KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN THI: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Mã đề thi 136 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu 1: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là A. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột B. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định C. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể D. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể định hướng quá trình tiến hoá Câu 2: Để nhân nhanh các giống cây quý hiếm từ một cây có kiểu gen quý tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen người ta dùng công nghệ tế bào nào? A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Nuôi cấy tế bào. C. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị. D. Dung hợp tế bào trần. Câu 3: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì A. F 2 xuất hiện các biến dị tổ hợp. B. Tỷ lệ phân ly từng cặp tính trạng đều 3 trội: 1 lặn. C. Tỷ lệ mỗi kiểu hình ở F 2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó. D. F 2 có 4 kiểu hình. Câu 4: Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh A. Sự tiến hóa đồng quy. B. Sự tiến hóa phân li C. Nguồn gốc chung D. Vai trò của chọn lọc tự nhiên. Câu 5: Bệnh nào ở người không phải là bệnh di truyền phân tử? A. Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình liềm. B. Bệnh loạn dưỡng cơ Đuxen. C. Bệnh khóc như mèo kêu. D. Bệnh phênilkêtô niệu. Câu 6: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân chính là A. Mất hiệu quả nhóm. B. Sức sinh sản giảm. C. Không kiếm đủ thức ăn. D. Gen lặn có hại biểu hiện. Câu 7: Thực chất của hiện tượng tương tác giữa các gen không alen là A. Sản phẩm của các gen khác locus tương tác nhau xác định 1 kiểu hình. B. Nhiều gen cùng locus xác định 1 kiểu hình chung. C. Các gen khác locus tương tác trực tiếp nhau xác định 1 kiểu hình. D. Gen này làm biến đổi gen khác không alen khi tính trạng hình thành. Câu 8: Một quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen là 0,32AA + 0,56Aa + 0,12aa sau 4 thế hệ tự thụ rồi tiếp tục ngẫu phối qua 5 thế hệ, thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là A. 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa C. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa D. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa Câu 9: Chim sâu và chim sẻ thường sinh sống ở tán lá cây, vậy A. Chúng có cùng nơi ở, khác ổ sinh thái. B. Chúng có cùng nơi ở và ổ sinh thái. C. Chúng có cùng ổ sinh thái, khác nơi ở. D. Chúng cùng giới hạn sinh thái. Câu 10: Đột biến giả trội là dạng đột biến A. Chuyển alen lặn trên nhiễm sắc thể X sang nhiễm sắc thể Y nên thể đột biến chỉ cần một gen lặn cũng biểu hiện ra kiểu hình. B. Biến cặp gen dị hợp hoặc đồng hợp lặn thành cặp gen đồng hợp trội nên thể đột biến biểu hiện kiểu hình trội. C. Biến gen lặn thành gen trội nên thể đột biến biểu hiện kiểu hình trội. D. Mất đoạn nhiễm sắc thể mang gen trội nên alen lặn trên nhiễm sắc thể tương đồng biểu hiện kiểu hình. Câu 11: Để phát hiện ra đột biến chuyển đoạn người ta căn cứ vào: A. Tỷ lệ sống sót của thế hệ con cháu B. Sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể tương đồng ở giảm phân C. Tỷ lệ tế bào sinh dục hữu thụ D. Kiểu hình của con cháu Câu 12: Cơ chế hình thành hợp tử XYY ở người như thế nào? A. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của bố và mẹ đều không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX và YY. B. Cặp nhiễm sắc thể giới tính XY sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân ở bố tạo giao tử XY. C. Cặp nhiễm sắc thể giới tính XX của mẹ sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX. D. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của bố sau khi tự nhân đôi không phân ly ở phân bào II của giảm phân tạo giao tử YY. Câu 13: Triplet mở đầu là: A. 5 ’ GUA 3 ’ B. 5 ’ XAT 3 ’ C. 5 ’ AUG 3 ’ D. 5 ’ TAX 3 ’ Câu 14: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích A. Tránh hiện tượng thoái hóa giống. B. Xác định vai trò của các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. C. Đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế cao nhất. D. Phát hiện ra các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế cao nhất. Câu 15: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài? A. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng. B. Do năng lượng mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡng. C. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất. D. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp. Câu 16: Vì sao có hiện tượng lá xanh có các đốm trắng ? A. Do ảnh hưởng của ánh sáng không đều ở môi trường sống. B. Do sự phân phối ngẫu nhiên và không đều của 2 loại lạp thể xanh và trắng (do đột biến) có liên quan tới các nhiễm sắc thể qua các lần nguyên phân. C. Do sự phân phối ngẫu nhiên và không đều của 2 loại lạp thể xanh và trắng (do đột biến) qua các lần nguyên phân. D. Do khả năng hấp thụ ánh sáng khác nhau của các lạp thể. Câu 17: Hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra khi nào? A. Khi kích thước quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau, làm tăng mức tử vong, giảm mức sinh sản. Do đó kích thước quần thể giảm phù hợp với điều kiện môi trường. B. Khi kích thước quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau, làm tăng mức tử vong, tăng mức sinh sản. Do đó kích thước quần thể giảm phù hợp với điều kiện môi trường. C. Khi kích thước quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau, làm tăng mức tử vong, tăng mức sinh sản. Do đó kích thước quần thể tăng phù hợp với điều kiện môi trường. D. Khi kích thước quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau, làm tăng mức tử vong, giảm mức sinh sản. Do đó kích thước quần thể tăng phù hợp với điều kiện môi trường. Câu 18: Điều nào không phải là sự khác nhau về phiên mã ở sinh vật nhân thật so với sinh vật nhân sơ A. Có hai giai đoạn là tổng hợp mARN sơ khai và trưởng thành. B. Mỗi mARN chứa thông tin để tổng hợp một loại chuỗi polypeptit. C. Mỗi mARN chứa thông tin để tổng hợp một số loại chuỗi polypeptit. D. Phiên mã ở sinh vật nhân thực có nhiều loại ARN polimeraza tham gia. Mỗi quá trình phiên mã tạo ra mARN, tARN và rARN đều có ARN polimeraza riêng xúc tác. Câu 19: Trong quần thể khởi đầu có tần số tương đối của A ở phần đực là 0,6 tần số tương đối của a ở phần cái là 0,2 thì sự cân bằng di truyền của quần thể sẽ đạt được A. Sau 3 thế hệ ngẫu phối B. Sau 1 thế hệ ngẫu phối C. Sau 2 thế hệ ngẫu phối D. Sau nhiều thế hệ ngẫu phối Câu 20: Điều nào dưới đây giải thích không đúng với tần số hoán vị gen không vượt quá 50%? A. Các gen có xu hướng không liên kết với nhau. B. Không phải mọi tế bào khi giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo. C. Các gen có xu hướng liên kết là chủ yếu. D. Sự trao đổi chéo diễn ra giữa 2 sợi crômatit của cặp tương đồng. Câu 21: Điều nào dưới đây không đúng đối với ảnh hưởng của giới tính đến sự biểu hiện kiểu hình của kiểu gen ở các ví dụ sau đây? A. Ở dê, thể dị hợp biểu hiện râu xồm ở con đực, không biểu hiện ở con cái. B. Kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu cái và không sừng ở cừu đực. C. Ở người, kiểu gen Bb biểu hiện hói đầu ở nam, còn ở nữ thì không biểu hiện. D. Kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Câu 22: Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F 1 hoa đỏ, cho F 1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F 2 là 3 đỏ : 1 trắng. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F 2 ? A. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn B. Lai cây hoa đỏ F 2 với cây hoa đỏ ở P C. Lai cây hoa đỏ F 2 với cây F 1 D. Lai phân tích cây hoa đỏ F 2 Câu 23: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN A. Luôn theo chiều từ 5 ’ đến 3 ’ . B. Luôn theo chiều từ 3 ’ đến 5 ’ C. Di chuyển một cách ngẫu nhiên. D. Theo chiều từ 5 ’ đến 3 ’ trên mạch này và 3 ’ đến 5 ’ trên mạch kia Câu 24: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là A. Đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này. B. Giải thích thành công sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi. C. Giải thích được sự hình thành loài mới. D. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Câu 25: Phát biểu nào sau đây về kỹ thuật ADN tái tổ hợp là không đúng: A. Các đoạn ADN được cắt ra từ 2 phân tử ADN cho và nhận sẽ nối lại với nhau nhờ xúc tác của enzym ADN –ligaza B. ADN dùng trong kỹ thuật tái tổ hợp được phân lập từ các nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống hoặc tổng hợp nhân tạo C. ADN tái tổ hợp tạo ra do kết hợp các đoạn ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài, có thể rất xa nhau trong hệ thống phân loại D. Có hàng trăm loại ADN – restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt các phân tử ADN ở các vị trí đặc hiệu, các enzym này chỉ được phân lập từ các tế bào động vật bậc cao Câu 26: Điều hòa hoạt động của gen ở cấp độ phiên mã thực chất là A. Điều khiển lượng mARN được tạo ra. B. Loại bỏ protein chưa cần. C. Điều hòa thời gian tồn tại của ARN D. Ổn định số lượng gen trong hệ gen. Câu 27: Khi lai 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F 1 toàn hoa đỏ. Cho F 1 tiếp tục giao phấn nhau được F 2 có 176 cây hoa đỏ và 128 cây hoa trắng. Xác suất để ở F 2 xuất hiện 3 cây trên cùng một lô đất có thể gặp ít nhất một cây hoa đỏ là A. 3/4 B. 6/16 C. 9/16 D. 0,9163 Câu 28: Một hệ thực nghiệm chỉ có tảo lục và vi sinh vật phân hủy sống trong môi trường vô sinh được xác định là A. Hệ sinh thái. B. Quần xã sinh vật. C. Quần thể sinh vật. D. Một tổ hợp sinh vật khác loài. Câu 29: Sự kiện đáng chú ý nhất trong đại cổ sinh là gì? A. Sự hình thành đầy đủ các ngành động vật không xương sống. B. Sự chinh phục đất liền của thực vật và động vật. C. Sự xuất hiện lưỡng cư và bò sát. D. Sự xuất hiện quyết trần. Câu 30: Vì sao trong một sinh cảnh xác định, khi số loài tăng lên thì số lượng cá thể của mỗi loài giảm đi? Vì A. Sự cạnh tranh khác loài mạnh mẽ. B. Sự phân chia nguồn sống. C. Sự cạnh tranh cùng loài mạnh mẽ. D. Sự phân chia khu phân bố. Câu 31: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết LaMac là A. Chứng minh sinh giới ngày nay là sản phẩm của một quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp. B. Quan niệm những biến đổi trên cơ thể sinh vật do tác động của ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động ở động vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ. C. Đề xuất quan niệm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn. D. Nêu lên vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của sinh vật. Câu 32: Đột biến gen luôn tạo ra: A. Alen mới B. Một locus mới C. Sự thay đổi về chức năng của protein mà nó mã hóa D. Sự thay đổi về số lượng hoặc trình tự của các axitamin trong chuỗi polypeptit Câu 33: Tháp sinh thái dạng ngược ( đỉnh ở dưới) thường gặp ở quan hệ A. Cỏ - Động vật ăn cỏ. B. Ức chế - Cảm nhiễm. C. Vật chủ - Kí sinh vật. D. Con mồi - Thú ăn thịt. Câu 34: Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng cùng loài được F 1 . Cho F 1 giao phối với nhau được F 2 có tỷ lệ 3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trắng toàn là cá cái. Kiểu gen của P sẽ như thế nào? A. ♂aa x ♀AA B. ♂ AA x ♀ aa C. ♂ X a Y x ♀ X A X A D. ♂X A X A x ♀X a Y Câu 35: Một cặp vợ chồng bình thường (đều có bố bị bệnh A) sinh con gái bị bệnh A . Xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra 3 đứa con gái đầu bị bệnh A hai đứa con trai sau bình thường là A. 0,02747% B. 4,69% C. 28,125% D. Không có đáp án đúng Câu 36: Sự cách ly giữa hai nòi được thể hiện bằng A. Dòng gen rất hiếm diễn ra. B. Dòng gen vẫn diễn ra dễ dàng. C. Dòng gen không diễn ra. D. Dòng gen ít diễn ra. Câu 37: Phát biểu nào sau đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học A. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hứu cơ đơn giản đến phức tạp như axitamin, nucleotit B. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học C. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thuyết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm D. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có O 2 và N 2 Câu 38: Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản? A. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. B. Làm thay đổi tần số các alen và kiểu gen trong quần thể. C. Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể. D. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp. Câu 39: Nhóm loài ưu thế là A. Nhóm loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. B. Nhóm loài có vai trò thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân nào đó. C. Nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp., nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã. D. Nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã. Câu 40: Ý nghĩa nào dưới đây không phải là của định luật Hacdi-Vanbec? A. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hóa. B. Có thể suy ra tỷ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen từ tỷ lệ các loại kiểu hình. C. Từ tỷ lệ cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biến có thể suy ra được tần số của alen lặn đột biến đó trong quần thể. D. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian dài. II. PHẦN RIÊNG - Thí sinh chỉ làm 1 trong 2 phần: phần I (từ câu 41 đến câu 50) hoặc phần II (từ câu 51 đến câu 60). Phần I: Theo chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50): Câu 41: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện điều gì? A. Chỉ cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến. B. Tất cả các tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến, còn tế bào sinh dục thì không. C. Trong cơ thể sẽ có hai dòng tế bào: dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến. D. Tất cá các tế bào của cơ thể đều mang đột biến. Câu 42: Hãy chọn câu đúng trong số các câu sau đây nói về đột biến điểm A. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại. B. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa. C. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen. D. Trong số các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nucleotit là ít gây hại nhất. Câu 43: Giả sử màu da người do ít nhất 3 cặp alen quy định, trong kiểu gen sự có mặt của mỗi alen trội bất kỳ làm tăng lượng mêlanin nên da xẫm hơn. Nếu 2 người cùng có kiểu gen AaBbDd kết hôn thì xác suất đẻ con da trắng là A. 1/16 B. 1/64 C. 3/256 D. 9/128 Câu 44: Cho 2 thứ đậu thuần chủng lai với nhau được F 1 , cho F 1 tự thụ thu được 541 hạt đen trơn, 210 hạt đen nhăn, 209 hạt trắng trơn, 40 hạt trắng nhăn. Kiểu gen của P là A. Ab/Ab x aB/aB B. AB/AB x ab/ab C. AABB x aabb D. Aabb x aaBB Câu 45: Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác là vì A. Nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận. B. Nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên và phân li đồng đều về các tế bào con khi tế bào phân chia. C. Nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không chui vào được tế bào nhận. D. Nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra sản phẩm trong tế bào nhận Câu 46: Đột biến gen tiền ung thư và gen ức chế khối u là những dạng đột biến gen nào ? A. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u cũng thường là đột biến gen lặn B. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u cũng thường là đột biến gen trội C. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u cũng thường là đột biến gen trội D. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u cũng thường là đột biến gen lặn Câu 47: Hai loài sinh vật sống ở các khu vực địa lý khác xa nhau (2 châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa 2 loài là hợp lý hơn cả? A. Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền nhau với nhau. B. Điều kiện môi trường ở 2 khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau. C. Điều kiện môi trường ở 2 khu vực giống nhau nên chọn lọc tự nhiên chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau. D. Cả B và C đúng. Câu 48: So với lá cây, các cơ quan hay bộ phận nào sau đây là không tương đồng? A. Gai ở cây hoa hồng. B. Ấm bắt ruồi của cây nắp ấm C. Cánh hoa ở cây chuối cánh. D. Tua cuốn của cây mướp. Câu 49: Khi nguồn sống trong sinh cảnh phân bố đồng đều và có cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể cùng loài thì kiểu phân bố của quần thể thường là A. Theo nhóm. B. Rải rác. C. Đồng đều. D. Ngẫu nhiên. Câu 50: Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phân vật chất và có số lượng loài hạn chế? A. Hệ sinh thái thành phố. B. Hệ sinh thái nông nghiệp. C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. D. Hệ sinh thái biển. Phần II: Theo chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60): Câu 51: Ở ruồi giấm gen trội A ở nhiễm sắc thể thường gây đột biến cánh vênh. Chiếu xạ ruồi đực Aa rồi cho lai với ruồi cái bình thường aa được kết quả: 146 đực cánh vênh, 143 cái cánh thường, không hề có đực cánh thường và cái cánh vênh. Thí nghiệm này được giải thích bằng giả thuyết A. Đoạn mang gen A chuyển sang nhiễm sắc thể Y. B. Ruồi đực cánh thường và cái cánh vênh đã chết hết. C. Gen lặn a đột biến thành A do chiếu xạ. D. Gen A đã hoán vị sang nhiễm sắc thể X. Câu 52: Sau khi hình thành bóng tái bản, trình tự enzim tham gia tổng hợp mạch ADN gián đoạn là A. Primaza, helicaza, ADN polimeraza, ligaza. B. Helicaza, primaza, ADN polimeraza, ligaza. C. Helicaza, ligaza, ADN polimeraza, primaza D. Helicaza, primaza, ligaza, ADN polimeraza. Câu 53: Cho 2 cây hoa thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản giao phấn nhau dược F 1 , cho F 1 lai phân tích thu được tỷ lệ hoa kép trắng nhiều hơn tỷ lệ hoa đơn trắng 10%. Biết hoa kép màu đỏ trội hoàn toàn so với hoa đơn trắng. Kiểu gen của F 1 là A. AaBb B. AB/ab với f = 20%. C. AB/ab D. Ab/aB với f = 40%. Câu 54: Phương pháp điều trị bệnh di truyền phân tử bằng cách phục hồi chức năng bình thường cho gen đột biến gây bệnh gọi là A. Liệu pháp phân tử. B. Liệu pháp gen. C. Liệu pháp di truyền phân tử. D. Cả A, B, C đúng. Câu 55: Trong một quần thể, giá trị thích nghi của các kiểu gen AA = 0,0; Aa = 0,0; aa = 1,0 phản ánh quần thể đang diễn ra A. Chọn lọc gián đoạn hay phân li. B. Sự ổn định và không có sự chọn lọc nào. C. chọn lọc ổn định. D. Chọn lọc vận động. Câu 56: Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra tương đối nhanh khi A. chọn lọc tự nhiên tích lũy nhiều biến dị. B. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý và sinh thái diễn ra song song. C. Diễn ra lai xa và đa bội hóa. D. Diến ra biến động di truyền. Câu 57: Trong cùng nơi sinh sống của quần thể, khi nguồn sống phân bố không đều thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể thường là A. Ngẫu nhiên. B. Đồng đều. C. Theo nhóm. D. Rải rác. Câu 58: Quần xã có độ đa dạng cao thường phân bố ở vùng A. Vĩ độ thấp. B. Xích đạo. C. Vĩ độ trung bình D. Vĩ độ cao. Câu 59: Sự tồn tại của hệ sinh thái nhân tạo theo thời gian như thế nào? A. Dần dần chuyển sang hệ sinh thái tự nhiên. B. Duy trì trạng thái ổn định với sự tác động thường xuyên của con người. C. Tự duy trì trạng thái ổn định của nó. D. Không có trạng thái ổn định. Câu 60: Hiện tượng bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng để làm gì? A. Để chống sự thoái hóa giống. B. Chỉ để tạo ưu thế lai. C. Để nâng cao năng suất cây trồng. D. Tạo hạt lai mà khỏi tốn công hủy bỏ phấn hoa ở cây mẹ. Các dòng bất thụ đực sẽ nhận phấn hoa từ cây bình thường khác. HẾT Đáp án: 1 D 31 A 2 B 32 A 3 C 33 C 4 C 34 D 5 C 35 A 6 B 36 D 7 A 37 C 8 D 38 C 9 A 39 D 10 D 40 A 11 B 41 C 12 D 42 D 13 B 43 B 14 C 44 A 15 B 45 A 16 C 46 D 17 A 47 C 18 C 48 A 19 C 49 C 20 A 50 B 21 B 51 A 22 B 52 B 23 B 53 D 24 D 54 B 25 D 55 D 26 A 56 C 27 D 57 C 28 A 58 A 29 B 59 B 30 B 60 D . KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN THI: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Mã đề thi 136 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu 1: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự. sẻ thường sinh sống ở tán lá cây, vậy A. Chúng có cùng nơi ở, khác ổ sinh thái. B. Chúng có cùng nơi ở và ổ sinh thái. C. Chúng có cùng ổ sinh thái, khác nơi ở. D. Chúng cùng giới hạn sinh thái. Câu. nghiệm chỉ có tảo lục và vi sinh vật phân hủy sống trong môi trường vô sinh được xác định là A. Hệ sinh thái. B. Quần xã sinh vật. C. Quần thể sinh vật. D. Một tổ hợp sinh vật khác loài. Câu 29: