1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề sinh học 12 - sưu tầm giới thiệu đề kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi thử đại học tham khảo (135)

4 78 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 96,5 KB

Nội dung

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG LẦN 3 Môn: Sinh học Đề gồm: 50 câu Thời gian làm bài: 60 phút 1. Trong công tác chọn giống cây trồng, phương pháp chọn lọc một lần được áp dụng trên đối tượng nào dưới đây? A. Cây giao phấn B. Cây tự thụ phấn C. Cây đa bội D. Cây được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo 2. Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 6.10 9 cặp Nu. Tế bào tinh trùng chứa số nuclêôtit là A. 6 ×10 9 cặp Nu B. 3 × 10 9 cặp Nu C. (6 × 2) × 10 9 cặp Nu D. 6 × 10 9 cặp Nu 3. Tần số tương đối của alen b ở quần thể I là 0,3; ở quần thể II là 0,35. Quần thể nào sẽ có nhiều thể đồng hợp tử hơn? Tần số của thể đồng hợp trội ở quần thể I và II lần lượt là A. Quần thể I. I: 0,09. II: 0,2275 B. Quần thể II. I: 0,56 . II: 0,455 C. Quần thể I. I: 0,49. II: 0,4225 D. Quần thể II. I: 0,09. II: 0,4225 4. Ở ruồi giấm gen A quy định tính trạng thân xám, a: thân đen; B: cánh dài; b: cánh cụt. Các gen cách nhau 18 centimogan(cM). Lai giữa ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài với thân đen, cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài F1 lai với ruồi đực chưa biết kiểu gen ở F2 thu được kết quả 25 thân xám, cánh cụt: 50% thân xám, cánh dài: 25% thân đen, cánh dài. Hãy cho biết kiểu gen của ruồi đực F1 đem lai? A. aB Ab B. ab AB C. ab Ab D. aB AB 5. Quá trình giao phối không có ý nghĩa nào dưới đây đối với tiến hoá? A. Làm phát tán các gen đột biến B. Trung hoà tính có hại của đột biến C. tạo ra các biến dị tổ hợp D. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp 6. Phép lai gữa 2 thể tứ bội BBbb x BBbb sẽ cho ở F1 cây có kiểu gen BBBb chiếm tỷ lệ: A. 2/9 B. 1/8 C. 4/36 D. 1/36 7. dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là: A. Pitêcantrôp B. Parapitec C. Đriôpitec D. Ôtralôpitec 8. dạng đột biến nào dưới đây của NST sẽ gây ra ít hậu quả nhất trên kiểu hình? A. lặp đoạn B. mất đoạn C. đảo đoạn D. thể khuyết nhiễm 9. Hai phép lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau trong những quy luật di truyền nào? A.Quy luật phân ly độc lập và liên kết gen B. Quy luật di truyền liên kết với giới tính gen trên X không có alen tương ứng trên Y C. Quy luật di truyền tương tác gen D. Quy luật di truyền tác động đa hiệu của gen 10.Nhân tố nào dưới đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hoá? A. biến dị tổ hợp B. Các đột biến trung tính C. đột biến gen D. đột biến 11. Hai cặp NST tương đồng mang các cặp alen được ký hiệu bằng các chữ cái và các số như sau cặp thứ nhất: a b c d e f cặp thứ hai: 1 2 3 4 5 6 a’ b ’ c’ d ’ e ’ f ’ 1 ’ 2’ 3’ 4’ 5 ’ 6 ’ Sau khi xảy ra đột biến trình tự của các alen trên các NST đã thay đổi như sau: Cặp thứ nhất: a b c d e f cặp thứ hai: 1 2 3 4 4 5 6 a’ e’b’ c’d’ f’ 1’2’ 3’ 4’ 5’ 6 ’ Hãy cho biết những cơ chế nào đã dẫn đến những thay đổi trên: A. cặp thứ nhất: hiện tượng chuyển đoạn trong phạn vi cặp NST tương đồng; cặp thứ hai:hiện tượng lặp đoạn B. cặp thứ nhất: hiện tượng hoán vị gen; cặp thứ hai: hiện tượng lặp đoạn C. cặp thứ nhất: hiện tượng hoán vị gen; cặp thứ hai: hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ D. cặp thứ nhất: hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ; cặp thứ hai: hiện tượng lặp đoạn 12. Câu bọ que có thân và các chi giống như cái que rất khó phân biệt với các cành cây khô, đặc điểm này của bọ que được gọi là: A. thích nghi sinh thái B. thích nghi kiểu hình C. thích nghi kiểu gen D. thích nghi thụ động 13. Cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST là các tác nhân gây đột biến trong ngoại cảnh đã ảnh hưởng tới sự không phân ly của cặp NST ở……….của quá trình phân bào A. kỳ đầu B. kỳ giữa C. kỳ sau D. kỳ cuối 14. đặc điểm nổi bật nhất của thực vật và thực vật trong đại trung sinh là gì? A. sự phát triển của thực vật hạt trần và bò sát B. động vật và thực vật chinh phục đất liền C. sự xuất hiện và phát triển của thực vật hạt kín,sâu bọ, thú và chim D. sự phát triển của thú thực vật, ếch nhái và bò sát 15. Giá trị thích nghi của một đột biến thay đổi khi A. thay đổi tổ hợp gen B. giao phối gần C. xảy ra đột biến mới D. giao phối ngẫu nhiên 16. Có loại đột biến gen thay thế cặp nuclêôtit nhưng không làm ảnh hưởng đến mạch pôlypép tit do gen đó chỉ huy tổng hợp vì A. liên quan tới 1 cặp nuclêôtit. B. đó là đột biến vô nghĩa không làm thay đổi bộ ba. C. đó là đột biến lặn. D. đó là đột biến trung tính. 17. Trong lịch sử tiến hoá, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lý hơn những sinh vật xuất hiện trước ngay cả khi trong điều kiện sống ổn định. Đặc tính này nói lên: A. Quá trình chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động trong lịch sử tiến hoá B. Sinh vật luôn luôn có khả năng thích ứng với điều kiện sống cụ thể C. đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh ngay cả khi điều kiện sống ổ định D . Tính hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi 18. Tác dụng gây đột biến của hoá chất cônsisin: A. ngăn cản sự phân chia của tế bào. B. ngăn cản sự phân chia của NST trong nguyên phân. C . ngăn cản sự hình thành thoi phân bào (thoi vô sắc). D. ngăn cản sự phân chia của NST trong giảm phân. 19. Do chênh lệch về thời kỳ sinh trưởng và phát triển nên một số quần thể thực vật ở bãi bồi sông Vôga không giao phối với các quần thể ở phía trong bờ sông, hiện tượng cách ly này được gọi là A. Cách ly địa lý B . Cách ly sinh thái C. Cách ly sinh sản D. Cách ly di truyền 20. Để cung cấp giống cho sản xuất người ta sử dụng phương pháp: A. Gây đột biến B. Lai giống C. phối hợp lai giống và gây đột biến D . Chọn lọc hàng loạt 21. Phát biểu nào dưới đây về hội chứng Đao là không đúng: A . Người mẹ mang đột biến thể đa nhiễm của NST giới tính B. Mẹ trên 35 tuổi dễ sinh con mắc hội chứng Đao C. Đây là một trường hợp đột biến thể ba nhiễm liên quan đến NST thường D. Người bệnh có biểu hiện điển hình: cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, lưỡi dài và dày, lông mi ngắn và thưa, chậm phát triển trí tuệ v.v. 22. Điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân ly độc lập là: A . Các cặp gen quy định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp NST khác nhau. B. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng C. Số lượng cá thể phải đủ lớnD. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn 23. Ở người gen M quy định mắt bình thường, gen m gây bệnh mù màu.Gen H quy định máu đông bình thường, gen h quy định bệnh máu khó đông. Cả hai gen trên đều nằm trên NST giới tính X. Một cặp vợ chồng bình thường nhưng họ lại có một cặp con trai vừa mù màu vừa mắc bệnh máu khó đông. Mẹ của người con này có kiểu gen như thế nào? A. X MH X mh B. X MH X Mh hoặc X MH X mH C. X MH X mh hoặc X Mh X mH D. X Mh X mH 24 Tính trạng do một hoặc vài gen quy định và ít chịu ảnh hưởng của môi trường là tính trạng A. chất lượng. B. số lượng. C. trội lặn không hoàn toàn. D. trội lặn hoàn toàn. 25. Trong các dấu hiệu của hiện tượng sống dưới đây,dấu hiệu nào không có ở vật thể vô cơ: A. trao đổi vật chất với môi trường B. sinh sản C. cảm ứng D. vận động 26. Ở ruồi giấm phân tử prôtêin quy định tính trạng đột biến mắt trắng kém gen bình thường mắt đỏ 1 axit amin và có 2 axit amin mới, các axit amin còn lại không có gì thay đổi. Gen mắt đỏ đã bị biến đổi như thế nào? A. Mất ba cặp nuclêôtít kế nhau mã hoá cho 1 axit amin B. Mất 2 cặp nuclêôtit của một bộ ba và 1 cặp nuclêôtít của mã bộ ba trước hoặc sau mã đó C . Mất ba cặp nuclêôtít ở ba mã bộ ba liên tiếp nhau, mỗi mã mất một cặp nuclêôtít D. Thêm một cặp nuclêôtít giữa 2 mã bộ ba 27. Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của các hợp chất … (C: cacbon; N: nitơ), dẫn tới hình thành hệ tương tác giữa các đại phân tử … (P: prôtêin và axit nuclêic; L: prôtêin-lipid) có khả năng ….(T: trao đổi chất và sinh sản; N: tự nhân đôi và tự đổi mới;S: tự sao chép) A. C;P;S B. N;L;T C . C;P;N D. C;P;T 28. Có 3 nòi ruồi giấm, trên NST số 3 có các gen phân bố theo trình tự sau: Nòi 1: ABCGFEDHI Nòi 2: ABHIFGCDE Nòi 3: ABCGFIHDE Biết rằng nòi này sinh ra nòi khác do 1 đột biến đảo đoạn NST. Hãy xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh các nòi trên A. 1 « 2 « 3 B. 1 « 3 « 2 C. 2 « 1 « 3 D. 3 « 1 « 2 29. Theo Đacuyn, nguyên nhân dẫn đến biến dị xác định là: A. Chọn lọc tự nhiên B. Chọn lọc nhân tạo C. Sinh sản . D. Tương tác giữa cơ thể với môi trường sống 30. khả năng đột biến gen xảy ra phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố: A . Đặc điểm cấu trúc của gen B. giai đoạn sinh lý tế bào C. Đặc điểm của loại tế bào xảy ra đột biến D. hậu quả của đột biến 31. Để có thể tạo ra một cành tứ bội trên cây lưỡng bội, hiện tượng nào đã xảy ra? A. Không phân li của toàn bộ bộ NST 2n trong nguyên phân của tế bào soma tạo ra tế bào 4n B. Không phân li của toàn bộ bộ NST 2n trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử C. Không phân li của toàn bộ bộ NST 2n trong giảm phân của tế bào sinh dục tạo giao từ 2n, qua thụ tinh tạo ra từ tứ bội D . Không phân li của toàn bộ bộ NST 2n trong nguyên phân của tế bào soma ở đỉnh sinh trưởng của cành cây. 32. Gen A có 90 vòng xoắn và có 20% Adenin bị đột biến mất 3 cặp nu loại A-T nằm trọn vẹn trong một bộ ba của mạch gốc. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là: A. A= T = 360, G = X = 537 C. A = T = 363. G = X = 540 B. A = T = 357, G = X = 540 D. A = T = 360, G = X = 543 33. Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh A. Trạng thái động của quần thể giao phối B . Trạng thái ổn định của tần số tương đối của các alen ở mỗi gen qua các thế hệ C. Vai trò của đột biến và chọn lọc lên sự biến động của tần số của các alen D. Cơ sở của quá trình tiến hóa trong điều kiện không có tác động của tác nhân đột biến và chọn lọc 34. Sự rối loạn phân ly của 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dục của cơ thể 2n có thể làm xuất hiện các loại giao tử: A. 2n ; n B n+1 ; n -1 C. 2n + 1 ; 2n - 1 D. 0, n, n+1, n-1 35. Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N 15 phóng xạ .Nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có N 14 thì sau 3 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N 15 : A. 1 B. 6 C. 8 D. 2 36. Đặc điểm không đúng của plasmit là: A. Có khả năng tái bản độc lập B. Nằm trên NST trong nhân tế bào C. Có thể bị đột biến D. Có mang gen quy định tính trạng 37. Sự tiến hoá của mỗi nhóm trong sinh giới đã diễn ra: A. Theo những con đường khác nhau và nhịp điệu không giống nhau B. Theo những con đường giống nhau và nhịp điệu giống nhau C. Theo những con giống đường nhau nhưng nhịp điệu khác nhau D. Theo những con đường khác nhau nhưng với nhịp điệu giống nhau 38. Thứ cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa có thể cho các loại giao tử nào? A. AA, Aa, aa B. 0, AAAA, Aaa, Aaa, aa, AA, Aa, A, a C. A, a D. 0, AAAA 39. Trong nông nghiệp yếu tố nào sẽ quyết định năng suất cụ thể của giống? A. Kiểu gen của giống B. Kết quả tác động của cả giống và kĩ thuật sản suất C. Kĩ thuật sản xuất D. Tuỳ điều kiện cụ thể mà giống hoặc kĩ thuật sản xuất đóng vai trò quyết định 40 Nguyên nhân dẫn đễn diễn thế sinh thái thường xuyên là: A. Môi trường biến đổi B. Tác động con người C. Sự cố bất thường D. thay đổi các nhân tố sinh thái 41. Phương pháp lai con cái giống trong nước với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội để dùng con lai làm sản phẩm gọi là phương pháp: A. Lai cải tiến giống B. Lai kinh tế C. Lai khác thứ D. Lai xa 42. Một người phụ nữ bình thường có cha mắc bệnh máu khó đông, kết hôn với 1 người bình thường, khả năng họ sinh con trai đầu lòng mắc bệnh sẽ là: A. 25% B. 50% C. 0% D. 75% 43. Phương pháp nào dưới đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng để taọ ưu thế lai? A. Lai khác thứ B. Lai xa C. Lai khác dòng D. Lai cải tiến giống 44. Ở cà chua gen A quy định thân cao; a: thân thấp; B: quả tròn; b: quả bầu dục. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Cho lai giữa 2 thứ cà chua thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản được F1 toàn cà chua thân cao, quả tròn. Cho F1 giao phấn ở F2 thu được kết quả như sau: 295 thân cao, quả tròn; 79 thân cao, quả bầu dục;81 thân thấp, quả tròn; 45 thân thấp, quả bầu dục. Hãy xác định kiểu gen của cà chua F1 với tần số hoán vị gen. Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử giống nhau. A. aB Ab . f = 40% B. aB Ab . f = 20% C. ab AB . f = 20% D. ab AB . f = 40% 45. Loại tế bào nào khi bị đột biến, không có khả năng truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản hữu tính? A. Tế bào sinh dưỡng B. Tế bào sinh dục C. Tế bào tiền phôi D. Tế bào mầm sinh dục 46. Ở người tính trạng nhóm máu M, N và MN do 2 alen M, N không át chế nhau quy định. Nhóm máu ABO do 3 alen I A , I B , I O quy định trong đó I A và I B không át chế nhau, nhưng át chế gen I O . Các gen nằm trên các cặp NST thường đồng dạng khác nhau. Có 3 đứa trẻ sơ sinh bị nhầm lẫn bố mẹ, chúng có nhóm máu như sau: trẻ X: O, MN; trẻ Y: B, M; trẻ Z: A, MN. Ba cặp bố mẹ có nhóm máu như sau: Cặp I: A, M và AB, N. Cặp II: A, MN và B, M. Cặp III: A, MN và A, MN. Đứa trẻ nào là con của cặp vợ chồng nào? A. Trẻ X con của II. Y con của III. Z con của I B. Trẻ X con của III. Y con của I. Z con của II C. Trẻ X con của III. Y con của II. Z con của I D. Trẻ X con của I. Y con của II. Z con của III 47. Ở 1 loại đậu, màu hoa đỏ do 2 gen B quy định, gen A át chế sự biểu hiện của gen B và cho kiểu hình hoa trắng. Gen a không có khả năng át chế và gen b cho hoa màu vàng. Lai giữa 2 cây đậu thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F1 toàn đậu trắng dị hợp tử. Cho F1 lai với 1 thứ hạt đậu khác ở F2 thu được kết quả 80 cây đậu hoa trắng, 60 cây đậu hoa đỏ và 20 cây đậu hoa vàng. Xác định kiểu gen của P và cây đem lai với đậu F1. Nếu cho F1 giao phấn thì ở kết quả lai sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính như thế nào? A. AAbb x aaBB. Aabb hoặc aaBb, 12 trắng : 3 đỏ : 1 vàng C. AABB x Aabb. Aabb. 9 trắng : 6 đỏ: 1 vàng B. AAbb x aaBB. aaBb. 12 trắng : 3 đỏ : 1 vàng D. AABB x aabb. Aabb hoặc aaBb, 9 trắng: 6 đỏ: 1 vàng 48. Trong phân loại học, người ta xếp người vào bộ, lớp, ngành nào? A. Bộ Linh trưởng. Lớp thú. Ngành dây sống B. Bộ Linh trưởng. Lớp thú. Ngành xương sống C. Bộ Linh trưởng. Lớp thú. Động vật bậc cao D. Bộ Linh trưởng. Lớp ăn tạp. Ngành xương sống 49. Trong tế bào của sinh vật có nhân chính thức, bào quan nào có các hạt ribôxom bám trên bề mặt của màng? A. Bộ máy Gôngi B. Trung thể C. Ti thể D. Lưới nội sinh chất 50.Một gen tổng hợp 1 phân tử prôtêin có 498 axit amin, trong gen có tỷ lệ A/G = 2/3. Nếu sau đột biến khối lượng gen không đổi, tỷ lệ A/G = 67,04%. Đây là đột biến: A. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X B. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T . C. Thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X. D. Thay thế 2 cặp G-X bằng 2 cặp A-T. 51. Gen A có vùng mã hóa dài 5100 angstron. Phân tử prôtêin hoàn chỉnh do gen đó quy định có 450 axit amin. Nhận định nào sau đây là sai ? A. Gen đó của một loài động vật B. Gen đó của một loài thực vật C. Gen đó của một loài vi sinh vật D. Gen đó có thể ở động vật hoặc thực vật 52. Khi cơ thể F1 chứa 3 cặp gen dị hợp giảm phân, thu được 8 loại giao tử với số lượng và thành phần gen như sau: ABD = 50, ABd = 200, aBD =50, aBd = 200, Abd =50, AbD =200, abd = 50, abD = 200. Kiểu gen của cơ thể F1 và tần số trao đổi chéo là: A. Aa.BD/bd. f = 20 B. Aa.Bd/bD. f = 20 C. Aa.Bd/bD. f = 10 D. Aa.bD/Bd. f = 20 52.Trong trường hợp trội hoàn toàn, kết quả phân tính 33: 3 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai: A. AAa x Aaa B. AAa x AAa C. Aaa x Aaa D. AAaa x Aaaa 53. Trường hợp nào di truyền được: A. Thường biến. B. Mức phản ứng. C. Biến đổi màu sắc của cá trong môi trường nước. D. Thấy chanh người tiết nước bọt. 54. Một cơ thể với kiểu gen AaBbDd sau 1 thời gian dài cho giao phối gần, sẽ xuất hiện bao nhiêu dòng thuần? A. 2 B. 4 C. 8 D. 16 55. Chiều dài của đoạn ADN quấn quanh khối cầu histon là A. 952 A 0 B. 496,4 A 0 C. 292 A 0 D. 146 A 0 56. Giống nhau giữa đột biến cấu trúc và đột biến số lượng nhiễm sắc thể là: A. Làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể B. Làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể C. Xảy ra trong nhân của tế bào sv nhân chuẩn D. Xảy ra ở mọi sinh vật 57. Dạng đột biến nào có thể làm cho 2 gen alen với nhau lại cùng nằm trên 1 NST? A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn tương hỗ. . ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG LẦN 3 Môn: Sinh học Đề gồm: 50 câu Thời gian làm bài: 60 phút 1. Trong công tác chọn giống. là đột biến: A. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X B. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T . C. Thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X. D. Thay thế 2 cặp G-X bằng 2 cặp A-T. 51. Gen A có vùng mã hóa dài. cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dục của cơ thể 2n có thể làm xuất hiện các loại giao tử: A. 2n ; n B n+1 ; n -1 C. 2n + 1 ; 2n - 1 D. 0, n, n+1, n-1 35. Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli

Ngày đăng: 31/07/2015, 20:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w