MĐ 201 TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2 ĐỀ THI THỬ ĐH & CĐ (LẦN II) NĂM HỌC 2010 - 2011 TỔ HÓA - SINH Môn thi: Sinh học Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên:…………………………… SBD… (Đề thi gồm 4 trang) Yêu cầu: Yêu cầu: thí sinh chọn 1 phương án đúng nhất ghi vào phiếu trả lời. Câu 1: Loài A có bộ NST 2n = 24, thể tam nhiễm kép của loài này có số NST là A 26. B 28. C 36. D 48. Câu 2: Một gen có tỉ lệ giữa các nucleotit là (G + X)/(A+T) = 1/7. Tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen là: A. A=T=30%; G=X=20% B. A=T=43,75%; G=X=6,25% C. A=T=37,5%; G=X=12,5% D. A=T=35%; G=X=15% Câu 3: Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nucleotit các loại như sau: A=60, G=120, X=80, T=30. Sau một lần nhân đôi đòi hỏi môi trường cung cấp số nucleotit mỗi loại là bao nhiêu ? A. A=T=180, G=X=110 B. A=T=150, G=X=140 C. A=T=90, G=X=200 D. A=T=200, G=X=90 Câu 4: Trong 1 quần thể thực vật tự thụ phấn có số lượng các kiểu hình 600 cây hoa đỏ: 100 cây hoa hồng: 300 cây hoa trắng. Biết kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen Aa quy định hoa hồng, kiểu gen aa quy định hoa trắng. Tỷ lệ cây hoa hồng sau 2 thế hệ tự thụ phấn là A 0,455. B 0,3375. C 0,025. D 0,6625. Câu 5: Cơ thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân cho số loại giao tử là A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 Câu 6: Alen đột biến có hại trong quần thể giao phối sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải A khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội. B không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội. C triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn. D khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội. Câu 7: Xét 3 tế bào sinh dục trong một cá thể ruồi giấm đực có kiểu gen AB/ab De/dE. Gen A cách gen B 15 cM, gen D cách gen E 20 cM. Ba tế bào trên giảm phân tạo ra số loại tinh trùng tối đa có thể có là A 6. B 16. C 12. D 4. Câu 8: Một đoạn phân tử ADN có số lượng nucleotit loại A=20% và có X=621nucleotit. Đoạn AND này có chiều dài tính ra đơn vị μm là: A. 0,7038 B. 0,0017595 C. 0,3519 D. 0.03519 Câu 9: Đột biến thay thế một cặp nuclêotit xảy ra ở vùng khởi động (vùng P) của Operôn Lac ở vi khuẩn E. coli thì không xảy ra khả năng A tăng sự biểu hiện của các gen cấu trúc cả khi môi trường không có lactôzơ. B các gen cấu trúc vẫn biểu hiện bình thường. C các gen cấu trúc không được phiên mã. D sự biểu hiện của các gen cấu trúc giảm. Câu 10: Một gen chứa 4050 liên kết hydro và có hiếu số giữa nucleotit loại X với 1 loại nucleotit khác là 20%. Chiều dài của gen là A. 2550A 0 B. 5100 A 0 C. 4080 A 0 D. 9180 A 0 Câu 11: Một gen cấu trúc gồm 5 intron đều bằng nhau. Các đoạn êxôn có kích thước bằng nhau và dài gấp 3 lần các đoạn intron. mARN trưởng thành mã hoá chuỗi pôli peptit gồm 359 axit amin (tính cả axit amin mở đầu). Chiều dài của gen là A 5202 Å. B 4692 Å. C 9792 Å . D 4896 Å. Câu 12: Trong một quần thể chuột, 40% con đực có kiểu hình trội (gen B quy định) liên kết với NST giới tính X, không có alen trên Y. Các cá thể giao phối ngẫu nhiên thì kiểu giao phối giữa các kiểu gen hay xảy ra nhất là A X B X B và X b Y. B X b X b và X b Y. C X B X b và X b Y. D X b X b và X B Y. Câu 13: Ý nghĩa của định luật phân li độc lập: 1. Góp phần giải thích tính đa dạng của loài 2. Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp 3. cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa 1 Mã đề 201 MĐ 201 4. di truyền ổn định từng nhóm tính trạng tốt từ thế hệ này sang thế hệ sau phương án đúng nhất là; A. 1,2,3,4 B. 1,2,3 C. 1,3 D. 2,3 Câu 14: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là A. 11180. B. 11260. C. 11220. D. 11020. Câu 15: Tổng số liên kết hóa trị có trong các gen con sau hai lần nhân đôi từ một gen mẹ ban đầu là 23992. Số chu kỳ xoắn của mỗi gen con là: A. 120 chu kỳ B. 150 chu kỳ C. 100 chu kỳ D. 90 chu kỳ Câu 16: Ý nghĩa của phép lai thuận nghịch là: A. Phét hiện gen di truyền ngoài nhân B. Xác định cặp bố mẹ phù hợp tạo ưu thế lai có hiệu quả C. Phát hiện gen di truyền liên kết giới tính D. Cả 3 đáp án đều đúng Câu 17: Để chọn tạo giống lúa có các đặc tính chống chịu: chịu mặn, chịu phèn,….và đồng hợp về tất cả các gen thì cần áp dụng phương pháp A tạo dòng tế bào xôma có biến dị. B gây đột biến nhân tạo. C chuyển gen. D nuôi cấy hạt phấn. Câu 18: Biểu hiện của ưu thế lai cao nhất ở F 1 và giảm dần từ F 2 vì A do đột biến luôn phát sinh nên chất lượng của giống giảm dần. B tỷ lệ dị hợp giảm, tỷ lệ đồng hợp tăng dần. C do sự phân ly kiểu hình, các gen có lợi bị hoà lẫn. D các gen có lợi kém thích nghi dần, do đó sức sống của con lai giảm dần. Câu 19: Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là A. 3'AUG5'. B. 5'XAU3'. C. 3'XAU5'. D. 5'AUG3'. Câu 20: Phát biểu không đúng về NST ở sinh vật nhân thực A trong tế bào các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. B số lượng NST của các loài không phản ánh mức độ tiến hóa cao hay thấp. C bộ NST của loài đặc trưng về hình dạng, số lượng, kích thước và cấu trúc. D NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là ADN và protein Histon. Câu 21. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 0,1 AA + 0,8 Aa + 0,1 aa = 1. sau 3 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể như thế nào? A. 0,45 AA + 0,45 Aa + 0,1 Aa = 1 B. 0,30 AA + 0,40 aa + 0,30 Aa = 1 C. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 Aa = 1 D. 0,45 AA + 0,10 Aa + 0,45 aa = 1 Câu 22. Nguồn biến dị di truyền chính của quần thể là: A. Sự phân li độc lập, tổ hợp tự do B. Sự sắp xếp lại các đột biến ở các thế hệ trước của quá trình tái tổ hợp C. Chỉ là biến dị tổ hợp không liên quan đến đột biến D. Các đột biến mới xuất hiện ở mỗi thế hệ Câu 23: Một gen có vùng mã hoá liên tục, có 585 cặp nuclêotit và G = 4.A. Gen này bị đột biến tổng hợp một chuỗi pôli peptit giảm 1 axit amin. Gen đột biến có 1630 liên kết hidro và có số nucleôtit mỗi loại là A A=T=240; G=X=720. B A=T=270; G=X=480. C A=T=116; G=X=466. D A=T=466; G=X=116. Câu 24: Cặp NST số II ở 1 quần thể động vật có cấu trúc: AB.CDEF và ab.cdef. Kết quả giảm phân của một tế bào sinh dục đực (của một cá thể đột biến trong quần thể) thu được 4 loại giao tử, trong đó có 2 loại giao tử bình thường (AB.CDEF ; ab.cdef) và 2 giao tử không có sức sống (AB.CDfe ; ab.cdEF). Cơ chế tạo ra các giao tử trên là do A trao đổi chéo kép giữa 2 cromatit trong đó có 1 cromatit có mang lặp đoạn. B trao đổi chéo giữa 2 cromatit trong chị em mang đảo đoạn. C trao đổi chéo giữa 2 cromatit trong đó có cả 2 cromatit có mang chuyển đoạn tương hỗ. D trao đổi chéo giữa 2 cromatit trong đó có 1 cromatit có mang đảo đoạn. Câu 25: Xét 2 cặp gen dị hợp (A và a, B và b). Trong quần thể tạo ra được 15 KG khác nhau thì vị trí của các cặp gen sẽ như thế nào? 2 MĐ 201 A. 1 cặp trên NST thường, 1 cặp trên NST X B. 2 cặp trên cùng 1 NST thường C. 2 cặp trên 2 NST thường khác nhau D. 2 cặp trên cùng 1 NST giới tính X Câu 26: Nếu sản phẩm giảm phân của 1 tế bào sinh giao tử ở người gồm 3 loại giao tử là: (n+1), (n-1) và n. Một trong các giao tử này thụ tinh tạo thành hợp tử phát triển thành người bị mắc hội chứng siêu nữ (XXX). Điều này chứng tỏ đã xảy ra sự không phân li của 1 cặp NST ở A giảm phân I trong quá trình sinh tinh. B giảm phân II trong quá trình sinh trứng. C giảm phân II trong quá trình sinh tinh. D giảm phân I trong quá trình sinh trứng. Câu 27: Cơ thể có 2 cặp gen dị hợp quy định màu sắc hoa. Nếu các cặp gen tương tác cộng gộp thì khi lai phân tích sẽ cho con lai có tỉ lệ KH là : A. 1 :1 :1 :1 B. 4 KH ko bằng nhau C. 1 :1 D. 3 :1 Câu 28: ở người, gen D quy định da bình thường, alen d quy định bệnh bạch tạng, gen nằm trên NST thường. Gen M quy định mắt bình thường, alen m quy định bệnh mù màu, gen nằm trên NST X, không có alen trên NST Y. Mẹ bình thường, bố mù màu sinh con trai bạch tạng, mù màu. Xác suất sinh con gái bình thường là A 25 %. B 37,5 %. C 18,75 %. D 75 %. Câu 29: Phân tử mARN được tổng hợp từ gen đột biến chứa 150 Uraxin, 450 A, 301 G và 601 X.Biết trước khi đột biến, gen dài 0,51 micromet và có A/G=2/3.Dạng đột biến đã xảy ra ở gen nói trên là A. Thay 1 cặp G-X bằng A-T B. Thay 1 cặp A-T=G-X C. Mất một cặp A-T D. Thêm 2 cặp G-X Câu 30. Ý nghĩa nào dưới đây không phải là của định luật Hacđi - vanbec: A. Từ tỉ lệ cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biến có thể suy ra được tần số của alen lăn đột biến trong Quần thể B. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hóa C. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian dài D. Có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen từ tỉ lệ các loại kiểu hình Câu 31: ở 1 loài thực vật, khi cho 2 thứ hoa thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng lai với nhau thu được F1 100% cây hoa đỏ. Khi cho cây F1 lai phân tích thu được F2 có tỷ lệ: 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng. Khi cho F1 tự thụ phấn thu được F2 với tỷ lệ kiểu hình là A 9 đỏ : 6 hồng : 1 trắng. B 9 đỏ : 4 hồng : 3 trắng. C 9 đỏ : 3 hồng : 4 trắng. D 12 đỏ : 3 hồng : 1 trắng. Câu 32: tARN có bộ ba đối mã 5’ AUX 3’ thì trên mạch bổ sung của gen tương ứng là các nuclêotit A 3’ XTA 5’. B 5’ ATX.3’. C 5’ TAG 3’. D 5’ GAT 3’. Câu 33: Các gen đc quy ước như sau: A-đỏ, a-vàng, B- cao, b- thấp. Cho phép lai AaBb x aaBb cho tỉ lệ KH thấp- đỏ là: A. 3/8 B. ¾ C. ¼ D. 1/8 Câu 34: Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh hội chứng mù đột phát ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng? A Chỉ nữ giới (chứ không phải nam giới) mới có thể bị bệnh. B Một người sẽ bị bệnh nếu mẹ mang ti thể đột biến nhưng cha khoẻ mạnh. C Một người sẽ bị bệnh nếu cha mang ti thể đột biến nhưng mẹ khoẻ mạnh. D Một người chỉ bị bệnh khi mang cả ti thể đột biến từ cha và mẹ. Câu 35: Đặc điểm không đúng về Ung thư là A ung thư có thể còn do đột biến cấu trúc NST. B ung thư là một loại bệnh do 1 số tế bào cơ thể phân chia không kiểm soát dẫn đến hình thành khối u và sau đó di căn. C mọi sự phân chia không kiểm soát của tế bào cơ thể đều dẫn đến hình thành ung thư. D nguyên nhân gây ung thư ở mức phân tử đều liên quan đến biến đổi cấu trúc ADN. Câu 36. Điều nào sau đây nói về Quần thể ngẫu phối là không đúng? A. Đặc trưng về tần số tương đối của các alen B. Điểm đặc trưng của Quần thể giao phối là sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể C. Các cá thể trong quần thể khác nhau trong cùng một loài không giao phối với nhau D. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa hình về kiểu hình 3 MĐ 201 Câu 37: Cho các cơ chế di truyền: 1. tái bản. 2. phiên mã, 3. dịch mã. . Nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotit trên được thể hiện trong cơ chế di truyền nào: A 1. 2. 3 B 2, 3. C 1. 2. D 1 Câu 38: ở ruồi giấm: gen A quy định mắt đỏ, alen a - mắt lựu; gen B - cánh bình thường; alen b - cánh xẻ. Hai cặp gen này cùng nằm trên cặp NST giới tính X. Kết quả của 1 phép lai như sau: Ruồi ♂ F 1 : 7,5 % mắt đỏ, cánh bình thường: 7,5 % mắt lựu, cách xẻ: 42,5 % mắt đỏ, cách xẻ: 42,5 % mắt lựu, cánh bình thường. Ruồi ♀ F 1 : 50 % mắt đỏ, cánh bình thường: 50 % mắt đỏ, cách xẻ. Kiểu gen của ruồi ♀ P và tần số hoán vị gen là A X b A X B a ; f=7,5 %. B X B A X b a ; f=15 %. C X b A X B a ; f=15 %. D X b A X B a ; f=30 %. Câu 39: Cho phép lai đực AaBbddEe x cái AabbDdEe. cho con lai có kiểu gen giống bố chiếm tỉ lệ: A. 2/64 B. 4/64 C. 9/64 D. 16/64 Câu 40: Khi đề cập đến thường biến, khẳng định nào sau đây là đúng? A Giống khác nhau có mức phản ứng khác nhau, muốn nâng cao năng suất chỉ cần cải tạo giống hoặc tạo giống mới. B Một giống tốt phải có mức phản ứng rộng để nhà chọn giống dễ tiến hành chọn lọc. C Thường biến là những biển đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen xuất hiện ở đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. D Thường biến giúp cho sinh vật thích nghi với điều kiện môi trường nên thường biến là nguyên liệu trong chọn giống vật nuôi, cây trồng có lợi để nhân giống hoặc lai tạo giống. Câu 41: Quần thể có 16% số cá thể đồng hợp lặn. Nếu quần thể đó đang ở trạng thái cân bằng di truyền thì tỉ lệ đồng hợp trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu: A. 42% B. 36% C. 48% D. 64% Câu 42: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài này là A. 7. B. 42. C. 14. D. 21. Câu 43: Ở 1 loài: AA-lông đen, Aa-lông đốm, aa-lông trắng. Xét 1 QT đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 500 cá thể trong đó có 20 con lông trắng. Tỉ lệ những con lông đốm trong QT này là: A. 8% B. 32% C. 64% D. 16% Câu 44: Phương pháp tạo nguồn nguyên liệu trong chọn giống cổ điển là: A. Gây ĐB B. Tạo ưu thế lai C. Công nghệ TB D. Lai giống Câu 45: Đặc điểm của gen trong tế bào chất là : A. Di truyền theo dòng mẹ B. Di truyền thẳng C. Di truyền chéo D. Cả 3 đáp án đều đúng Câu 46: Trong phép lai 2 tính trạng của Menden, tỉ lệ KH ở F2 là: A. 3:1 B. 1:1 C. 9:3:3:1 D. 1:2:1 Câu 47: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể? A. Đột biến tự đa bội. B. Đột biến lệch bội. C. Đột biến điểm. D. Đột biến dị đa bội. Câu 48: QT giao phối có tp KG 0.35AA :0.50Aa :0.15aa. Nếu xảy ra ĐB thuận với tần số 5% thì tần số tương đối của các alen A và a lần lượt là: A. 0.57 : 0.43 B. 0.58 : 0.42 C. 0.62 : 0.38 D. 0.63 : 0.37 Câu 49: Ở đậu Hà Lan: A- hạt vàng, a-hạt xanh. Phép lai AA x Aa cho tỉ lệ hạt vàng thuần chủng chiếm: A. 75% B. 100% C. 25% D. 50% Câu 50: Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn nằm trên NST X quy định. Người phụ nữ bình thường nhưng mang gen bệnh, lấy chồng bình thường. Khả năng biểu hiện của con cái họ như thế nào? A. 50% con trai bị bệnh B. 25% con trai bị bệnh C. 12,5% con trai bị bệnh D. 100% con trai bị bệnh HẾT 4 MĐ 201 TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2 THI THỬ ĐH & CĐ (LẦN II) NĂM HỌC 2010 - 2011 TỔ HÓA-SINH Môn thi: Sinh học Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) PHIẾU TRẢ LỜI BÀI THI TRẮC NGHIỆM Họ và tên:………………………………… SDB…………………. ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN CÂU 1 CÂU 11 CÂU 21 CÂU 31 CÂU 41 CÂU 2 CÂU 12 CÂU 22 CÂU 32 CÂU 42 CÂU 3 CÂU 13 CÂU 23 CÂU 33 CÂU 43 CÂU 4 CÂU 14 CÂU 24 CÂU 34 CÂU 44 CÂU 5 CÂU 15 CÂU 25 CÂU 35 CÂU 45 CÂU 6 CÂU 16 CÂU 26 CÂU 36 CÂU 46 CÂU 7 CÂU 17 CÂU 27 CÂU 37 CÂU 47 CÂU 8 CÂU 18 CÂU 28 CÂU 38 CÂU 48 CÂU 9 CÂU 19 CÂU 29 CÂU 39 CÂU 49 CÂU 10 CÂU 20 CÂU 30 CÂU 40 CÂU 50 TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2 THI THỬ ĐH & CĐ (LẦN II) NĂM HỌC 2010 - 2011 TỔ HÓA-SINH Môn thi: Sinh học 5 Mã đề ĐIỂM MĐ 201 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) PHIẾU TRẢ LỜI BÀI THI TRẮC NGHIỆM ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN CÂU 1 A CÂU 11 B CÂU 21 D CÂU 31 A CÂU 41 B CÂU 2 B CÂU 12 C CÂU 22 D CÂU 32 D CÂU 42 D CÂU 3 C CÂU 13 B CÂU 23 C CÂU 33 D CÂU 43 B CÂU 4 C CÂU 14 C CÂU 24 B CÂU 34 B CÂU 44 D CÂU 5 B CÂU 15 B CÂU 25 A CÂU 35 C CÂU 45 A CÂU 6 D CÂU 16 D CÂU 26 B CÂU 36 C CÂU 46 C CÂU 7 C CÂU 17 D CÂU 27 D CÂU 37 A CÂU 47 C CÂU 8 C CÂU 18 B CÂU 28 B CÂU 38 C CÂU 48 A CÂU 9 C CÂU 19 B CÂU 29 D CÂU 39 B CÂU 49 D CÂU 10 B CÂU 20 A CÂU 30 B CÂU 40 C CÂU 50 A 6 Mã đề 211 . THÀNH 2 ĐỀ THI THỬ ĐH & CĐ (LẦN II) NĂM HỌC 2010 - 2011 TỔ HÓA - SINH Môn thi: Sinh học Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên:…………………………… SBD… (Đề thi gồm 4. THÀNH 2 THI THỬ ĐH & CĐ (LẦN II) NĂM HỌC 2010 - 2011 TỔ HÓA -SINH Môn thi: Sinh học 5 Mã đề ĐIỂM MĐ 201 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) PHIẾU TRẢ LỜI BÀI THI TRẮC. bị bệnh C. 12, 5% con trai bị bệnh D. 100% con trai bị bệnh HẾT 4 MĐ 201 TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2 THI THỬ ĐH & CĐ (LẦN II) NĂM HỌC 2010 - 2011 TỔ HÓA -SINH Môn thi: Sinh học Thời gian