Việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp ở tỉnh nghệ an

132 310 1
Việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp ở tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Luận văn Việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp ở tỉnh Nghệ An 2 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài CNH, HĐH là con đường phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Thực tế cho thấy, con đường này chính là nhân tố quyết định sự thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống lên phương thức sản xuất mới, hiện đại. Trong tiến trình CNH, HĐH, bộ mặt xã hội có sự thay đổi căn bản: quá trình đô thị hoá và theo đó là quá trình thu hẹp xã hội nông thôn, làm thay đổi cơ bản xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp và hiện đại. Để đẩy mạnh CNH, HĐH, cần phải thực hiện việc thu hồi đất cho xây dựng các cơ sở sản xuất CN và DV, nhất là các khu và cụm CN, theo đó là xây dựng các KĐT, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia. Đây là một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển. Xu hướng này đã ngày càng tác động mạnh mẽ không chỉ ở các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, mà còn ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước kể từ khi triển khai chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước của Đảng (năm 1996) lại đây. Nghệ An là một tỉnh Bắc Trung Bộ cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung nêu trên. Trong hơn mười năm qua, tốc độ phát triển CN, DV nhất là các KCN và khu tiểu thủ CN, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở Nghệ An đã diễn ra rất nhanh, với quy mô ngày càng lớn. Kể từ khi có chủ trương của Đảng về đẩy mạnh CNH, HĐH (năm 1996) đến nay, trên địa bàn Nghệ An đã xây dựng được trên 3.500 cơ sở CN và DV thu hút trên 150.000 lao động, đặc biệt kể từ khi dự án đầu tiên về KCN được xây dựng vào năm 1998 - KCN Bắc Vinh đến nay đã và đang triển khai thêm một số dự án KCN và khu tiểu thủ CN mới. Đề án phát triển kinh tế - xã 3 hội miền Tây Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tháng 6/2007 trên một diện tích rất rộng (18.826,47 ha) nằm trên 18 xã, phường thuộc khu vực Đông Nam của tỉnh. Cũng như các tỉnh khác, quá trình xây dựng khu và cụm CN ở Nghệ An đang đứng trước những bất cập trong đó nổi lên vấn đề giải quyết việc làm của người dân có đất bị thu hồi. Đó là tình trạng người dân bị thu hồi đất phải thu hẹp việc sản xuất, mất việc làm truyền thống, phải chuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi chỗ ở. Trong khi đó, Nhà nước chưa chuẩn bị tốt những điều kiện cần thiết cho người dân có đất bị thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp, làm cho một bộ phận lớn dân cư ở các khu vực này không có khả năng tìm kiếm cho mình một công việc mới. Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, không chuyển đổi được nghề nghiệp, khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt tại nơi tái định cư v.v đã và đang diễn ra khá phổ biến. Do chủ yếu đất thu hồi là đất nông nghiệp nên những người nông dân rất dễ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Sau khi bị thu hồi đất, nhiều nông dân không có việc làm, không kịp chuyển đổi sang làm việc ở khu vực công nghiệp và dịch vụ, một bộ phận trong số họ lâm vào tình trạng việc làm và đời sống rất khó khăn. Tình trạng này đã xảy ra ở một số nơi làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt. Mặt khác, việc đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp mới chỉ chú ý đến mặt lượng mà bỏ qua mặt chất. Mặc dù số tiền mà Nhà nước phải bỏ ra để đền bù cho những người dân về những thiệt hại mà họ phải gánh chịu là không nhỏ, nhưng số tiền đó trong nhiều trường hợp không những không giúp cho người nông dân thiết lập một cuộc sống mới tốt hơn mà còn gây nên những tác động xã hội tiêu cực. Nhiều hộ nông dân không có khả năng sử dụng số tiền đền bù vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đời sống của một số người bị thu hồi đất vốn đã khó khăn 4 càng trở nên khó khăn hơn, một số nơi bbất bình đi khiếu kiện, gây nên những bất ổn về mặt xã hội, dễ bị kẻ xấu xúi giục, lợi dụng. Trong khi đó, tình trạng sử dụng đất thu hồi kém hiệu quả đã và đang gây ra sự bất công trong xã hội, làm cho tình hình chính trị, trật tự, an ninh xã hội ở một số nơi có nguy cơ bất ổn định. Để đánh giá đúng thực trạng việc làm và đời sống của người bị thu hồi đất làm cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Nghệ An, tôi chọn đề tài: “Việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp ở tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đề cập đến vấn đề việc làm và thu nhập của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó đáng chú ý là một số công trình sau đây: Đời sống và việc làm của người nông dân những vùng bị thu hồi đất, của hai tác giả Trung Chính và Trần Khâm, báo Nhân Dân các ngày 10, 11, 12 tháng 5/2005; Lao động nông thôn trước nguy cơ thất nghiệp, của tác giả Duy Cảnh, trên báo Giáo dục Thời đại số 51; Đất mất, việc khó tìm của Phan Dương, Thời báo Kinh tế Việt Nam 4/5/2005; Thực trạng thu nhập, đời sống và việc làm của người dân có đất bị thu hồi, của TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chuyên đề nghiên cứu; Nóng bỏng đất đai, của tác giả Thu Hương, báo Đầu tư ngày 24/8/2005; Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, của Dũng Hiếu, đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra ngày 20/4/2005; Nhiều địa phương giải quyết khiếu nại về đất đai chưa tốt, của Phan Lê, báo Sài Gòn Giải phóng ngày 21/8/2005; Việc làm cho người nông dân hết đất sản xuất, quy hoạch lại nguồn lao động, của tác giả Nguyễn Văn Nam, đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam -19/8/2005; Chất lượng lao động nông thôn thấp, của Huyền Ngân, Thời báo Kinh tế Việt Nam số 5 ra ngày 23/3/2005; Đất đai, những vấn đề thể chế bảo thủ trong tư duy, thiếu minh bạch trong quản lý của tác giả Vũ Quốc Tuấn, Thời báo Kinh tế Việt Nam -1/9/2005; Đẩy người dân đi đâu? của Đinh Toàn, báo Tuổi Trẻ ngày 22/8/2005; Việc làm cho người nông dân khi thu hồi đất, của Nguyễn Thị Hải Vân, Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra ngày 13/7/2005; Trần Lê, “Lợi ích” của người nông dân bị thu hồi đất, website Thời báo kinh tế Việt Nam, 6/7/2007. Tháng 5/2007, nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, KĐT, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia do GS, TSKH Lê Du Phong chủ biên. Trong đó, nêu một số vấn đề lý luận, thực trạng về thu nhập, đời sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, KĐT, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia trong thời gian qua ở nước ta, đồng thời cho thấy những khó khăn tồn tại. Qua đó, các tác giả đưa ra những quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, KĐT, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia trong thời gian tới. Nhìn chung, các công trình và bài viết trên đã có những cách tiếp cận khác nhau hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp vấn đề giải quyết việc làm của người có đất bị thu hồi trong những năm gần đây. Nhưng đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp ở tỉnh Nghệ An dưới góc độ kinh tế chính trị. Đề tài tác giả lựa chọn để nghiên cứu không trùng lặp với các công trình và bài viết đã công bố. 3. Mục tiêu và nhiêm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục tiêu: Làm rõ thực trạng giải quyết việc làm của người có đất bị thu hồi để xây phát triển công nghiệp ở tỉnh Nghệ An, đề xuất phương hướng và giải 6 pháp nhằm giải quyết có hiệu quả tình trạng này để vừa đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh, vừa bảo đảm được lợi ích chính đáng của người bị thu hồi đất. Nhiệm vụ: - Khảo sát và đánh giá thực trạng giải quyết việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển CN ở tỉnh Nghệ An, chỉ ra những thành tựu, hạn chế vướng mắc và nguyên nhân của thực trạng này. - Đề xuất, kiến nghị phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả hơn vấn đề việc làm của người có đất bị thu hồi cho phát triển CN ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài lấy thực trạng việc làm của những người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp, trong đó hướng nghiên cứu sâu vào tình trạng người dân làm nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác phải chuyển đổi nghề ở tỉnh Nghệ An làm đối tượng nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, đề tài chỉ nghiên cứu việc làm của người có đất bị thu hồi ở tỉnh Nghệ An do thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về chuyển đổi một bộ phận đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất ở sang phát triển công nghiệp và dịch vụ, chứ không nghiên cứu đối tượng bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật. Về thời gian, từ năm 2001 đến năm 2007, đây là những năm hạ tầng cho phát triển công nghiệp ở Nghệ An được đẩy mạnh. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận: 7 Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở những nguyên l í của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối và chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước về CNH, HĐH đất nước và giải quyết việc làm của người có đất bị thu hồi trong phát triển CN. - Phương pháp nghiên cứu: Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu: hệ thống hoá lý luận - thực tiễn, điều tra, khảo sát, so sánh, phân tích, tổng hợp tình hình thực tiễn diễn ra trong giải quyết việc làm của người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 6. Đóng góp về khoa học của luận văn - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng giải quyết việc làm của người bị thu hồi đất cho phát triển CN trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến nay. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm của người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2010 và những năm tiếp theo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài luận văn kết cấu thành 3 chương. 8 Chương 1 CƠ SỞ Lí LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1. ĐẤT CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Đất cho phát triển công nghiệp CN là ngành sản xuất vật chất, có các hoạt động chủ yếu là khai thác và chế biến và là một bộ phận cấu thành cơ cấu kinh tế ngành của nền kinh tế quốc dõn. Mặc dù cũng là ngành sản xuất vật chất, nhưng CN khác với nông nghiệp ở chỗ đối tượng lao động của sản xuất CN là những tài nguyờn cú thể khai thỏc và chế biến, cỏc loại nguyờn liệu, nhiờn liệu từ CN khai khoáng, các loại nguyên liệu từ động, thực vật thuộc các ngành nông, lâm, thủy sản; các loại nhiên liệu như than, dầu mỏ, khí đốt. năng lượng mặt trời, sức gió, sức nước; cũn đối tượng lao động của sản xuất nông nghiệp chỉ bao gồm những cơ thể sống, được phát sinh và phát triển theo quy luật sinh học. Trong CN, công nghệ sản xuất được sử dụng chủ yếu là quỏ trỡnh tỏc động cơ, lý, hóa để biến đổi các nguyờn liệu nguyờn thủy thành các sản phẩm cuối cùng khác về chất so với đặc tính ban đầu của chúng; cũn cụng nghệ được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là những tác động sinh học vào cơ thể sống theo quy luật sinh học làm gia tăng khối lượng nông sản. Cũng như nông nghiệp, sản xuất CN tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống xó hội. Lực lượng sản xuất xó hội và khoa học, cụng nghệ càng phỏt triển, con người càng tạo ra được nhiều hơn số lượng và chủng loại sản phẩm CN, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống ngày càng tốt hơn. Một nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất CN được gọi là nền 9 kinh tế CN. Đây là giai đoạn cao hơn so với thời đại nền kinh tế nông nghiệp xét về lịch sử phát triển lực lượng sản xuất xó hội. Phỏt triển CN là tất yếu đối với mọi quốc gia trên con đường đi tới một nền kinh tế hiện đại. Thực tế cho thấy, CN là ngành kinh tế cú ý nghĩa quyết định để chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phương thức sản xuất mới theo lối CN, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xó hội nụng thôn và là điều kiện để đi tới một nền kinh tế hiện đại - nền kinh tế tri thức. Phỏt triển CN phải được thực hiện bằng con đường CNH, HĐH, đó chớnh là quỏ trỡnh thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, quá trỡnh chuyển nền kinh tế từ trạng thỏi nụng nghiệp là chủ yếu lờn trỡnh độ CN. Phỏt triển CN tức là phát triển cả tiểu, thủ CN và đại CN. Nước ta đang trong quá trỡnh đẩy mạnh CNH, HĐH để đi lên một nền kinh tế hiện đại, do vậy nội dung chủ yếu của phỏt triển CN là xõy dựng một nền đại CN dựa trên cơ sở những thành tựu mới nhất của KH và công nghệ với cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo ra năng suất lao động xó hội cao. Mặc dù CNH đó bắt đầu diễn ra từ hơn 2 thế kỷ, nhưng đến nay trờn thế giới vẫn cũn khụng ớt nước trong đó có Việt Nam đang trong giai đoạn CNH để phát triển nền đại CN. CNH là giai đoạn lịch sử tất yếu mà không một quốc gia nào không phải trải qua trên con đường đi tới một nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiờn, sự phỏt triển kinh tế của nhõn loại khụng phải dừng ở chỗ chỉ tạo ra được nền đại CN. Các nước đó cú nền kinh tế CN cũng muốn phải HĐH hơn nữa nền sản xuất của mỡnh. Thật vậy, nhân loại đó trải qua hai cuộc cỏch mạng CN (cuộc cỏch mạng CN lần thứ nhất vào cuối thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX và cuộc cỏch mạng CN lần thứ hai từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX). Từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay, đang diễn ra cuộc cách mạng CN lần thứ ba với hai giai đoạn: cỏch mạng khoa học - kỹ thuật (từ những năm 40 thế kỷ 10 XX - cuối những 70 của thế kỷ này); và từ cuối những năm 70 chuyển sang giai đoạn hai với tên gọi cách mạng khoa học và công nghệ, và hiện đang ở giai đoạn này. Mặc dù đến nay vẫn chưa có công trình nào đưa ra định nghĩa đầy đủ và cụ thể về cách mạng khoa học và công nghệ, nhưng đại thể có thể hiểu cách mạng khoa học và công nghệ là sự thay đổi căn bản các lĩnh vực khoa học, công nghệ cũng như mối quan hệ và chức năng xã hội của chúng, khiến cho cơ cấu và động thái phát triển của các lực lượng sản xuất cũng bị thay đổi hoàn toàn. Trong đó, quan trọng nhất là việc nổi lên vai trò hàng đầu của yếu tố con người trong hệ thống lực lượng sản xuất dựa trên việc vận dụng đồng bộ các ngành công nghệ mới có hàm lượng khoa học - công nghệ cao (gọi tắt là các ngành công nghệ - Hitech) như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học ở những nét khái quát nhất, có thể định nghĩa cách mạng khoa học và công nghệ là quá trình biến đổi tận gốc lực lượng sản xuất của xã hội hiện đại, được thực hiện với vai trò dần đường của khoa học trong toàn bộ chu trình: khoa học - công nghệ - sản xuất - con người - môi trường. Nếu cuộc cách mạng CN lần thứ nhất và cách mạng CN lần thứ hai trước đây chỉ thay thế một phần chức năng lao động chân tay của con người bằng máy móc cơ khí, điện khí hoặc tự động hóa một phần, thì cuộc cách mạng khoa học và công nghệ là sự thay thế phần lớn và hầu hết chức năng của con người (cả lao động chân tay lẫn trí óc) bằng các thiết bị máy móc tự động hóa hoàn toàn trong một quá trình sản xuất nhất định. Đây là sự khác biệt cơ bản nhất. Trong bối cảnh của cỏch mạng khoa học và cụng nghệ hiện nay, quỏ trỡnh phỏt triển CN của cỏc nước đi sau không phải chỉ đơn thuần là triển khai CNH, thực hiện nội dung của các cuộc cách mạng CN trước đây, mà cần thiết phải gắn CNH với HĐH, tiếp cận kinh tế tri thức, tức là phải gắn với việc triển khai cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Chỉ như vậy, mới có tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh, mới có thể theo kịp các nước đi trước [...]... thiết Việc thu hồi đất làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xó hội liên quan đến ba đối tượng: xó hội, mà đại diện là Nhà nước; các doanh nghiệp cần đất để sử dụng và người dân có đất bị thu hồi Điều này có nghĩa là vấn đề giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi không chỉ đơn giản là công việc thiết thõn của người bị thu hồi đất, mà cũn cú liờn quan đến Nhà nước và các doanh nghiệp sử dụng đất. .. buộc người lao động tham gia tích cực vào thị trường lao động, và quy trách nhiệm cho các doanh nghiệp trong việc thu hút những người có đất bị thu hồi vào làm việc tại cơ sở của mỡnh, nhất là cỏc doanh nghiệp được nhận quyền sử dụng đất thu hồi do Nhà nước giao Việc làm này phải được chuẩn bị trước khi thu hồi đất Có như vậy mới đảm bảo cho người có đất bị thu hồi sẵn sàng giao đất cho Nhà nước để được... quan tâm, cần có những nghiên cứu lý luận và thực tiễn để có giải pháp tích cực Trên quan điểm đó, luận văn đó khỏi quỏt những nội dung giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi để phát triển CN và nghiên cứu kinh nghiệm của hai tỉnh, thành phố là Hà Nội và Vĩnh Phỳc trong giải quyết vấn đề này để tỉnh Nghệ An tham khảo 36 Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI ĐỂ PHÁT TRIỂN... nơi ở, sinh hoạt của người lao động, hỡnh thành cỏc KĐT mới, tức là phải chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang đáp ứng nhu cầu này Điều này tất yếu Nhà nước phải tiến hành thu hồi đất để chuyển đổi mục đích, làm xuất hiện tỡnh trạng phải giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi Ở một số nước, việc thu hồi đất và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi có thể được giải quyết... này làm cho số người được thu hút vào các cơ sở đầu tư trên đất thu hồi ít Hiện còn có sự chênh lệch khá cao giữa trình độ chuyên môn kỹ thu t của những người lao động ở vùng bị thu hồi đất với mức chung của Hà Nội theo hướng người lao động bị thu hồi đất bị bất lợi trong tìm kiếm việc làm Số lao động sau khi thu hồi đất không có chuyên môn kỹ thu t chiếm tỷ lệ 70,2%, mức chung của Thành phố là 38,56%,... tác động của quan hệ cạnh tranh và quan hệ cung - cầu Nhưng để giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi, Nhà nước cần quan tâm tác động vào thị trường này, thúc đẩy quá trỡnh phỏt triển của nú Thông qua các trung tâm môi giới lao động, giới thiệu việc làm, thông qua thông tin thị trường lao động, Nhà nước cần có những hỗ trợ để người lao động có đất bị thu hồi có sự chuẩn bị về nghề nghiệp trước... tăng cường 1.2 NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 16 1.2.1 Việc làm, giải quyết việc làm và những nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm Việc làm là những hoạt động không vi phạm pháp luật và đưa lại cho người thực hiện hoạt động đó một thu nhập nhất định Điều này nghĩa là người có việc làm không nhất thiết phải là người nằm trong biên chế Nhà nước... mở rộng xuất khẩu lao động Cần tạo ra cơ hội để người lao động tự tạo việc làm Nhà nước cần có chính sách và biện pháp để các cơ sở CN khi nhận quyền sử dụng đất phải có kế hoạch ưu tiên tuyển dụng, thu hút lao động bị mất việc làm do bị thu hồi đất Đây là biện pháp giải quyết việc làm cần thiết để tạo được sự đồng thu n giữa các đối tượng liên quan đến đất bị thu hồi Thực tế cho thấy, nhờ phỏt triển. .. làm trong điều kiện chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang phát triển CN, cần coi trọng việc các cơ sở CN tuyển dụng lao động tại chỗ, thu hút những người bị mất đất vào làm việc tại các cơ sở của mỡnh Đồng thời, khuyến khích phát triển tiểu thủ CN, làng nghề, phát triển các ngành dịch vụ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, phát triển hỡnh thức trang trại, mở rộng việc làm ở. .. 2 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN TỪ NĂM 2001-2007 2.1 VỊ TRÍ CỦA NGHỆ AN VÀ TèNH HèNH THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN 2.1.1 Vị trớ và những lợi thế của Nghệ An về phỏt triển cụng nghiệp 2.1.1.1 Vị trí và điều kiện kinh tế - xó hội của Nghệ An Nghệ An là tỉnh trung tõm vựng Bắc Trung Bộ, nằm trờn tuyến giao lưu Bắc - Nam

Ngày đăng: 31/08/2015, 17:29

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...