1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH mtv quản lý và xây dựng đường bộ 244

167 443 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH mtv quản lý và xây dựng đường bộ 244

Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Mục lục 1 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Trình tự hạch toán chi phí NVL trực tiếp (KKTX) ........................................24 Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp................................................26 Sơ đồ 1.3: Trình tự hạch toán chi phí sử dụng MTC tổ chức kế toán riêng ...................29 Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công không tổ chức kế toán riêng ...........................................................................................................................30 Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán chi phí sử dụng máy thi công thuê ngoài .............................31 Sơ đồ 1.6: Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung (KKTX) ...........................................33 Sơ đồ 1.7: Trình tự kế toán tài khoản 154 – chi phí SXKD (KKTX) ..............................35 Sơ đồ 1.8: Trình tự kế toán thiệt hại trong sản xuất DNXL (KKTX) ..............................39 Sơ đồ 1.9: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp tại đơn vị giao khoán .................................................................................................................................41 Sơ đồ1.10: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp tại đơn vị nhận khoán .................................................................................................................................41 Sơ đồ 1.11: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung .....................52 Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ ................53 Sơ đồ 1.13: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký sổ cái ......................54 Sơ đồ 1.14: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ................................ 55 Sơ đồ 1.15: Sơ đồ kế toán trên máy vi tính ......................................................................59 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp .....................................................64 2 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp BIỂU MẪU Biểu 2.1: Máy móc phục vụ thi công ................................................................................65 Biểu 2.2: Máy thi công công trình chuyên ngành thông tin sợi cáp quang .....................66 Biểu 2.3: Thiết bị kiểm tra và thí nghiệm .........................................................................66 Biểu 2.4: Tình hình tìa chính của công ty ........................................................................68 Biểu 2.5: Mô hình tổ chức bộ máy của công ty ...............................................................71 Biểu 2.6 Bộ máy kế toán ...................................................................................................75 Biểu 2.7 Sơ đồ hạch toán theo hình thức kế toán nhật ký chung .....................................78 Biểu 2.8: Hợp đồng mua bán vật liệu ...............................................................................83 Biểu 2.9: Hoá đơn giá trị gia tăng .....................................................................................86 Biểu 2.10: Biên bản kiểm nghiệm ....................................................................................87 Biểu 2.11: Phiếu nhập kho ................................................................................................88 Biểu 2.12: Giấy đề nghị xuất kho vật tư ...........................................................................89 Biểu 2.13: Phiếu xuất kho .................................................................................................90 Biểu 2.14: Bảng kê xuất nguyên vật liệu ..........................................................................91 Biểu 2.15: Bảng tổng hợp nhập xuất tồn ..........................................................................93 Biểu 2.16: Sổ chi tiết TK621 ............................................................................................95 Biểu 2.17: Sổ cái TK621 ...................................................................................................97 Biểu 2.18: Hợp đồng thuê nhân công .............................................................................100 Biểu 2.19: Biên bản nghiệm thu .....................................................................................101 Biểu 2.20: Bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài ........................................................102 Biểu 2.21: Bảng chấm công ............................................................................................104 Biểu 2.22: Bảng lương công nhân thuê ngoài ................................................................105 Biểu 2.23: Tổng hợp thanh toán lương thuê ngoài .........................................................106 Biểu 2.24: Bảng thanh toán lương công nhân trực tiếp ..................................................108 Biểu 2.25: Bảng tổng hợp thanh toán lương công nhân trực tiếp ..................................109 Biểu 2.26: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích ................................................110 Biểu 2.27: Sổ chi tiết tài khoản 622 ................................................................................113 Biểu 2.28: Hoá đơn giá trị gia tăng .................................................................................116 Biểu 2.29: Bảng kê chi phí thuê ngoài máy thi công .....................................................117 3 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Biểu 2.30: Sổ theo dõi khấu hao máy thi công ...............................................................119 Biểu 2.31: Hoá đơn GTGT .............................................................................................120 Biểu 2.32: Bảng lương lái máy .......................................................................................121 Biểu 2.33: Bảng tổng hợp lương lái máy .......................................................................122 Biểu 2.34: Sổ chi tiết tài khoản 623 ................................................................................123 Biểu 2.35: Sổ cái tài khoản .............................................................................................623 Biểu 2.36: Phiếu xuất kho ...............................................................................................128 Biểu 2.37: Phiếu xuất kho ...............................................................................................129 Biểu 2.38: Sổ theo dõi khấu hao TSCĐ .........................................................................130 Biểu 2.39: Giấy biên nhận ..............................................................................................131 Biểu 2.40: Hoá đơn bán hang .........................................................................................132 Biểu 2.41: Phiếu chi ........................................................................................................133 Biểu 2.42: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung ..........................................................134 Biểu 2.43: Bảng lương quản lý .......................................................................................135 Biểu 2.44: Sổ chi tiết TK 627 .........................................................................................136 Biểu 2.45: Sổ cái TK 627 ................................................................................................138 Biểu 2.46: Sổ chi tiết TK154 ..........................................................................................141 Biểu 2.47: Sổ cái TK154 .................................................................................................142 Biểu 2.48: Bảng tổng hợp chi phí SXKD .......................................................................144 Biểu 2.49: Bảng tính giá thành .......................................................................................146 Biểu 2.50: Sổ nhật ký chung............................................................................... 147 4 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 Ký hiệu viết tắt QL& XDĐB BHXH BHYT KPCĐ BHTN TSCĐ CPSX NCTT NVLTT Thuế GTGT TK HMCT NVL MTC SXC CCDC XDCB DNXL XK NK HĐ SPXL KKTX HĐ GTGT KLXL DDĐK DDCK PSTK TNHH CT XD CP SPDD Tên của ký hiệu viết tắt Quản lý và xây dựng đường bộ Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Kinh phí công đoàn Bảo hiểm thất nghiệp Tài sản cố định Chi phí sản xuất Nhân công trực tiếp Nguyên vật liệu trực tiếp Thuế giá trị gia tăng Tài khoản Hạng mục công trình Nguyên vật liệu Máy thi công Sản xuất chung Công cụ dụng cụ Xây dựng cơ bản Doanh nghiệp xây lắp Xuất kho Nhập kho Hoá đơn Sản phẩm xây lắp Kê khai thường xuyên Hóa đơn giá trị gia tăng Khối lượng xây lắp Dở dang đầu kỳ Dở dang cuối kỳ Phát sinh trong kỳ Trách nhiệm hữu hạn Công trình Xây dựng Cổ phần Sản phẩm dở dang 5 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Trình tự hạch toán chi phí NVL trực tiếp (KKTX) ........................................24 Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp................................................26 Sơ đồ 1.3: Trình tự hạch toán chi phí sử dụng MTC tổ chức kế toán riêng ...................29 Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công không tổ chức kế toán riêng ...........................................................................................................................30 Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán chi phí sử dụng máy thi công thuê ngoài .............................31 Sơ đồ 1.6: Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung (KKTX) ...........................................33 Sơ đồ 1.7: Trình tự kế toán tài khoản 154 – chi phí SXKD (KKTX) ..............................35 Sơ đồ 1.8: Trình tự kế toán thiệt hại trong sản xuất DNXL (KKTX) ..............................39 Sơ đồ 1.9: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp tại đơn vị giao khoán .................................................................................................................................41 6 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Sơ đồ1.10: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp tại đơn vị nhận khoán .................................................................................................................................41 Sơ đồ 1.11: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung .....................52 Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ ................53 Sơ đồ 1.13: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký sổ cái ......................54 Sơ đồ 1.14: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ................................ 55 Sơ đồ 1.15: Sơ đồ kế toán trên máy vi tính ......................................................................59 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp .....................................................64 7 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp BIỂU MẪU Biểu 2.1: Máy móc phục vụ thi công ................................................................................65 Biểu 2.2: Máy thi công công trình chuyên ngành thông tin sợi cáp quang .....................66 Biểu 2.3: Thiết bị kiểm tra và thí nghiệm .........................................................................66 Biểu 2.4: Tình hình tìa chính của công ty ........................................................................68 Biểu 2.5: Mô hình tổ chức bộ máy của công ty ...............................................................71 Biểu 2.6 Bộ máy kế toán ...................................................................................................75 Biểu 2.7 Sơ đồ hạch toán theo hình thức kế toán nhật ký chung .....................................78 Biểu 2.8: Hợp đồng mua bán vật liệu ...............................................................................83 Biểu 2.9: Hoá đơn giá trị gia tăng .....................................................................................86 Biểu 2.10: Biên bản kiểm nghiệm ....................................................................................87 Biểu 2.11: Phiếu nhập kho ................................................................................................88 Biểu 2.12: Giấy đề nghị xuất kho vật tư ...........................................................................89 Biểu 2.12: Phiếu xuất kho .................................................................................................90 Biểu 2.13: Bảng kê xuất nguyên vật liệu ..........................................................................91 Biểu 2.14: Bảng tổng hợp nhập xuất tồn ..........................................................................93 Biểu 2.15: Sổ chi tiết TK621 ............................................................................................95 Biểu 2.16: Sổ cái TK621 ...................................................................................................97 Biểu 2.17: Hợp đồng thuê nhân công .............................................................................100 Biểu 2.18: Biên bản nghiệm thu .....................................................................................101 Biểu 2.19: Bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài ........................................................102 Biểu 2.20: Bảng chấm công ............................................................................................104 Biểu 2.21: Bảng lương công nhân thuê ngoài ................................................................105 Biểu 2.22: Tổng hợp thanh toán lương thuê ngoài .........................................................106 Biểu 2.23: Bảng thanh toán lương công nhân trực tiếp ..................................................108 Biểu 2.24: Bảng tổng hợp thanh toán lương công nhân trực tiếp ..................................109 Biểu 2.25: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích ................................................110 Biểu 2.26: Sổ chi tiết tài khoản 622 ................................................................................113 Biểu 2.27: Hoá đơn giá trị gia tăng .................................................................................116 Biểu 2.28: Bảng kê chi phí thuê ngoài máy thi công .....................................................117 8 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Biểu 2.29: Sổ theo dõi khấu hao máy thi công ...............................................................119 Biểu 2.30: Hoá đơn GTGT .............................................................................................120 Biểu 2.31: Bảng lương lái máy .......................................................................................121 Biểu 2.32: Bảng tổng hợp lương lái máy .......................................................................122 Biểu 2.33: Sổ chi tiết tài khoản 623 ................................................................................123 Biểu 2.34: Sổ cái tài khoản .............................................................................................623 Biểu 2.35: Phiếu xuất kho ...............................................................................................128 Biểu 2.36: Phiếu xuất kho ...............................................................................................129 Biểu 2.37: Sổ theo dõi khấu hao TSCĐ .........................................................................130 Biểu 2.38: Giấy biên nhận ..............................................................................................131 Biểu 2.39: Hoá đơn bán hang .........................................................................................132 Biểu 2.40: Phiếu chi ........................................................................................................133 Biểu 2.41: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung ..........................................................134 Biểu 2.42: Bảng lương quản lý .......................................................................................135 Biểu 2.43: Sổ chi tiết TK 627 .........................................................................................136 Biểu 2.44: Sổ cái TK 627 ................................................................................................138 Biểu 2.45: Sổ chi tiết TK154 ..........................................................................................141 Biểu 2.46: Sổ cái TK154 .................................................................................................142 Biểu 2.47: Bảng tổng hợp chi phí SXKD .......................................................................144 Biểu 2.48: Bảng tính giá thành .......................................................................................146 Biểu 2.49: Sổ nhật ký chung 147 9 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất xã hội gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Từ thời kỳ bắt đầu của nền văn minh loài người, con người đã luôn tìm tòi, sáng tạo ra những cách thức lao động sao cho bỏ ra ít công sức nhất nhưng lại thu được nhiều kết quả nhất. Trong xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, con người tiến hành sản xuất với mong muốn tột cùng là đạt lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu. Để đạt được điều đó con người phải tìm ra cách thức quản lý hiệu quả và phù hợp nhất. Kế toán là một trong những công cụ quản lý sản xuất kinh doanh rất có hiệu quả. Thông tin kế toán có thể cho nhà quản lý thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty cũng như tình hình cụ thể từng mặt tài chính trong doanh nghiệp . Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là yếu tố quan trọng tác động tới kết quả sản xuất kinh doanh, chính sách về giá bán và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tính đúng chi phí sản xuất và giá thành là tiền đề để hạch toán kinh doanh và xác định kết quả kinh doanh chính xác. Mặt khác, nhờ sử dụng phương pháp tính giá kế toán đã theo dõi, phản ánh được một cách tổng hợp và kiểm tra được các đối tượng hạch toán kế toán bằng thước đo tiền tệ. Cũng nhờ có phương pháp tính giá, kế toán tính giá và xác định được toàn bộ chi bỏ ra có liên quan tới việc thu mua, sản xuất, chế độ tạo và tiêu thụ từng loại vật tư, sản phẩm, từ đó so với kết quả mua, sản xuất, chế tạo và tiêu thụ từng loại vật tư, sản phẩm, từ đó so với kết quả thu được để đánh giá hiệu quả kinh doanh nói chung cũng như kết quả kinh doanh từng mặt hàng, từng loại sản phẩm, dịch vụ và từng hoạt động kinh doanh nói riêng. Có thể nói không có phương pháp tính giá thì các doanh nghiệp không thể thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh doanh được . Không những vậy, tài liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn là căn cứ quan trọng để phân tích và đánh giá tình hình thức hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, từ đó có các quyết định quản lý phù hợp nhằm 10 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp tăng cường hiệu quả quản lý nội bộ, đưa ra cách quản lý sao cho tiết kiệm chi phí sản xuất ở mức thấp nhất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường .Xuất phát từ vai trò, tác dụng của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cùng với sự giúp đó tận tình của các thầy cô giáo và các anh chị trong phòng kế toán Công ty, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244’’. 2. Mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244’’ nhằm tìm hiểu thực tế công tác hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, so sánh giữa cơ sở lý luận và thực tế để thấy được những mặt đạt được và hạn chế trong công tác kế toán của công ty. Từ đó đánh giá, phân tích và đưa ra phương hướng, đề xuất góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244. Quá trình sản xuất của công ty được tổ chức theo dây chuyền công nghệ khép kín. Sản phẩm có quy mô lớn, thời gian sản xuất sản phẩm lâu dài, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc,...Do đó trong giới hạn nghiên cứu của đề tài em chỉ xin trình bày về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của một công trình cụ thể trong một kỳ kế toán. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá các số liệu và thông tin thu thập được từ văn phòng kế toán. 5. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mục lục, danh mục các sơ đồ, bảng biểu và lời mở đầu thì đề tài gồm 3 nội dung chính sau đây: Phần 1: Cơ sở lý luận về hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 11 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Phần 2:Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244. Phần 3:Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244. 6. Những đóng góp của đề tài: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩn tại Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244. - Mô tả thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244. - Phân tích, đánh giá những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244. - Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244 Em xin chân thành cảm ơn cô cùng các thầy cô giáo khoa vận tải kinh tế trường Đại Học Giao Thông Vận Tải và các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244 đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài của mình. Hà nội, ngày...........tháng..........năm 2012 Sinh viên thực hiện 12 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1 Sự cần thiết của công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 1.1.1 Đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp xây lắp: Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất độc lập có chức năng tái sản xuất TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân. Nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng cho đất nước, vì vậy một bộ phận lớn của hội nhập kinh tế quốc dân nói chung và tích luỹ nói riêng cùng với vốn đầu tư tài trợ của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực XDCB. Trong nền kinh tế quốc dân, ngành XDCB đóng một vai trò hết sức quan trọng, trên góc độ kinh tế, trong một ngành kinh tế nào có thể phát triển được nếu không có XDCB tạo cơ sở vật chất cho nó. Mặt khác trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, XDCB là ngành đi tiên phong, mở đường cho nền kinh tế quốc gia bước vào công cuộc đổi mới. So với các ngành khác, XDCB đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng cho đất nước, XDCB có những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật rất đặc trưng, thể hiện rõ ở sản phẩm xây dựng và quá trình sáng tạo ra sản phẩm của ngành. Sản phẩm xây lắp là những công trình sản xuất dân dụng có điều kiện đưa vào sản xuất, sử dụng và phát huy được gắn liền với một địa điểm nhất định sản phẩm xây lắp có những đặc trưng sau: + Thứ nhất: Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài, giá trị lớn. Nó mang tính ổn định, như sản xuất ra sản phẩm đồng thời là nơi sau này khi sản phẩm hoàn thành được đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng. + Thứ hai: sản phẩm xây lắp mang tính chất tổng hợp về nhiều phương diện kinh tế, chính trị, kỹ thuật, nghệ thuật...Nó rất đa dạng và phong phú nhưng lại mang tính độc lập, mỗi công trình được xây dựng theo một mẫu thiết kế, có giá trị dự toán riêng và ở 13 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp một địa điểm nhất định. Những đặc điểm này có tác dụng rất lớn với quá trình sản xuất của ngành xây dựng. Vì những đặc điểm riêng của ngành xây dựng, ta có thể rút ra một đặc thù của ngành XDCB: Quá trình từ khởi công công trình xây dựng cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng thường là trong thời gian dài, phụ thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của công trình. Quá trình thi công một công trình được chia thành nhiều giai đoạn như: chuẩn bị điều kiện thi công ,thi công móng, trần, hoàn thiện... Mỗi giai đoạn thi công bao gồm nhiều công việc khác nhau chủ yếu ở ngoài trời nên nó phải chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố khách quan như: thời tiết, khí hậu,... Vì vậy quá trình thi công không ổn định, nó luôn biến động theo địa điểm xây dựng và theo từng giai đoạn thi công của công trình. Các công trình xây dựng đều được tiến hành thi công theo đơn đặt hàng cụ thể: có thiết kế mỹ thuật, kỹ thuật riêng theo yêu cầu của khách hàng, khi thực hiên hợp đồng theo đơn đặt hàng của khách hàng thì đơn vị xây dựng phải thi công và bàn giao đúng tiến độ, đúng thiết kế đảm bảo chất lượng kỹ thuật cũng như mỹ thuật của công trình. 1.1.2 Bản chất của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Trong quá trình sản xuất, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải huy động, sử dụng các nguồn tài lực, vật lực (lao động, vật tư, tiền vốn...) để thực hiện các công việc thu mua dự trữ hàng hoá, sản xuất, chế tạo sản phẩm,.... Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho quá trình hoạt động của mình. Các loại chi phí này phát sinh một cách thường xuyên trong quá trình sản xuất, luôn vận động và thay đổi trong quá trình tái sản xuất. Như vậy bản chất của chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp được xác định là những phí tổn về tài nguyên, vật chất, về lao động và gắn liền với mục đích kinh doanh. Trên thực tế có một khái niệm chúng ta rất hay nhầm lẫn với khái niệm chi phí, đó là chi tiêu. Vì vậy khi nghiên cứu về chi phí chúng ta cần phải xem xét sự khác biệt giữa hai khái niệm này. Chi tiêu là sự chi ra, giảm đi thuần tuý của tài sản không kể các khoản đã dùng vào việc gì và dùng như thế nào. Như vậy giữa chi tiêu và chi phí có mối quan hệ mật thiết, đồng thời có sự khác nhau về mặt lượng và thời điểm phát sinh. Về mặt 14 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp lượng, chi phí chỉ bao gồm các trường hợp làm giảm tài sản hoặc tăng nợ phải trả nhưng không kèm theo các biến động khác. Về mặt thời gian, có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí trong kỳ (như chi mua vật tư về nhập kho nhưng chưa sử dụng trong kỳ) và lại có những khoản được tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu (các khoản trích trước tiền lương, trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.) Do vậy có thể nói: chi phí sản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Để quản lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các nhà quản trị doanh nghiệp luôn cần biết số chi phí đã chi ra cho từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ trong kỳ là bao nhiêu, số chi phí đã cấu thành trong số sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành là bao nhiêu, tỷ trọng từng loại chi phí, khả năng hạ thấp các loại chi phí này. Giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp trả lời câu hỏi này. Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận. 1.1.3 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Như đã biết chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu hết sức quan trọng do nó có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều tính toán sao cho chỉ phải bỏ ra một lượng chi phí tối thiểu mà lại đạt được một khoản lợi nhuận tối đa. 15 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Do tính chất quan trọng đó của chi phí và giá thành nên các doanh nghiệp đều phải thực hiện được công tác quản lý chi phí và giá thành. Quản lý chi phí và giá thành chính là việc làm sao để tiết kiệm được chi phí sản xuất một cách tối đa mà vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm là tốt nhất nhằm tăng số lượng khách hàng cho doanh nghiệp, tạo khả năng thu được lợi nhuận lớn. Việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho các nhà quản lý có được những thông tin hữu ích về chi phí và giá thành sản phẩm, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp cho hoạt động kinh doanh của mình. Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đặt ra yêu cầu đó là quản lý làm sao để có thể tính toán chính xác nhất từng loại chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất, không bỏ sót cũng như tăng thêm những chi phí không có thật nhằm tạo điều kiện tính toán được giá thành từng loại sản phẩm một cách chính xác nhất. Cụ thể đối với yêu cầu này là: - Doanh nghiệp phải tiến hành phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức một cách phù hợp nhất với điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp mình - Chi phí sản xuất phải được quản lý theo định mức nhằm phục vụ tốt công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành. - Chi phí sản xuất phải được kiểm soát chặt chẽ về lượng và đơn giá mỗi lần mua về cũng như nhập xuất trong quá trình sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. 1.1.4 Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Việc tổ chức kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chi phí phát sinh tại từng bộ phận, từng đối tượng tại doanh nghiệp góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Mặt khác, nó còn tạo điều kiện để tiết kiệm chi phí hạ thấp gía thành sản phẩm. Đó là một trong những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp có được một ưu thế trong cạnh tranh.Ngoài ra giá thành sản phẩm còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là cơ sở để hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí, đồng thời còn là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay làm tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận thức đúng đắn thực trạng quá 16 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp trình sản xuất, quản lý; cung cấp các thông tin cần thiết một cách kịp thời chính xác cho bộ máy lãnh đạo để có các biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tính chủ động trong sản xuất kinh doanh, chủ động về tài chính.Về phía Nhà nước, nếu các doanh nghiệp đều làm tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sẽ giúp cho Nhà nước có cái nhìn tổng thể, toàn diện đối với sự phát triển của nền kinh tế từ đó đề ra được các đường lối, chính sách phù hợp để phát triển các doanh nghiệp thực sự làm ăn có lãi và hạn chế các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Đối với các đối tượng khác như ngân hàng, người mua, các nhà đầu tư... thì kết quả của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của họ vì nó cho biết hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán có liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. - Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan, đặc biệt bộ phận kế toán các yếu tố chi phí. - Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận - xử lý - hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp. - Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp các nhà quản trị doanh nghiệp ra các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm. 17 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp 1.2.Nội dung tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.2.1. Chi phí sản xuất 1.2.1.1. Khái niệm Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định (Tháng, quý, năm...) và cấu thành nên giá trị của sản phẩm xây lắp. Trong đó chi phí về lao động vật hóa là các chi phí về tư liệu lao động và đối tượng lao động như: chi phí khấu hao tư liệu lao động, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu. Còn chi phí về lao động sống chính là chi phí về sức lao động được biểu hiện ra là chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán và tập hợp theo từng thời kỳ: tháng, quý, năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Thực chất chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp là quá trình chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào qúa trình sản xuất kinh doanh. 1.2.1.2 Phân loại chi phí: Do chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại nên cần thiết phân loại chi phí nên tạo điều kiện thuận lợi công tác quản lý và hạch toán chi phí. Trên thực tế có nhiều cách phân loại khác nhau, song lựa chọn tiêu thức phân loại nào là phải dựa và yêu cầu của công tác quản lý và hoạch toán. a. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này, kế toán căn cứ vào nội dung kinh tế, tính chất kinh tế của chi phí sản xuất để sắp xếp chi phí sản xuất có nội dung kinh tế, tính chất kinh tế của nội dung sản xuất vào trong cùng một yếu tố. Chi phí sản xuất, không phân biệt các chi phí này có mục đích, công dụng như trên nêu. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành các loại sau: 18 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp + Chi phí nguyên vật liệu, vật liệu: là chi phí như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, những thành phần mua ngoài...xuất dùng trong quá trình sản xuất loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại cho kho và phế liệu thu hồi. + Chi phí nhân công: phản ánh tổng số tiền lương, phụ cấp mang tính chất tiền lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN phải trả cho người lao động. + Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... + Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra mua để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghịêp như: điện, nước, điện thoại... + Chi phí khác bằng tiền: là tất cả các chi phí khác bằng tiền chưa được phản ánh vào các chi phí trên được dùng vào hoật động sản xuất kinh doanh. b. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí: Kế toán căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí sản xuất để sắp xếp các chi phí sản xuất có cùng công cụ vào trong cùng một khoản chi phí sản xuất, không phân biệt chi phí có nội dung tính chất kinh tế như nêu trên. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm...xuất dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. + Chi phí nhân công: là các khoản lương, phụ cấp lương phải trả trực tiếp cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. + Chi phí sử dụng máy thi công: Là các chi phí liên quan đến máy thi công phục vụ cho hoạt động xây lắp công trình. Bao gồm: - Chi phí nhân công điều khiển máy thi công. - Chi phí nhiên liệu. - Chi phí dụng cụ sản xuất. - Chi phí khấu hao máy thi công. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền khác. 19 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp + Chi phí sản xuất chung: là tất cả chi phí dùng cho việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại sản xuất, đội công trình, tổ sản xuất công trình, hạng mục công trình. Như: khấu hao tài sản cố định ở các đội, phân xưởng, lương bộ phận quản lý ở phân xưởng, đội sản xuất, chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất... * Các cách phân loại khác - Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. Gồm có 2 loại: + Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí như: từng loại sản phẩm, hạng mục công trình, đơn đặt hàng...chúng ta có thể lập chi phí phát sinh trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Loại chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tồn tại chi phí, chúng dễ nhận biết và hạch toán chính xác như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí gián tiếp: là các loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nên thường không thể tập hợp trực tiếp được mà phải tập hợp theo phương pháp, phân bổ gián tiếp. - Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ. + Chi phí biến đổi: là những chi phí sản xuất có sự thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hình thành. Ví dụ như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công... việc thay đổi này nhằm phục vụ cho yêu cầu thiết lập kế hoạch kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí của doanh nghiệp. + Chi phí cố định: là chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi trong định mức hoạt động của quá trình sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm công việc... 1.2.2. Giá thành sản phẩm xây lắp. 1.2.2.1.Khái niệm. Giá thành sản phẩm xây lắp là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc xây lắp hình thành một đơn vị sản phẩm (công trình, hạng mục công trình) do doanh nghiệp hoàn thành đến giai đoạn quy ước hình thành nghiệm thu bàn giao được chấp nhận thanh toán. 1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 20 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Để đáp ứng các yêu cầu về quản lý, hạch toán và kế hoạch giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ nhiều phạm vi tính toán khác nhau vì vậy giá thành được phân loại theo nhiều cách khác nhau. a. Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành + Giá thành dự toán: Là tổng chi phí để hoàn thành sản phẩm xây lắp. Giá thành dự toán được xây dựng trên cơ sở các định mức và đơn giá chi phí do nhà nước quy định. Giá thành dự toán xây lắp của từng công trình, hạng Khối lượng dự toán = mục công trình xây lắp của từng công trình, hạng Đơn giá dự toán x mục công trình xây lắp của từng công trình, hạng + Chi phí chung mục công trình Căn cứ vào giá thành dự toán người ta xác định giá trị dự toán: Giá trị dự toán Giá thành dự toán xây lắp của từng xây lắp của từng công trình, hạng = mục công trình công trình, hạng + Thu nhập chịu thuế tính trước mục công trình Thuế + GTGT đầu ra Thông qua giá thành dự toán công trình xây lắp người ta có thể đánh giá được thành tích của đơn vị vì giá thành dự toán chính là hạn mức chi phí cao nhất mà đơn vị có thể chi ra nhằm đảm bảo có lãi, là tiêu chuẩn để đơn vị xây lắp phấn đấu hạ giá thành. + Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở các biện pháp thi công các định mức kỹ thuật và các dự toán chi phí trong kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch của Giá thành dự toán xây lắp của từng công trình, hạng = từng công trình, hạng mục - mục công trình công trình Mức hạ giá thành kế hoạch + Giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Song khác với giá thành kế hoạch là giá thành định mức được xác định trên cơ sở định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi 21 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp trong suất cả kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. + Giá thành trực tiếp: là chỉ tiêu được xác định sau khi đưa công trình, hạng mục công trình hoàn thành trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh để hoàn thành khối lượng xây lắp. Theo cách phân loại này thì sẽ giúp cho công tác quản lý và giám sát chi phí dễ dàng, xác định được nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí cho kỳ kế toán để từ đó điều chỉnh kế hoạch của định mức chi phí cho phù hợp. b. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí. + Giá thành sản xuất (giá thành phân xưởng): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ những chi phí phát sinh tính cho công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành ví dụ như: 621, 622, 623, 627. + Giá thành tiêu thụ ( còn gọi là giá thành toàn bộ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc thực hiện công việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xây lắp giá thành tiêu thụ được xác định theo công thức: Giá thành toàn = Giá thành sản + Chi phí quản lý + Chi phí bán bộ sản phẩm xuất sản phẩm doanh nghiệp hang Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh lãi (lỗ) của từng công trình, hạng mục công trình mà doanh nghiệp thực hiện xây dựng. Nhưng nhược điểm của cách phân loại này là: sẽ gặp những khó khăn, hạn chế nhất định trong việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bảo hiểm và chi phí quản lý doanh nghiệp. Nên cách phân loại này chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu. Ngoài ra giá thành công tác xây lắp còn được theo dõi trên hai chỉ tiêu: + Giá thành khối lượng hoàn chỉnh: là giá thành của công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành bàn giao, đảm bảo kỹ thuật, chất lượng đúng thiết kế và hợp đồng ký kết bàn giao được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. 22 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp + Giá thành khối lượng hoàn thành quy ước: là giá thành của các khối lượng đảm bảo thỏa mãn các điều kiện: phải nằm trong thiết kế, đạt điểm dừng kỹ thuật được chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. 1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nói chung và sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp nói riêng thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt đối lập nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất còn giá thành sản phẩm lại phản ánh kết quả sản xuất, trong hoạt động của doanh nghiệp xây lắp thì giá thành sản phẩm được tính cho từng sản phẩm xây lắp đã hoàn thành và kết thúc toàn bộ quy trình sản xuất hoặc hoàn thành một giai đoạn công nghệ sản xuất, một hạng mục công trình... hay nói cách khác giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh tất cả những chi phí phát sinh (chi phí phát sinh trong kỳ, chi phí kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm xây lắp đã hoàn thành trong kỳ. Bên cạnh đó ta cũng có thể thấy rằng: nếu công tác tập hợp chi phí sản xuất đầy đủ trung thực thì tính giá thành sản phẩm cũng được chính xác. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tính bằng công thức: Tổng giá = Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất thành SP dở dang đầu kỳ dở dang trong kỳ dở dang cuối kỳ 1.2.4. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Tổ chúc kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm. Trong hoạt động sản xuất đặc biệt là lĩnh vực xây lắp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, xây dựng giá thầu hợp lý là điều kiện cần thiết để DN có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Do đó để phát huy được vai trò của kế toán đòi hỏi kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp thực hiên tốt các nhiệm vụ: - Xác định đúng đại lượng kế toán tập hợp cho phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. 23 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp - Tính toán và phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời tình hình phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất cũng như trong phạm vi toàn doanh nghiệp, tính toán chính xác giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất. - Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng mục đích. Lập báo cáo kế toán và các báo cáo theo yêu cầu quản lý. 1.3. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Trong quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, các doanh nghiệp phải chi ra nhiều khoản chi phí khác nhau để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác thì việc đầu tiên ta phải xác định các đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như công trình, hạng mục công trình ...việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực chất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí hay nói cách khác là việc xác định nơi chi phí và chịu chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.3.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Trên cơ sở kế toán đối tượng chi phí kế toán lựa chọn phương pháp kế toán chi phí sao cho phù hợp phương pháp kế toán chi phí sản xuất được hiểu là các cách thức được sử dụng để tập hợp chi phí và phân loại chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng kế toán chi phí. Trong thực tế phương pháp kế toán chi phí sản xuất xây lắp bao gồm những phương pháp sau: phương pháp kế toán chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình theo giai đoạn xây lắp... nội dung chủ yếu của phương pháp kế toán chi phí sản xuất là mở sổ (thẻ) chi tiết theo từng đối tượng có liên quan và hàng tháng tổng hợp theo từng đối tượng đó. a. Phương pháp trực tiếp. Áp dụng đối với các chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí như công trình, hạng mục công trình... đã xác định. Theo phương pháp này khi các khoản chi phí có liên quan đến đối tượng nào thì kế toán sẽ tập hợp trực tiếp cho đối tượng cần tập hợp chi phí đó. 24 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp b. Phương pháp phân bổ gián tiếp. Áp dụng khi một loại chi phí sản xuất liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình mà không thể tập hợp trực tiếp cho một hạng mục công trình nào. Vì vậy để tập hợp chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình cần tập hợp chi phí thì cần phải tiến hành phân bổ theo tiêu thức hợp lý. Trình tự tập hợp và phân bổ chi phí: + Tập hợp chi phí cần phân bổ cho các đối tượng. + Lưạ chọn tiêu thức phân bổ cho các đối tượng. + Xác định hệ số phân bổ (H). Cn Trong đó: = Tn x H Cn: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng n. + Tính chi phí phân bổ cho đối tượng liên quan: C T Tn = Trong đó: C: Tổng chi phí tập hợp cần phân bổ. T: Tổng tiêu chuẩn dùng phân bổ. Tn: Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n. Ngoài ra trong DNXL còn có các phương pháp hạch toán chi phí sau: + Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình. + Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng. + Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đơn vị thi công. 1.3.3 Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ngành xây lắp, tính chất của từng công trình xây lắp, mối quan hệ của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp trình độ kinh tế và hạch toán... mà trình tự kế toán chi phí ở các công trình, hạng mục công trình trong 25 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp xây lắp khác nhau thì khác nhau. Tuy nhiên ta có thể khái quát chung việc kế toán chi phí sản xuất thường trải qua 4 bước sau: - B1: Tập hợp chi phí liên quan cho từng đối tượng (công trình, hạng mục công trình) - B2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành xây lắp phụ cho các đối tượng lên quan trên cơ sở khối lượng phục vụ và giá thành đơn vị của sản phẩm xây lắp. - B3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chính cho từng công trình, hạng mục công trình có liên quan. - B4: Xác định chi phí sản xuất xây lắp dở dang cuối kỳ. 1.3.4. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất. Đối với hoạt động kinh doanh xây lắp quy định chỉ được áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX nên TK 154 được dùng để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp của doanh nghiệp xây lắp. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi một cách thường xuyên trên sổ sách kế toán dựa vào các bảng nhập, xuất, tồn kho NVL, hàng hoá.... Việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp theo từng công trình, hạng mục công trình và theo khoản mục giá thành quy định trong giá trị dự toán xây lắp, gồm: - Chi phí NVL trực tiếp. - Chi phí NC trực tiếp. - Chi phí sử dụng mây thi công. - Chi phí SXC. 1.3.4.1. Phương pháp tập hợp chi phí NVL trực tiếp. - Chi phí NVL trực tiếp bao gồm: giá trị thực tế của NVL chính, NVL phụ, BTP mua ngoài, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp (không kể vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi công và những vật liệu tính trong chi phí SXC). - Nguyên tắc hạch toán khoản chi phí NVL trực tiếp: 26 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp + NVL sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp cho sản phẩm của HMCT đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá thành thực tế xuất kho (giá bình quân gia quyền, giá nhập trước xuất trước...). + Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành, tiến hành kiểm kê số lượng NVL đã xuất dùng nhưng chưa sử dụng hết và giá trị phế liệu thu hồi nếu có thể để ghi giảm trừ chi phí NVL trực tiếp xuất sử dụng cho công trình. Chi phí NVL trực tiếp sử dụng Giá trị NVL = trong kỳ xuất dùng kỳ trước Giá trị thực tế + chuyển sang của NVL đưa vào sử dụng Giá trị thực - trong kỳ tế của NVL còn lại cuối Giá trị phế - liệu thu hồi ( nếu có) kỳ + Phần NVL vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành công trình xây lắp mà được hạch toán vào GVHB của kỳ kế toán. + Trong điều kiện thực tế sản xuất xây lắp, không cho phép tính chi phí NVL trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình thì doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp phân bổ vật liệu cho đối tượng sử dụng theo công thức tổng quát: Mức phân bổ chi phí NVL = trực tiếp cho Tổng giá trị NVL thực tế xuất sử Khối lượng của từng x đối tượng được xác dụng Tổng khối lượng các đối tượng định theo một tiêu được xác định theo một tiêu thức nhất định a. Chứng từ kế toán sử dụng: - Phiếu nhập kho. - Phiếu xuất kho. - Hoá đơn mua hàng. - Báo cáo vật tư còn lại cuối kỳ. b. Tài khoản kế toán sử dụng: TK 621-“ Chi phí NVL trực tiếp” và các tài khoản có liên quan * Tác dụng: 27 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp TK 621 dùng để tập hợp chi phí và phân bổ chi phí NVL sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, thực hiện lao vụ dịch vụ của doanh nghiệp xây lắp. * Kết cấu và nội dung của TK 621: Tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Nợ Có - Tập hợp giá trị NVL xuất dùng trực tiếp - Giá trị NVL xuất dụng không hết nhập cho chế tạo SP hay thực hiện dịch vụ lại kho - Giá trị phế liệu thu hồi - Kết chuyển chi phí NVL TT sang TK 154 - Kết chuyển chi phí NVL TT vượt trên mức bình thường sang TK 632 SDCK: TK 621 không có số dư TK 152 TK 152 TK 621 Xuất vật liệu vào sản Trị giá NVL sử dụng không xuất sản phẩm xây lắp hết nhập lại kho TK 154 TK141 Cuối kỳ kết chuyển trị giá Tạm ứng NVL NVL sử dụng cho xây lắp TK 331, 111, 112 Sơ đồ 1.1: Trình tự hạch toán chi phí NVL trực tiếp (KKTX) Kết chuyển Mua NVLTT TK133 Thuế GTGT nếu có CPNVLTT vượt mức 28 TK 632 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp 1.3.4.2 Phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí phải trả cho nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, công nhân phục vụ xây dựng, lắp đặt (kể cả lao động thuê ngoài theo từng loại công việc và lao động thuộc quản lý của doanh 29 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp nghiệp) như tiền lương, tiền công, phụ cấp. Các khoản trích theo lương cuả công nhân sản xuất sản phẩm, phục vụ thi công... được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. - Nguyên tắc hạch toán khoản chi phí nhân công trực tiếp: + Chi phí nhân công trực tiếp liên qua đến hạng mục công trình nào thì hạch toán trực tiếp cho HMCT đó. + Phần nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành công trình xây lắp mà được hạch toán vào GVHB của sản phẩm hoàn thành của kỳ kế toán. + Đối với hoạt động doanh nghiệp xây lắp thì chi phí nhân công trực tiếp không phản ánh các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) của nhân công trực tiếp xây lắp và cũng không tính các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công. + Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều HMCT thì phải phân bổ cho từng HMCT theo tiêu thức thích hợp: chi phí tiền lương định mức, chi phí tiền lương kế hoạch, giờ công định mức, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành. Mức phân bổ được xác định như sau: Mức phân bổ tiền lương công nhân trực tiếp cho từng đối tương = Tổng số tiền lương công nhân trực tiếp của từng đối tượng Tổng khối lượng phân bổ theo x Khối phân - Bảng thanh toán tiền lương. - Bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. b. Tài khoản kế toán sử dụng: TK622- “Chi phí nhân công trực tiếp” 30 bổ của từng đối tượng tiêu thức sử dụng a. Chứng từ kế toán sử dụng: * Tác dụng: lượng Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Tài khoản 622 dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc cung cấp các loại lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp. * Kết cấu và nội dung TK622: Tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” Nợ Có - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp - Phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công thực tế phát sinh theo từng đối tượng. trực tiếp vào bên nợ TK 154: “chi phí SXKD dở dang”. - Kết chuyển chi phí nhân công TT vượt trên mức bình thường vào TK 632. SDCK: TK 622 không có số dư. Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp(KKTX) TK 622 TK 334 Tiền lương phải trả cho TK 154 Kết chuyển (phân bổ ) chi công nhân trực tiếp sản xuất phí nhân công trực tiếp TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ phép TK141 Tạm ứng CPNCTT 1.3.4.3. Phương pháp kế toán chi phí sử dụng máy thi công. 31 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp - Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy. Máy móc thi công là loại máy trực tiếp phục vụ xây lắp công trình gồm: những máy móc chuyển động cơ hơi nước, diezel, xăng, điện... (kể cả các loại máy phục vụ xây lắp như: máy trộn vữa, máy trộn bê tông, máy đào đất...). - Nguyên tắc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công: + Trường hợp DN thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theo phương thức bằng máy thì không hạch toán vào chi phí sử dụng máy thi công mà hạch toán toàn bộ chi phí xây lắp trực tiếp vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, chi phí sản xuất chung. + Không hạch toán vào chi phí sử dụng máy thi công các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính trên tiền lương phải trả cho công nhân sử dụng xe, máy thi công. + Phần chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường không tính vào giá thành công trình xây lắp mà được kết chuyển ngay vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. + Việc tập hợp chi phí sử dụng máy thi công phải được hạch toán riêng cho từng loại máy. + Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: * Chi phí thường xuyên: gồm chi phí nhân công điều khiển, phục vụ máy, chi phí vật liệu, chi phí CCDC, chi phí KH TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài ( như chi phí sửa chữa nhỏ, điện, nước, bảo hiểm xe...) chi phí khác bằng tiền. * Chi phí tạm thời: gồm chi phí sửa chữa lớn máy thi công không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá máy thi công, chi phí công trình tạm thời cho MTC (lều, lán, đường ray chạy máy...) chi phí tạm thời có thể phát sinh trước ( được hạch toán vào bên nợ TK142, TK242) sau đó sẽ phân bổ dần vào chi phí sử dụng MTC, hoặc phát sinh sau nhưng phải tính trước vào chi phí sản xuất xây lắp trong kỳ. a. Chứng từ kế toán sử dụng. - Hợp đồng thuê máy thi công. - Bảng kê xuất NVL. 32 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp - Bảng thanh toán tiền lương. - Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công. b. Tài khoản kế toán sử dụng: TK 623- “Chi phí sử dụng máy thi công”. - Tác dụng: TK 623 dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình trong trườn hợp doanh nghiệp thực hiên xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. - Kết cấu và nội dung của TK 623. Tài khoản 623 “ Chi phí sử dụng máy thi công” Nợ Có - Các chi phí liên quan đến máy thi công - Phân bổ và kết chuyển chi phí sử dụng (chi phí vật liệu cho máy hoạt động, chi máy thi công sang TK 154 phí tiền lương, các khoản phụ cấp lương, - Kết chuyển chi phí máy thi công vượt tiền công của nhân viên trực tiếp điều mức bình thường vào TK 632 khiển máy, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy thi công).. SDCK: TK 623 không có số dư - TK 623 có 06 TK cấp hai: + TK 6231: Chi phí nhân công trực tiếp dùng để phản ánh lương chính, lương phụ, phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công. Tài khoản này không phản ánh các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN ) của công nhân sử dụng xe, máy thi công. + TK6232- Chi phí vật liệu: Dùng để phản ánh chi phí nhiên liệu (xăng, dầu, mỡ) vật liệu khác phục vụ xe, máy thi công. + TK6233: Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh giá trị công cụ dụng cụ lao động liên quan đến hoạt động của xe, máy thi công. 33 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp + TK6234: Chi phí khấu hao máy thi công: phản ánh khấu hao máy móc, thiết bị thi công, sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình. + TK6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như: thuê ngoài sửa chữa xe, máy thi công, bảo hiểm xe, chi phí điện nước, thuê ngoài TSCĐ, chi phí phải trả cho nhà thầu phụ. + TK6238: Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công, khoản chi cho lao động nữ. Việc hạch toán chi phí sử dụng MTC phụ thuộc vào hình thức sử dụng MTC của mỗi DN. Trường hợp 1: Công ty có tổ chức đội máy thi công riêng và có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức kế toán riêng: Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán chi phí sử dụng máy thi công trường hợp Công ty có tổ chức đội máy thi công riêng và có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức kế toán riêng (KKTX). TK 111,112,152,153 TK 621 Chi phí NVL Kết chuyển chi phí trực tiếp TK 3341,3342 NVL trực tiếp TK 622 Chi phí NC trực tiếp TK 111,112,331,214 CPSX chung TK 154 kết chuyển chi phí TK 627 Kết chuyển chi phí SXC 34 TK 623 Giá thành lao vụ của đội MTC Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Trường hợp 2: Công ty không tổ chức đội máy thi công riêng hoặc có tổ chức đội MTC riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội MTC: Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán chi phí sử dụng máy thi công không tổ chức kế toán riêng(KKTX) TK 3341,3342,111 TK 623 Tiền lương phải trả cho TK 154 Kết chuyển chi phí Công nhân sử dụng MTC sử dụng MTC TK 152,111,112,331 Xuất kho hoặc mua NVL TK 214 Chi phí khấu hao MTC TK 111, 112, 141, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác TK 133 TK 141 Thanh toán tạm ứng chi phí 35 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Trường hợp 3: Máy thi công thuê ngoài Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán chi phí sử dụng máy thi công thuê ngoài(KKTX) TK 111, 112, 331 TK 623 TK 154 Giá thuê chưa thuế Kết chuyển chi phí TK 133 sử dụng MTC Thuế GTGT (nếu có) 1.3.4.4 Phương pháp kế toán chi phí SXC. - Chi phí sản xuất chung là những chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ tại bộ phận sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: lương nhân viên quản lý phân xưởng, tổ, đội xây dựng. Các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công. Khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội. - Nguyên tắc hạch toán chi phí SXC: + Chi phí SXC là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận xây dựng của doanh nghiệp và được theo dõi bằng cách mở sổ chi tiết theo từng phân xưởng, tổ đội xây dựng. + Chi phí SXC được hạch toán theo 2 loại: Chi phí SXC cố định và chi phí SXC biến đổi * Chi phí SXC cố định: gồm những chi phí sản xuất gián tiếp, không thay đổi theo sản phẩm hoàn thành như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị. Chi phí quản lý hành chính tại bộ phận sản xuất của đội, công trường xây dựng... * Chi phí SXC biến đổi: gồm những chi phí còn lại, thay đôỉ theo số lượng công trình, hạch toán công trình hoàn thành. ví dụ như: Chi phí NVL, Chi phí nâng cấp... 36 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp + Chi phí SXC cố định vượt trên mức bình thường được hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ. + Do chi phí SXC có liên quan đến nhiều công trình, hạch toán công trình của tổ, đội xây dựng nên cần thiết phẩi phân bổ khoản chi phí này cho từng công trình, hạch toán công tình theo tiêu thức phù hợp như: theo định mức, theo tiền lương công nhân sản xuất thực tế... a. Chứng từ kế toán sử dụng: - Bảng phân bổ NVL, CCDC. - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. - Phân bổ khấu hao xe, máy thi công. - Phiếu chi mua hàng. b.Tài khoản kế toán sử dụng: TK 627-“Chi phí SXC” và các tài khoản liên quan * Tác dụng: dùng để phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng... * Kết cấu và nội dung TK 627: Tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung” Nợ Có - Tập hợp chi phí SXC phát sinh trong kỳ - Các khoản giảm trừ chi phí SXC.Chi phí SXC cố định vượt trên mức bình thường được ghi vào GVHB của hàng tiêu thụ trong kỳ. - Phân bổ và kết chuyển chi phí SXC sang TK 154 - “Chi phí SXKD dở dang”. - TK 627 có 06 Tài khoản cấp 2: + TK 6271: “ Chi phí nhân viên phân xưởng ”. + TK 6272: “ Chi phí vật liệu ”. + TK 6273: “ Chi phí dụng cụ sản xuất ”. + TK 6274: “ Chi phí khấu hao TSCĐ ”. + TK 6277: “ Chi phí dịch vụ mua ngoài ”. 37 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp + TK 6278: “ Chi phí bằng tiền khác ”. Sơ đồ 1.6: Trình tự kế toán chi phí SXC(KKTX) TK 334,338 TK 627 – Chi phí sản xuất 1. Chi phí NV phân xưởng TK 154 6.Kết chuyển chi phí tính giá thành TK 152,153,142,242 TK 632 2. Chi phí vật liệu sản xuất 7. Phân bổ chi phí chung cố định TK 214 TK111,112 8. Các khoản thu giảm chi 3. Chi phí khấu hao TSCĐ TK 111, 112, 331, 421 4. Chi phí dịch vụ mua ngoài và Chi phí bằng tiền khác VAT TK133 được khấu trừ TK 111,112,335,142 5. Chi phí đi vay được vốn hoá 1.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí SX và tính giá thành SP ở DN hạch toán HTK theo phương pháp KKTX. Để tính giá thành SP vào cuối kỳ, hay cuối tháng, kế toán giá thành dựa vào chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ để kết chuyển những chi phí đó sang TK 154 và đồng thời xác định giá trị dở dang cuối kỳ để từ đó làm cơ sở, căn cứ để tính giá thành SP hoàn thành. 38 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp TK sử dụng: Kế toán tổng hợp chi phí SX và tính gía thành SP hoàn thành sử dụng TK 154 ( Chi phí SX kinh doanh dở dang ) để hạch toán. * Nội dung: TK này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí SX, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành SP công nghiệp, xây lắp, nuôi trồng, chế biến SP nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ ở DN áp dụng phương pháp KKTX trong hạch toán HTK. Ở những DN áp dụng phương pháp KKĐK trong hạch toán HTK, TK 154 chỉ phản ánh giá trị thực tế của SP, dịch vụ dở dang cuối kỳ. * Kết cấu và nội dung TK 154 Tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Nợ Có - Tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất (Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công - Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi trực tiếp, chi phí sản xuất chung) phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Số dư bên Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành. - Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Nợ TK 154: (Chi tiết đối tượng) Có TK 621: (Chi tiết đối tượng) Có TK 622: (Chi tiết đối tượng) Có TK 623: (Chi tiết đối tượng) Có TK 627: (Chi tiết đối tượng) - Giá trị ghi giảm chi phí: Nợ TK 152: Phế liệu thu hồi, hoặc vật liệu xuất dùng không hết. Nợ TK 138: (1381 – Chi tiết sản phẩm hỏng ngoại định mức): Giá trị sản phẩm hỏng trong qúa trình thi công Nợ TK liên quan (138,334,415...) Giá trị sản phẩm, vật tư thiếu hụt, mất mát trong quá trình thi công. Có TK 154: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất sản phẩm. TK 154 có 04 TK cấp hai: 39 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp TK1541 - Xây lắp: dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành của sản phẩm xây lắp và phản ánh giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ. TK1542 - Sản phẩm khác: dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản xuất sản phẩm khác, dở dang cuối kỳ. TK 1543 Dịch vụ dùng để tạp hợp chi phí tính giá thành dịch vụ và phản ánh chi phí dở dang cuối kỳ. TK 1544 - Chi phí bảo hành xây lắp: dùng để tập hợp chi phí bảo hành công trình xây dựng lắp đặt thực tế phát sinh trong kỳ. TK 154 - Phải mở chi tiết: theo địa điểm phát sinh chi phí tại đội sản xuất, công trường, phân xưởng, theo đối tượng chịu chi phí: loại sản phẩm nhóm sản phẩm. Sơ đồ 1.7: Hạch toán TK 154 – Chi phí SX kinh doanh dở dang(KKTX) TK 154 TK 621 TK 138, 152 Các khoản ghi giảm chi phí K/c chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622 TK 632 K/c chi phí Nhân K/c CT hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư công trực tiếp TK 623 TK 155 K/c chi phí sử dụng máy thi công SP xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ phí nhân công trựcTiềnTK 622 phải trả cho thành chờ tiêu thụ K/c chi phí sản xuất chung công nhân trực tiếp sản xuất 1.3.6 Kế toán thiệt hại trong quá trình xây lắp tiếp Doanh nghiệp sản xuất côngnói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng đều không TK 627 thể tránh khỏi những thiệt hại trong quá trình sản xuất, đặc biệt đặc điểm của ngành XDCB là tiến hành ngoài trời, phụ thuộc phần nhiều vào điều kiện tự nhiên nên không thể 40 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp tránh khỏi những rủi ro. Những rủi ro này tạo nên thiệt hại cho doanh nghiệp trong sản xuất, xây dựng. Đây là nguyên nhân làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, cần phải hoạch toán chính xác giá trị thiệt hại trong sản xuất, xây dựng nhằm có biện pháp xử lý kịp thời để tránh các thiệt hại về sau. 1.3.6.1 Thiệt hại phá đi làm lại * Đặc điểm của khoản thiệt hại phá đi làm lại trong xây lắp Trong quá trình thi công có thể có những khối lượng công trình hoặc phần công việc phải phá đi làm lại để đảm bảo chất lượng công trình. Nguyên nhân gây ra có thể do thiên tai, hỏa hoạn, do lỗi của bên giao thầu ( bên A) như sửa đổi thiết kế hay đổi một bộ phận thiết kế của công trình hoặc có thể do bbeen thi công ( bên B) gây ra do tổ chức sản xuất không hợp lý, chỉ đạo thi công không chặt chẽ, sai phạm kĩ thuật của công nhân hoặc do các nguyên nhân khác từ bên ngoài. Tùy thuộc vào mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra thiệt hại để có biện pháp xử lý thích hợp. Giá trị thiệt hại về phá đi làm lại là giá chênh lệch giữa giá trị khối lượng phải phá đi làm lại. Giá trị của phá đi làm lại bao gồm các phí tổn về NVL, nhân công , chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung đã bỏ ra để xây dựng khối lượng xây lắp đó và các chi phí phát sinh dung để phá khối lượng đó. Các phí tổn để thực hiện khối lượng xây lắp bị phá đi thường được xác định theo chi phí định mức vì rất khó có thể xác định một cách chính xác giá trị thực tế của khối lượng phá đi làm lại. Trong trường hợp các sai phạm kỹ thuật nhỏ, không cần thiết phải phá đi làm lại mà chỉ cần sửa chữa điều chỉnh thì chi phí thực tế phát sinh dung để sửa chữa được tập hợp vào chi phí phát sinh ở các tài khoản có lien quan như khi sản xuất. Giá trị thiệt hại phá đi làm lại có thể được xử lý như sau: + Nếu do thiên tai gây ra được xen như khoản thiệt hại bất thường + Nếu do bên giao thầu gây ra thì bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại, bên thi công coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình và bàn giao tiêu thụ. 41 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp + Nếu do bên thi công gây ra thì có thể tính vào giá thành hoặc tính vào các khoản thiệt hại bát thường sau khi trừ đi phần giá trị bắt người phạm lỗi phải bồi thường thiệt hại và phần giá trị phế liệu đã thu hồi được * Phương pháp hạch toán Tại thời điểm xác định giá thành công trình hoàn thành bàn giao , căn cứ vào giá trị của khoản thiệt hại do phá đi làm lại được xác định theo chi phí định mức , kế toán xử lý như sau : - Giá trị phế liệu thu hồi ghi giảm thiệt hại Nợ TK 111, 152 Có TK 154 - Đối với trường hợp thiệt hại do bên giao thầu ( bên A ) gây ra thì bên thi công không chịu trách nhiệm về phần thiệt hại và coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình , xác định giá vốn công trình bàn giao tiêu thụ: Nợ TK 632 Có TK 154 - Đối với giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra được ghi nhận vào chi phí bất thường Nợ TK 811 Có TK 154 Đối với khoản thiệt hại được xác định do bên thi công gây ra được xử lý theo các bước sau: + Xác định phần thiệt hại do cá nhân phải bồi thường Nợ TK 138 (1388) , 334 Có TK 154 + Xác định phần thiệt hại tính vào chi phí bất thường Nợ TK 811 Có TK 154 + Nếu trường hợp thiệt hại chưa xác định rõ nguyên nhân , đang xử lý , kế toán ghi : Nợ TK 138 ( 1381) – Tài sản thiếu chừ xử lý Có TK 154 Phần giá trị thiệt hại kế toán ghi giảm chi phí sản xuất , kinh doanh dở dang Nợ TK 138(8) , 131, 811 Có TK 154 42 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp 1.3.6.2 Thiệt hại ngừng sản xuất * Đặc điểm khoản thiệt hại do ngừng sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại xảy ra do đình chỉ sản xuất trong một thời gian nhất định vì những nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào đó . Ngừng sản xuất có thể do thời tiết , do thời vụ hoặc do tình hình cung cấp nguyên vật liệu , máy móc thi công và các nguyên nhân khác. Các khoản thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất bao gồm : tiền lương phải trả trong thời gian ngừng sản xuất , giá trị nguyên nhiên vật liệu, động lực phát sinh trong quá trình ngừng sản xuất. Trong trường hợp ngừng việc theo thời vụ hoặc ngừng việc theo kế hoạch , doanh nghiệp lập dự toán chi phí trong thời gian ngừng việc và tiến hành trích trước chi phí ngừng sản xuất vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh . Khi kết thúc niên độ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành bàn giao , kế toán xác định số chênh lệch đã trích trước với chi phí thực tế phát sinh . Nếu chi phí trích trước lớn - hơn chi phí thực tế phát sinh thì phải lập bút toán hoàn nhập số chênh lệch . * Phương pháp hạch toán - Trường hợp không trích trước chi phí Khi phát sinh các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất , kế toán ghi : Nợ TK 622,623,627,642 Nợ TK 133, (1331) nếu được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào Có các TK liên quan Trường hợp có trích trước chi phí + Khi trích trước chi phí ngừng sản xuất Nợ TK 622,623,627,642…. Có TK 335 – chi phí trả trước + Khi chi phí thực tế phát sinh Nợ TK 335 – chi phí trả trước Nợ TK 133 ( 1331 ) – nếu được khấu trừ thuế GTGT đầu vào Có các TK liên quan + Điều chỉnh số chênh lệch • Nếu chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh lớn hơn chi phí đã trích trước , tiến hành trích phân bổ chi phí : Nợ TK 622,623,627,642…( trích bổ sung theo số chênh lệch ) Có TK 335 • Nếu chi phí ngừng sản xuất thực tế phất sinh nhỏ hơn chi phí đã trích trước, tiến hành hoàn nhập chi phí : 43 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Nợ TK 335 Có TK 622, 623,627,642…(Hoàn nhập theo số chênh lệch) Sơ đồ 1.8 : Trình tự kế toán thiệt hại trong sản xuất ở các DNXL( KKTX) TK 1381 TK111,152 Giá trị phế liệu thu hồi TK 154 Giá trị phế liệu thu hồi ghi giảm thiệt hại TK 1388, 334 Giá trị cá nhân bồi thường Phân biệt hai cá nhân bồi thường TK811 Giá trị tính vào chi phí khác dự phòng phân biệt ghi nhận chi phí TK 131 Giá trị chủ đầu tư bồi thường Giá trị chủ đầu tư bồi thường 1.3.7. Hạch toán Chi phí sản xuất theo phương thức khoán Chuyển sang cơ chế thị trường, hoạt động xây dựng cơ bản có nhiều thay đổi . Một trong những thay đổi đó là phương thức khoán gọn trong xây lắp được sử dụng ngày càng phổ biến. Các đơn vị nhận khoán ( xí nghiệp, tổ, đội,…) có thể nhận khoán gọn khối lượng , công việc, hạng mục công trình . Gía nhận khoán bao gồm cả chi phí tiền lương , vật liệu, công cụ dụng cụ thi công, chi phí chung. Khi nhận khoán, hai bên giao khoán và nhận khoán phải lập hợp đồng giao khoán trong đó ghi rõ nội dung công việc, trách nhiệm, quyền lợi mỗi bên với thời hạn thực hiện hợp đồng . Khi hoàn thành công trình nhận khoán và bàn giao, hai bên lập Biên bản thanh lý hợp đồng. 44 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp * Ý nghĩa : Trong DNXL , hình thức khoán được áp dụng rất rộng rãi , nó gắn liền với lợi ích vật chất của người lao động và khuyến khích người lao động quan tâm đến hiệu quả công việc hơn . Bởi từng phần, từng giai đoạn công việc được khoán cho từng tổ, đội thi công với khối lượng, chất lượng và tiến độ thi công đúng theo hợp đồng. Như thế vừa xác định rõ trách nhiệm cho từng công nhân, từng tổ, đội, từng cán bộ, công nhân vừa nhằm phát huy những khả năng sẵn có trên nhiều mặt ở các đơn vị cơ sở … * Các hình thức giao khoàn SPXL : Hiện nay, các DNXL thường áp dụng hai hình thức cơ bản lả : - Khoán gọn công trình : Các đơn vị nhận khoán toàn bộ giá trị công trình và tự tổ chức cung cấp vật tư, nhân công, … , tiến hành thi công. Đến khi hoàn thành sẽ tiến hành bàn giao và được thanh toán toàn bộ giá trị công trình nhận giao khoán. - Khoán theo từng khoản mục chi phí : Bên nhận giao khoán sẽ chi phí những khoản mục chi phí đã thỏa thuận với bên giao khoán và bên giao sẽ chịu chi phí và giám sát về kỹ thuật và chất lượng công việc. Tùy thuộc vào cấp độ phân cấp kế toán giữa đơn vị giao khoán và đơn vị nhận khoán kế toán sử dụng các tài khoản sau : TK141 – Tạm ứng TK 1411 – Tạm ứng lương và các khoản phụ cấp TK 1412 - Tạm ứng mua vật tư hàng hóa TK 1413 – Tạm ứng chi phí xây lắp bàn giao khoản nội bộ TK 136 – Phải thu nội bộ và TK 336 – phải trả nội bộ • Trình tự hạch toán được thể hiện qua các sơ đồ sau : Sơ đồ 1.9: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp tại đơn vị giao khoán. TK 111,152 TK 141 TK621,622,623,627 TK 154 ứng tiền vật tư cho đơn vị Phản ánh chi phí thực tế Kết chuyển chiphí nhận khoán 45 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Thu hồi tiền tạm ứng thừa Sơ đồ 1.10: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp tại đơn vị nhận khoán. TK336(3362) TK111,152.. Nhận tiền,vật tư.. TK 621 Chi phí vật liệu TT của đơn vị giao K/c chi phí TK133 TK154 TK632 Giá thực tế nhận giao khoán khoán TK334 TK622 CPNCTT K/c chi phí TK623 CP máy thi công PS K/c chi phí TK111,112 Các khoản làm giảm chi phí SXKD TK627 CPSXC phát sinh 46 K/c chi phí Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp 1.4. Các phương pháp đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. 1.4.1. Sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đó hoàn thành một vài quy trình công nghệ chế biến, nhưng vẫn phải chế biến tiếp tục mới trở thành thành phẩm. Mức độ xác định của sản phẩm dở dang phụ thuộc vào: - Việc kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang đó. - Mức độ hợp lý, khoa học của phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà doanh nghiệp áp dụng. Kế toán phải tuỳ thuộc vào đặc điểm, quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ sao cho phù hợp nhất. 1.4.2. Một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. a/. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT hay chi phí NVL Chính TT. Theo phương pháp này thì các doanh nghiệp sản xuất có tỷ trọng chi phí NVL chiếm phần lớn thường áp dụng. Phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần NVLTT và chi phi SXC tính cho thành phẩm. Công thức: DDK + CVL x QDD QHT + QDD DCK, DDK: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ., đầu kỳ DCK = QHT: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. QDD: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. CVL: Chi phí NVL chính trực tiếp hay chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ. b/. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí thực tế. Phương pháp này được áp dụng đối với các đối tượng công trình, hạng mục công trình được quy định thanh toán sau khi đã hoàn thành toàn bộ. Do vậy chi phí cho sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ là tổng chi phí sản xuất xây lắp từ khi khởi công đến cuối 47 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp kỳ báo cáo. Thực chất đến khi công trình hoàn thành toàn bộ thì không có đánh giá sản phẩm dở dang. - Đánh giá khối lượng xây lắp dở dang theo chi phí thực tế. Chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ dược xác định như sau: CP thực tế của KLXLDD Chi phí XL dở đầu kỳ CP thực tế của KLXL + thực hiện trong kỳ dang = x cuối kỳ CP theo dự toán của KLXL CP theo dự toán của + KLXLDD cuối kỳ CP theo dự toán của KLXLDD cuối kỳ hoàn thành bàn giao Phương pháp này áp dụng cho những công trình, hạng mục công trình khối lượng xây lắp đã xây dựng được dự toán chi phí riêng. c/. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. Theo phương pháp này căn cứ vào số lượng sản phẩm làm dở đó kiểm kê ở từng công đoạn và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn tính cho một đơn vị sản phẩm để tính ra định mức chi phí của số lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn. Sau đó tổng hợp lại cho từng loại sản phẩm. d/. Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến. Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những sản phẩm mà phí chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương mà trong đó giả định sản phẩm dở dang đó hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. e/. Đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ + Theo phương pháp giá trị dự toán. Do đặc điểm xây lắp có tính chất đơn chiếc, quy trình công nghệ sản xuất khá phức tạp, thời gian thi công dài nên việc bàn giao thanh toán cũng đa dạng: cụ thể là công trình HMCT đó hoàn thành, có thể là giai đoạn công nghệ, bộ phận công việc hoàn thành theo quy ước. do đó tùy từng trường hợp mà kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành thích hợp. 48 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Trong kỳ có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao kế toán xác định giá thành thực tế khối lượng công tác xây lắp hoàn thành theo công thức: Giá thành thực tế = Tổng chi phí + Chi phí phát Chi phí sản xuất khối lượng xây lắp sản xuất dở sinhkỳtrong dang Để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối phảikỳ tiến hànhdở kiểm kêcuối khốikỳlượng hoàn thành bàn giao dang đầu kỳ xây lắp dở dang, xác định mức độ hoàn thành và dùng phương pháp thích hợp để đánh giá sản phẩm dở dang. Căn cứ vào phương thức nhận thầu giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp ta có phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang như sau: Trường hợp bàn giao thanh toán khi hoàn thành toàn bộ công trình, HMCT thì chi phí sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến thời điểm hoàn thành bàn giao công trình HMCT. Trường hợp bàn giao thanh toán từng giai đoạn hoàn thành thì sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính trên cơ sở phân bổ chi phí sản xuất thực tế của công trình, HMCT cho các giai đoạn công việc đó hoàn thành và còn dở dang theo giá trị dự toán và mức độ hoàn thành thực tế của các giai đoạn công việc. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính theo công thức: Chi thực phí Chi phí thực tế của Giá trị dự khối lượng xây lắp x toán đầu kỳ Giá trị dự toán của thực hiện trong kỳ Giá trị dự toán của KLXL KLXL hoàn thành trong + KLXL dở dang cuối tế = lượng xây lắp dở dang + của khối lượng Chi phí thực tế của khối kỳ Trong đó: Giá trị dự toán của KLXL dở dang cuối = dang của dở cuối kỳ Khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ x Đơn giá dự toán kỳ + Theo tỷ lệ hoàn thành tương đương. Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với việc đánh giá sản phẩm làm dở dang của công tác lắp đặt máy móc thiết bị. Phương pháp này có độ chính xác cao hơn phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở dang theo giá trị dự toán nhưng việc xác định mức độ 49 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp hoàn thành tương đương tương đối phức tạp, đặc biệt là những giai đoạn thi công bao gồm những khối lượng công việc cụ thể và chi tiết. Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định như sau: CP theo dự toán CP thực tế khối lượng lắp đặt CP thực tế của khối của khối lượng CP thực tế của khối + lượng lắp đặt thực hiện lắp đặt DDCK đã = lượng lắp đặt DDĐK trong kỳ CP theo dự toán của khối DDCK CP theo dự toán của lượng lắp đặt DDCK đã khối lượng lắp đặt + tính chuyển theo khối bàn giao x tính chuyển theo khối lượng hoàn thành tương đương lượng hoàn thành tương đương 1.5. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. 1.5.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 1.5.1.1 Đối tượng tính giá thành Do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tình giá thành một đơn vị, việc hạch toán quá trình sản xuất có thể phân thành hai giai đoạn là giai đoạn xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và giai đoạn xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là xác định đối tượng mà hao phí vật chất của doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Trong doanh nghiệp xây lắp, do sản phẩm mang tính đơn chiếc, mỗi sản phẩm đều có một dự toán và thiết kế riêng nên đối tượng tính giá thành được xác định là các công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc , các khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng đã hoàn thành. Việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Xác định đối tượng tính giá thành đúng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp, giúp cho kế toán tổ chức mở 50 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp sổ và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp. 1.5.1.2 Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho đối tượng tính giá thành. Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất. Căn cứ vào đặc điểm riêng của ngành xây dựng nên kỳ tính giá thường là: - Đối với công trình, hạng mục công trình nhỏ thời gian thi công ngắn thì kỳ tính giá thành là thời gian mà sản phẩm xây lắp hoàn thành và được nghiệm thu, bàn giao thanh toán cho chủ đầu tư. - Đối với những công trình lớn hơn, thời gian thi công dài hơn thì chỉ khi nào có một bộ phận công trình hoàn thành có giá trị sử dụng được nghiệm thu, bàn giao thì lúc đó doanh nghiệp tính giá thành thực tế của bộ phận đó. - Đối với những công trình, lắp đặt máy móc thiết bị có thời gian thi công nhiều năm mà không tách ra được từng bộ phận công trình nhỏ đưa vào sử dụng thì từng phần việc xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo thiết kế kỹ thuật có chi trong hợp đồng thì công việc sẽ được bàn giao thanh toán thì doanh nghiệp xây lắp tính giá thành thực tế cho khối lượng bàn giao. - Ngoài ra đối với các công trình lớn, thời gian thi công kéo dài, kết cấu phức tạp…thì kỳ tính giá thành của doanh nghiệp có thể xác định hàng quý vào thời điểm cuối quý. 1.5.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm hoặc lao vụ đã hoàn thành theo các yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định. Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành, mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toán phải lựa chọn sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thích hợp để tính giá thành cho từng đối 51 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp tượng. Trong các doanh nghiệp xây dựng thường áp dụng phương pháp tính giá thành sau: 1.5.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn. Đây là phương pháp tính giá thành phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp. Vì hiện nay sản xuất xây lắp mang tính đơn chiếc cho nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường phù hợp với đối tượng tính giá thành. Hơn nữa áp dụng phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành cho mỗi kỳ báo cáo, cách tính toán thực hiện đơn giản dễ dàng. Theo phương pháp này thì tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính thức là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó. Trong trường hợp công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng hoàn thành xây lắp bàn giao thì: Công thức: ZSP = DDK + CPS - DCK Gía thành đơn vị sản phẩm: J = Z/QHT Trong đó: DDK, DCK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. CPS: Chi phí phát sinh trong kỳ. J: Giá thành một đơn vị sản phẩm. QHT: Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. 1.5.2.2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số. Phương pháp này thường áp dụng cho các doanh nghiệp mà trong một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại NVL nhưng kết quả sản xuất lại thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau, gọi là liên sản phẩm. Và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp cho cả quy trình sản xuất. Phương pháp tính: 52 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp - Để tính được giá thành của sản phẩm thì phải căn cứ vào đặc trưng kinh tế, kỹ thuật và các tiêu chuẩn hợp lý để xác định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số tính giá thành trong đó lấy loại có hệ số 1 làm tiêu chuẩn. - Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số giá thành quy ước để tính đổi sản lượng hoàn thành về sản lượng tiêu chuẩn. 1.5.2.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng khi đó đối tượng tập hợp chi phí đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. 1.5.2.4. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình công nghệ SX có thể SX ra một nhóm SP cùng loại với các quy cách, kích cỡ khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm SP cùng loại, cùng đối tượng tính giá thành là từng quy cách, từng kích cỡ khác nhau. Công thức tính: Tỷ lệ phần trăm hoàn = Giá thành thực tế SP i = Tổng chi phí thực tế Tổng chi phí định mức Giá thành kế X Sản lượng thực hoạch của SP i tế loại SP i 1.5.2.5. Phương pháp tính giá thành định mức. x X 100 % Tỷ lệ % hoàn thành định mức Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp xây dựng thoả mãn các điều kiện sau: - Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành. - Vạch ra được một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình thực hiện thi công công trình. 53 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp - Xác định được các chênh lệch định mức và nguyên nhân gây ra chênh lệch đó. Theo phương pháp này giá thành thực tế sản phẩm xây lắp được xác định: Giá thành thực Giá thành định tế mức của sản = phẩm xây lắp của Chênh sản ± phẩm xây lắp lệch Chênh lệch do thay đổi ± do thoát ly định mức định mức 1.5.2.6. Phương pháp tính giá thành theo phương pháp tổng cộng chi phí. Phương pháp này được áp dụng thích hợp với công việc xây dựng các công trình lớn, phức tạp và quá trình xây lắp sản phẩm có thể chia ra cho các đội sản xuất khác nhau. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đội sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng. Để tính giá thành sản phẩm cuối cùng phải tổng hợp chi phí sản xuất trừ đi chi phí thực tế của sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng đội và cộng thêm chi phí thực tế của sản phẩm dở dang đầu kỳ. Công thức tính như sau: Z = Dđk + C1 + C2 +…+ Cn – Dck Trong đó:  Z: Giá thành thực tế của toàn bộ công trình  D đk: chi phí thực tế sản phẩm ở dang đầu kỳ  C1,C2,…Cn: là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất hay từng hạng mục công trình của một công trình.  Dck: chi phí thực tế sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.5.2.7. Phương pháp tính giá thành theo phương pháp loại trừ SP phụ. Phương pháp này áp dụng đối với những DN mà trong cùng một quy trình SX vừa thu được SP chính, vừa thu được SP phụ. Công thức tính: Tổng giá thành SP chính hoàn thành Giá trị SP = chính dở + Chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị SP phụ thu hồi dang đầu kỳ 1.5.2.8. Phương pháp tính giá thành SP theo phương pháp liên hợp. 54 Giá trị SP - chính dang CK dở Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Phương pháp này thường được áp dụng cho những DN có quy trình công nghệ và tính chất SP phức tạp, đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau như kết hợp giữa phương pháp giản đơn và hệ số, loại trừ, tỷ lệ, phương pháp cộng chi phí. 1.6 Tổ chức hệ thống sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.6.1. Khái niệm sổ kế toán Sổ kế toán là biểu hiện của phương pháp đối ứng tài khoản trên thực tế vận dụng , là phương tiện vật chất cơ bản để hệ thống hóa tài khoản kế toán trên cơ sở chứng từ gốc và tài liệu kế toán khác . Hiện nay, các doanh nghiệp ở nước ta đang áp dụng một trong bốn hình thức sổ sau : - Nhật kí sổ Cái - Nhật ký chung - Chứng từ ghi sổ - Nhật ký chứng từ 1.6.2. Nguyên tắc tổ chức sổ kế toán Việc tổ chức sổ kế toán tại các doanh nghiệp phải đảm bảo những nguyên tắc sau : - Đảm bảo tính thống nhất giữa hệ thống tài khoản với việc xây dựng hệ thống sổ kế toán. Kết cấu và nội dung ghi chép trên từng loại sổ phải phù hợp với năng lực, trình đọ tổ chúc quản lý nói chung và trình độ kế toán nói riêng - Tổ chức hệ thống sổ phải đảm bảo tính khoa học, tiết kiệm và tiện lợi cho việc kiểm tra - Mỗi đơn vị, kế toán chỉ được mở một hệ thống sổ kế toán chính thức theo một trong các hình thức sổ nhất định. Sổ quyển phải được đánh dấu giáp lai giữa hai trang liền nhau, cuối sổ phải có chữ ký của trủ trưởng đơn vị. - Bắt đầu niên độ kế toán phải mở sổ kế toán mới, cuối niên độ kế toán phải tiến hành khóa sổ - Trong quá trình ghi sổ kế toán phải đảm dảo rõ ràng, dễ đọc, phải ghi bằng mực tốt không phai, số liệu phản ánh trên sổ phải liên tục, có hệ thống, không được để cách 55 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp dòng ,viết xen kẽ hoặc viết chồng lên nhau. Không được làm nhòe, tẩy xóa làm mất sổ đã ghi. Trong trường hợp có sai sót sảy ra phải sửa chữa theo qui định. Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh trên các sổ kế toán tổng hợp. 1.6.3. Các hình thức tổ chức sổ kế toán sử dụng 1.6.3.1 Hình thức tổ chức sổ kế toán Nhật ký chung Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” thì các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh 56 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp trên Sổ nhật ký chung, Sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154 hoặc 631; số liệu chi tiết về chi phí sản xuất có thể được phản ánh trên các sổ, thẻ kế toán chi tiết các tài khoản 621, 622, 627, 154 hoặc 631. SƠ ĐỒ 1.11. TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối ngày : Quan hệ đối chiếu 1.6.3.2 Hình thức tổ chức sổ kế toán Nhật ký chứng từ - Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức “Nhật ký chứng từ” thì các nghiệp vụ kinh tế trên được phản ánh vào Sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154 hoặc 631; các bảng 57 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp phân bổ (như bảng phân bổ NL, VL; Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng tính và phân bổ khấu hao), Bảng kê số 4, Nhật ký chứng từ số 7. SƠ ĐỒ 1.12 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký – chứng từ Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối ngày : Quan hệ đối chiếu 1.6.3.3 Hình thức tổ chức sổ kế toán Nhật ký sổ cái 58 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp - Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức “Nhật ký sổ cái” thì các nghiệp vụ kinh tế trên được phản ánh trên sổ Nhật ký sổ cái, phần sổ cái được thể hiện trên các TK 621, 622, 627, 154 hoặc 631; các Sổ chi tiết. SƠ ĐỒ 1.13 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại NHẬT KÝ – SỔ CÁI BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 59 Sæ, thÎ Sổ,to¸n thẻ kÕ kế toán chi tiÕt chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp 1.6.3.4 Hình thức tổ chức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ - Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ” thì các nghiệp vụ kinh tế trên được phản ánh vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154 hoặc 631; Sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 627, 154 hoặc 631. Toàn bộ những vấn đề trình bày trên đây chỉ là lý luận chung theo quy định. Trong thực tế mỗi doanh nghiệp cần phải xem xét điều kiện cụ thể của mình mà lựa chọn các hình thức, phương pháp kế toán thích hợp để đảm bảo cho tài sản, tiền vốn được phản ánh một cách trung thực nhất trên cơ sở đó để kế toán phát huy được vai trò của mình trong sản xuất kinh doanh. SƠ ĐỒ 1.14 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sæ, thÎ Sổ, thẻ kÕ to¸n kế toán chi chi tiÕt tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái Bảng cân đối số BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng 60 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Đối chiếu, kiểm tra 1.7 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy 1.7.1 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán Để tổ chức tốt kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Tổ chức mã hoá, phân loại các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động. - Tuỳ theo yêu cầu quản lý để xây dựng hệ thống danh mục tài khoản kế toán chi tiết cho từng đối tượng phục vụ cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng trình tự đã xác định. - Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Ngoài ra có thể xây dựng hệ thống sổ báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích. 1.7.2 Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán - Việc tập hợp các CPSX hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ CPSX trong kỳ. Do đó từng khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí. - Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp CPSX và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy. - Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn. - Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết. 61 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Trình tự xử lý có thể khái quát theo các bước sau: * Bước chuẩn bị + Thu thập, xử lý các tài liệu cần thiết về sản phẩm dở dang, + Phần mềm kế toán sử dụng. * Dữ liệu đầu vào + CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh, bút toán kết chuyển chi phí. + Lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật tư hàng hoá, phân tích tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung. + Xây dựng phương thức tính lương + Các tài liệu khác về khấu hao TSCĐ, * Máy tính xử lý thông tin và đưa ra kết quả. * Thông tin đầu ra: Bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm, các báo cáo CPSX, báo cáo giá thành sản phẩm, các sổ cái, 1.7.3 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm * Sau khi cài đặt và khởi động chương trình, những công việc tiếp theo mà người làm kế toán máy phải thực hiện là: - Xử lý nghiệp vụ (phân loại chứng từ, định khoản, xử lý trùng lặp, mã hoá) - Nhập dữ liệu: + Nhập các dữ liệu cố định (nhập 1 lần): lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho (khai báo các thông số, nhập dữ liệu vào các danh mục) + Nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo: vào màn hình nhập dữ liệu, các thông báo và chỉ dẫn khi nhập, quy trình nhập dữ liệu mới, quá trình sửa/ xoá dòng dữ liệu, quá trình phục hồi dòng dữ liệu đã xoá. - Xử lý dữ liệu: công việc này phải làm mỗi khi ta nhập thêm dữ liệu mới, sửa hay xoá dữ liệu đã nhập. - Xem và in sổ sách, báo cáo. * Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Xử lý nghiệp vụ: 62 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Để xử lý nghiệp vụ, kế toán phải tiến hành phân loại chứng từ, mã hoá và tiến hành định khoản. Mỗi chứng từ có một màn hình nhập dữ liệu khác nhau, muốn nhập dữ liệu một chứng từ gốc nào đó ta chỉ cần lựa chọn và nhập dữ liệu vào các ô cần thiết ngầm định sẵn. Kế toán chi phí nguyên vật liệu thường xuyên phải sử dụng đến chứng từ xuất nguyên vật liệu. Khi nhập liệu phiếu xuất kho, người sử dụng thường chỉ nhập số lượng xuất là bao nhiêu, còn trị giá xuất kho là do máy tự động tính theo công thức doanh nghiệp đã đặt sẵn. - Nhập dữ liệu: + Thông thường đối với kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì việc nhập các dữ liệu cố định, khai báo các thông số thường được thực hiện mỗi năm một lần vào đầu niên độ kế toán, chỉ trừ khi bổ sung thêm vào danh mục. + Người sử dụng nhập dữ liệu phát sinh trong kỳ báo cáo bằng cách vào màn hình nhập liệu, xem thông báo và hướng dẫn khi nhập, thực hiện thao tác quy trình nhập liệu mới. - Xử lý dữ liệu: Nếu thao tác sai, nhầm lẫn thì người sử dụng phải thành thạo quy trình sửa, xoá hoặc phục hồi dòng dữ liệu. - Xem, in sổ sách báo cáo: Người sử dụng nên hiểu được mối quan hệ giữa các sổ sách, báo cáo và tìm hiểu quy trình xử lý, luân chuyển sổ và số liệu của phần mềm doanh nghiệp đang áp dụng. * Kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán chi phí sử dụng máy thi công và kế toán chi phí sản xuất chung Các bước thực hiện đối với hai phần hành kế toán này được thực hiện tương tự như quá trình kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. * Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ Các phần mềm có thể thiết lập Menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kế một chứng từ để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang tài khoản 154. Nếu tập hợp chi phí sản xuất theo địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng danh mục phân xưởng. 63 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Để phục vụ cho việc tính giá thành theo khoản mục, phần mềm có thể xây dựng danh mục các khoản mục chi phí kết hợp với các tài khoản chi phí để tập hợp các chi phí vào các sổ sách, báo cáo theo các khoản mục. Từ đó lấy số liệu lên bảng tính giá thành theo khoản mục hoặc tập hợp chi phí theo khoản mục. Khi nhập dữ liệu các chi phí phát sinh phải chia ra khoản mục chi phí để chương trình tập hợp. * Kế toán giá thành sản phẩm - Kiểm kê, đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ: Phần mềm kế toán không thể tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm. Do vậy kế toán phải xây dựng phương pháp tính toán sản phẩm làm dở cuối kỳ và mức độ hoàn thành để nhập vào chương trình. - Quá trình thực hiện tính giá thành: + Cập nhật sản phẩm làm dở đầu kỳ (hoặc máy tự chuyển từ cuối kỳ trước). + Tập hợp chi phí: máy tự động tập hợp. + Cập nhật sản phẩm sản xuất trong kỳ và làm dở cuối kỳ. + Tổng hợp số liệu. In báo cáo. Chứng từ kế toán Sơ đồ 1.15. Sơ đồ kế toán trên máy vi tính. Sổ kế toán - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại MÁY VI TÍNH Ghi chú: - Báo cáo tài chính - - Báo cáo kết quản quản trị : Nhập số liệu hàng ngày. : In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm. 64 : Đối chiếu, kiểm tra. Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ 244 2.1. Giới thiệu chung về Công ty. 2. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý và Xây dựng đường bộ 244 Tên giao dịch quốc tế: Road Management & Construction Single-menber Limited Liability Company 244 Tên viết tắt: Công ty TNHH 244 * Địa chỉ trụ sở chính - Tổ 8 Phường Phùng Chí Kiên – Thị xã Bắc Kạn – Tỉnh Bắc Kạn - Điện thoại: 0281.870093 Fax: 0281.870093 * Địa chỉ văn phòng giao dịch -Số 4 Thành Công – Ba Đình - Hà Nội - Điện thoại: 043.7722397 Fax: 043.7722397 - Email: rrm244@gmail.vn * Tài khoản và Ngân hàng cung cấp tín dụng - Số tài khoản: 39510000000275 Mở tại: Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển tỉnh Bắc Kạn - Mã số thuế: 4700113447-1 - Vốn điều lệ: Tạm tính là 15.365.856.587 đồng (mười lăm tỷ ba trăm sáu mươi lăm triệu tám trăm năm mươi sáu nghìn năm trăm tám mươi bảy đồng). * Tên chủ sở hữu Bộ Giao thông vận tải Địa chỉ trụ sở: Số 80 Trần Hưng Đạo- Quận Hoàn Kiếm- Hai Bà Trưng-Hà Nội * Người đại diện theo pháp luật của công ty Chức danh: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty 65 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Họ và tên: NGUYỄN TUẤN CƯỜNG Sinh ngày: 08/10/1972 ( Nam) Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam Chứng minh nhân dân số: 011607088 Ngày cấp: 17/8/1995 Nơi cấp: Công an Hà Nội Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số 4 – A1, tập thể đại học tại chức, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Chỗ ở hiện tại: Số 4 – A1, tập thể đại học tại chức, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. * Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH 1TV QL&XD đường bộ 244 trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, được thành lập theo Quyết định số: 3665/QĐ – BGTVT ngày 08 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.Nguyên trước đây là Phân khu quản lý đường bộ 244 trực thuộc Cục đường bộ Việt Nam được thành lập ngày 01 tháng 10 năm 1997.Tháng 10 năm 2001 theo cơ cấu tổ chức được đổi thành công ty QL&SC đường bộ 244.Đến tháng 12 năm 2009 chính thức chuyển đổi thành công ty TNHH 1TV Quản lý và Xây Dựng đường bộ 244. Công ty được thành lập với đầy đủ điều lệ dành cho Công ty TNHH một thành viên trở lên, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật, hoạt động theo điều lệ của Công ty và của Luật Doanh nghiệp Việt Nam. Từ khi thành lập Công ty kinh doanh có lãi và đem lại nhiều lợi nhuận, đóng góp vào Ngân hàng nhà nước nhiểu tỷ đồng hàng năm, tạo công ăn việc làm cho nhiều cán bộ công nhân viên lao động, đặc biệt trong thời gian khủng hoảng kinh tế vừa qua Công ty đã vượt qua vẫn đứng vững và duy trì mọi hoạt động.Đó là một thành quả mà không phải Doanh nghiệp nào cũng làm được. * Thông tin về các địa điểm kinh doanh Công ty có tổng cộng 9 hạt quản lý giao thông, ba đội thi công và đội xe máy thiết bị.Ngoài ra còn có trạm trộn bê tông, xưởng sản xuất cấu kiện bê tông.Dưới đây là một số địa điểm kinh doanh chủ yếu: 66 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Địa điểm 1: Hạt 1 – Quốc lộ 3B – Công ty TNHH một thành viên quản lý và xây dựng đường bộ 244 Địa chỉ: Thôn chợ B – xã Côn Minh – Huyện Na Rì – Tỉnh Bắc Kạn Địa điểm 2: Hạt 2 – Quốc lộ 3B – Công ty TNHH một thành viên quản lý và xây dựng đường bộ 244 Địa chỉ: Thôn Xưởng Cưa – xã Lam Sơn – Huyện Na Rì – Tỉnh Bắc Kạn Địa điểm 3: Hạt 4 – Quốc lộ 3 – Công ty TNHH một thành viên quản lý và xây dựng đường bộ 244 Địa chỉ: Thôn Thác Giềng – xã Xuất Hóa – thị xã Bắc Kạn – Tỉnh Bắc Kạn Địa điểm 4: Hạt 5 – Quốc lộ 3 – Công ty TNHH một thành viên quản lý và xây dựng đường bộ 244 Địa chỉ: Thôn 3A – xã Cẩm Giàng – Huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Kạn Địa điểm 5: Hạt 6 – Quốc lộ 3 – Công ty TNHH một thành viên quản lý và xây dựng đường bộ 244 Địa chỉ: Tiểu khu I – xã Vân Tùng – Huyện Ngân Sơn – Tỉnh Bắc Kạn 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Công ty TNHH MTV QL&XD đường bộ 244 là doanh nghiệp hoạt động công ích, có nhiệm vụ quản lý, duy tu sửa chữa thường xuyên hai tuyến đường quốc lộ gồm: + QL3 đoạn từ Km 113+816 đến Km 344+436 qua hai tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng. + QL3B từ Km 0+00 dến Km 129+00. Với chiều dài trên 360 Km, đi qua ba tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn. 2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 6040 đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 05 tháng 08 năm 2010 công ty được phép kinh doanh các ngành nghề sau: + Quản lý, khai thác, duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng đường bộ, đảm bảo giao thông khi có thiên tai, địch họa xảy ra trên địa bàn quản lý được giao; cứu hộ, cứu nạn trên tuyến quốc lộ được giao. + Sửa chữa công trình giao thông. 67 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp + Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng, viễn thông, bưu điện, hạ tầng kỹ thuật đô thị, điện chiếu sáng, công viên cây xanh. + Vận tải hành khách bằng ô tô + Cho thuê máy móc thiết bị xây dựng + Mua bán xăng dầu và thiết bị của chúng + Bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ Bên cạnh đó công ty hiện đang sở hữu nhiều chủng loại dây chuyền máy móc, thiết bị thi công hiện đại, tiên tiến, tính năng cơ động, thích ứng cho các công trình trong nước,với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên sâu, công nhân kỹ thuật lành nghề, nguồn tài chính lành mạnh sẵn sàng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng về xây dựng công trình.Công ty đã biết tận dụng tối đa các nguồn lực của mình để tăng lợi nhuận cho công ty và đem lại nguồn thu không nhỏ cho đất nước. 2.1.2.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cũng như các công ty xây lắp khác, do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản là sản xuất phân tán, sản phẩm đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài... nên công tác tổ chức sản xuất kinh doanh có đặc điểm riêng. Hơn nữa Công ty lại là DNNN trực thuộc Bộ giao thông vận tải, là một đơn vị kinh doanh độc lập, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của ngành giao thông nên có những công trình tự tham gia đấu thầu độc lập, có công trình được chỉ định thầu. Song tất cả các hợp đồng đó đều được giao khoán cho các đội trực thuộc thông qua hợp đồng giao khoán nội bộ . Từ các hợp đồng nội bộ ấy các đội phải xây dựng biện pháp tổ chức thi công của mình để bảo vệ trước công ty về phương án thi công, các biện pháp quản lý về lao động, vật tư , thiết bị và đặc biệt về giá thành , chất lượng và an toàn công trình , cũng như chỉ tiêu lợi nhận trích nộp với công ty . Trong quá trình thi công đơn vị chịu sự kiểm tra đôn đốc, giám sát của các phòng ban công ty. Đồng thời cũng nhận được sự phối hợp của công ty trong cung ứng vốn, nghiệm thu thanh toán và các trách nhiệm khác được ghi trong hợp đồng.Trong quá trình thi công các đội phải chịu trách nhiệm trước công ty về chất lượng công trình, về an toàn lao động và các cam kết khác trong hợp đồng. 68 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp Tổ chức hồ sơ dự thầu Thông báo trúng thầu Thông báo nhận thầu Chỉ định thầu Bảo vệ phương án và biện pháp thi công Lập phương án tổ chức thi công Tiến hành tổ chức thi công theo thiết kế được duyệt Thành lập ban chỉ huy công trường Tổ chức nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình Công trình hoàn thành, làm quyết Lập bảng nghiệm thu toán bàn giao công trình cho chủ thanh toán công trình thầu 2.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật, khả năng tài chính tình hình nhân lực của doanh nghiệp a) Cơ sở vật chất kỹ thuật. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý và Xây dựng đường bộ 244 có địa chỉ trụ sở chính tại tổ 8 Phường Phùng Chí Kiên – Thị xã Bắc Kạn – Tỉnh Bắc Kạn. Do đặc điểm, chức năng hoạt động của công ty là đi xây dựng các công trình giao thông nên các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất đều được giao cho các tổ đội sản xuất.Và được luân chuyển đến từng công trình. Từ khi thành lập công ty không ngừng phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất được đầu tư một cách thoả đáng sao cho phù hợp với quy mô điều hành kinh doanh trong kinh tế thị trường. Các máy móc thiết bị chuyên dụng như: máy xúc, máy ủi, cần cẩu, xe lu… Đây điều là nhưng trang thiết bị hiện đại được nhập từ nước ngoài có giá trị kinh tế rất lớn, vì 69 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp thế mà khi ban giao cho các đơn vị, tổ đội sản xuất phải được bảo quản,kiểm tra thương xuyên. Bên cạnh đó cũng có những máy móc thiết bị mà khi thi công công trình công ty phải đi thuê của các đơn vị khác. Trong nền kinh tế thị trừơng không ngừng phát triển kéo theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật các máy móc thiết bị ngày càng được nâng cấp và cải tiến ngày một hiện đại hơn, vì thế mà các máy móc thiết bị của doanh nghiệp cũng phải được cải tiến theo. Để phục vụ cho việc xây dựng các công trình các máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại luôn được doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Ngoài những trang thiết bị máy móc kỹ thuật phục vụ cho sản xuất còn có những trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho công việc của những phòng ban như: máy tính, máy fax, máy in. Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng phát triển mở rộng quy mô, cả về cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Với quy mô hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật lớn cùng với đội ngũ cán bộ được đào tạo một các chính quy giàu kinh nghiệm thực tế, quy mô của của công ty ngày càng được mở rộng trên thị trường. Biểu 2.1: Máy móc phục vụ thi công Máy móc phục vụ thi công có rất nhiều chủng loại, dưới đây là một số loại MMTB: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 Tên thiết bị Ôtô Benz huyndai 7-15T Máy ủi D41P-5 Lu chân cừu 15T Máy san MISHUBISI Trạm trộn BT Asphanlt Máy nén khí XA175 Máy khoan đá Máy trộn vữa 80L ................ Nước sản xuất Hàn Quốc Nhật Nhật Nhật HQ(80T/h) Đức Trung Quốc Việt Nam Năm chế tạo Số lượng 1999-2002 18 1999 03 1997 02 1998 02 2003 01 2005 02 2002 15 2002 03 Chất lượng Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Mới Tốt Tốt Biểu 2.2: Máy thi công công trình chuyên ngành thông tin sợi cáp quang: TT Tên TB Nước SX 70 Năm chế tạo Số lượng Chất lượng Đại học Giao Thông Vận Tải 1 2 3 4 5 Máy mài cầm tay Makita Máy đo quang OTDR Xe chuyên dụng 6 chỗ Máy ổn áp 2KVA Máy đo điện trở tiếp đất Khoan bàn 1,5 HP 6 Đồ án tốt nghiệp Mỹ Nhật Hàn Quốc Đức Nhật 2001 2001 2002 2001 2001 02 02 02 05 01 Mới Tốt Tốt Tốt Mới Nhật 2004 .................... Biểu 2.3: Thiết bị kiểm tra và thí nghiệm: 02 Tốt TT Tên TB 1 2 3 4 5 6 7 Bộ chày cối đầm nén tiêu chuẩn Bộ phiễu rót cát Côn kiểm tra độ sụt bê tông Bộ sàng phối cấp tiêu chuẩn ASTM Máy nén CBR Máy kinh vỹ THEO 020 Máy mài mòn Losangerles Nước SX Nhật Nhật VN Nhật Anh Đức Mỹ Năm chế tạo 2001 2000 2003 2001 2000 1997 2000 Số lượng 03 08 07 03 02 02 02 Chất lượng Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt b) Khả năng tài chính của doanh nghiệp. Vốn điều lệ của công ty là 15.365.856.587 đồng (mười lăm tỷ ba trăm sáu mươi lăm triệu tám trăm năm mươi sáu nghìn năm trăm tám mươi bảy đồng).Công ty được tổng công ty cấp vốn hoạt động. Ngoài ra công ty được quyền huy động thêm những nguồn vốn từ bên ngoài: như các ngân hàng, tổ chức tài chính để đảm bảo nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Việc sử dụng vốn của công ty phải đảm bảo nguyên tắc đúng với chính sách chế độ nhà nước. Công ty có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ sau khi đã được Bộ Giao Thông thông qua và phù hợp với các quy định của pháp luật. Việc tăng vốn điều lệ có thể được thực hiện thông qua việc tích lũy vốn điều lệ của công ty thu được hoặc huy động từ các nguồn khác như các tổ chức tin dụng, ngân hàng. Việc giảm vốn điều lệ của công ty được quyết định trên cơ sở vốn còn lại của công ty nhưng vẫn phải đảm bảo công ty hoạt đồng bình thường. 71 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp c) Tình hình nhân lực của doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý và Xây dựng đường bộ 244 có quy mô ngày càng phát triển, vì vậy số lượng lao động của công ty không ngừng được tăng lên, đảm bảo 100% số lao động đều ký HĐLĐ với Giám đốc Công ty.Hiện nay, công ty có tổng số lượng lao động lên tới 300 người, trong đó: Ký HĐLĐ không xác định thời hạn: 188 người. Ký HĐLĐ từ 12 đến 36 tháng: 70 người. Ký HĐLĐ dưới 1 năm: 42 người. Chính sách đãi ngộ với lao động trong công ty được áp dụng theo chế độ chính sách hiện hành của nhà nước.Thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN: thực hiện 100% CBCN- LĐ được cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và đăng ký khám chữa bệnh tại khu vực thuận tiện nhất cho người lao động.Thực hiện chế độ ốm đau thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động, chế độ hưu trí, chấm dứt HĐLĐ, tử tuất… Hàng năm công ty đều tổ chức cho toàn bộ CBCN- LĐ học nghiệp vụ về ATVSLĐ, bảo hộ lao động, đồng thời mua sắm cấp phát đầy đủ các phòng hộ cá nhân theo quy định.Số tiền trang bị bảo hộ lao động năm 2010 là 52.634.150 đồng. Công ty luôn coi trọng công tác học tập và thi tay nghề của CBCN-LĐ, hàng năm đều tổ chức học, thi tay nghề cho CNLĐ. Tổng số CBCN- LĐ tham gia học Đại học và các lớp bồi dưỡng khác là 18 người, năm 2010 công ty tổ chức cho 163 người học tập nâng cao tay nghề, 43 người được đào tạo lại. Công ty tổ chức và tham gia nhiều chương trình hoạt động dành cho CBCN-LĐ như: tổ chức các vận động viên tham gia thi đấu hội thao của Khu QLĐB II các môn cầu lông, bóng bàn, đoạt giải nhì đơn nam môn bóng bàn. 2.1.2.4 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Biểu 2.4: Tình hình tài chính của công ty TT Chỉ tiêu 1 Sản lượng hoàn thành kế hoạch 2 Vốn ngắn hạn (VNH) Năm 2009 31.500.000.000 33.638.854.006 72 Năm 2010 42.000.000.000 29.323.263.957 Đv:vnđ Tỷ trọng (%) 133.333 87.1708 Đại học Giao Thông Vận Tải 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vốn dài hạn (VDH) Doanh thu Giá thành sản phẩm Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Thu nhập bình quân Hiệu quả sử dung VNH Hiệu quả sử dụng VDH Đồ án tốt nghiệp 9.945.840.996 31.147.286.123 26.903.974.459 398.528.115 328.785.695 1.279% 1.055% 2.100.000 1,0799 0,3193 9.531.530.411 41.830.641.905 37.492.374.809 506.005.102 378.863.429 1.209 % 0.905% 2.700.000 0,7009 0,2278 95.8343 134.2994 139.3562 126.9684 115.2311 94.5269 85.7819 128.5714 64.9077 71.3586 2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn, chiến lược phát triển của Công ty trên thị trường 2.1.3.1 Những thuận lợi của công ty trong hoạt động kinh doanh Công ty TNHH 1TV QL&XD đường bộ 244 là đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong việc thi công các công trình giao thông, nội bộ đoàn kết,công ty có đội ngũ cán bộ chuyên môn, có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm trong việc quản lý góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, được các cấp ban ngành quan tâm giúp đỡ.Sau khi công ty chuyển đổi thành công ty TNHH mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ động hơn, hiệu quả sản xuất cũng được nâng cao hơn. Trong môi trường cạnh tranh với rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Công ty TNHH 1TV QL&XD đường bộ 244 chủ trương tạo sự khác biệt với phương châm “ Cung cấp dịch vụ, sản phẩm chất lượng hoàn hảo, giá cả cạnh tranh, đúng tiến độ”, hướng tới mục đích bảo đảm cho công ty hoạt động trong khuôn khổ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và kinh doanh chuyên nghiệp, lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước đo đánh giá sự thành công của công ty . Với phương châm hoạt động này công ty đang từng bước phát triển một cách vững chắc và có được sự tín nhiệm từ phía khách hàng, trở thành một trong những công ty xây dựng hàng đầu tại Việt Nam. 2.1.3.2 Những khó khăn của công ty trong hoạt động kinh doanh Đặc điểm của công ty là sản xuất phân tán, địa bàn sản xuất rộng, sản phẩm đơn chiếc, tạo không ít khó khăn cho đời sống người lao động và công tác quản lý của doanh nghiệp. Nhiều công trình thi công xong nhưng nhà nước chưa thanh toán gây khó khăn cho công ty về vốn kinh doanh, làm hạn chế tốc độ phát triển của công ty. 73 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Việc chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty TNHHNN dẫn đến bước đầu hoạt động còn gặp nhiều khó khăn. Công ty phải huy động vốn theo cách thông thường là vay ngân hàng, và bị phụ thuộc một phần vào nguồn vốn này. Chi phí vay vốn tăng cao do lãi suất vay ngân hàng ngày một tăng lên. Cả hai tuyến đường qua ba tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, đi qua 12 huyện thị miền núi, địa hình chủ yếu đèo dốc nguy hiểm, khí hậu khắc nghiệt, bão lũ diễn biến phức tạp, xảy ra liên tiếp gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống đường bộ.Trên QL3B còn tồn tại 25Km mặt đường đất, chưa được cải tạo. Tiền lương tối thiểu Nhà nước tăng từ 650.000đ lên 830.000đ, dẫn đến khoản trích nộp BHXH, BHYT, BHTN tăng theo. Giá nguyên vật liệu biến đổi liên tục và có khuynh hướng ngày càng tăng, đặc biệt là sắt, thép, xi măng, nhựa đường... Kinh phí đầu tư cho bảo dưỡng thường xuyên trên 1Km đường tăng không đáng kể so với năm trước.Nguồn vốn duy tu trên tuyến QL3 cắc giảm do bàn giao đường để cải tạo nâng cấp giai đoạn hai. Một số đơn vị hạt quản lý chưa được đầu tư xây dựng trụ sở như các hạt: Hạt 7, Hạt 8, Hạt 1, Hạt 2, Hạt 3 QL3B (phải thuê nhà dân để làm việc). Nhân dân sống hai bên đường đa số là dân tộc ít người, có phong tục tập quán và nhận thức khác nhau nên rất khó khăn cho công tác tuyên truyền bảo vệ hành lang đường bộ và các công trình giao thôn trên tuyến. Tình trạng vi phạm hành lang giao thông vẫn còn phổ biến, ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông chua cao. Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự phát triển của cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông… dẫn đến xuất hiện rất nhiều công ty xây dựng khác nhau do đó sự cạnh tranh giũa các công ty với nhau ngày càng khốc liệt hơn. 2.1.3.3 Chiến lược phát triển Công ty TNHH 1TV QL&XD đường bộ 244 trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Vì vậy công ty có chức năng chủ yếu là quản lý, duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng đường bộ, đảm bảo giao thông trên tuyến được giao (QL3 & QL3B) đáp ứng yêu cầu cho phát 74 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, phục vụ các hoạt động khác của nhân dân địa phương Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Ngoài ra công ty còn xây dựng các công trình giao thông như đường, cầu, kênh, mương, kè… được Khu QLĐB II và Bộ giao thông vận tải giao. Đồng thời công ty còn tham gia đấu thầu, thi công các công trình cầu đường, công trình thủy lợi, công trình dân dụng, sửa chữa và nâng cấp các con đường quốc lộ, tỉnh lộ để tạo công ăn việc làm cải thiện đời sống của cán bộ CNV, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. Khẳng định uy tín của công ty bằng chất lượng sản phẩm, do vậy đã có được rất nhiều công trình được chủ đầu tư đánh giá cao như: Khu quản lý đường bộ II, Ban quản lý dự án giao thông Thái Nguyên, Ban quản lý dự án 5, Ban quản lý dự án huyện Ba BểBắc Kạn… Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các cơ sở hạ tầng giao thông, ngày càng xuất hiện nhiều công ty xây dựng giao thông khiến cho việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường ngày càng gay gắt. Vì vậy yêu cầu của thị trường ngày càng cao về số lượng, chất lượng mở ra cho công ty ngày càng nhiều cơ hội cũng như thách thức.Cách thức duy nhất để công ty tồn tại là phải tiếp tục đi lên, khẳng định uy tín của công ty trên thị trường. Tuyển chọn các nhà cung cấp vật liệu dựa trên các yếu tố: chất lượng, độ ổn định, giá cả phù hợp.Thi công các công trình đảm bảo về mặt thời gian hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng công trình bền vững. Có chính sách chiết khấu cho những khách hàng thường xuyên, hoặc khách hàng chỉ định thầu nhằm đem lại sự hài lòng về giá cả, giúp cho thời gian thu hồi vốn của công ty được giải quyết nhanh chóng. 2.1.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp 2.1.4.1 Bộ máy tổ chức của Công ty Sơ đồ 2.5: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY 75 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY GIÁM ĐỐC CÔNG TY PGĐ KỸ THUẬT P.KẾ HOẠCH KỸ THUẬT ĐỘI TC SỐ 1 ĐỘI TC SỐ 2 PGĐ KINH DOANH P.QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐỘI TC SỐ 3 P.CƠ GIỚI VẬT TƯ ĐỘI XE MÁY, THIẾT BỊ P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH CÁC HẠT QLGT (1-9) 76 TRẠM BÊ TÔNG ASPHALT P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN XƯỞNG SX CẤU KIỆN BT Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp 2.1.4.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Đứng đầu Công ty là giám đốc Công ty (chủ tịch hội đồng thành viên), là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.Gúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc cùng các phòng ban chức năng như phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng quản lý giao thông, phòng cơ giới vật tư, phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính kế toán. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty hoạt động theo hệ trực tuyến.Đứng đầu là giám đốc trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của cán bộ nhân viên trong toàn công ty từ việc huy động vốn, đảm bảo kinh doanh có lãi, đảm bảo thu nhập cho công nhân viên, phân phối thu nhập và thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước. Phó giám đốc kỹ thuật: trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật, lập kế hoạch sản xuất, hồ sơ đấu thầu công trình. Phó giám đốc kinh doanh: tìm hiểu thị trường,các nguồn cung ứng vật tư.Trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh tế tài chính của công ty. 2.1.4.3 Chức năng nhiệm vụ của một số bộ phận chủ yếu trong Công ty a) Phòng tổ chức hành chính: Làm công việc tổ chức cán bộ đảm bảo cung ứng đủ lực lượng lao động cả về số lượng và chất lượng, giúp giám đốc tiếp nhận, điều động, nâng lương, đề bạt.Xây dựng các đề án về tổ chức, làm các chế độ về bảo hiểm xã hội. Hành chính quản trị: làm các công việc hành chính, văn thư, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho làm việc. Các công việc về tạp vụ, lái xe. b) Phòng kế toán tài chính: Giúp giám đốc quản lý về mặt tài chính, về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức, quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, lập kế hoạch cho từng tháng, thực hiện ghi chép đầy đủ chế độ ghi chép, chế độ hạch toán và quản lý kinh tế theo đúng chế độ quy định. 77 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Công ty là DN có quy mô lớn, có nhiều loại hình kinh doanh, nhiều đội cấu thành với địa bàn kinh doanh rộng mô hình quản lý phân cấp, chính vì vậy mô hình kế toán của công ty áp dụng là kiểu phân cấp.Phòng kế toán của công ty gồm 5 thành viên, các thành viên chịu trách nhiệm về các phần hành kế toán khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. c) Phòng cơ giới vật tư: trực tiếp tham gia hoạt động xe, máy, vật liệu. Chức năng của bộ phận này là tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý thiết bị, khai thác thiết bị có hiệu quả. Xây dựng các chỉ tiêu định mức vật tư và kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu định mức xây lắp máy vật tư. d) Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý công tác kỹ thuật, chất lượng công trình và sản phẩm vật liệu, nghiên cứu hồ sơ thiết kế, đề xuất các giải pháp kỹ thuật, các phương án thi công nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng công trình. Chuẩn bị hồ sơ đấu thầu, lập các hợp đồng kinh tế, tính toán các đơn giá dự thầu, đơn giá thi công, quyết toán công trình, hạng mục công trình với chủ đầu tư. e) Phòng quản lý giao thông: Làm công tác quản lý, bảo trì đường bộ, hành lang giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt, thanh kiểm tra giao thông trên tuyến, triển khai hợp đồng quản lý, bảo trì giữa công ty và chủ đầu tư. f) Đội thi công: Thi công các công trình công ty đã trúng thầu hoặc được chỉ định thầu.Hạch toán báo sổ, tập hợp hóa đơn chứng từ phát sinh trong tháng chuyển về công ty để phòng tài chính kế toán vào sổ sách. g) Hạt quản lý: Thực hiện nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng cầu đường trên tuyến được phân công quản lý.Vốn lấy từ hợp đồng giữa công ty và Khu quản lý đường bộ II. h) Trạm trộn bê tông ASPHALT: Sản xuất bê tông rải đường từ nhựa đường, đất sét, đá... k) Xưởng sản xuất cấu kiện bê tông: 78 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Sản xuất bê tông đúc sẵn, bê tông cốt thép như cống, gạch lát vỉa hè... Bê tông được công nhân đổ sau 28 ngày mới được đưa vào sử dụng. 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. 2.1.5.1 Đặc điểm của bộ máy kế toán: Ra đời cùng với sự hình thành, tồn tại và phát triển của bộ máy quản lý. Bộ máy kế toán đi sâu vào hoạt động cùng với quá trình sản xuất. Để phù hợp với đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất và quy mô của doanh nghiệp, bộ phận kế toán tổ chức theo hình thức tập trung. Phòng kế toán là nơi tập trung toàn bộ các chứng từ và xử lý theo từng phần hành công việc. 2.1.5.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán: Sơ đồ 2.6: Bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ Kế toán tiền lương Kế toán CP và Giá thành Kế toán tổng hợp Thống kê đội Sơ đồ bộ máy kế toán công ty - Kế toán trưởng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc doanh nghiệp. Có nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp. Là 79 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp người cung cấp thông tin và tham mưu cho ban giám đốc doanh nghiệp về quản lý và xây dựng các kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. + Kiểm tra giám sát chấp hành chế độ quản lý, các định mức lao động tiền lương, thưởng, các chính sách khác đối với người lao động + Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất, tài chính các dự toán chi phí sản xuất giá thành sản phẩm + Kiểm tra các chế độ thanh toán tiền mặt, vay vốn, các hợp đồng kinh tế, kiểm soát việc đánh giá tài sản, giải quyết và xử lý các thiếu hụt, mất mát, hư hỏng và thiệt hại khác. - Kế toán TSCĐ: Mở sổ chi tiết theo dõi TSCĐ theo các chỉ tiêu quy định, trích và lập bảng phân bổ khấu hao theo quy định, nhập chứng từ phát sinh vào máy, xử lý biến động đánh giá lại TSCĐ. - Kế toán tiền lương: Kiểm tra tính chính xác của bảng lương và theo dõi chế độ tiền lương của người lao động. - Kế toán giá thành: Tập hợp đầy đủ chính xác các chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí SXC để tính giá thành sản xuất và nhập số liệu vào máy. - Kế toán tổng hợp: Theo dõi các loại tiền mặt, tiền gửi, các loại sổ quỹ, tình hình thanh quyết toán của công ty, tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu.Lập bảng cân đối kế toán, báo các kết quả HĐSXKD của công ty.Thống kê các đội hạch toán theo chế độ báo sổ lên phòng tài chính kế toán của công ty. - Thống kê đội: Ở các đội không có bộ phận kế toán mà chỉ có nhân viên thống kê đội. Các nhân viên thống kê đội làm nhiệm vụ thu thập chứng từ gốc liên quan đến chi phí sản xuất của đơn vị mình. Định kỳ hàng tháng quý các nhân viên thống kê phải gửi số liệu về công ty theo hình thức hạch toán báo sổ về phòng kế toán công ty. 2.1.5.3 Kế toán chi tiết ở Công ty Công ty TNHH 1TV QL&XD đường bộ 244 có quy mô vừa, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp, cùng một lúc phải thi công nhiều công trình, HMCT với khối lượng nghịêp vụ phát sinh liên tục nên xuất phát từ đặc điểm trên và để phù hợp với đặc điểm SXKD của đơn vị mình DN đã lựa chọn cho mình hình thức kế toán nhật ký chung, 80 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp với sự trợ giúp của phần mềm kế toán Misa để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hình thức này đã tạo điều kiện cho giám đốc dễ kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ và đảm báo sự thống nhất của kế toán hay sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo đối với toàn bộ hoạt động SXKD. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày mùng 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 theo năm dương lịch. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi sổ kế toán; Đồng Việt Nam đồng (VNĐ). Phương pháp kế toán TSCĐ: + Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình theo hóa đơn mua tài sản. + Phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tác ghi nhận hàng tồn kho tính theo giá gốc. + Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho xuất dùng theo phương pháp giá thực tế đích danh. + Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Hiện nay công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Công ty áp dụng ghi sổ theo hình thức nhật ký chung nên hệ thống sổ sách kế toán chi phí SX và tính giá thành SP của DN gồm: * Hệ thống sổ chi tiết. Xây dựng sổ chi tiết cho các TK phục vụ cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành, bao gồm sổ chi tiết của các TK: TK 621, TK 622, TK 623, TK 627, TK 154, và một số TK khác có liên quan như: TK 155, TK 214, TK 334, TK 338… Các sổ này được chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí SX và tính giá thành SP. * Hệ thống sổ tổng hợp. - Sổ nhật ký chung 81 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp - Sổ cái các tài khoản Trình tự ghi sổ kế toán được thực hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.7: Sơ đồ hạch toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung. Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Ghi vào hàng ngày (Định kỳ) Ghi vào cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 82 Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra để ghi vào Sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian. Đồng thời căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cùng loại đã ghi vào Sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Trường hợp đơn vị có mở Sổ, Thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi vào Sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế được ghi vào các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Cuối tháng (cuối quý, cuối năm) khoá Sổ Cái và các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Từ các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Cái. Sau khi kiểm tra, đối chiếu nếu đảm bảo khớp đúng thì số liệu khoá sổ trên Sổ Cái được sử dụng để lập “Bảng Cân đối số phát sinh” và báo cáo tài chính. 2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV QL&XD đường bộ 244 2.2.1 Đối tượng tập hợp CPSX và tính giá thành - Xuất phát từ đặc điểm riêng của ngành xây dựng và sản phẩm của ngành xây dựng có quy trình sản xuất phức tạp, thời gian xây dựng lâu dài sản phẩm sản xuất ra đơn chiếc, có quy mô lớn...do đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của DN là công trình, HMCT. - Đối tượng tính giá thành ở DN là khối lượng công việc có tính dự toán riêng đã hoàn thành của từng công trình, HMCT. Mỗi chi phí phát sinh ở công trình nào thì được tập hợp và hạch toán trực tiếp cho công trình HMCT đó còn những chi phí chung cần phân bổ thì được tập hợp vào cuối kỳ và tiến hành phân bổ theo tiêu thức thích hợp cho từng giai đoạn quyết toán công trình. DN tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. - Kỳ giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm được khóa học, hợp lý, đảm bảo cung 83 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp cấp thông tin, số liệu kịp thời, trung thực phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán. - Công ty TNHH 1TV QL&XD đường bộ 244 là doanh nghiệp tham gia vào nhiều lĩnh vực sản xuất và sản phẩm hoàn thành theo từng giai đoạn, thời điểm khác nhau nên kỳ tính giá cũng khác nhau. Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất để xác định cho thích hợp có thể là 1 năm, 1 quý, hoặc 1 tháng. 2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH 1TV QL&XD đường bộ 244. Trong năm 2011 Công ty TNHH 1TV QL&XD đường bộ 244 thi công rất nhiều công trình khác nhau, tuy nhiên trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình thì tương tự nhau. Từ đặc điểm đó em xin lựa chọn một công trình cụ thể để minh họa cho phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty, đó là Công trình: Xử lý sạt lở tại tổ 1A – P. Phùng Chí Kiên – TX. Bắc Kạn – Bắc Kạn. Bắt đầu thi công đầu quý II/2011 và kết thúc vào cuối quý II/2011. Hiện nay công ty phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục sau: - Chi phí NVL trực tiếp; - Chi phí NC trực tiếp; - Chi phí sử dụng máy thi công; - Chi phí SXC bao gồm chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí NVL, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao máy móc thiết bị chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Cuối mỗi năm dựa trên các sổ chi tiết của từng tháng kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất của tháng làm cơ sở cho việc tính giá thành và lập báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành cho mỗi tháng. 2.2.2.1 Tài khoản, chứng từ kế toán sử dụng và các loại sổ sách: * DN sử dụng các tài khoản: - TK 621: Chi phí NVL trực tiếp. 84 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp - TK 622: Chi phí NC trực tiếp. - TK 623: Chi phí máy thi công. - TK 627: Chi phí SXC. * Chứng từ kế toán sử dụng: - Phiếu xuất kho. - Hoá đơn GTGT. - Bảng thanh toán lương. - Bảng thanh toán khối lượng hoàn thành. *. Các loại sổ sách kế toán: - Sổ cái các tài khoản: TK 621, TK 622, TK 623, TK 627. - Sổ chi tiết các tài khoản: TK 621, TK 622, TK 623, TK 627……………. 2.2.2.2 Quy trình tập hợp chi phí sản xuất tại doanh nghiệp a, Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:  Nội dung hạch toán: Doanh nghiệp sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đây là chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm, (chiếm khoảng 70-75% tổng chi phí) do đó việc hạch toán chính xác đầy đủ chi phí này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định tiêu hao vật chất sản xuất, thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành xây dựng. Chi phí NVL là loại chi phí trực tiếp nên nó được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng là công trình HMCT theo giá thực tế của từng loại NVL xuất kho. Giá thực tế của NVL xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. Ngoài ra các loại vật liệu khác như ván khuôn, giàn giáo, cốt pha được sử dụng lâu dài, nhiều lần phục vụ cho công trình. Do đó cần phẩi phân bổ giá trị của nó cho từng công trình. Giá trị một lần phân bổ = Giá trị vật liệu luân chuyển Số lần ước tính sử dụng 85 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Giá trị phân bổ này chỉ bao gồm giá trị vật liệu còn công lắp đặt tháo dỡ cũng như các giá trị vật liệu khác như đinh dây buộc... thì được hạch toán vào chi phí trong kỳ của công trình có liên quan. Tại Công ty TNHH 1TV QL&XD đường bộ 244 lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song. Đối với vật liệu nhập kho giá thực tế vật liệu mua vào là giá chưa có thuế GTGT. Trị giá vật liệu nhập Giá mua = kho (Chưa có thuế VAT)  + Chi phí vận chuyển (Nếu có) Trình tự hạch toán: Căn cứ dự toán thiết kế kỹ thuật của công trình và các yêu cầu tiến độ thi công, kế hoạch theo các chỉ tiêu kinh tế sao cho phù hợp rồi đưa vào thi công cho các đội công trình và tổ sản xuất. Các đội công trình và tổ sản xuất căn cứ vào nhiệm vụ để thi công kịp thời. Trong quá trình thi công, những vật tư nào cần sử dụng thì lập kế hoạch gửi lên cán bộ quản lý kỹ thuật vật tư xem xét, xác nhận chuyển cho kế toán xin cấp vật tư. đối với những công trình có khối lượng vật tư tiêu hao lớn thì căn cứ vào khối lượng hiện vật thực hiện trong tháng, cán bộ kỹ thuật sẽ bóc tách vật tư tiêu hao theo định mức để ghi phiếu xuất vật tư cho từng đối tượng sử dụng. Trên cơ sở các phiếu xuất kho cho công trình, thủ kho ghi rõ số thực tế xuất lên phiếu xuất và ký giao cho nhân viên vận chuyển phòng cung ứng hoặc đội xây dựng. Sau khi vật tư được chuyển tới đội sản xuất xây lắp thủ kho công trình chỉ huy công trường và người giao nhận kiểm tra số lượng song ký lên phiếu và giữ phiếu làm chứng từ. Đối với các vật liệu phụ như: vôi que hàn phụ gia…các loại công cụ sản xuất có giá trị nhỏ như: dao xây , kim, búa, xẻng, xô..khi mua vào để dùng trực tiếp cho công tác sản xuất đều hạch toán vào TK 621. 86 Đại học Giao Thông Vận Tải Biểu 2.8: Đồ án tốt nghiệp Hợp đồng mua bán vật liệu CTy TNHH 244 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG MUA BÁN VẬT LIỆU - Căn cứ Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Căn cứ Luật thương mại số 36/2005/Qh11 ngày 14/6/2005 của quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Căn cứ nhu cầu năng lực hai bên: Hôm nay, ngày 26 tháng 03 năm 2011, tại văn phòng Công ty TNHH 244, tổ 8 P.Phùng Chí Kiên, Tx. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. 1. Bên A: Doanh nghiệp tư nhân Đức Anh Ông: Nguyễn Văn Ninh Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: Tổ 10B, P.Đức Xuân, Tx. Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn. Tài khoản : 8600201002272 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Bắc Kạn. MST: 4700124262 2. Bên B: Công ty TNHH 244 Ông: Nguyễn Tuấn Cường Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: Tổ 8 P.Phùng Chí Kiên, Tx. Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn. Tài khoản : 39510000000275 tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Tỉnh Bắc Kạn. MST: 4700113447-1 Hai bên đã bàn bạc và cùng nhau đi đến thống nhất thỏa thuận ký kết hợp đồng theo các điều khoản sau: Điều 1: Nội dung công việc, khối lượng, giá cả 1. Bên A nhận cung cấp các loại đá cho bên B theo khối lượng và giá cả cụ thể. 2. Khối lượng chủng loại đơn giá vật liệu TT Tên vật liệu ĐVT Khối lượng Đơn giá 87 Thành tiền Đại học Giao Thông Vận Tải 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Cát vàng Đá 1x2 Đá 2x4 Đá 4x6 Que hàn Xi măng HT Thép các loại Đinh Dây thép Gỗ chống Đá hộc Phân bón lá Bột đá Gỗ ván Dây thép F3 Đinh tỉa m3 m3 m3 m3 kg Tấn Tấn kg kg m3 m3 kg m3 m3 kg kg Đồ án tốt nghiệp 460 933 378 29 54 610 23,99 146 490 4,865 5.968 21 157 29 32.940 669 220.000 191.500 180.500 110.000 22.000 1.310.000 20.500.000 25.000 22.000 260.000 130.000 12.000 55.000 3.200.000 22.000 21.000 Cộng 101.200.000 178.669.500 68.229.000 3.190.000 1.188.000 799.100.000 491.795.000 3.650.000 10.780.000 1.264.900 775.840.000 252.000 8.635.000 92.800.000 724.680.000 14.049.000 3.275.322.900 (Số tiền bằng chữ: Ba tỷ hai trăm bảy mươi lăm triệu ba trăm hai mươi hai ngàn chín trăm đồng chẵn./.) Điều 2: Thời gian, địa điểm và tiến độ thực hiện Thời gian thực hiện: Ngày 1/4/2011 đến khi công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư. Địa điểm giao nhận hàng: Chân công trình: Xử lý sạt lở tại tổ 1A, P.Phùng Chí Kiên, TX.Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn. Điều 3: Phương thức thanh toán Thanh toán bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt Ngày 30 hàng tháng hai bên cử cán bộ theo dõi đối chiếu khối lượng để thanh toán. Điều 4: Điều khoản chung - Trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc thì hai bên phải kịp thời bàn bạc thương lượng và giải quyết. - Hai bên thực hiện nghiêm túc các điều khoản ghi trong hợp đồng, nếu bên nào vi phạm các điều khoản ghi trong hợp đồng thì bên đó chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. 88 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp - Hợp đồng được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ hai bản đều có giá trị pháp lý như nhau. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B Nguyễn Văn Ninh Nguyễn Tuấn Cường (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Biểu 2.9: Hóa đơn GTGT HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 29 tháng 04 năm 2011 Đơn vị bán hàng: DN tư nhân Đức Anh 89 Mẫu số: 01 GTKT- 3LL AT/2011B 055447 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Địa chỉ: Tổ 10B P.Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn Điện thoại: Họ tên người mua hàng: Công ty TNHH MTV QL&XD đường bộ 244 Địa chỉ: Tổ 8, P.Phùng Chí Kiên, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn Số tài khoản: 39510000000275 NHĐT&PT tỉnh Bắc Kạn Hình thức thanh toán: chuyển khoản MST: 4700 113447-1 TT 1 Tên vật liệu Đá hộc ĐVT Khối m3 lượng 250 Đơn giá Thành tiền 130.000 32.500.000 Cộng Tiền hàng : 32.500.000 Thuế suất: 10% Tiền thuế GTGT: 3.250.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 35.750.000 Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi lăm triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn./. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Biểu 2.10: Biên bản kiểm nghiệm Đơn vị: Cty TNHH 244 Mẫu số: 03-VT (Theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá Ngày 04 tháng 04 năm 2011 Căn cứ Hợp đồng số 25/HĐMB ngày 26 tháng 03 năm 2011 giữa Công ty TNHH 244 và DN Đức Anh. Ban kiểm nghiệm gồm: 1. Ông: Trần Văn Hiền Đại diện VP công ty làm trưởng ban. 90 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp 2. Bà: Lộc Thị Cửu Thống kê đội làm uỷ viên. 3. Ông: Nguyễn Văn Hịch Đại diện phòng vật tư làm uỷ viên. Đã kiểm nghiệm các loại vật liệu: Số TT Tên hàng ĐVT Theo chứng từ gốc Kiểm nghiệm SL đúng quy cách 1 Đá hộc m3 250 250 Số lượng Kiểm nghiệm SL sai quy cách 0 Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Số vật tư trên đủ điều kiện làm thủ tục nhập kho. Ngày 04 tháng 04 năm 2011 Người lập phiếu Người giao hàng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 2.11: Phiếu nhập kho Đơn vị: Cty TNHH 244 Mẫu số: 01-VT (Theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 04 tháng 04 năm 2011 Họ tên người nhận hàng: Lộc thị Cửu Lý do nhập: Công trình xử lý sạt lở tại tổ 1A-P.Phùng Chí Kiên-Tx.Bắc Kạn Nhập tại kho: Công trường thi công Số Tên hàng TT Đơn vị Số tính lượng 91 Đơn giá Thành tiền Đại học Giao Thông Vận Tải 1 Đá hộc Đồ án tốt nghiệp m3 250 130.000 32.500.000 Tổng 32.500.00 0 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Ba mươi hai triệu năm trăm ngàn đồng chẵn./. Số chứng từ gốc kèm theo: Biên bản kiểm nghiệm. Ngày 04 tháng 04 năm 2011 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Biểu 2.12: Giấy đề nghị xuất kho vật tư CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT KHO VẬT TƯ Ngày 05 tháng 04 năm 2011 Kính gửi: Ban chỉ huy công trường xử lý sạt lở tổ 1A, Chí Kiên Tên tôi: Nguyễn Văn Hưng Chức vụ: Đội trưởng đội thi công số 1 Để phục vụ thi công công trình xử lý sạt lở tại tổ 1A, P.Phùng Chí Kiên, Tx.BắcKạn. Đề nghị Ban chỉ huy công trường xuất kho các vật tư sau: 92 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp S Tên nhãn hiệu 1 2 3 4 5 6 7 Đá hộc Cát vàng Xi măng HT Đinh Dây thép Đá 1x2 Thép tấm đvt Khối lượng tt m3 m3 Tấn Kg Kg m3 Tấn CHỈ HUY TRƯỞNG CÔNG TRÌNH 250 130 12 22 12 34 2,7 NGƯỜI ĐỀ NGHỊ XUẤT KHO (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Biểu 2.13: Phiếu xuất kho Đơn vị: Cty TNHH 244 Mẫu số: 02-VT (Theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Số: 1265 Nợ: 621 Có: 152 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 06 tháng 04 năm 2011 - Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Hưng Địa chỉ: Đội Thi công số 1. - Lý do xuất: Xuất kho nguyên vật liệu cho CT xử lý sạt lở tại tổ 1A-P.Phùng Chí Kiên-Tx.Bắc Kạn. - Xuất tại kho: Công trường thi công Stt Tên, hiệu 1 Đá hộc nhãn Mã quy số ĐVT Số lượng Yêu Thực cầu xuất m3 250 250 93 Đơn giá 130.000 Thành tiền 32.500.000 Đại học Giao Thông Vận Tải 2 3 4 5 6 7 Cát vàng Xi măng HT Đinh Dây thép Đá 1x2 Thép tấm Tổng cộng m3 Tấn Kg Kg m3 Tấn Đồ án tốt nghiệp 130 12 22 12 34 2,7 130 12 22 12 34 2,7 220.000 1.310.000 25.000 22.000 191.500 20.500.000 28.600.000 15.720.000 550.000 264.000 651.100 55.350.000 133.635.100 - Tổng số tiền: (bằng chữ): Một trăm ba mươi ba triệu sáu trăm ba mươi năm ngàn một trăm đồng chẵn. - Số chứng từ gốc kèm theo:................................. Người lập phiếu Người nhận hàng (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc Biểu 2.14: Bảng kê xuất NVL Đơn vị: Cty TNHH 244 Công trình: Xử lý sạt lở tại tổ 1A –Chí Kiên- Bắc Kạn BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG TRÌNH CHÍ KIÊN QUÝ II Năm 2011 TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 … 29 … 54 55 56 57 Chứng từ SH PXK22 PXK22 PXK28 PXK28 PXK28 PXK28 PXK28 PXK28 PXK28 … PXK42 … PXK45 PXK45 PXK45 PXK45 NT 05/04 05/04 06/04 06/04 06/04 06/04 06/04 06/04 06/04 … 29/4 … 04/05 04/05 04/05 04/05 Nội dung đvt Số Xuất đá 4x6 Xuất xi măng HT Đá hộc Cát vàng Xi măng HT Đinh Dây thép Đá 1x2 Thép tấm … Xuất đá hộc … Xuất gỗ chống Xuất dây thép Xuất đinh tỉa Xi măng HT m3 Tấn m3 m3 Tấn Kg Kg m3 Tấn … m3 … m3 Kg Kg Tấn lượng 7 6 250 130 12 22 12 34 2,7 … 56 … 0,8 8 9 23 94 đv:vnđ Thành tiền 770.000 7.860.000 32.500.000 28.600.000 15.720.000 550.000 264.000 651.100 55.350.000 … 7.280.000 … 208.000 176.000 189.000 30.130.000 Đại học Giao Thông Vận Tải 58 … 182 183 184 185 186 … 252 253 254 255 256 257 Cộng PXK45 … PXK105 PXK105 PXK105 PXK105 PXK105 … PXK105 PXK105 PXK105 PXK105 PXK105 PXK105 04/05 … 02/06 02/06 02/06 02/06 02/06 … 28/06 28/06 28/06 28/06 28/06 28/06 Đồ án tốt nghiệp Xuất đá 2x4 … Xuất que hàn Xuất xi măng HT Xuất cát vàng Xuất bột đá Xuất gỗ ván … Xuất xi măng HT Xuất cát vàng Xuất đinh Xuất phân bón lá Xuất đinh tỉa Xuất dây thép F3 m3 … Kg Tấn m3 m3 m3 … Tấn m3 Kg Kg Kg kg 72 … 4 31 23 43 5 … 18 42 24 16 48 64 Người lập ( ký, họ tên) 12.996.000 … 88.000 40.610.000 5.060.000 2.365.000 16.000.000 … 23.580.000 9.240.000 600.000 192.000 1.008.000 1.408.000 2.047.147.900 Phụ trách bộ phận ( ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) 95 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Biểu 2.15: Bảng tổng hợp NXT Đơn vị: Cty TNHH 244 (Theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG TRÌNH CHÍ KIÊN Từ ngày 01/04/2011 đến ngày 30/06/2011 - Đvt: Đồng TT Tồn vật tư ĐV Tồn đầu kỳ ĐG T Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ SL TT SL TT SL TT SL TT 1 Đá hộc m3 130.000 8 1.040.000 3.978 517.140.000 3.986 518.180.000 0 0 2 Đá 1x2 m3 191.500 2 383.000 620 118.730.000 622 119.113.000 0 0 3 Đá 2x4 m3 180.500 3 541.500 252 45.486.000 255 46.027.500 0 0 4 Đá 4x6 m3 110.000 7 770.000 13 1.430.000 20 2.200.000 0 0 5 Cát vàng m3 220.000 3 660.000 210 46.200.000 213 46.860.000 0 0 Tấn 1.310.000 12 15.720.000 320 419.200.000 332 434.920.000 0 0 Tấn 20.500.000 0,3 6.150.000 13,99 286.795.000 14 292.945.000 0 0 6 7 Xi măng HT Thép các loại 8 Đinh Kg 25.000 15 375.000 98 2.450.000 113 2.825.000 0 0 9 Dây thép Kg 22.000 8 176.000 260 5.720.000 268 5.896.000 0 0 10 Gỗ chống m3 260.000 0 3,865 1.004.900 3,865 1.004.900 0 0 11 Que hàn Kg 22.000 0 34 748.000 34 748.000 0 0 96 Đại học Giao Thông Vận Tải 12 Phân bón lá Đồ án tốt nghiệp Kg 12.000 0 21 252.000 21 252.000 0 0 13 Bột đá m3 55.000 0 108 5.940.000 108 5.940.000 0 0 14 Gỗ ván m3 3.200.000 0 16 51.200.000 16 51.200.000 0 0 Kg 22.000 10 220.000 21.940 482.680.000 21.950 482.900.000 0 0 Kg 21.000 6 126.000 469 9.849.000 475 9.975.000 0 0 1.994.824.900 28.431 2.047.147.900 0 0 15 16 Dây thép F3 Đinh tỉa Tổng 74,3 26.161.500 28.356,86 Ngày 30 tháng 06 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Biểu 2.16: Sổ chi tiết TK 621 Đơn vị: Cty TNHH 244 (Theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) 97 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SXKD TK 621- “Chi phí NVL trực tiếp” Công trình: Xử lý sạt lở tại tổ 1A-P.Phùng Chí Kiên-Tx.Bắc Kạn. Từ ngày 01/04/2011 đến ngày 30/06/2011 - Đvt: Đồng Ngày Chứng Từ GS Số Ngày 05/04 05/04 06/04 06/04 06/04 06/04 06/04 06/04 06/04 … 29/4 … 04/05 04/05 04/05 04/05 04/05 … 02/06 02/06 02/06 PXK22 PXK22 PXK28 PXK28 PXK28 PXK28 PXK28 PXK28 PXK28 … PXK42 … PXK45 PXK45 PXK45 PXK45 PXK45 … PXK105 PXK105 PXK105 05/04 05/04 06/04 06/04 06/04 06/04 06/04 06/04 06/04 … 29/4 … 04/05 04/05 04/05 04/05 04/05 … 02/06 02/06 02/06 Nội dung TK đối Số phát sinh ứng Nợ Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Xuất 7m3 đá 4x6 Xuất 6tấn xi măng HT Xuất 250m3 Đá hộc Xuất 130m3 Cát vàng Xuất 12 tấn Xi măng HT Xuất 22kg Đinh Xuất 12kg Dây thép Xuất 34m3 Đá 1x2 Xuất 2,7tấn Thép tấm … Xuất 56m3 đá hộc … Xuất 0,8m3 gỗ chống Xuất 8kg dây thép Xuất 9kg đinh tỉa Xuất 23 tấn Xi măng HT Xuất 72m3 đá 2x4 … Xuất 4kg que hàn Xuất 31 tấn xi măng HT Xuất 23m3 cát vàng 1521 1521 1521 1521 1521 1521 1521 1521 1521 … 1521 … 1521 1521 1521 1521 1521 … 1521 1521 1521 98 770.000 7.860.000 32.500.000 28.600.000 15.720.000 550.000 264.000 651.100 55.350.000 … 7.280.000 … 208.000 176.000 189.000 30.130.000 12.996.000 … 88.000 40.610.000 5.060.000 Có Đại học Giao Thông Vận Tải 02/06 02/06 … 28/06 28/06 28/06 28/06 28/06 28/06 30/06 PXK105 PXK105 … PXK105 PXK105 PXK105 PXK105 PXK105 PXK105 Z-KC Người ghi sổ (ký, họ tên) 02/06 02/06 … 28/06 28/06 28/06 28/06 28/06 28/06 30/06 Đồ án tốt nghiệp Xuất 43m3 bột đá Xuất 5m3 gỗ ván … Xuất 18 tấn xi măng HT Xuất 42m3 cát vàng Xuất 24kg đinh Xuất 16kg phân bón lá Xuất 48kg đinh tỉa Xuất 64kg dây thép F3 Kết chuyển chi phí NVLTT 621154 Cộng số phát sinh Dư cuối kỳ 1521 1521 … 1521 1521 1521 1521 1521 1521 154 2.365.000 16.000.000 … 23.580.000 9.240.000 600.000 192.000 1.008.000 1.408.000 2.047.147.900 2.047.147.900 2.047.147.900 Kế toán (ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) 99 Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp Biểu 2.17: Sổ cái TK 621 SỔ CÁI Tài khoản: Chi phí NVL trực tiếp Số hiệu: TK 621 Từ ngày 01/04/2011 đến ngày 30/06/2011 - Đvt: Đồng N-T ghi sổ Chứng từ Số hiệu N-T A B 05/04 05/04 05/04 Nhật ký chung Diễn giải Số tiền Số hiệu Trang STT số dòng E G C Có 1 2 PXK22 D - Số dư đầu tháng - Số phát sinh trong tháng 05/04 Xuất 7m3 đá 4x6 cho CT sạt lở 366 X 1521 770.000 PXK22 Chí Kiên 05/04 Xuất 6tấn xi măng HT cho CT sạt 367 X 1521 7.860.000 PXK24 lở Chí Kiên 05/04 Xuất xi măng HT cho công trình 368 X 1521 17.030.000 X 1521 52.556.818 X … 1521 … 18.020.000 … 1521 … 30.130.000 1521 12.996.000 07/04 PXK29 07/04 … 07/04 … PXK34 … 07/04 … 04/05 … PXK45 … 04/05 04/05 PXK45 04/05 đường vào Thác Bạc … Xuất nhựa đường cho công trình đường vào Thác Bạc … Xuất thép ϕ6 cho công trình kè Pù Mò Bằng Vân … Xuất 23 tấn Xi măng HT cho CT sạt lở Chí Kiên Xuất 72m3 đá 2x4 cho CT sạt lở 380 386 497 498 100 X X H Nợ … Đại học Giao Thông Vận Tải … 28/06 30/06 … … PXK105 Z-KC … Người ghi sổ (Ký,họ tên) Đồ án tốt nghiệp Chí Kiên … … … 28/06 Xuất 16kg phân bón lá cho CT 675 sạt lở Chí Kiên … 30/06 Kết chuyển chi phí NVLTT (CT 719 sạt lở Chí Kiên) TK621 sang 154 … … … - Cộng số phát sinh … X … 1521 X 154 … … … 192.000 … 4.322.470.200 2.047.147.900 … 4.322.470.200 - Dư cuối kỳ Sổ này có:..........trang, đánh số từ trang 01 đến trang.............. Kế toán trưởng (Ký,họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) 101 Ngày 30 tháng 06 năm 2011. Giám đốc (Ký,họ tên, đóng dấu) Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp b, Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Nội dung hạch toán. Doanh nghiệp sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” để hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Trong giá thành sản phẩm chi phí nhân công chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Vì vậy tổ chức hạch toán chi phí nhân công một cách đúng đắn có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng lao động, tận dụng triệt để thời gian lao động và nâng cao năng suất lao động, hạ gia thành sản phẩm, tăng tích lũy, kích thích tinh thần sản xuất của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Chi phí NCTT trong DN bao gồm: tiền lương chính, các khoản phụ cấp lương, lương phụ có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp sản xuất, và số tiền thuê lao động bên ngoài DN để trực tiếp xây lắp hoàn thành sản phẩm xây lắp theo đơn giá XDCB. Nó không bao gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính trên tiền lương phải trả trực tiếp cho công xây lắp. Chi phí NCTT được tập hợp riêng theo từng đối tượng ( công trình, hạng mục công trình). Hiện nay, tại Công ty TNHH MTV QL&XD đường bộ 244 có công nhân kỹ thuật lành nghề, công nhân ký hợp đồng dài hạn là thuộc biên chế của Doanh nghiệp, còn số lao động phổ thông thì DN dựa vào tình hình thi công công trình DN sẽ ký hợp đồng (thường là 03 tháng) với số lao động thuê ngoài, khi hết hạn ký hợp đồng nếu còn cần DN sẽ ký hợp đồng tiếp. . Trình tự hạch toán. - Đối với hợp đồng thuê ngoài Doanh nghiệp không tiến hành trích các khoản theo lương (BHXH, BHYT, BHTN) mà tính toán hợp lý vào đơn giá nhân công trả cho người lao động. Đơn giá này là đơn giá nội bộ của Doanh nghiệp.theo giá nhân công trên thị trường và điều kiện thi công của mỗi công trình cụ thể. Sau khi lập hợp đồng thuê nhân công thì DN sẽ làm hợp đồng giao khoán khối lượng công việc thuê ngoài, cuối tháng sau khi khối lượng công việc hoàn thành, đội kỹ thuật công trình cùng tổ trưởng sẽ tiến hành nghiệm thu qua bản nghiệm thu khối lượng SV: Nguyễn Thị Ngọc Bích Kế toán tổng hợp K13B Đại học Giao Thông Vận Tải Đồ án tốt nghiệp công việc hoàn thành. Biên bản này là căn cứ để lập bảng thanh toán khối lượng nhân công thuê ngoài. Biểu 2.18: Hợp đồng thuê nhân công CTY TNHH 244 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨÂ VIỆT NAM Số: 52/ HĐNC Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc Ngày 2 tháng 03 năm 2011 HỢP ĐỒNG THUÊ NHÂN CÔNG Hôm nay, ngày 02 tháng 03 năm 2011 Tại: Công ty TNHH MTV QL&XD đường bộ 244. Chúng tôi gồm: ĐẠI DIỆN BÊN A Công ty TNHH 244 ĐẠI DIỆN BÊN B Đội XD tư nhân Địa chỉ:Tổ 8 P.Phùng Chí Kiên – Thị xã Điạ chỉ: P.Đức Xuân – TX.Bắc Kạn - BK Bắc Kạn – Tỉnh Bắc Kạn. Điện thoại: 0281.3878880. Điện thoại: 0281.3870093. Đại diện là: Ông: La Văn Chung Đại diện: NGUYỄN TUẤN CƯỜNG Chức vụ: Đội trưởng Chức vụ: Giám đốc. TK số: TK số: 39510000000275tại NHĐT Bắc MST: Kạn. MST: 4700113447-1. Sau khi thảo luận hai bên đã thống nhất ký kết hợp đồng với các điều khoản như sau: Điều 1: Bên A giao cho bên B thực hiện phần nhân công một số công tác xây dựng cho công trình: Xử lý sạt lở tại tổ 1A-P.Phùng Chí Kiên-Tx.Bắc Kạn theo đơn giá tính cho khối lượng công việc hoàn thành. Điều 2: Bêm A chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng vật tư đầy đủ và thanh toán tiền lương cho công nhân đúng thời hạn và theo đúng đơn giá kèm theo hợp đồng này. Điều 3: Trong quá trình thực hiện có gì phát sinh so với điều 1 thì hai bên cùng bàn bạc thống nhất, bổ sung để làm cơ sở thanh lý hợp đồng. Hợp đồng này làm thành 2 bản có giá trị như nhau mỗi bên giữ một bản. Đại diện bên A Biểu 2.19: Biên bản nghiệm thu SV: Nguyễn Thị Ngọc Bích Đại diện bên B Kế toán tổng hợp K13B Đại học Giao Thông Vận Tải Cty TNHH 244 Đồ án tốt nghiệp CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH Công trình: Xử lý sạt lở tại tổ 1A P.Phùng Chí Kiên, Tx.Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Hạng mục: Ốp mái taluy Hôm nay: ngày 29 tháng 04 năm 2011 1. Thành phần gồm: Đại diện bên A: La Văn Chung Đội trưởng đội thi công Đại diện bên B: Nguyễn Văn Chính Kỹ thuật thi công công trình 2. Tiến hành nghiệm thu công việc hoàn thành tháng 04 năm 2011 đội xây lắp của ông La Văn Chung. 3. Nội dung công việc: Thi công hạng mục ốp mái taluy công trình xử lý sạt lở tại tổ 1A P.Phùng Chí Kiên, Tx.Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. 4. Khối lượng hoàn thành trong tháng 4/2011: đvt: đồng TT Nội dung ĐVT 1 Xây đá hộc, xây mái dốc thẳng, vữa m3 KL thực tế 11,280 Đơn giá 235.000 2 3 BTM100 Lắp BT đúc sẵn bằng thủ công Cái Xây đá hộc, xây móng chiều dày[...]... phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244 - Phân tích, đánh giá những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244 - Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV QL&XD Đường. .. thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244 Phần 3:Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244 6 Những đóng góp của đề tài: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩn tại Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244 - Mô tả thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí. .. sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244 ’ 2 Mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244 ’ nhằm tìm hiểu thực tế công tác hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, so sánh giữa cơ sở lý luận và thực tế để thấy được những mặt đạt được và hạn... Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Tổ chúc kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm Trong hoạt động sản xuất đặc biệt là lĩnh vực xây lắp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, xây dựng giá thầu hợp lý là điều kiện cần... như công trình, hạng mục công trình việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực chất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí hay nói cách khác là việc xác định nơi chi phí và chịu chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.3.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất Trên cơ sở kế toán đối tượng chi phí kế toán. .. chế trong công tác kế toán của công ty Từ đó đánh giá, phân tích và đưa ra phương hướng, đề xuất góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244 Quá trình sản xuất của công ty được tổ chức theo dây chuyền công nghệ... sang) và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm xây lắp đã hoàn thành trong kỳ Bên cạnh đó ta cũng có thể thấy rằng: nếu công tác tập hợp chi phí sản xuất đầy đủ trung thực thì tính giá thành sản phẩm cũng được chính xác Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tính bằng công thức: Tổng giá = Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất thành. .. chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Trong quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, các doanh nghiệp phải chi ra nhiều khoản chi phí khác nhau để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác thì việc đầu tiên ta phải xác định các đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. .. pháp hạch toán chi phí sau: + Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình + Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng + Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đơn vị thi công 1.3.3 Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ngành xây lắp, tính chất của từng công trình xây lắp,... hiệu quả quản lý của doanh nghiệp Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán có liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là ... đề lý luận tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩn Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244 - Mô tả thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Công ty TNHH. .. tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244 ’ nhằm tìm hiểu thực tế công tác hoạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm công ty, ... tính giá thành sản phẩm Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244 Phần 3:Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm Công ty TNHH MTV QL&XD Đường Bộ 244

Ngày đăng: 06/10/2015, 00:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình kế toán tài chính – Nhà sản xuất học viện tài chính. Chủ biên: GS.TS. Ngô Thế Chi, TS.Trương Thị Thủy Khác
2. Giáo trình Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – Học viện Tài Chính Khác
3. Giáo trình Lý thuyết hạch toán – Học viện tài chính Khác
4. Giáo trình Kế toán Xây dựng Cơ bản của Tác giả: Bùi Nữ Thanh Hà, NXB Tài chính Khác
5. Giáo trình Kế toán quản trị - Học viện tài chính Khác
6. Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Khác
8. Luận văn thực tập tốt nghiệp của sinh viên khóa trên – Trường Đại học Giao thông vận tải Khác
9. Các báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần TNHH 244 qua các năm 2009, 2010 Khác
10. Tài liệu học tập chuyên ngành Kế toán tổng hợp – Khoa vận tải Kinh tế - Đại học giao thông Vận tải – 2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w