1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo chí hà nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay

10 377 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 336,28 KB

Nội dung

Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay Trần Thị Hằng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ. Báo chí học; Mã số: 60 32 01 Nghd: TS Đỗ Chí Nghĩa Năm bảo vệ: 2014 Keywords: Báo chí; Hà Nội; Xóa đói giảm nghèo Contents: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước sang thế kỷ XXI, đói nghèo vẫn là vấn đề có tính toàn cầu. Một bức tranh tổng thể là thế giới với gần một nửa số dân sống dưới 2USD/ngày và cứ 8 trong số 100 trẻ em không sống được đến 5 tuổi. Vì vậy một phong trào sôi nổi và rộng khắp trên thế giới là phải làm như thế nào để đẩy lùi nghèo đói. Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có công tác xoá đói giảm nghèo tốt nhất. Theo báo cáo “Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành:Thành tựu ấn tượng của Việt Nam về giảm nghèo và những thách thức mới” của Ngân hàng Thế giới (WB), công bố đầu năm 2013, cho biết: tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm từ gần 60% xuống 20,7% trong 20 năm qua (1990-2010) với khoảng 30 triệu người. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đạt được thành tựu ấn tượng về giáo dục và y tế. Tỷ lệ nhập học ở bậc tiểu học của người nghèo hơn 90% và ở bậc trung học cơ sở là 70%. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững, khoảng cách giàu – nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư còn lớn; nhiều vùng còn nhiều khó khăn, có vùng còn trên 50% hộ nghèo, cá biệt có vùng còn 60% -70% hộ nghèo. Tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo trong cả nước, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân cả nước. Để đạt được những thành công, cũng như khắc phục những hạn chế về đói nghèo, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn xuyên suốt theo quan điểm tập trung phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo bằng nhiều chương trình, mục tiêu quốc gia. Trong đó, báo chí là lực lượng hết sức quan trọng, đã thông tin kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội. Ngoài ra, báo chí còn có nhiều phản biện, phát hiện vấn đề và giúp các cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng, soạn thảo chính sách cho phù hợp với thực tiễn; phát hiện nhiều vụ việc tiêu cực, những địa chỉ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước; xây dựng nhiều chương trình truyền hình, chuyên trang, chuyên mục về xóa đói giảm nghèo để bà con học hỏi cách làm hay và cả xã hội cùng chung tay góp sức giúp đỡ… Việc khảo sát thực tiễn hoạt động thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo của các tờ báo để tìm ra những thành công và hạn chế từ đó nâng cao hiệu quả hoạt thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo trên báo chí sẽ góp phần tạo cơ sở khoa học cho đơn vị hoạch định những chính sách thông tin, truyền thông xóa đói giảm nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Ở Việt Nam, hiện chưa có một nghiên cứu đầy đủ, cụ thể và tổng quát về lĩnh vực này, trong khi đó, những nghiên cứu về thông tin công tác xóa đói giảm nghèo trên báo chí đặc biệt trên các tờ báo in của Hà Nội sẽ giúp các cơ quan báo chí nâng cao chất lượng các thông tin của mình trên các chuyên trang chuyên mục. Hơn nữa, việc luận văn lựa chọn khảo sát thông tin về đói nghèo trên các tờ báo Hà Nội và các quận huyện của Hà Nội, nơi được nhắc đến với Thủ đô của một đất nước, tuy nhiên thực trạng đói nghèo vẫn diễn ra; và Hà Nội cũng là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chống đói nghèo này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong công tác đảm bảo an sinh mà còn với sự phát triển kinh tế xã hôi của một đất nước. Đồng thời việc nghiên cứu những ưu, nhược điểm của các thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo trên báo chí sẽ giúp các cơ quan báo chí, nhà báo có những cái nhìn toàn diện về mục tiêu, chiến lược, cũng như vị trí của mình trong công cuộc chống đói nghèo hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài này, tôi nghiên cứu tư liệu và nhận thấy rằng chưa có công trình nghiên cứu nào hệ thống đầy đủ về vấn đề này. Dưới góc độ và một vấn đề xã hội, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đói nghèo như: Đề tài “Vấn đề đói nghèo trong quan hệ quốc tế hiện nay”. Luận văn thạc sỹ ngành Quốc tế học năm 2011 của tác giả Khúc Diệu Huyền, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội), hay đề tài “Vấn đề đói nghèo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Luận văn thạc sỹ ngành Quốc tế học năm 2011 của tác giả Vũ Thanh Thủy, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội) Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về các vấn đề đói nghèo, xóa đói giảm nghèo như một vấn nạn của thế giới, của Việt Nam. Vấn đề thông tin, truyền thông về xóa đói giảm nghèo trên các phương tiện thông tin đại chúng và báo chí chỉ là một đề cập rất nhỏ trong các nhóm giải pháp mà các đề tài này đưa ra. Như vậy, có thể nói, mặc dù thông tin về vấn đề xóa đói giảm nghèo thông qua cơ quan báo chí đã xuất hiện từ rất lâu nhưng tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một tài liệu nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về mảng nội dung này. Chính vì vậy, đề tài “Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay” vẫn là một vấn đề hết sức hữu ích không chỉ đối với các nhà báo- những người hoạt động trên lĩnh vực thông tin tuyên truyền mà nó còn là nguồn tài liệu cho các nhà quản lý các hoạt động xã hội trong công tác đảm bảo an sinh xã hội. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo, hiệu quả và hạn chế của nó trên 3 cơ quan báo chí trên địa bàn Hà Nội. Mục đích trọng tâm và quan trọng nhất của luận văn là những vấn đề mang tính lý luận soi vào thực tiễn nhằm phân tích hiệu quả của các hoạt động xóa đói giảm nghèo cũng như công tác thông tin về các hoạt động này ở Hà Nội. Qua đó luận văn muốn gửi đến đội ngũ lãnh đạo các cơ quan quản lý, cơ quan báo chí, đội ngũ phóng viên, biên tập viên theo dõi lĩnh vực thông tin xóa đói giảm nghèo nói riêng và các hoạt động vì xã hội nói chung những thông tin tham khảo để thời gian tới có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thông tin của báo chí về xóa đói giảm nghèo; Góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn triển khai những nhiệm vụ cơ bản sau: + Điều tra, tổng hợp các hoạt động mà các cơ quan báo chí đã tổ chức. + Sưu tầm, khái quát tất cả các tin bài liên quan đến hoạt động xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Hà Nội của 3 cơ quan báo chí từ 1/6/2012 đến 1/6/2013. + Nhận xét, đánh giá hình thức hoạt động cũng như thông tin bài vở về công tác xóa đói giảm nghèo của các báo này với những kết quả, đóng góp và hạn chế. + Điều tra xã hội học, phỏng vấn công chúng và một số phóng viên, nhà báo trực tiếp tham gia vào công tác thông tin về xóa đói giảm nghèo trên báo chí. + Khảo sát nhu cầu, sử dụng thông tin về xóa đói giảm nghèo của công chúng. + Đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả thông tin của báo chí về công tác xóa đói giảm nghèo của các cơ quan báo chí trên địa bàn Hà Nội. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Với tên đề tài "Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay", đối tượng của đề tài là những thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo trên các tờ báo của Hà Nội, những hiệu quả, hạn chế và những tác động. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát các tờ báo in của Hà Nội là: Báo Hà Nội mới, Báo Phụ nữ thủ đô và Báo Kinh tế đô thị từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013. Ngoài ra, còn hệ thống các số liệu và văn bản quản lý nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Đây cũng là nguồn tư liệu quan trọng trong việc nghiên cứu và phân tích khi nghiên cứu các thông tin báo chí về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dựa trên đường lối chính sách và quan điểm của Đảng, Nhà nước về chức năng, nhiệm vụ của báo chí; dựa trên những lý thuyết về truyền thông báo chí. Bên cạnh đó, luận văn cũng kế thừa kết quả của những công trình khoa học liên quan đã được công bố với các phương pháp cụ thể như: + Phương pháp logic lịch sử: Nhìn nhận, đánh giá các tác phẩm mang nội dung thông tin về việc xóa đói giảm nghèo trên nền tảng là thực trạng xã hội diễn ra các hoạt động đó. + Phương pháp tổng hợp: so sánh các tác phẩm báo chí và các hoạt động liên quan đến phạm vi, đối tượng đề tài nghiên cứu qua việc hệ thống hóa các tài liệu và các tác phẩm báo chí. + Phương pháp nghiên cứu văn bản: cụ thể là đánh giá, phân tích các tác phẩm mang nội dung xóa đói giảm nghèo trên báo chí. + Phỏng vấn sâu: để thu thập ý kiến của những nhà quản lý báo chí, các phóng viên, nhà báo về những vấn đề có liên quan +Điều tra xã hội học để thu thập thông tin của đối tượng trực tiếp được hưởng lợi ích từ việc thông tin xóa đói giảm nghèo của cơ quan báo chí và các đối tượng công chúng tờ báo tác động tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu các thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo trên báo chí của Hà Nội hiện nay, luận văn làm rõ vấn đề lý luận về tầm quan trọng, chức năng, nội dung và cách thức hoạt động cũng như thông tin xóa đói giảm nghèo trên báo chí Hà Nội. Thông qua đó, luận văn góp phần đưa ra những tổng kết mang tính đặc trưng nhất về mảng thông tin xóa đói giảm nghèo trên báo chí cũng như các hoạt động xã hội bên lề của các cơ quan báo chí hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Với việc khảo sát đầy đủ, toàn diện, có hệ thống cách thức và nội dung thông tin xóa đói giảm nghèo trên báo chí Hà Nội, luận văn phác họa những nét cơ bản nhất về hoạt động xóa đói giảm nghèo và thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo trên báo chí hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin của các cơ quan báo chí. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo chính xác, có hệ thống đầy đủ cho các nhà báo đang hoạt động trên lĩnh vực thông tin nói chung và thông tin xã hội nói riêng thông qua những thông tin xóa đói giảm nghèo trên báo chí như báo Hà Nội Mới, báo Phụ nữ Thủ Đô, Báo Kinh tế và Đô thị. Đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức xã hội trong hoạt động truyền thông xóa đói giảm nghèo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn có nội dung chính gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thông tin công tác xóa đói giảm nghèo Chương 2: Thực trạng thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo trên một số báo in Hà Nội hiện nay Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo trên báo chí TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn ngữ trên báo chí 2. Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết 15 năm triển khai, thực hiện Chỉ thị số 25 của Thành ủy về “Nâng cao chất lượng, tăng cường sự lãnh đạo và quản lý công tác báo chí, xuất bản Hà Nội”, Hà Nội 3. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí xuất bản, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Lê Thanh Bình, Phí Thị Thanh Tâm (2009), Quản lý nhà nước và pháp luật về báo chí, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 5. Chính phủ (2002), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2010, Hà Nội 6. Chính phủ (2008), Nghị quyết Số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. 7. Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng – Những kiến thức cơ bản, Nxb Thông tin, Hà Nội. 8. Đức Dũng, (2001), Viết báo như thế nào, Nxb Văn hóa thông tin, HN. 9. Nguyễn Văn Dững, (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao Động, HN. Nội. 10. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, (2008), Xã hội học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 11. Hà Minh Ðức, (1994), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn (T.1), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Hà Minh Ðức, (1996), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn (T.2), Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 13. Hà Minh Ðức, Cơ sở lý luận báo chí đặc tính chung và phong cách, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000 14. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Khoa báo chí, Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn (Tập 5), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005 15. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (2004), Giáo trình bộ môn công tác xã hội 16. Đại học Lao động xã hội 2005, Giáo trình bộ môn công tác xã hội. 17. Đề tài “Báo Hà Nội Mới với các hoạt động Từ thiện xã hội”. Luận văn thạc sỹ báo chí năm 2010 của tác giả Nguyễn Ngọc Hải, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội). 18. Đề tài “Vấn đề đói nghèo trong quan hệ quốc tế hiện nay”. Luận văn thạc sỹ ngành Quốc tế học năm 2011 của tác giả Khúc Diệu Huyền, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội). 19. Đề tài “Vấn đề đói nghèo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Luận văn thạc sỹ ngành Quốc tế học năm 2011 của tác giả Vũ Thanh Thủy, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội). 20. Vũ Quang Hào (2007), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 21. Đinh Văn Hường (2007), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 22. Đinh Văn Hường (2004), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 23. Michel Voirol (2007), Hướng dẫn cách biên tập, Nxb Thông tấn, HN. 24. Line Ross (2004), Nghệ thuật thông tin, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 25. Ngân hàng thế giới (2005), Báo cáo phát triển thế giới 2005: Môi trường đầu tư tốt cho mọi người, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 26. Nxb. Chính trị quốc gia 2004, Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành, Hà Nội. 27. Nxb Văn hoá Thông tin (2003), Quy định của nhà nước về hoạt động và quản lý văn hoá thông tin, Hà Nội. 28. Nxb Khoa học Xã hội (1992), Từ điển Tiếng Việt. 29. Nxb Thanh Niên (1999), Những nghĩa cử nhân ái. 30. Nxb Văn hóa dân tộc (2002), 10 năm truyền hình nhân đạo và các vấn đề xã hội. 31. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên), Vai trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển và quản lý xã hội, Nxb Chính trị quốc gia. 32. E.P. Prôkhôrốp (2004), Cơ sở lý luận báo chí, tập 1 và tập 2, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 33. Philippe Gaillard (2004), Nghề làm báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 34. Phan Quang (2005), Nghề báo nghiệp văn, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 35. Dương Xuân Sơn, Ðinh Văn Hường, Trần Quang (2011), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 36. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 37. Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Văn Chiều (2005), Chính sách xóa đói giảm nghèo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Thế giới chống đói nghèo, Báo tài chính và đầu tư số 6-2013. 39. The Missouri Group, Nhà báo hiện đại, Nxb Trẻ Một số Website và bài viết 40. Baochivietnam.com.vn 41. Nghebao.vn 42. Hoinhabaovietnam.com.vn 43. Vietnamjournalism.vn 44. Thu Hoài, Gần một tỷ người vẫn còn trong tình trạng đói nghèo, Vov.vn, http://vov.vn/The-gioi/Gan-1-ty-nguoi-van-con-trong-tinh-trang-doi-ngheo/284316.vov, 8/10/2013 45. Nguyễn Hưng, Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng không vững chắc, http://vnexpress.net/, http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ty-le-ho-ngheo-giam-nhung-khong-vung-chac- 2954207.html, 20/2/2014 Toàn Thắng, Báo chí góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo, http://baodientu.chinhphu.vn/, http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Bao-chi-gop-phan-tich-cuc- vao-cong-tac-xoa-doi-giam-ngheo/20133/163278.vgp, 06/03/2013

Ngày đăng: 26/08/2015, 12:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...