Dạy học theo hướng tiếp cận hệ thống chương IV sinh sản, sinh học 11 trung học phổ thông

96 579 0
Dạy học theo hướng tiếp cận hệ thống chương IV sinh sản, sinh học 11 trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN LIÊU DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG CHƯƠNG IV: SINH SẢN, SINH HỌC 11 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC HÀ NỘI – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN LIÊU DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG CHƯƠNG IV: SINH SẢN, SINH HỌC 11 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN SINH HỌC) Mã số: 60 14 01 11 Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Mai Văn Hưng HÀ NỘI –2015 i LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong phòng đào tạo và các thầy cô giáo bộ môn, trường đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện, giảng dạy và đóng góp nhiều ý kiến, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Mai Văn Hưng - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến đã tạo mọi điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng môn đã có những ý kiến góp ý cho tôi hoàn chỉnh luận văn, ủng hộ tôi về mặt tinh thần và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do điều kiện có hạn, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy, cô giáo và các bạn. Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Tác giả Nguyễn Liêu ii DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT Chữ viết tắt Đọc là TCS Tổ chức sống CĐTCS Cấp độ tổ chức sống CT – HT Cấu trúc – hệ thống TCHT Tiếp cận hệ thống ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm ĐV Động vật TV Thực vật HS Học sinh GV Giáo viên PTCS Phổ thông cơ sở PTTH Phổ thông trung học THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa SS Sinh sản SSVT Sinh sản vô tính SSHT Sinh sản hữu tính SH Sinh học iii MỤC LỤC Trang LỜI CÁM ƠN i DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Lịch sử nghiên cứu 4 1.1.1. Trên thế giới 4 1.1.2. Trong nước 5 1.2. Cơ sở lí luận 7 1.2.1. Một số khái niệm 7 1.2.2. Nguyên tắc dạy học theo định hướng tiếp cận hệ thống 15 1.2.3. Mối quan hệ giữa Sinh học và lí thuyết hệ thống 15 1.2.4. Ý nghĩa của dạy học Sinh học theo định hướng TCHT 20 1.3. Cơ sở thực tiễn 22 1.3.1. Thực trạng dạy học theo định hướng TCHT ở trường THPT 22 1.3.2. Thực trạng vận dụng tiếp cận hệ thống trong dạy học Sinh học cơ thể 24 CHƯƠNG 2. DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG CHƯƠNG IV. SINH SẢN, SINH HỌC 11 - THPT 28 2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung chương trình và SGK Sinh học 11 28 2.1.1. Cấu trúc chương trình Sinh học THPT 28 2.1.2. Nội dung chương trình và sách giáo khoa Sinh học 11 30 2.1.3. Phân tích cấu trúc và nội dung chương IV. Sinh sản, Sinh học 11 - THPT 39 2.2. Tổ chức bài học sử dụng tiếp cận hệ thống chương IV: Sinh sản 40 2.2.1 Con đường logic tổ chức dạy học theo định hướng TCHT 40 2.2.2. Quy trình dạy học theo định hướng TCHT 41 iv 2.3.Thiết kế giáo án giảng dạy nội dung chương IV theo định hướng TCHT 44 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 57 3.1. Mục đích thực nghiệm 57 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm 57 3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm 57 3.4. Phương pháp TNSP 57 3.4.1. Chọn trường thực nghiệm 57 3.4.2. Chọn học sinh thực nghiệm 58 3.4.3. Chọn giáo viên dạy thực nghiệm 58 3.4.4. Phương án thực nghiệm 58 3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm 58 3.5.1. Kết quả định lượng 64 3.5.2. Phân tích định tính 69 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 72 KẾT LUẬN 72 KHUYẾN NGHỊ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC 76 v DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng dạy học TCHT ở trường THPT 22 Bảng 1.3. Kết quả khảo sát dành cho GV về thực trạng vận dụng TCHT trong dạy học sinh học cơ thể 25 Bảng 2.1 Chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình Sinh học cơ thể 30 Bảng 2.2. Bảng nội dung chương IV. Sinh sản phân chia định hướng TCHT 39 Bảng 3.1. Thống kê điểm các bài kiểm tra trong TN 62 Bảng 3.2. Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa các lớp ĐC và TN 63 của 2 bài kiểm tra. 63 Bảng 3.4. Tần suất điểm bài kiểm tra trong TN lần 2 64 Bảng 3.5. Kiểm định X điểm các bài kiểm tra trong TN lần1 65 Bảng 3.6. Kiểm định X điểm các bài kiểm tra trong TN lần 2 65 Bảng 3.7. Phân tích phương sai kết quả kiểm tra trong TN lần 1 66 Bảng 3.8 Phân tích phương sai kết quả kiểm tra trong TN lần 2 67 Bảng 3.9. Tần suất điểm bài kiểm tra độ bền kiến thức sau TN 68 vi DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Các thành tố của hệ thống sống 19 Hình 1.2. Mối quan hệ giữa hệ thống và môi trường 21 Hình 2.1. Sơ đồ quy trình thiết kế giáo án dạy học đinh hướng TCHT 43 Hình 3.1. Đồ thị điểm trung bình các bài kiểm tra 62 Hình 3.2. Đồ thị tần suất điểm các bài kiểm tra trong TN lần 1 63 Hình 3.3. Đồ thị tần suất điểm các bài kiểm tra trong TN lần 2 64 Hình 3.4. Đồ thị tần suất các bài kiểm tra độ bền kiến thức 69 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học: Thế kỉ 21 là thế kỉ của Sinh học. Khoa học công nghệ phát triển rất nhanh dẫn đến lượng tri thức khổng lồ được khám phá. Vì vậy, con người Việt Nam cần được trang bị phương thức để có thể tiếp nhận các tri thức mới một cách nhanh chóng và hòa nhập với thế giới. Để làm được điều đó Việt Nam đang tiến hành đổi mới trên nhiều phương diện. Đặc biệt là nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh rèn luyện phương pháp học và chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức mới, hình thành năng lực bản thân để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Xuất phát từ lí thuyết hệ thống thể hiện trong cấu trúc chương trình Sinh học THPT: Ðối tượng nghiên cứu của sinh học là hệ sống với nhiều cấp, tương đối phức tạp đòi hỏi phải có sự tổng hợp để nghiên cứu sự tác động qua lại của các đối tượng nghiên cứu.Từ tổng thể, qua phân tích để nắm chi tiết các bộ phận, sau đó tổng hợp một cách sâu sắc. Trong phân tích bao gồm hai khái niệm: thành phần và cấu tạo. Trong tổng hợp bao gồm hai khái niệm: hệ thống và cấu trúc. Cấu trúc hệ thống là sự kết hợp phân tích và tổng hợp trong nghiên cứu đối tượng, sự vật, xem đối tượng nghiên cứu là hệ phức tạp có sự tượng tác với nhau và đặc biệt là hệ sống thì có sự tương tác với môi trường. Xuất phát từ nội dung, chương trình sách giáo khoa Sinh học 11: Chương trình Sinh học lớp 11 đề cập tới các nguyên lí cơ bản ở cấp độ cơ thể của cơ thể động vật và cơ thể thực vật: chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản. Tuy nhiên, những nội dung này được trình bày trong sách giáo khoa lần lượt từ thực vật đến động vật. Điều này dễ dẫn đến giáo viên soạn bài theo sách giáo khoa sẽ làm cho học sinh khó khái quát được tính hệ thống của hệ thống sinh học. 2 Chính từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Dạy học theo định hướng tiếp cận hệ thống chương IV: Sinh sản, Sinh học 11 - THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học theo định hướng TCHT Sinh học 11. - Xác định thực trạng dạy học TCHT ở trường THPT - Xây dựng quy trình thiết kế giáo án dạy học theo định hướng TCHT - Đánh giá hiệu quả của dạy học theo định hướng TCHT chương IV: Sinh sản, Sinh học 11 - THPT 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các cơ sở lí luận của dạy học theo định hướng TCHT - Khảo sát thực trạng dạy học theo định hướng TCHT Sinh học 11 ở trường THPT. - Xây dựng quy trình và áp dụng vào thiết kế một số giáo án dạy học theo định hướng TCHT chương IV: Sinh sản, Sinh học 11. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu qủa của đề tài. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học 11 - Đối tượng nghiên cứu: Dạy học theo định hướng TCHT chương IV: Sinh sản, Sinh học 11 - THPT 5. Phạm vi nghiên cứu Chương IV: Sinh sản, Sinh học 11 - THPT 6. Giả thuyết khoa học Dạy học Sinh học theo định hướng TCHT giúp học sinh hệ thống hóa, khái quát hóa được các nguyên lí, các quy luật chung ở cấp độ cơ thể. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu các tài liệu về tiếp cận hệ thống, hệ thống sinh học và các tài liệu về sinh sản của sinh vật. [...]... thập thông tin thực tế liên quan đến quá trình dạy học Sinh học 11 THPT nói chung và dạy học chương IV: Sinh sản, Sinh học 11 nói riêng ở trường THPT - Phương pháp thực nghiệm: sử dụng giáo án đã soạn theo định hướng TCHT chương IV Sinh sản, Sinh học 11 – THPT vào dạy học nhằm kiểm tra hiệu quả của đề tài 8 Những đóng góp mới của đề tài - Hệ thống hóa được cơ sở lí luận về việc dạy học theo định hướng. .. khi giảng dạy về các hệ thống sống trên cơ thể (90%) nhưng vẫn có khá nhiều GV gặp khó khăn khi làm việc này (32,5%)… 27 CHƯƠNG 2 DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG CHƯƠNG IV SINH SẢN, SINH HỌC 11 - THPT 2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung chương trình và SGK Sinh học 11 2.1.1 Cấu trúc chương trình Sinh học THPT Chương trình sinh học THPT mới hiện hành được xây dựng trên quan điểm hệ thống Các... hướng TCHT chương IV: Sinh sản, Sinh học 11 - THPT - Xây dựng được qui trình thiết kế giáo án dạy học theo định hướng TCHT 9 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chương 2 Dạy học theo định hướng tiếp cận hệ thống chương IV: Sinh sản, Sinh học 11 - THPT Chương 3... nguyên tắc tổ chức, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc hoạt động Quá trình dạy học SH về các CĐTCS theo tư tưởng CT-HT và tư tưởng tiến hoá được tiến hành theo hướng tổng - phân - hợp [23] Trong luận án Tiến sĩ giáo dục học “Vận dụng tiếp cận hệ thống trong dạy học sinh học cơ thể lớp 11 THPT phân ban” (2009) của tác giả Nguyễn Thị Nghĩa đã vận dụng tiếp cận hệ thống định hướng tổ chức hoạt động nhận thức... lớn Một hướng nghiên cứu tiếp theo là căn cứ vào chương trình, SGK đã được xây dựng theo các tiếp cận nêu trên nghiên cứu tìm ra những giải pháp để thể hiện các tiếp cận trên vào thực tiễn dạy học môn học Năm 1999, trong luận án tiến sĩ khoa học giáo dục “Giáo dục môi trường qua dạy học Sinh thái học lớp 11 phổ thông trung học , tác giả Dương Tiến Sỹ đã vận dụng tiếp cận CT-HT vào việc phân tích nội... vật là một hệ thống thì các hệ cơ quan, các cơ quan, các mô, các tế bào là phần tử của hệ thống cơ thể ở các cấp độ khác nhau Mỗi hệ thống có thể gồm nhiều hệ thống nhỏ hơn Khi đó mỗi hệ thống nhỏ là thành tố của hệ thống lớn hơn tương ứng Mỗi hệ thống vừa là 7 hệ thống, đồng thời lại vừa là yếu tố của một hệ thống khác có cấp độ rộng lớn hơn Mỗi yếu tố vừa là yếu tố, đồng thời lại vừa là hệ thống của... giáo dục môi trường qua dạy học Sinh thái học ở toàn chương trình và từng bài học, từng khái nhiệm cụ thể theo hướng phát huy 5 tính tích cực của HS, từ đó cho phép tích hợp hữu cơ giữa dạy học Sinh thái học với giáo dục môi trường [22] Tác giả Dương Tiến Sỹ trong bài viết “Quán triệt tư tưởng cấu trúc - hệ thống và tư tưởng tiến hoá sinh giới trong dạy học sinh học ở trường phổ thông (2006) đã cho rằng... nhau là tiếp cận cấu trúc - hệ thống sinh học , tiếp cận các cấp độ sự sống” hay tiếp cận sinh học hệ thống Tiếp cận CT-HT SH sau khi chính thức ra đời và trở thành phương pháp nghiên cứu SH thì từ những năm 60 thế kỷ trước đã được các nhà sư phạm tìm cách vận dụng, phối hợp với quan điểm tiến hóa sinh giới đã trở thành quan điểm chỉ đạo để xây dựng nội dung và logic của chương trình SH Phổ thông. .. công trình trên mới khai thác theo cách phân tích từng quan điểm chỉ đạo trong chương trình Sinh học phổ thông như quan điểm sinh thái, quan điểm các cấp tổ chức sống để nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn dạy học Đề tài nghiên cứu của chúng tôi mạnh dạn định hướng theo hướng 6 này Tuy nhiên đề tài chỉ vận dụng vào một phần nội dung cụ thể là chương IV: Sinh sản, Sinh học 11 1.2 Cơ sở lí luận 1.2.1 Một... khái quát về hệ thống là: Hệ thống là một tập hợp nhiều yếu tố có mối quan hệ tác động qua lại với nhau tạo thành một chỉnh thể gồm những đặc tính nổi trội mang tính đặc trưng cho hệ thống b) Khái niệm hệ thống sống Thế giới sống vô cùng đa dạng, SH xem tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển là những hệ thống sống ở các cấp độ khác nhau Hệ thống sống khác với hệ thống vô sinh ở những

Ngày đăng: 29/08/2015, 09:42

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...