PHÒNG GD & ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG THCS THANH ĐÌNH
Địa chỉ: Khu 3 – Xã Thanh Đình – Viêt Trì – Phú Thọ
Điện thoại: 02103826310
Email: thcsthanhdinh@pgdviettri.edu.vn
1. Họ và tên: Vũ Thị Yến
Ngày sinh: 20/11/2000 – Lớp 9D
2. Họ và tên: Trần Đăng Chiến
Ngày sinh: 08/11/2000 – Lớp 9D
Năm học: 2014 - 2015
1. Tên tình huống:
Vận dụng kiến thức “ Diện tích đa giác” môn
Hình học lớp 8 vào đời sống.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Giúp các bạn nắm được và hiểu rõ cách tính
diện tích của một hình, một mảnh đất, một thửa
ruộng, một khu vườn, một khu vực, một xa, một
huyện, một tỉnh hay một quốc gia, một châu lục.
Chẳng hạn như: Để đo diện tích khu vực trường
THCS Thanh Đình – Thành phố Việt Trì – tỉnh
Phú Thọ. Em thấy khu vực trường không giống
hình nào mà em đã được học ( hình vuông, hình
chữ nhật, hình tam giác hay hình thang). Qua đó
có được số liệu chính xác về diện tích nhà trường
và diện tích các khu vực trong trường.
Hình dáng khu vực trường tôi
- Giúp các bạn nêu được các biện pháp đo diện
tích các hình trên thực tế, hạn chế những sai sót
hay gặp phải khi đo diện tích trong thực tế cuộc
sống...
- Giúp các bạn rèn tốt khả năng tư duy, thu
thập số liệu, đo dạc, tính toán.
- Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá,
thực hành, làm bài tập thực hành, liên hệ thực tế,
hợp tác.
Thấy được vai trò của môn hình học nói riêng
và môn toán cấp THCS nói chung trong thực tiễn
đời sống.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến
việc giải quyết tình huống.
*Dự án mà nhóm chúng tôi thực hiện là một
chương gồm 5 bài trong chương II của chương
trình Hình học lớp 8.
- Trong chương này các bạn học sinh cần kết
hợp kiến thức của các môn học như: Toán học,
Địa lí, Công nghệ, Tin học… để giải quyết vấn đề
về đo diện tích.
- Các bạn học sinh được học cách tính diện
tích của một số hình như hình chữ nhật, hình
vuông, hình tam giác, hình thang ngay từ ở tiểu
học để giải quyết một vấn đề trong bài học, nhất
là trong cuộc sống hàng ngày, các bạn sẽ không
cảm thấy vướng mắc và giải quyết một vấn đề
nào đó trong môn học một cách thuận lợi nhất. Từ
đó rút ra những bài học bổ ích cho bản thân.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Chia khu vực cần tính diện tích thành các
hình đã học
- Đo khoảng cách cần thiết để tính được diện
tích các hình đó
- Tình diện tích các hình riêng lẻ
- Tính diện tích khu đất bằng cách cộng tổng
các diện tích .
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình
huống:
- Để tính được diện tích một khu đất nào đó
các bạn cần nhận xét được khu đất đó có hình
dạng như thế nào thể hiện được trên giấy bằng
cách thu nhỏ ( Dựa vào hình đồng dạng ) cụ thể
các bạn phải nắm chắc các bước thiết lập ngay từ
bước đầu cụ thể như sau:
+ Bước thứ nhất:
Vẽ hình khu đất cần tính diện tích lên giấy theo
nguyên tắc hình đồng dạng. ta tiến hành đo các
cạnh của khu đất và vẽ vào giấy theo tỉ lệ nhất
định.
Hai hình đồng dạng với nhau
Ví dụ: vè hình trên giấy đồng dạng với hình trên
thực tế như theo tỉ lệ: 1: 500
Nghĩa là khoảng giữa hai điểm trên bản vẽ là 1
cm, thì khoảng cách giữa hai điểm trên thực tế là
500 cm = 5 m
+ Bước thứ hai:
Chia khu đất đó ra thành các hình nhỏ tương ứng
với các hình mà bạn có thể tính được diện tích.
5
A
B
2,2
C
H
2
D
1,8
K
4,2
2,2
3,6
E
3,8
G
3.4
F
Hình dáng khu vực trường tôi
Ví dụ: Ta kẻ cách đoạn thẳng AC, CF, CG Ta đã
chia hình đa giác ABCDEFG thành 4 hình nhỏ
gồm ba tam giác là: Tam giác ABC, tam giác
ACG, tam giác CFG và hình thang CDEF có hai
đáy là DE và CF
Đo độ dài các đoạn thẳng tương ứng để tính được
diện tích các hình mà chúng ta vừa chia ra.
+ Bước thứ ba:
Tính diện tích các hình mà bạn đã biết cách tính.
Tính diện tích khu đất bằng cách cộng tổng diện
tích các hình đã tính.
Ví dụ : Tính diện tích khu vực trường
a) Tính diện tích các hình nhỏ theo công thức đã
học:
1
Tính diện tích tam giác ABC là SABC = 2 AB. BC
1
= 2 . 5. 2,2 = 5,5 cm2
1
Tính diện tích tam giác ACG là SACG = 2 AG. CH
1
= 2 . 2. 4,2 = 4,2 cm2
1
Tính diện tích tam giác CFG là SCFG = 2 CG. GF =
1
2
. 3,6. 3,4 = 6,12 cm2
Tính diện tích hình thang CDEF là
1
1
SCDEF = 2 (DE + CF). DK = 2 . ( 3,8 + 2,2 ).
1,8 = 5,4 cm2.
b) Tính diện tích cả khu đất:
S = SABC + SACG + SCFG + SCDEF = 5,5 + 4,2 + 6,12
+ 5,4 = 21,22 cm2.
Vậy trên thực tế diện tích khu đất đó là :
S = 21,22 cm2. 500 = 10610 m2 .
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
- Qua thực tế chúng em thấy rằng việc kết hợp
kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải
quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là
việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi
hỏi người học không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn
kiến thức bộ môn mình học mà còn rất cần thiết
không ngừng trau rồi kiến thức của những môn
học khác để giúp chúng em giải quyết các tình
huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách
nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nhóm học sinh chúng
em đã trình bày và sẽ thực hiện thử nghiệm một
dự án nhỏ đối với môn Hình học lớp 8 năm học
2013 - 2014. Nếu dự án thành công nhóm chúng
em sẽ thực hiện tiếp trong năm học tiếp theo.
-“Tích hợp” là một khái niệm được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích
hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các
vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu
vấn đề rộng hơn, sâu hơn trong môn học đó
- Tích hợp trong học tập sẽ giúp học sinh phát
huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập
và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
Chúng em nắm được, hiểu rõ được nguyên nhân
xảy ra, diễn biến của vấn đề, từ đó dự đoán được
khả năng của vấn đề thực tiễn, góp phần phục vụ
lợi ích của con người ngày càng tốt hơn.
...1 Tên tình huống: Vận dụng kiến thức “ Diện tích đa giác” môn Hình học lớp vào đời sống Mục tiêu giải tình huống: - Giúp bạn nắm hiểu rõ cách tính diện tích hình, mảnh đất, ruộng, khu... hợp kiến thức môn học tích hợp” vào để giải vấn đề môn học việc làm cần thi t Điều không đòi hỏi người học không nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức môn học mà cần thi t không ngừng trau kiến thức môn. .. tiếp năm học - Tích hợp” khái niệm sử dụng nhiều lĩnh vực Đặc biệt giáo dục tích hợp kiến thức môn học vào để giải vấn đề môn học giúp học sinh hiểu vấn đề rộng hơn, sâu môn học - Tích hợp học tập