1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ KIỂM TRA HKI- NGỮ VĂN 12 (5)

3 350 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 248,35 KB

Nội dung

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2011 – 2012 TRƯỜNG THPT VÕ GIỮ Môn: Ngữ văn; Khối :12 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) (Học sinh làm bài trên giấy thi. Cần ghi rõ họ tên, lớp, môn thi và số báo danh vào tờ giấy làm bài.) Câu 1( 2.0 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác và giá trị tư tưởng bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu. Câu 2 (3.0 điểm): Em hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 chữ), trình bày suy nghĩ của mình về câu nói sau: Trong Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003, Cô-phi An-nan viết: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. (Ngữ văn 12, Cơ bản, tập một, NXB Giáo dục) Câu 3 (5.0đ): Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh để làm rõ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. HẾT * Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT VÕ GIỮ ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ( NGỮ VĂN KHỐI 12 – KỲ I – NĂM HỌC 2011-2012) Câu Đáp án Điểm Câu 1 Nêu hoàn cảnh sáng tác và giá trị tư tưởng bài thơ “ Vi ệt Bắc ” của Tố Hữu. 2.0 điểm a/ Yêu c ầu về kiến thức : Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau song cần nêu được các ý cơ bản sau đây: - Việt Bắc là bài thơ được Tố Hữu viết vài tháng 10 năm 1954 sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã hoàn toàn thắng lợi. Nhân sự kiện chính trị lớnlà các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ từ chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội, Tố Hữu làm bài thơ để nói lên tình càm thắm thiết của mình với Việt Bắc quê hương của cách mạng. 1.0 điểm - Việt Bắc không chỉ là tình cảm riêng của Tố Hũu mà con tiêu biểu cho tình cảm cao đẹp của những con người kháng chiến đối với Việt Bắc, đối với nhân dân và đất nước. 0.5 điểm - Bài thơ là khúc hát ân tình thuỷ chung giữa những con người cách mạng kháng chiến với Việt Bắc và giữa nhân dân Việt Bắc với cách mạng, thể hiện truyền thống đạo lí thuỷ chung, giàu ân nghĩa của dân tộc. 0.5 điểm b/ Cách cho điểm. - Điểm 2: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Trình bày được ½ yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Không làm. Câu 2 Em hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 chữ), trình bày suy nghĩ của mình về câu nói sau: Trong Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003, Cô-phi An-nan viết: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. 3.0 điểm a/ Yêu c ầu về kỹ năng : Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b/ Yêu c ầu về kiến thức : Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau theo ý riêng của mình, song cần nêu được các ý chính sau đây: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Trích dẫn câu nói của Cô-phi An-nan. 0.25đ - Nêu rõ hiện tượng: + Thực trạng của đại dịch HIV/AIDS trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng: tốc độ lây nhiễm, con đường lây nhiễm, mức độ lây nhiễm,… + Thái độ của mọi người với những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS còn có kì thị, ngăn cách, phân biệt đối xử. 1.0đ - Nêu giải pháp: + Phê phán những hành động kì thị, ngăn cách, phân biệt đối xử với những bệnh nhân nhiễm HIV.Từ đó, kêu gọi mọi người phải từ bỏ thái độ kì thị, ngăn cách, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV (không có khái niệm chúng ta và họ). + Phải có hành động tích cực, cụ thể bởi im lặng đồng nghĩa với cái chết. + Trách nhiệm của học sinh để góp phần phá vỡ sự ngăn cách giữa mọi người và người bị nhiễm HIV: tuyên truyền, vận động, hành động cụ thể,… 1.5đ - Bày tỏ suy nghĩ của người viết. 0.25đ c/ Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được ½ yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Lạc đề. * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng ” của Xuân Quỳnh để làm rõ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. 5.0 điểm Câu 3 a/ Yêu c ầu về kỹ năng : Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về một bài thơ; phân tích hình tượng nghệ thuật trong một tác phẩm trữ tình. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b/ Yêu c ầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng, học sinh biết cách chọn phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật vẻ đẹp trong tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu của nhân vật trữ tình. Bày viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu bật những ý chính sau: - Nêu vấn đề cần nghị luận. 0.5điểm - Phân tích hình tượng sóng để thấy vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. 4.0 điểm + Âm điệu trữ tình được dệt lên bằng hình tượng sóng. Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả cụ thể, sinh động những trạng thái, cung bậc tình cảm khác nhau của người phụ nữ nhân hậu, khát khao yêu thương và hướng tới tình yêu cao cả, lớn lao. 0.5điểm + Thể hiện một tình yêu sôi nổi, mãnh liệt, một nỗi nhớ da diết (chiếm lĩnh cả thời gian và không gian; chiều rộng và chiều sâu…): “Con sóng dưới lòng sâu – Con sóng trên mặt nước … Lòng em nhớ đến anh -Cả trong mơ còn thức”. 1.0điểm + Luôn hướng về một tình yêu chung thuỷ son sắt. (“Nơi nào em cũng nghĩ - Hướng về anh một phương). 1.0điểm + Khát vọng có một tình yêu vĩnh hằng, bất tử: (“Làm sao được tan ra – Thành trăm con sóng nhỏ - Giữ biển lớn tình yêu - Để ngàn năm còn vỗ”). 1.0điểm + Đặc sắc nghệ thuật: ẩn dụ (mượn hình tượng sóng để thể hiện tình yêu một cách sinh động, gợi cảm); thể thơ năm chữ với nhịp điệu linh hoạt, nhịp nhàng gợi âm vang của sóng; ngôn từ giản dị, trong sáng, hình ảnh thơ giàu sức gợi. 0.5điểm - Đ ánh giá chung: Qua hình tượng sóng và cả bài thơ chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu; một tình yêu hiện đại, mới mẻ nhưng vẫn không tách rời truyền thống. 0.5điểm c/ Cách cho điểm. - Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Trình bày được ½ yêu cầu nêu trên, còn mắc một vài lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Phấn tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. . SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2011 – 2 012 TRƯỜNG THPT VÕ GIỮ Môn: Ngữ văn; Khối :12 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) (Học sinh làm bài trên. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT VÕ GIỮ ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ( NGỮ VĂN KHỐI 12 – KỲ I – NĂM HỌC 2011-2 012) Câu Đáp án Điểm Câu 1 Nêu hoàn cảnh sáng tác và giá trị tư tưởng bài. không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. (Ngữ văn 12, Cơ bản, tập một, NXB Giáo dục) Câu 3 (5.0đ): Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ

Ngày đăng: 31/07/2015, 23:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w