ViettelStudy.vn SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ———————— ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2008 – 2009 ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC Dành cho học sinh các trường không Chuyên Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian giao đề ————————————— Bài 1. Hợp chất X có dạng A a B b trong đó a + b = 5. Điện tích hạt nhân của A và B hơn kém nhau 3 đơn vị. Tổng các hạt mang điện trong X là 148 hạt. 1. Xác định công thức phân tử của X. 2. Viết phương trình phản ứng xảy ra và nêu hiện tượng khi cho X vào H 2 O. Bài 2. Cho 0,18(g) một đơn chất (A) tác dụng hoàn toàn với H 2 SO 4 đặc, nóng, dư, thu toàn bộ khí thoát ra và sục vào dung dịch Ca(OH) 2 dư. Lọc kết tủa và sấy khô thu được 5,1(g) chất rắn khan. Xác định tên của đơn chất (A). ( biết : chỉ có một sản phẩm khử của S được tạo ra) Bài 3 . Na 2 SO 4 được điều chế trong công nghiệp bằng cách đun H 2 SO 4 đặc với NaCl. Người ta dùng một lượng H 2 SO 4 75% không dư đun với NaCl. Sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn chứa 90,88% Na 2 SO 4 ; 4,8% NaHSO 4 ; 2,574% NaCl; 1,35% H 2 O và 0,396% HCl. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Tính % NaCl chuyển hoá thành Na 2 SO 4 Bài 4. Từ 0,1 mol H 2 SO 4 có thể điều chế được SO 2 với các thể tích ở (đktc) bằng 1,12 lít; 2,24 lít; 3,36 lít; 4,48 lít, viết các phương trình phản ứng để chứng minh điều đó. Bài 5. Hỗn hợp M gồm Mg và MgO, chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau. - Phần 1: cho vào dung dịch HCl dư thu được 3,136 lít H 2 (đktc) và 14,25 g muối A . - Phần 2 : cho phản ứng với dung dịch HNO 3 thu được 0,448 lít khí X nguyên chất (đktc) và 23g muối khan. a. Tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp M? b. Xác định X? Bài 6. Cho hai dung dịch A và B. Một dung dịch chứa HCl và một dung dịch chứa Na 2 CO 3 , người ta tiến hành hai thí nghiệm sau. TN 1 : Cho rất từ từ A vào B, vừa cho vừa khuấy đều. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 2,24 lít khí (đktc). TN 2 : Cho rất từ từ B vào A, vừa cho vừa khuấy đều. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 3,36 lít khí (đktc). Tìm A, B và số mol mỗi chất trong A, B. Bài 7. Nêu hai dẫn chứng, chứng minh Ozon oxi hóa mạnh hơn oxi, viết các phương trình phản ứng xảy ra. Bài 8. Hoàn thành và cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron. a) FeS 2 + H 2 SO 4 đ 0 t SO 2 + … b) As 2 S 3 + HNO 3 NO 2 + H 2 SO 4 + … Bài 9. Hòa tan hoàn toàn 6,9(g) hỗn hợp gồm Mg và kim loại M ( hóa trị II) bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 13,44 lít khí (đktc) và dung dịch A. 1. Xác định % khối lượng của hỗn hợp đầu 2. Cô cạn dung dịch A được bao nhiêu gam muối khan? Bài 10. Cho 29,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng với oxi không khí, sau phản ứng thu được 39,2 gam hỗn hợp A gồm ( CuO, FeO, Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 ). Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch H 2 SO 4 loãng, dư. 1. Tính số mol H 2 SO 4 đã tham gia phản ứng 2. Tính khối lượng muối sunfat thu được. Bài 11. Khử hoàn toàn 2,552 gam một oxit kim loại cần 985,6 ml H 2 (đktc), lấy toàn bộ lượng kim loại thoát ra cho vào dung dịch HCl dư thu được 739,2 ml H 2 (đktc). Xác định công thức của oxit kim loại đã dùng? — Hết — . ViettelStudy.vn SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ———————— ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2008 – 2009 ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC Dành cho học sinh các trường không Chuyên Thời gian. Cho rất từ từ A vào B, vừa cho vừa khuấy đều. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 2,24 lít khí (đktc). TN 2 : Cho rất từ từ B vào A, vừa cho vừa khuấy đều. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được. Dành cho học sinh các trường không Chuyên Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian giao đề ————————————— Bài 1. Hợp chất X có dạng A a B b trong đó a + b = 5. Điện tích hạt nhân của