thật đau thương “Còn ai hay hỡi người xấu số…”. Dưới đâu các đại dương, thi thể (nắm xương tàn) vẫn bị sóng xô đẩy. Hai lần bị đau đớn: chết trong hãi hùng, nay “thi thể về đâu” và “trán anh va vào đá nhô đầu!”. Chết không một nấm mồ! Chết vẫn còn đau đớn: “Giữa mênh mông, thi thể về đâu Trán anh va vào đá nhô đầu!” Tưởng tượng là phẩm chất của thơ. Tưởng tượng càng phong phú bao nhiêu thì cảm xúc càng sâu lắng bấy nhiêu! Nghĩ về thịt nát xương tan của những thủy thủ, thuyền trưởng xấu số mà nhà thơ đau lòng, thương xót. Cha mẹ họ mòn mỏi đời chờ họ trên những phiến đã bờ đại dương, nay cũng đã chết cả rồi; chết trong sầu muộn, chết trong già yếu. Khổ ba nói về hai cái chết: chết thảm khốc của kẻ ra đi, và cái chết lặng lẽ âm thầm của mẹ cha trong sự đợi chờ vô vọng. Còn ai nữa để khóc thương cho những người đi biển xấu số? “Ôi! Biết bao mẹ cha hi vọng Ngày lại ngày trên bãi bờ quê Ngóng trông ai không thấy trở về!” Sự ám ảnh và nỗi lo âu của mẹ cha già yếu, chết mòn mỏi trong đợ chờ tuyệt vọng - Trong nguyên tác chưa được lột tả đầy đủ trong bản dịch thơ này. Mỗi tối đến, lúc lên đèn trong những mái nhà êm ấm nơi quê hương, trên những bến bờ xứ sở, cũng có người nhắc đến tên các anh - những người xấu số đi mãi chưa về. Người thân thương chỉ còn biết nhớ lại, gợi lại tiếng cưới, câu hát, chuyện phiêu lưu và nụ hôn thầm lén của người yêu xưa. Kỷ niệm càng chồng chất thì nỗi đau mất mát người thân yêu càng xót xa thương cảm: “Có khi người nhắc đến tên anh. Trong khúc hát, tiếng cười, câu chuyện, Giữa cái hôn của cả người yêu, Lúc anh nằm dưới đáy xanh rêu!” Thương nhớ rồi hy vọng. Mãi vẫn không thấy anh trở về. Cũng có người thầm nhắc, băn khoăn tự hỏi: hay các anh (Kẻ đắm tàu đã chết trên đại dương mịt mùng) đã trở thành vua hải đảo nào, hay đang sống trong cuộc đời giàu sáng mà nhạt tình quê hương? Dòng chảy thời gian trôi mãi…, trôi mãi. Năm tháng mờ xa dần: “Rồi chẳng ai còn nhớ… dần tan”. Câu thơ: “Thân trong nước, tên trong trí nhớ” là một câu thơ hay, cảm động. Hình ảnh cụ thể đặt trong thế sánh đôi: “Thân trong nước” (hình ảnh thể xác - một nắm xương tan) và “tên trong trí nhớ) (hình ảnh tinh thần). Tất cả đều rơi vào quên lãng. Các từ ngữ: “trí nhớ”, “thời gian”, “bóng đen”, “biển sâu”, “lòng lãng quên” được phối hợp trong một chỉnh thể ngôn ngữ để diễn tả nỗi đau lòng và thương cảm của nhà thơ trước sự khắc nghiệt của thời gian và sự quên lãng. Chẳng còn thấy ai nhớ đến những người đi biển xấu số. Câu thơ dịch khá hay: Rồi chẳng còn ai nhớ… dần tan Thân trong nước, tên trong trí nhớ… Thời gian qua dần phủ bóng đen Trên biển sâu và lòng lãng quên!” Sự lãng quên của người đời càng làm cho nỗi đau dồn tụ lại, nén chặt lại trong lòng người vợ góa - người cô phụ! Đã bao nhiêu đêm dài, bao năm tháng dằng dặc, nàng đợi chờ người chồng xấu số. Tuổi xuân đã trôi qua. Trong lúc người đời bận rộn với công việc làm ăn (chài lưới, cày ruộng…) “chẳng ai nhớ dáng hình anh nữa” thì chỉ có người vợ góa đau khổ “bơ phờ mỏi mắt” buồn tủi, đau xót thương nhớ người chồng thân yêu đi biệt mãi. Mọi kỉ niệm đẹp một thời bi phủ dưới “lớp tro tàn” của thời gian được người vợ nhắc lại trong nỗi đau tê tái: “Chỉ đêm đêm, giông bão gào lay Những người vợ bơ phờ mỏi mắt Kể về anh, khêu lớp tro tàn Của lòng đau và của lo than!” Hình ảnh “lớp tro tàn”, “lòng đau”, “lò than” cực tả nỗi đau khôn nguôi trong lòng người cô phụ. Đau trong nỗi đau cô đơn, chỉ mình nàng biết, chỉ mình nàng hay! Trong phần hai của bài thơ “Biển đêm”, tứ thơ vận động theo quy luật thời gian và dòng đời. Khổ 3, nói về sự nhớ thương của cha me… Khổ 4, người thân yêu nhắc lại những hình ảnh và kỉ niệm về những kẻ viễn du trên những con tàu đi mãi chưa về. Khổ 5, nói về sự quên lãng của người đời đối với các anh. Khổ 6 nói về thương nhớ, đau xót không nguôi của những người vợ goá trong những đêm dài. Có thể nói tiếng thơ của Huygô đã diễn tả một cách sâu sắc, cảm động nỗi đau trong 9 tầng sâu của lòng người những người vợ có chồng đã chết thê thảm trong bão tố giữa mịt mùng biển đêm. 3. Phải chăng lúc triều lên sóng vỗ… Hai khổ cuối diễn tả nỗi lòng nhà thơ đối với những thủy thủ vĩnh viễ vùi xác dưới các đại dương. Thủ phát nghệ thuật tương phản được vận dụng thần tình để làm nổi bật tấm lòng nhân đạo bao la của tác giả. Sự lãng quên vĩnh viễn về số phận bi thảm của những người bị đắm tàu là qui luật khắc nghiệt của thời gian và sự bận rộn của cuộc đời. Sau khi những người vợ góa qua đời thì cảm thương thay, chẳng còn một ai nhắc đến tên các anh. Hòn đá, cây liễu, người hành khất và bài hát buồn… nào ai còn nhớ đến anh đâu! Cỏ cây… và lòng người đều quên lãng. Các thuyền viên, thuyền trưởng đều trở thành cô hồn giữa đại dương: “Hòn đá trong nghĩa địa vắng tanh Cả gốc liễu mùa thu trút lá Và cả người hành khất bên cầu Hát điệu buồn ai nhớ anh đâu!” Rồi nhà thơ xúc động cất lên lời than. Huygô như đang nhìn vào nơi đây sâu thẳm đại dương mà đau xót: Ôi! Đâu hết những người thủy thủ Chìm trong đêm, bi thảm đời người” Sóng thủy triều mỗi buổi chiều dâng lên như đang cùng nhà thơ đối thoại và chia sẻ với bao nỗi thương tâm. Sóng như một chứng nhân về thảm họa một đêm không trăng trên đại dương thuở nào đang thầm thì với nhà thơ. Chỉ có sóng - tượng trưng cho thiên nhiên vĩnh hằng, chiều chiều cùng với thủy triều dâng lên như những bài ca bất tận về những người đã khuất trên biển đêm. Sóng đại dương mãi mãi chia sẻ với nhà thơ nỗi đau lòng, thương cảm đối với những người bất hạnh vùi thân dưới đáy đại dương mịt mùng. Sóng đã được nhân hóa, sóng đang cùng nhà thơ cảm thương đau xót, kể lại nhưng câu chuyện đau lòng cho những người mẹ đang quỳ gối nguyện cầu. Vần thơ mang sắc điệu trữ tình rung lên như một tiếng lòng nức nở thể hiện đằm thắm, thiết tha chủ nghĩa nhân đạo bao la của Huygô: “Kinh hoàng bao lòng mẹ, biển ơi! Phải chăng lúc triều lên sóng vỗ Những tiếng người tuyệt bọng kêu la Mỗi chiều về, lại đến cùng ta!” Những người biết tiếng Pháp chút ít, mỗi lần đọc đến câu thơ cuối bài, rất lấy làm thú vị về âm điệu, nhạc điệu ngân rung được Huygô diễn tả một cách tinh tế qua các điệp thanh, các phụ âm “v” dồn dập như những làn sóng biển: “Que vous avez le soir quand vous venez vers nous!” “Biển đêm” là một bài thơ chứa chan tinh thần nhân đạo. Cái chết bi thảm của những thủy thủ trên đại dương để lại bao lỗi đau lòng thương nhớ không nguôi trong lòng người. Trong dòng chảy của cuộc đời và thời gian, dù họ có bị quên lãng đi trong lòng người, thì Huygô và ngàn năm sóng vỗ vẫn xót thương không cùng đối với họ. Huygô là nhà thơ tiêu biểu nhất của chủ nghĩa lãng mạn Pháp. Lấy “Biển đêm”, lấy màn đêm để lột tả thiên nhiên bí ẩn, hãi hùng, để diễn tả nỗi đau âm thầm, để nhà thơ chìm sâu trong suy tưởng để trầm ngâm hoặc đối thoại với lòng mình về nỗi đau nhân thế và số phận đau thương của con người, về cái chết và nỗi đau trên cõi đời, về cái mất và cái còn trong dòng chảy thời gian. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong “Biển đêm” cho ta nhiều ám ảnh về nỗi thương đau. Phải chăng “Biển đêm” trong thơ Huygô cũng là “bể trầm luân” trong văn học cổ Việt Nam, trong thơ Nguyễn Du? ... khoa học chưa phát triển kì diệu ngày nay, biển đại dương đêm mịt mùng gợi lên lòng hàng triệu người nhiều bí hiểm, huyền bí… Với nhan đề Biển đêm , Đêm đại dương” thi phẩm đem đến cho ta trường... vạn ngàn 873 câu thơ Những thơ Biển đêm , “Mùa gieo hạt, buổi chiều”, “Tháng năm đầy hoa”, “Bài hát”,… Huygô kỷ nhiều hệ học sinh Việt Nam yêu thích Bài thơ Biển đêm rút tập thơ “Tia sáng bóng...Chìm đêm, bi thảm đời người Kinh hoàng bao lòng mẹ, biển ơi! Phải lúc triều lên sóng vỗ Những tiếng người tuyệt bọng kêu la Mỗi chiều về, lại đến ta! Tố Hữu dịch Phân tích Huygô (1802

Ngày đăng: 14/10/2015, 23:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan