Đề sinh học 12 - sưu tầm giới thiệu đề kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi thử đại học tham khảo (105)

7 191 0
Đề sinh học 12 - sưu tầm giới thiệu đề kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi thử đại học tham khảo (105)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂY NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT LÊ HÒNG PHONG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc I. MỤC TIÊU RA ĐỀ 1. Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức về sinh học 12 cơ bản và nâng cao 2. Kỹ năng: Học sinh vận dụng kiến thức trên để làm bài: 3. Thái độ: Học sinh có niềm tin vào khoa học, tạo động lực cho học sinh ôn tập kiến thức. II. HÌNH THỨC: - Hình thức: Kiểm tra trắc nghiệm - Cách thức tổ chức: Thi Tốt nghiệp THPT III. THIẾT LẬP MA TRẬN MA TRẬN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT Môn: SINH HỌC Số lượng: 40 câu; Thời gian làm bài: 60 phút I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Chủ đề (Đơn vị kiến thức) Mức độ nhận thức Tổng Biết Hiểu Vận dụng Phân tích, tổng hợp và đánh giá Số câu Điểm Số câu Điểm Số câu Điểm Số câu Điểm Số câ u Điểm Cơ chế di truyền và biến dị 1 0,25 2 0,5 2 0,5 2 0,5 7 1,75 Tính quy luật của hiện tượng di truyền 1 0,25 2 0,5 3 0,75 2 0,5 8 2,00 Di truyền học quần thể 1 0,25 1 0,25 2 0,50 Ứng dụng di truyền học 1 0,25 1 0,25 1 0,25 3 0,75 Di truyền học người 1 0,25 1 0,25 Bằng chứng tiến hóa - Cơ chế tiến hóa 4 1,00 1 0,25 5 1,25 Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất 1 0,25 1 0,25 Sinh thái học cá thể - Sinh thái học quần thể 1 0,25 1 0,25 2 0,50 Quần xã sinh vật - Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường 1 0,25 1 0,25 1 0,25 3 0,75 Tổng 11 2,75 8 2,00 9 2,25 4 1,00 32 8,00 II. PHẦN RIÊNG [8 câu] Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (A hoặc B) A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Chủ đề Mức độ nhận thức Tổng (Đơn vị kiến thức) Biết Hiểu Vận dụng Phân tích, tổng hợp và đánh giá Số câu Điểm Số câu Điểm Số câu Điểm Số câu Điểm Số câu Điểm Cơ chế di truyền và biến dị 1 0,25 1 0,25 2 0,50 Ứng dụng di truyền học 1 0,25 1 0,25 Bằng chứng tiến hóa - Cơ chế tiến hóa 1 0,25 1 0,25 2 0,50 Sinh thái học cá thể - Sinh thái học quần thể 1 0,25 1 0,25 Quần xã sinh vật - Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường 1 0,25 1 0,25 2 0,50 Tổng 4 1,00 3 0,75 1 0,25 8 2,00 B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48) Chủ đề (Đơn vị kiến thức) Mức độ nhận thức Tổng Biết Hiểu Vận dụng Phân tích, tổng hợp và đánh giá Số câu Điểm Số câu Điểm Số câ u Điểm Số câu Điểm Số câ u Điểm Cơ chế di truyền và biến dị 1 0,25 1 0,25 2 0,50 Ứng dụng di truyền học 1 0,25 1 0,25 Bằng chứng tiến hóa - Cơ chế tiến hóa 1 0,25 1 0,25 2 0,50 Sinh thái học cá thể - Sinh thái học quần thể 1 0,25 1 0,25 Quần xã sinh vật - Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường 1 0,25 1 0,25 2 0,50 Tổng 4 1,00 3 0,75 1 0,25 8 2,00 IV. BIÊN SOẠN ĐỀ. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F 1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng? A. Aa x Aa. B. AA x Aa. C. Aa x aa. D. AA x aa. Câu 2: Người bị hội chứng Đao là do bộ NST trong tế bào của cơ thể: A. thiếu 1 NST số 21 B. thiếu 1 NST số 23 C. thừa 1 NST số 21 D. thừa 1 NST số 23 Câu 3: Tiến hoá nhỏ là quá trình A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. Câu 4: Trình tự các gen trên NST ở một loài được kí hiệu như sau: ABCDEFGH. Sau đột biến, trình tự các gen trên NST đoạn là: ABCDEDEFGH. Dạng đột biến đó là A. thêm đoạn. B. đảo đoạn C. chuyển đoạn tương hỗ. D. lặp đoạn Câu 5: Một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen là 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. Tần số tương đối của alen A và alen a lần lượt là A. 0,4 và 0,6. B. 0,3 và 0,7. C. 0,5 và 0,5. D. 0,6 và 0,4. Câu 6: Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ, alen a qui định quả màu vàng. Cho giao phấn cây tứ bội AAaa với cây tứ bội Aaaa. Tỉ lệ phân tính kiểu hình ở F1: A. 1 đỏ / 1 vàng B. 3 đỏ / 1 vàng C. 11 đỏ / 1 vàng D. 35 đỏ / 1 vàng Câu 7: Cho đến nay, các bằng chứng hóa thạch thu được cho thấy các nhóm linh trưởng phát sinh ở đại A. Nguyên sinh. B. Tân sinh. C. Cổ sinh. D. Trung sinh. Câu 8: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'… AAAXAATGGGGA…5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN là: A. 5' GGXXAATGGGGA…3' B. 5' TTTGTTAXXXXT…3' C. 5' AAAGTTAXXGGT…3' D. 5' GTTGAAAXXXXT…3' Câu 9: Ở chim, bướm, cặp NST giới tính là A. con cái XX, con đực XY B. con cái XY, con đực XX C. con cái XO, con đực XX D. con cái XY, con đực XO Câu 10: Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN. Câu 11: Ở đậu Hà lan, alen A - hạt vàng, a - hạt xanh, B - hạt trơn, b - hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền. Phân li độc lập với nhau. Khi cho cây hạt vàng, trơn giao phấn với cây hạt xanh nhăn, thu được tỷ lệ : 1cây hạt vàng, trơn : 1 cây hạt xanh, trơn. Kiểu gen của hai cây bố mẹ sẽ là: A. AaBB × aabb. B. AABb × aabb. C. AABB × aabb. D. AaBb × aabb. Câu 12: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (1n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành A. thể lưỡng bội B. thể đơn bội. C. thể tam bội. D. thể tứ bội. Câu 13: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển với thể truyền là A. restrictaza. B. ADN pôlimeraza. C. ARN pôlimeraza. D. Ligaza Câu 14: Ở người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến A. thể một (2n – 1) B. thể ba (2n + 1). C. thể bốn (2n + 2). D. thể không (2n – 2) Câu 15: Cho phép lai P: AB Ab x aa aB . Biết các gen liên kết hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AB aB ở F 1 sẽ là A. 1/8. B. 1/16. C. ½. D. ¼. Câu 16: Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính là A. cà chua. B. ruồi giấm. C. bí ngô. D. đậu Hà Lan. Câu 17: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. Hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho P: AaBb x AaBb. Tỉ lệ kiểu gen Aabb được dự đoán ở F 1 là A. 3/8 B. 1/16 C. 1/4 D. 1/8 Câu 18: Lai hai dòng bí thuần chủng quả tròn đươc F 1 toàn quả dẹt; F 2 gồm 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài. Sự di truyền hình dạng quả tuân theo quy luật di truyền nào? A. Tương tác bổ trợ B. Tương tác cộng gộp C. Trội không hoàn toàn D. Tương tác ác chế. Câu 19: Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau thu được con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. Hiện tượng trên được gọi là A. đột biến. B. thoái hóa giống. C. ưu thế lai. D. di truyền ngoài nhân. Câu 20: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình? A AaBbDd x AaBbDD. B AaBbdd x AabbDd. C AaBbDd x aabbDD. D AaBbDd x aabbdd. Câu 21: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền ? A. 0,5Aa : 0,5aa. B. 0,5AA : 0,5Aa. C. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. D. 0,5AA : 0,3Aa : 0,2aa. Câu 22: Cừu Đôly được tạo ra nhờ phương pháp A. lai khác loài. B. gây đột biến. C. chuyển gen. D. nhân bản vô tính Câu 23: Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục được quy định bởi một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Bố bị bệnh mù màu đỏ và lục; mẹ không biểu hiện bệnh. Họ có con trai đầu lòng bị bệnh mù màu đỏ và lục. Xác suất để họ sinh ra đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu đỏ và lục là A. 75%. B. 25% C. 12,5%. D. 50%. Câu 24: Trong quá trình tiến hóa, nếu giữa các quần thể cùng loài đã có sự phân hóa về vốn gen thì dạng cách li nào sau đây khi xuất hiện giữa các quần thể này sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới? A.Cách li tập tính B. Cách li địa lí C. Cách li sinh thái D. Cách li sinh sản Câu 25: Khi xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, người ta căn cứ vào A. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã. B. mối quan hệ về nơi ở của các loài sinh vật trong quần xã. C. vai trò của các loài sinh vật trong quần xã. D. mối quan hệ sinh sản giữa các loài sinh vật trong quần xã. Câu 26: Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò A. tạo ra các kiểu hình thích nghi. B. ngăn cản sự giao phối tự do, thúc đẩy sự phân hóa vốn gen trong quần thể gốc. C. tạo ra các kiểu gen thích nghi. D. sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi. Câu 27: Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là A. đột biến. B. giao phối không ngẫu nhiên. C. chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gen Câu 28: Sau khi tách ra từ tổ tiên chung, nhánh vượn người cổ đại đã phân hoá thành nhiều loài khác nhau, trong số đó có một nhánh tiến hoá hình thành chi Homo. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là A. Homo sapiens B. Homo erectus C. Homo neanderthalensis. D. Homo habilis Câu 29: Giới hạn sinh thái là: A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. Câu 30: Trong các kiểu phân bố cá thể trong tự nhiên, kiểu phân bố nào sau đây là kiểu phân bố phổ biến nhất của quần thể sinh vật? A. Phân bố nhiều tầng theo chiều thẳng đứng. B. Phân bố đều (đồng đều). C. Phân bố ngẫu nhiên. D. Phân bố theo nhóm. Câu 31: Trong chuỗi thức ăn sau: Cỏ > Thỏ > Cáo > Hổ > VSV. Trong đó Cáo được gọi là sinh vật bậc dinh dưỡng cấp A 3 B 4 C 1 D 2 Câu 32: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ: A.hội sinh B.hợp tác C.úc chế - cảm nhiễm D.cạnh tranh II. PHẦN RIÊNG (8 câu) Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó (phần A hoặc B) A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33: Ở loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 12, dự đoán số NST ở thể ba nhiễm là A.13. B 18. C 11. D 9. Câu 34: Sợi Cromatit có đường kính A. 700nm. B. 1400nm. C. 300nm. D. 1500nm Câu 35: Để giúp nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm từ một cây ban đầu có kiểu gen quý tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất và kiểu gen, người ta sử dụng: A. phương pháp lai xa và đa bội hóa B. công ngệ gen C. công nghệ tế bào D. phương pháp gây đột biến Câu 36: Theo Đacuyn nhân tố chính dẫn đến tạo ra các loài mới trong tự nhiên là A.chọn lọc tự nhiên . B. chọn lọc nhân tạo. C. biến dị cá thể. D. sự thay đổi của điều kiện sống . Câu 37: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên? A. Chọn lọc tự nhiên chống alen lặn s| loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay sau một thế hệ. B. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội. C. Chọn lọc tự nhiên chống alen trội có thể nhanh chóng loại alen trội ra khỏi quần thể. D. Chọn lọc tự nhiên chống alen lặn s| loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay cả khi ở trạng thái dị hợp. Câu 38: Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì A. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. B. khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực, cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn. C. quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng. D. quần thể không thể rơi vào trạng thái suy giảm và không bị diệt vong. Câu 39 : Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ A. cộng sinh B. hợp tác C. kí sinh - vật chủ D. hội sinh Câu 40: Bảo vệ đa dạng sinh học là A.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và nơi sống của các loài B.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và về loài C.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái D.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là A. ADN giraza B. ADN pôlimeraza C. hêlicaza D. ADN ligaza Câu 42: Theo quan niệm hiện nay, điều kiện ngoại cảnh có vai trò: A. Nhân tố làm phát sinh các biến dị không di truyền. B. Nhân tố chính của quá trình chọn lọc tự nhiên. C. Nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dần và liên tục. D. Vừa là các nhân tố làm phát sinh đột biến, vừa là môi trường của chọn lọc tự nhiên. Câu 43: Tác nhân nào sau đây không làm thay đổi tần số của các alen trong quần thể giao phối? A. Đột biến. B. Biến động di truyền. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các cơ chế cách li. Câu 44: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật: A. Các con voi sống trong vườn bách thú; B. Các cá thể voi ở rừng rậm châu phi. C. Các con chim nuôi trong vườn bách thú; D. Các cây có trên đồng cỏ. Câu 45. Để tạo ra các giống, chủng vi khuẩn có khả năng sản xuất trên qui mô công nghiệp các chế phẩm sinh học như: axit amin, vitamin, enzim, hoocmôn, kháng sinh , người ta sử dụng A. kĩ thuật di truyền. B. đột biến nhân tạo. C. chọn lọc cá thể. D. các phương pháp lai. Câu 46: Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh và mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt là A. vật kí sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thường giết chết con mồi. B. vật kí sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi. C. vật kí sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi. D. trong thiên nhiên, mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi không có vai trò đó. Câu 47: Một người phụ nữ có 45 NST trong đó có NST XO. Người đó bị hội chứng A. Siêu nữ B. Đao C. Claiphentơ. D. Tơcnơ . Câu 48: Năng lượng biến đổi theo hình thức nào khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề trong chuổi thức ăn? A.Tăng khoảng 30%. B. Biến đổi không đáng kể. C. Mất khoảng 30%. D. Mất khoảng 90%. ĐÁP ÁN Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 2 C 3 B 4 D 5 D 6 C 7 B 8 B 9 B 10 C 11 A 12 C 13 D 14 A 15 D 16 B 17 D 18 A 19 C 20 C 21 C 22 D 23 B 24 D 25 A 26 D 27 A 28 D 29 A 30 D 31 A 32 C 33 A 34 A 35 C 36 A 37 D 38 A 39 A 40 C 41 D 42 D 43 D 44 B 45 A 46 A 47 D 48 D . di truyền học 1 0,25 1 0,25 Bằng chứng tiến hóa - Cơ chế tiến hóa 1 0,25 1 0,25 2 0,50 Sinh thái học cá thể - Sinh thái học quần thể 1 0,25 1 0,25 Quần xã sinh vật - Hệ sinh thái, sinh quyển. di truyền học 1 0,25 1 0,25 Bằng chứng tiến hóa - Cơ chế tiến hóa 1 0,25 1 0,25 2 0,50 Sinh thái học cá thể - Sinh thái học quần thể 1 0,25 1 0,25 Quần xã sinh vật - Hệ sinh thái, sinh quyển. lập - Tự do - Hạnh phúc I. MỤC TIÊU RA ĐỀ 1. Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức về sinh học 12 cơ bản và nâng cao 2. Kỹ năng: Học sinh vận dụng kiến thức trên để làm bài: 3. Thái độ: Học sinh

Ngày đăng: 31/07/2015, 20:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan