Đề sinh học 12 - sưu tầm giới thiệu đề kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi thử đại học tham khảo (1)

7 185 0
Đề sinh học 12 - sưu tầm giới thiệu đề kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi thử đại học tham khảo (1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC (2012 – 2013) – môn sinh (đề tham khảo) 1. Ý nghĩa về mặt thực tiễn của định luật Hacđi - Vanbec là A. Giải thích được sự tiến hóa nhỏ diễn ra ngay trong lòng quần thể. B. Giải thích tính ổn định trong thời gian dài của các quần thể trong tự nhiên. C. Từ cấu trúc di truyền của quần thể ta xác định được tần số tương đối của các alen. D. Góp phần trong công tác chọn giống là tăng suất vật nuôi và cây trồng. 2. Bố và mẹ đều là dị hợp tử (Aa xAa). Xác suất để có được đúng 3 người con có kiểu hình trội trong một gia đình có 4 người con là A. . B. . C. . D. . 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên ? A. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài. B. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. C. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể. D. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sống sót, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. 4. Trong kĩ thuật chuyển gen, để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp, các nhà khoa học thường phải chọn thể truyền A. Có khả năng gắn vào hệ gen của tế bào D. Có nhiều bản sao trong một tế bào. B. Có gen đánh dấu vì dễ nhận biết được sản phẩm của gen C. Có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào 5. Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau : (1) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. (2) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. (3) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (4) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là : A. (3) và (4). B. (1) và (2). C. (2) và (3). D. (1) và (4). 6. Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền tế bào chất ? A. Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng. B. Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. C. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau. D. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ. 7. Xét một locus gồm 2 alen(A và a). Tần số alen a ở thế hệ xuất phát = 35%. Qua mỗi thế hệ, đột biến làm cho a chuyển thành A với tần số 10%. Sau 3 thế hệ thì tần số A của quần thể bằng A. 74,5% B. 78,51% C. 75,5% D. 76,51% 8. Đặc điểm nào sau đây không phải của quần xã ? A. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. B. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh). C. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh). D. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. NGUYỄN THỊ QUỲNH TRÂM – NĂM HỌC 2012 - 2013 Page 1 9. Ở người, xét 4 gen: gen thứ nhất và gen thứ hai mỗi gen có 3 alen, gen thứ ba và gen thứ tư có 2 alen. Gen thứ nhất và gen thứ ba nằm trên NST thường, gen thứ hai nằm trên NST X (không có alen trên Y), gen thứ tư nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y. Các gen trên X liên kết hoàn toàn với nhau. Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các lôcut trên trong quần thể người là A. 1024 B. 1701 C. 693 D. 567 10. Theo quan điểm thuyết tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể. C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen. D. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể. 11. Giả sử trong một gen có một bazơ xitozin trở thành dạng hiếm (X*) thì sau 4 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu gen bình thường ? A. 12. B. 13. C. 8. D. 7. 12. Ở người bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là do đột biến gen lặn trên NST X không có đoạn tương ứng trên Y. Nếu bố bình thường; mẹ bình thường có kiểu gen X Ab X aB sinh con mắc cả hai bệnh trên thì giải thích nào sau đây là hợp lý nhất ? A. Trong quá trình giảm phân của người bố xuất hiện đột biến cặp NSTgiới tính không phân li. B. Quá trình giảm phân của cả bố, mẹ bình thường và có xảy ra hoán vị gen. C. Chỉ xuất hiện ở con trai do trong giảm phân của mẹ có xảy ra hoán vị gen. D. Quá trình giảm phân của mẹ bị đột biến. 13. Các biện pháp góp phần bảo vệ môi trường là : (1) Trồng cây các vùng đồi trọc (2) Vận động đồng bào sống trong định canh, định cư. (3) Bảo vệ đa dạng vốn gen trong hệ sinh thái nông nghiệp. (4) Trồng sắn ở các vùng đồi núi vừa để tăng thu nhập vừa bảo vệ chống xói mòn đất (5) Lọc nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. (6) Tăng cường sử dụng các loại thuốc trừ sâu để loại trừ các loại sâu hại mùa màng. Tổ hợp đáp án đúng là : A. 1, 2, 3, 4 và 5 C. 1, 2, 3, và 5 B. 1, 3, 4, và 6 D. 1, 2, 3, 5 và 6 14. Nhận xét nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ? A. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’- 5’. B. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’ 3’. C. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’  3’ là liên tục còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’  5’ là không liên tục. D. Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 5’  3’. 15. Nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định là : A. Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, di nhập gen B. Chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên C. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên D. Di nhập gen, đột biến, các yếu tố ngẫu nhiên. 16. Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau : 1 2 3 5 Nam, nữ bình thường 6 7 8 9 Nam nữ bệnh M NGUYỄN THỊ QUỲNH TRÂM – NĂM HỌC 2012 - 2013 Page 2 10 11 Xác suất để người 11 có vợ bình thường sinh con bệnh là bao nhiêu ? Biết rằng trong quần thể người bình thường tỉ lệ người mạng gen tiềm ẩn chiếm 60% A. 0,05. B. 0,17. C. 0,075. D. 0,1. 17. Ở một loài thực vật, alen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen quy định hạt tròn; alen quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với alen quy định hạt chín muộn. Cho cây có kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn đời con thu được 3600 cây, trong đó có 144 cây có kiểu hình hạt tròn, chín muộn. Biết rằng không có đột biến, hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, số cây ở đời con có kiểu hình hạt dài, chín sớm khi tự thụ cho cây chín muộn là bao nhiêu ? A. 684 B. 1368 C. 1868 D. 936 18. Hai loài sinh học (lòai giao phối) thân thuộc thì : A. Giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên. B. Cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên. C. Hoàn toàn khác nhau về hình thái. D. Hoàn toàn biệt lập về khu phân bố. 19. Các nội dung chủ yếu của phương pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp là (1) Chọn lọc các đột biến tốt phù hợp với yêu cầu (2) Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau (3) Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần các dòng có tổ hợp gen mong muô{ để tạo ra giống thuần chủng (4) Sử dụng các tác nhân đột biến để gây biến dị có di truyền lên các giống (5) Lai các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau và chọn lọc những tổ hợp gen mong muốn Phương án đúng theo thứ tự là : A. 4  1  2  3 C. 2  5  3 B. 4  1 3 D. 2  1  5  3 20. Hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn xảy ra khi : A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng đang xét nằm gần nhau trên cùng một nhiễm sắc thể. B. Các tính trạng đang xét do các gen luôn luôn biểu hiện cùng với nhau trong các thế hệ lai. C. Không có sự tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì đầu của giảm phân 1. D. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng đang xét nằm trên cùng một nhiễm sắc thể. 21. Năng lượng chiếu xuống khu rừng là : 10 7 kcal/m 2 / ngày. Hiệu suất quang hợp ở cây rừng là 2,5%. Năng lượng mất đi do hô hấp và bài tiết ở sinh vật sản xuất là 90%, ở sinh vật tiêu thụ 1 và sinh vật tiêu thụ 2 cùng có tỉ lệ 10%. Sinh vật sản xuất sử dụng được 1% năng lượng cung cấp từ môi trường, sinh vật tiêu thụ 1 và sinh vật tiêu thụ 2 sử dụng 10% năng lượng cung cấp từ môi trường. Hỏi năng lượng thực tế ở bậc dinh dưỡng 2 và 3 lần lượt là bao nhiêu ? A. 2,25kcal và 0,2025 kcal C. 22,5 kcal và 2,025 kcal B. 2,25 kcal và 0,225 kcal D. 22,5 kcal và 0,2025 kcal 22. Cho 3 dòng ngô thuần chủng với các kiểu gen như sau: dòng 1 có kiểu gen aaBBCC; dòng 2 có kiểu gen AAbbCC; dòng 3 có kiểu gen AABBcc. Để tạo ra dòng thuần chủng có kiểu gen aabbcc đem lại giá trị kinh tế một cánh nhanh nhất người ta cần tiến hành lai như thế nào ? A. Cho dòng 2 lai với dòng 3 được F1, cho F1 tự thụ phấn tạo F2, chọn các cây có kiểu hình aabbCC, cho cây có kiểu hình aabbCC lai với dòng 1 (aaBBCC) được F3, cho F3 tự thụ phấn, chọn lọc dòng có kiểu gen aabbcc. B. Cho dòng 2 và dòng 3 lai với nhau được F1, cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình AAbbcc, cho cây có kiểu hình AAbbcc lai với dòng 1 (aaBBCC) được F3, cho F3 tự thụ phấn, chọn lọc dòng có kiểu gen aabbcc. C. Cho dòng 1 lai với dòng 3, được F1, cho F1 tự thụ phấn tạo F2, chọn các cây có kiểu hình aaBBcc lai với dòng 2 (AAbbCC) được F3, cho F3 tự thụ phấn, chọn lọc dòng có kiểu gen aabbcc. NGUYỄN THỊ QUỲNH TRÂM – NĂM HỌC 2012 - 2013 Page 3 D. Cho các dòng 1, 2 và 3 tạp giao với nhau được F1, chọn lọc các cây có kiểu hình A – B – C, cho các cây có này tự thụ phấn được F2, chọn các cây có kiểu gen aabbcc. 23. Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc một loài được kí hiệu bằng các chữ cái như sau : (1): BGHCDEIA. (2): ABGEDCHI (3): BGHEDCIA (4): BGEDCHIA Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ nòi trước đó. Trình tự xuất hiện các nòi là : A. 4→1→2→3 C. 1→2→3→4 B. 2→4→3→1 D. 2→4→1→3 24. Cho 2 cá thể có kiểu hình khác nhau giao phối; F 1 thu được tiếp tục ngẫu phối đến F 4 thu được 180 cây hoa trắng và 140 cây hoa đỏ. Biết tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng, gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Tỉ lệ cây đồng hợp ở F 4 là : A. 25%. B. 6,25%. C. 50%. D. 62,5%. 25. Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa trắng thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp lặn (P), thu được F 1 gồm toàn cây hoa trắng. Tiếp tục cho cây hoa trắng F 1 giao phấn trở lại với cây hoa đỏ (P), thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa trắng : 2 cây hoa đỏ : 1 hoa vàng. Cho biết không có đột biến xảy ra, sự hình thành màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có thể kết luận màu sắc hoa của loài trên do A. Hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung quy định. B. Một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. C. Một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn. D. Hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu át chế quy định. 26. Sự phân tầng trong rừng mưa nhiệt đới theo thứ tự từ thấp đến cao là : (1) Tầng cây cây nhỏ dưới cùng (3) Tầng tán rừng (2) Tầng vượt tán (4) Tầng cây gỗ dưới tán Thứ tự đúng là : A. 2  4  1  3 C. 1  4  2  3 B. 1  4  3  2 D. 2  4  3  1 27. Sự hình thành loài mới theo quan niệm của Đac uyn là A. loài mới được hình thành nhanh chóng do tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng từ một gốc chung. B. loài mới được hình thành nhanh chóng do tác động trực tiếp của ngoại cảnh. C. loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng từ một gốc chung. D. loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian thông qua việc tích luỹ các biến đổi nhỏ trong một thời gian dài tương ứng với sự thay đổi ngoại cảnh và vai trò của chọn lọc tự nhiên. 28. Khi đánh cá, nếu mẻ lưới chủ yếu là cá con, cá lớn rất ít, ta nên A. Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng, do vậy năng suất đánh bắt cá bị giảm. B. Giảm hoạt động đánh bắt cá, nếu không quần thể cá sẽ bị suy kiệt. C. Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng, do vậy phải tăng cường đánh bắt cá. D. Cần phải giữ nguyên mức độ đánh bắt cá để khôi phục lại đàn cá. 29. Lừa đực giao phối với ngựa cái sinh ra con la có khả năng sinh trưởng nhưng bất thụ. Kết luận nào sau đây là không đúng ? A. Con la mang đặc tính của cả lừa và ngựa. C. Lừa và ngựa không bị cách li cơ học. B. Con la là một loài mới của tiến hoá. D. La là sản phẩm của lai xa. 30. Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ : A. Hội sinh B. Hổ trợ C. Cộng sinh D. Ký sinh – vật chủ. 31. Trong kỹ thuật cấy gen, người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác là vì : A. Nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận. B. Nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra được sản phẩm trong tế bào nhận. NGUYỄN THỊ QUỲNH TRÂM – NĂM HỌC 2012 - 2013 Page 4 C. Nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên và phân ly đồng đều về các tế bào con khi tế bào phân chia. D. Nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không chui vào được tế bào nhận. 32. Cơ chế điều hoà đối với Operon Lăc ở E.coli dựa vào tương tác của các yếu tố nào ? A. Dựa vào tương tác của protein ức chế đối với vùng vận hành. B. Dựa vào tương tác của protein ức chế đối với vùng khởi động. C. Dựa vào tương tác của protein ức chế đối với sự thay đổi điều kiện môi trường D. Dựa vào tương tác của protein ức chế đối với nhóm gen cấu trúc 33. Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh A. Sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thuỷ. B. Có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ. C. Trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơn giản thành các đại phân tử hữu cơ phức tạp. D. Trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ, chất hoá học đã được tạo thành từ các chất vô cơ theo con đường hoá học. 34. Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội có 2n = 22, cặp NST giới tính là XY (số 11). Cặp NST số 1 có một cặp gen dị hợp, các cặp gen còn lại là đồng hợp, cặp NST số 2 đến cặp NST số 6 chứa các cặp gen dị hợp, các cặp NST còn lại chứa các cặp gen đồng hợp. Khi thực hiện giảm phân, cặp NST số 1 và 3 trao đổi chéo tại 2 điểm không đồng thời, cặp NST số 4 trao đổi chéo kép, cặp NST số 5 và số 6 trao đổi chéo tại một điểm. Xác định số loại giao tử tối đa được hình thành ? A. 3072 B. 6144 C. 18432 D. 9216 35. Nhận xét nào sau đây là không đúng ? (1) Loài có giới hạn sinh thái về nhiều nhân tố rộng thì ổ sinh thái rộng. (2) Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó mà không bao giờ có ở quần xã khác. (3) Diễn thế sinh thái chỉ là sự biến đổi của quần xã sinh vật. (4) Loài ưu thế có vai trò quyết định chiều hướng phát triển của quần xã. (5) Số lượng cá thể của quần xã thể hiện kích thước của quần xã. (6) Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào thì các cá thể trong quần thể tăng cường hổ trợ lẫn nhau. Tổ hợp đáp án đúng là : A. 1, 2, 4 và 6 B. 1, 4, và 5 C. 2, 3 và 6 D. 3, 4, 5 và 6 36. Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là A. Sự tích luỹ ôxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú. B. Sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn. C. Sự phát triển cực thịnh của bò sát. D. Phát sinh thực vật và các ngành động vật. 37. Một tế bào sinh giao tử ở cơ thể đực có kiểu gen AABb , trong quá trình giảm phân cặp NST chứa cặp gen D,d không phân ly ở kỳ sau I, biết rằng không có trao đổi chéo xảy ra ở kỳ đầu I. Giao tử có thể được tạo ra là : A. AB và Ab hoặc Ab và AB C. AB và Ab hoặc AB và Ab B. AB ; Ab , AB , Ab. D. AB và Ab hoặc AB và Ab . 38. Đặc điểm di truyền của gen trên NST Y không có alen trên X là : A. Gen trên Y không có alen trên X di truyền chéo. B. Gen trên NST Y nếu là gen trội thì ở đời con 50% mang tính trạng trội của gen đang xét. C. Gen trên Y không có alen trên X chỉ biểu hiện ở giới đực. D. Gen trên NST Y nếu là gen lặn thì ở đời con 25% mang tính trạng lặn của gen đang xét. 39. Trong sự tồn tại của quần xã, khống chế sinh học có vai trò A. Điều hòa nơi ở của các quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã. B. Điều hòa mật độ các quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã. C. Điều hòa các nhóm tuổi trong quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã. D. Điều hòa tỉ lệ đực cái ở các quần thể, đảm bảo cân băng quần xã. NGUYỄN THỊ QUỲNH TRÂM – NĂM HỌC 2012 - 2013 Page 5 40. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbccDdEe × AaBbccDdEe cho đời con có kiểu gen mang 5 alen lặn chiếm tỉ lệ : A. 7/32 B. 3/32 C. 18/32 D. 9/32 41. Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò A. Phân hoá khả năng sống sót và sinh sản ưu thế của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. Sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể. C. Tạo ra các tổ hợp gen thích nghi và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi. D. Làm tăng sức sống và khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu hình thích nghi. 42. Alen B có phân tử lượng bằng 594.10 3 đvC và có 2582 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm làm alen B biến đổi thành alen b, số liên kết hiđrô của gen đột biến bằng 2585. Khi cặp gen Bb đồng thời nhân đôi thì số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào cần cung cấp : A. A=T= 327; G=X=1507 C. A=T= 326; G=X=1507 B. A=T= 326; G=X=1506 D. A=T= 327; G=X=1506 43. Ở một loài thực vật: alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Một phép lai giữa cây thuần chủng quả đỏ với cây quả vàng thu được F1, xử lí côxisin các cây F1, sau đó cho 2 cây F1 giao phối với nhau thu được F2 có 3034 cây quả đỏ : 1001 cây quả vàng. Kiểu gen của các cây F1 là A. Aa x Aa. C. AAaa x Aa hoặc Aa x Aaaa hoặc Aa xAa B. AAaa x AAaa hoặc Aa x Aa. D. Aaaa x Aaaa. 44. Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng được F 1 . Cho F 1 tiếp tục giao phối với nhau được F 2 có tỉ lệ 3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trắng toàn cá cái. Kiểu gen của thế hệ xuất phát như thế nào ? A. X♀ a Y × X♂ A X A . B. X♀ A X A × X♂ a Y. C. AA♀ : aa.♂ D. X♂ A X a × X♀ A Y. 45. Trong cấu trúc phân tử của NST sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc của nhiễm sắc thể có đường kính A. 30 nm. B. 300nm. C. 11nm. D.110 A 0 . 46. Trong quần thể người có một số thể đột biến sau : 1 - Ung thư máu; 2 - Hồng cầu hình liềm; 3 - Bạch tạng; 4 - Hội chứng Claiphentơ; 5 - Dính ngón tay số 2 và 3; 6 - Máu khó đông; 7 - Hội chứng Tơcnơ; 8 - Hội chứng Đao; 9 - Mù màu. Những thể đột biến nào là đột biến gen ? A. 1, 2, 4 và 5. B. 1, 3, 7 và 9. C. 1, 4, 7 và 8. D. 2, 3, 5, 6 và 9. 47. Trong mối quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ cạnh tranh là A. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông; một loài có lợi. B. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó. C. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau. D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít; một loài có lợi. 48. Có một số phân tử ADN thực hiện nhân đôi 5 lần tạo ra các ADN con, trong đó có các ADN con còn mang mạch của ADN ban đầu chiếm 6,25% tổng số các ADN tạo ra. Như vây ban đầu có baon nhiêu phân tử ADN tham gia vào quá trình nhân đôi ? A. 4 B. 5 C. 3 D. 7 49. Phát biểu nào dưới đây là không đúng ? A. Điều kiện sống của một loài thay đổi, một cơ quan nào đó sẽ mất dần chức năng ban đầu , tiêu giảm dần và chỉ để lại một vài vết tích ở vị trí xưa kia của chúng tạo nên cơ quan thoái hoá. B. Trường hợp một cơ quan thoái hoá lại phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó gọi là hiện tượng lại tổ. C. Cơ quan thoái hoá là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trường thành. D. Hiện tượng tương đồng và tương tự là hai hiện tượng hoàn toàn trái ngược nhau , không bao giờ tìm thấy những sự trùng hợp giữa hai hiện tượng 50. Kết quả lai thuận và nghịch ở F 1 và F 2 không giống nhau và tỉ lệ kiểu hình phân bố đồng đều ở hai giới tính thì rút ra nhận xét gì ? NGUYỄN THỊ QUỲNH TRÂM – NĂM HỌC 2012 - 2013 Page 6 A. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên NST giới tính Y, không có alen tương ứng trên X. B. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm ở tế bào chất. C. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên NST thường. D. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. HẾT NGUYỄN THỊ QUỲNH TRÂM – NĂM HỌC 2012 - 2013 Page 7 . ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC (2 012 – 2013) – môn sinh (đề tham khảo) 1. Ý nghĩa về mặt thực tiễn của định luật Hacđi - Vanbec là A. Giải thích được sự tiến hóa. máu; 2 - Hồng cầu hình liềm; 3 - Bạch tạng; 4 - Hội chứng Claiphentơ; 5 - Dính ngón tay số 2 và 3; 6 - Máu khó đông; 7 - Hội chứng Tơcnơ; 8 - Hội chứng Đao; 9 - Mù màu. Những thể đột biến nào. tiết ở sinh vật sản xuất là 90%, ở sinh vật tiêu thụ 1 và sinh vật tiêu thụ 2 cùng có tỉ lệ 10%. Sinh vật sản xuất sử dụng được 1% năng lượng cung cấp từ môi trường, sinh vật tiêu thụ 1 và sinh

Ngày đăng: 31/07/2015, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan