1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề sinh học 12 - sưu tầm giới thiệu đề kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi thử đại học tham khảo (60)

5 81 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 108,5 KB

Nội dung

ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013-2014 MÔN SINH HỌC– LỚP 12 (LUYỆN THI ĐẠI HỌC) Họ và tên:………………………… Lớp:………………………………. Câu 1. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là: A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền B. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin C. tất cả các loài đều dùng chùng một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ D. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin Câu 2. Trong quá trình tái bản ADN, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki). Sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzym nối. Enzym nối ở đây là enzym: A. helicaza B. ADN – gyraza C. ADN – ligaza D. ADN – polimeraza Câu 3. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là: A. nơi tiếp xúc với enzym ARN polimeraza B. mang thông tin quy định protein ức chế C. mang thông tin quy định enzym ARN polimeraza D. nơi liên kết với protein điều hoà Câu 4. Hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu sau đây nới về đột biến điểm: A. trong số các loại đột biến điểm thì đột biến thay thế một cặp nucleotit là ít gây hại nhất. B. đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen. C. trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại. D. đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tến hoá. Câu 5. Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là: A. mất đoạn, thêm một cặp nucleotit, lặp đoạn, đảo đoạn B. mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn C. mất một cặp nucleotit, thêm một cặp nucleotit, đảp đoạn và thay thế một cặp nucleotit D. mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và thay thế một cặp nucleotit Câu 6. Lai phân tích là phép lai: A. Giữa 2 cơ thể có tính trạng tương phản nhau. B. Giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản. C. Giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen. D. Giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương phản để kiểm tra kiểu gen. Câu 7. Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch? A. ♀AA x ♂aa và ♀AA x ♂aa B. ♀Aa x ♂aa và ♀ aa x ♂ AA C. ♀AABb x ♂aabb và ♀AABb x ♂aaBb D. ♀AABB x ♂aabb và ♀ aabb x ♂AABB Câu 8. Điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân li độc lập là: A. Bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai. B. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn. C. Số lượng cá thể phải đủ lớn. D. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau. Câu 9. Một tế bào có kiểu gen AB Dd ab khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại tinh trùng: A. 1 B. 2 C. 4 D. 8 Câu 10. Ở chim, bướm NST giới tính của cá thể đực thuộc dạng: A. Đồng giao tử. B. Dị giao tử. C. XO. D. XXY. Câu 11. Điểm khác nhau cơ bản nhất phân biệt đột biến và thường biến là: A. Đột biến phát sinh vô hướng, thường biến biến đổi theo một hướng xác định. B. Đột biến biến đổi đột ngột, gián đoạn về kiểu hình, thường biến biến đổi liên tục, đồng loạt. C. Đột biến có thể di truyền, thường biến không di truyền được cho thế hệ sau. D. Đột biến có ý nghĩa hơn thường biến đối với tiến hóa. Câu 12. Điều kiện để quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền là: I. Quần thể phải có kích thước lớn II. Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên III. Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau IV. Đột biến không xảy ra hay có xảy ra thì tần số đột biến thuận phải bằng tần số đột biến nghịch V. Quần thể phải được cách li với các quần thể khác VI. Diễn ra quá trình chọn lọc tự nhiên Trả lời: A. I, II, III, IV, VI B. II, III, IV, V, VI C. I, II, III, IV, V D. I, III, IV, V, VI Câu 12. Quần thể nào trong các quần thể nêu dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền? Quần thể Tần số kiểu gen AA Tần số kiểu gen Aa Tần số kiểu gen aa 1 1 0 0 2 0 1 0 3 0 0 1 4 0,2 0,5 0,3 Trả lời: A. Quần thể 1 và 2 B. Quần thể 3 và 4 C. Quần thể 2 và 4 D. Quần thể 1 và 3 Câu 13. Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy ở: A. Quần thể giao phối B. Quần thể tự phối C. Ở loài sinh sản sinh dưỡng D. Ở loài sinh sản hữu tính Câu 14. Trong một quần thể giao phối, nếu một gen có 3 alen a 1 , a 2 , a 3 thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra: A. 8 tổ hợp kiểu gen B. 4 tổ hợp kiểu gen C. 3 tổ hợp kiểu gen D. 6 tổ hợp kiểu gen Câu 15. Sơ đồ thể hiện quy trình tạo giống mơí bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước: I. Cho tự thụ phấn hoặc lai gần để tạo ra các giống thuần chủng II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn III. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến IV. Tạo dòng thuần chủng A. I → IV → II B. III → II → IV C. IV → III → II D. II → III → IV Câu 16. Để cải tạo giống heo Thuộc Nhiêu Định Tường, người ta dùng con đực giống Đại Bạch để lai cải tiến với con cái tốt nhất của giống địa phương. Nếu lấy hệ gen của đực Đại Bạch làm tiêu chuẩn thì ở thế hệ F 4 tỉ lệ gen của Đại Bạch trong quần thể là: A. 50%. B. 75%. C. 87,5%. D. 93,75%. Câu 17. Trong kỹ thuật cấy gen, những đối tượng nào sau đây được dùng làm thể truyền? A. Plasmit và vi khuẩn E.coli. B. Plasmit và thể thực khuẩn. C. Vi khuẩn E.coli và thể thực khuẩn. D. Plasmit, thể thực khuẩn và vi khuẩn E.coli. Câu 18. Restrictara và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây trong kỹ thuật cấy gen? A. Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào. B. Cắt, nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp. C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. D. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. Câu 19. Kỹ thuật cấy gen là kỹ thuật A. chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào nhận. B. chuyển một gen từ tế bào cho sang vi khuẩn E.coli. C. chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang plasmit. D. chuyển một đoạn AND từ tế bào cho sang tế bào nhận. Câu 20. Plasmit là những cấu trúc nằm trong tế bào chất của vi khuẩn có đặc điểm: A. có khả năng sinh sản nhanh. B. có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể. C. mang rất nhiều gen. D. dễ nuôi trong môi trường nhân tạo. Câu 21. Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật cấy gen? I. Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit. II. Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào. III. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. IV. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit. Tổ hợp trả lời đúng là: A. I, II, III, IV. B. I, III, IV, II. C. II, I, III, IV. D. II,I, IV, III. Câu 22. Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kỹ thuật di truyền? A. Tạo ra giống đậu tương có khả năng kháng thuốc diệt cỏ. B. Tạo vi khuẩn E.coli có khả năng sản xuất insulin trên qui mô công nghiệp. C. Tạo ra giống khoai tây có khả năng chống được một số chủng vi rut. D. Tạo ra nấm men có khả năng sinh trưởng mạnh để sản xuất sinh khối. Câu 23. Giống lúa MT 1 là giống lúa chín sớm, thấp và cứng cây, chịu chua đã được các nhà chọn giống tạo ra bằng cách A. lai khác thứ và chọn lọc. B. lai xa và đa bội hoá. C. gây đột biến trên giống lúa Mộc tuyền bằng tia gamma và chọn lọc. D. gây đột biến trên giống Mộc tuyền bằng hoá chất NMU. Câu 24. Một bệnh di truyền được ghi nhận qua sơ đồ phả hệ như sau: * 1 2 I 1 2 3 II 1 2 3 4 III 1 2 IV Cơ chế di truyền của gen gây bệnh là phương án nào trong các phương án sau: A. gen trội trên nhiễm sắc thể thường. B. gen lặn trên nhiễm sắc thể thường C. gen trội trên nhiễm sắc thể X D. gen lặn trên NST X không alen trên NST Y Câu 25. Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Một người phụ nữ mang gen máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông. Xác suất họ đẻ con gái đầu lòng bị bệnh máu khó đông là A. 12,5%. B. 25%. C. 50%. D. 100%. Câu 26. Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên là bệnh: A. Tiểu đường B. Đao C. Máu khó đông D. Hồng cầu hình liềm Câu 27. Dạng đột biến cấu trúc NST gây bệnh bạch cầu ác tính ở người là A. mất đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22. B. lặp đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22. C. đảo đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22. D. chuyển đoạn NST ở cặp NST số 21 hoặc 22. Câu 28. Bệnh teo cơ là do một đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X gây nên, không có alen tương ứng trên Y. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới. B. Bệnh chỉ xuất hiện ở nữ giới. C. Bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới. D. Bệnh xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới. Câu 29: Ở người, gen qui định dạng tóc do 2 alen A và a trên nhiễm sắc thể thường qui định ; bệnh máu khó đông do 2 alen M và m nằm trên nhiễm sắc thể X ở đoạn không tương đồng với Y.Gen qui định nhóm máu do 3alen : IA ; IB (đồng trội )và IO (lặn).Số kiểu gen và kiểu hình tối đa trong quần thể đối với 3 tính trạng trên : A. 90 kiểu gen và 16 kiểu hình B. 54 kiểu gen và 16 kiểu hình C. 90 kiểu gen và 12 kiểu hình D. 54 kiểu gen và 12 kiểu hình Câu 30. Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = l,5 cM, AC = 16,5 cM, BD = 2.0 cM, CD = 20 cM, BC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là A. A B C D. B. C A B D. C. B A C D. D. D B A C. Phát biều đúng về sự hình thành 2 phân tử ADN con trong quá trình nhân đôi ADN: A. Các mạch mới tổng hợp tới đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó → tạo thành phân tử ADN con. B. Các mạch đơn chỉ xoắn lại thành phân tử ADN con khi các mạch mới đã tổng hợp xong hoàn toàn. C. 2 mạch đơn mới được tổng hợp xoắn lại tạo thành 1 phân tử ADN con và 2 mạch của ADN mẹ xoắn lại tạo thành 1 phân tử ADN con. D. Sau khi tổng hợp xong 2 mạch mới thì các mạch cùng chiều sẽ liên kết với nhau để tạo thành phân tử ADN con. Câu 31. Trong quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza gắn vào A. vị trí đặc hiệu trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại đó. B. vùng điều hòa trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu. C. vùng điều hòa trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tạị vùng điều hòa. D. vị trí đặc hiệu trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại bộ ba mở đầu. Câu 32. Trong quá trình dịch mã, pôlyribôxôm có ý nghĩa gì? A. Giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. B. Giúp quá trình dịch mã diễn ra liên tục C. Giúp mARN không bị phân hủy. D.Giúp dịch mã được chính xác Câu 33. Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau: A. Gen điều hoà (R) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A. B. Vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A. C. Vùng vận hành (O) → vùng khởi động (P) → các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A. D. Gen điều hoà (R) → vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc. Câu 34. Thể đột biến là những cá thể mang A. ĐB làm biến đổi vật chất DT. B. ĐB đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. C. các biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của ngoại cảnh. D. ĐB lặn đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. Câu 35. Nếu các gen lặn đều là gen đột biến thì kiểu gen nào sau đây được gọi là thê đột biến? A. AaBbCcDd. B. AAbbCCDD. C. AaBBCcDd. D. AaBbCCDD Câu 36. Mức độ có hai hay có lợi của đột biến gen phụ thuộc vào A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen. B. điều kiện sống của sinh vật. C. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. D. tổ hợp gen và điều kiện môi trường. Câu 37. Đặc điểm biểu hiện của đột biến gen là A. riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, vô hướng. B. biến đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định. C. riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, có hướng. D. riêng lẻ, đột ngột, có lợi và vô hướng. Câu 38. Mỗi NST đơn chứa A. 1 phân tử ADN và các phân tử histon. B. 2 phân tử ADN và 1 phân tử histon. C. 1 phân tử ADN và 1 phân tử histon. D. 2 phân tử ADN và nhiều phân tử histon Câu 39. Trong giảm phân, một cặp NST nào đó không phân li sẽ tạo ra A. giao tử 2n. B. giao tử thừa hoặc thiếu 1 NST. C. thừa 1 hoặc một số NST. D. thiều 1 hoặc một số NST. Câu 40. Cho các thể đột biến có kí hiệu như sau : Ung thư máu ở người (1) ; Máu khó đông ở người (2) ; Hồng cầu lưỡi liềm ở người (3) ; Hội chứng Tơcnơ (4) ; Bạch tạng ở người (5) ; Thể mắt dẹt ở ruồi giấm (6) ; Hội chứng Đao (7) ; Hội chứng Claiphentơ (8) ; Mù màu ở người (9) ; Dính ngón tay thứ 2 và 3 ở người (10). Các thể đột biến gen gồm: A. (1), (6). B. (1), (6), (10). C. (2), (3), (5), (9) và (10). D. (4), (7) và (8). Câu 41. Xét 1cặp gen trên mỗi cặp NST tương đồng của loài có 2n = 8. Một cá thể có kiểu gen AAaBBDdEEe Bộ NST của cá thể này gọi là A. thể ba nhiễm. B. thể tam bội. C. thể tam bội kép. D. thể ba nhiễm kép Câu 42. Phép lai giữa 2 cá thể thuần chủng có kiểu gen hoàn toàn khác nhau đã cho F 1 đồng loạt tính trạng của một trong cá thể bố, mẹ. Khi cho F 1 tạp giao thì tỉ lệ phân li kiểu hình nào sau đây có thể kết luận tính trạng này tuân theo quy luật phân li? A. 1 : 1. B. 3 : 1. C. 9 : 7. D. 1 : 1 : 1 : 1. Câu 43. Một loài thực vật, nếu có cả hai gen A và B trong cùng kiểu gen cho màu hoa đỏ, còn nếu thiếu cả 2 alen trội A và B sẽ cho hoa màu trắng và các kiểu gen khác đều cho hoa màu vàng. Cho tự thụ phấn cá thể dị hợp 2 cặp gen, kết quả ở F 2 như thế nào? A. 9 đỏ : 4 vàng : 3 trắng. B. 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng. C. 9 đỏ : 1 vàng : 6 trắng. D. 9 đỏ : 6 vàng : 1 trắng. Câu 44. Muốn xác định được mức phản ứng của một kiểu gen ta cần tạo ra các cá thể sinh vật A. có kiểu hình giống nhau. B. có cùng một kiểu gen. C. đa dạng về kiểu gen. D. đa dạng về kiểu hình. Câu 45. Một quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ có tỉ lệ dị hợp tử chiếm 5%. Tỉ lệ đồng hợp tử ở thế hệ ban đầu theo lý thuyết là A. 95%. B. 5%. C. 60%. D. 40%. Câu 46. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần nhằm mục đích gì? A. Tạo dòng thuần mang các đặc tính mong muốn. B. Tạo ưu thế lai so với thế hệ bố mẹ. C. Tổng hợp các đặc điểm quý từ các dòng bố mẹ. D. Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống. Câu 47. Quy trình lai TB sinh dưỡng (xôma) : A. dung hợp các TB trần khác loài à loại bỏ thành TB àtạo cây lai. B. dung hợp các TB trần khác loài à tạo cây laià loại bỏ thành TB của cây lai. C. loại bỏ thành TB xôma à dung hợp các TB trần khác loàià tạo cây lai. D. cho lai 2 loài bố, mẹ à loại bỏ thành TB của cây con à nhân giống vô tính bằng TB xôma tạo cây lai. Câu 48. Yếu tố được di truyền nguyên vẹn từ bố hoặc mẹ sang con: A. alen B. kiểu hình C. kiểu gen D. tính trạng Câu 49: Ở một loài thực vật: A- cây cao, a- cây thấp; B- hoa kép, b- hoa đơn; DD- hoa đỏ, Dd- hoa hồng, dd- hoa trắng. Cho giao phấn 2 cây bố mẹ, F 1 thu được tỷ lệ phân ly kiểu hình là 6: 6: 3: 3: 3: 3: 2: 2: 1: 1: 1: 1. Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai trên là: A. AaBbDd x aaBbDd hoặc AaBbDd x aaBbdd. B. AaBbDd x aaBbDd. C. AaBbDd x AabbDd hoặc AabbDd x aaBbDd. D. AaBbDd x AabbDd hoặc AaBbDd x aaBbDd. Câu 50: Trong số các xu hướng sau: (1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ. (5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần. (2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ. (6) Đa dạng về kiểu gen. (3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ. (7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện. (4) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ. Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần là A. (2); (3); (5); (6). B. (1); (4); (6); (7). C. (2); (3); (5); (7). D. (1); (3); (5); (7). Câu 51: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen Ab aB đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số là 32%. Tính theo lý thuyết, cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b là A. 640. B. 820. C. 360. D. 180. Câu 52: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người: 1. Bệnh pheninketo niệu. 5. Bệnh mù màu. 9. Hội chứng Siêu nữ. 2. Bệnh ung thư máu. 6. Hội chứng Tơcnơ. 10. Bệnh máu khó đông. 3. Tật có túm lông ở vành tai. 7. Hội chứng Đao. 4. Bệnh bạch tạng. 8. Hội chứng Claiphentơ. Bệnh, tật và hội chứng di truyền do đột biến gen lặn trên NST thường quy định là A. 6, 7, 8, 9. B. 2, 4, 5. C. 3, 5, 10. D. 1, 4. Câu 53: Cho cặp P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau. Tiếp tục tự thụ phấn các cây F 1 với nhau, thu được F 2 có 75 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lí thuyết, hãy cho biết số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F 2 là bao nhiêu? A. 300 cây. B. 150 cây. C. 450 cây. D. 600 cây. . ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 201 3-2 014 MÔN SINH HỌC– LỚP 12 (LUYỆN THI ĐẠI HỌC) Họ và tên:………………………… Lớp:………………………………. Câu 1. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là: A. tất cả các loài đều dùng. hình C. kiểu gen D. tính trạng Câu 49: Ở một loài thực vật: A- cây cao, a- cây thấp; B- hoa kép, b- hoa đơn; DD- hoa đỏ, Dd- hoa hồng, dd- hoa trắng. Cho giao phấn 2 cây bố mẹ, F 1 thu được tỷ. đúng? A. Bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới. B. Bệnh chỉ xuất hiện ở nữ giới. C. Bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới. D. Bệnh xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới. Câu 29: Ở người, gen qui

Ngày đăng: 31/07/2015, 20:25

w