Đề số 2 Mã đề 003 1) Người ta thường tìm cách nâng cao hệ số công suấg đọan mạch điện xoay chiều để A. làm giảm lượng điện tiêu thụ cho mạch. B. làm tăng công suất nguồn cung cấp cho mạch. C. mạch sử dụng phần lớn công suất do nguồn cung cấp. D. độ lệch pha điện áp với dòng điện qua mạch tăng. 2) Dòng điện có dạng I = cos100πt (A) chạy qua cuộn dây có điện trở thuần 10 Ω và hệ số tự cảm L. Công suất tiêu thụ trên cuộn dây là A. 10 W B. 9 W C. 5 W D. 7 W 3) Độ hụt khối của hạt nhân là hiệu số của A. khối lượng hạt nhân trước phản ứng với khối lượng hạt nhân tạo thành sau phản ứng. B. khối lượng hạt nhân với tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó. C. khối lượng hạt nhân phóng xạ với tổng khối lượng hạt nhân con và khối lượng hạt phóng xạ. D. tổng khối lượng của các electron tạo thành hạt nhân đó với khối lượng hạt nhân đó. 4) Quá trình phóng xạ hạt nhân là quá trình A. tỏa năng lượng. B. không thu, không tỏa năng lượng C. thu năng lượng D. vừa thu, vừa tỏa năng lượng 5) Khi thực hiện giao thao Y-âng với ánh sáng đơn sắc trong không khí, tại điểm M trên màn ta có vân sáng bậc 3. Khi đưa thí nghiệm trên vào trong nước có chiết suất n = 4 3 thì tại M A. sẽ không có vân sáng hoặc tối B. ta có vân tối bậc 3 C. ta có vân sáng bậc 4 D. ta có vân tối bậc 4 6) Dòng điện xoay chiều ba pha A. được tạo ra từ ba suất điện động cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch pha nhau góc 120 0 . B. là hệ thống gồm 3 dòng điện xoay chiều cùng biên độ nhưng lệch nhau về pha một góc bằng 120 0 . C. là một hệ thống gồm ba dòng điện xoay chiều cùng biên độ nhưng lệch nhau 1 3 chu kì. D. được tạo ra từ ba máy phát điện xoay chiều 1 pha. 7) Đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh gồm một điện trở R > 50 Ω, một cuộn thuần cảm kháng Z L = 30 Ω và một dung kháng Z C = 70 Ω khi đặt dưới điện áp hiệu dụng U = 200 V, tầnsố f. Biết công suất mạch P = 400 W, điện trở R có giá trị là A. 120 Ω B. 60 Ω C. 80 Ω D. 100 Ω 8) Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện khi bật ra khỏi kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào A. phụ thuộc bản chất kim loại dùng làm catôt. B. phụ thuộc vào cường độ của chùm sáng kích thích. C. không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích. D. phụ thuộc hiệu điện thế giữa anôt và catôt. 9) Tia phóng xạ A. đâm xuyên yếu nhất là tia α. B. đâm xuyên yếu nhất là tia β. C. đâm xuyên yếu nhất là tia γ. D. đều đâm xuyên như nhau. 10) Một nguồn phóng xạ nhân tạo vừa được tạo thành có chu kì bán rã là 2 giờ, có độ phóng xạ lớn hơn mức độ phóng xạ an tòan cho phép 64 lần. Thời gian từ lúc có nguồn phóng xạ này đến khi có thể bắt đầu làm việc an toàn với nguồn phóng xạ này là A. 12 giờ B. 32 giờ C. 6 giờ D. 24 giờ 11) Công thoát e quang điện khỏi đồng là 4,47 eV. Chiếu bức xạ có bước sóng 0,14 μm vào một quả cầu bằng đồng đặt cô lập thì quả cầu đạt hiệu điện thế cực đại bằng A. 3,4 V B. 3 V C. 5,1 V D. 4,4 V 12) Một mẫu 210 84 Po là chất phóng xạ α có chu kì bán rã T= 140 ngày đêm, tại t = 0 có khối lượng 2,1 g. Sau thời gian t, khối lượng mẫu chỉ còn 0,525 g. Thời gian t bằng A. 140 ngày đêm B. 70 ngày đêm C. 210 ngày đêm D. 280 ngày đêm 13) Dung kháng của tụ điện tăng lên A. điện áp xoay chiều cùng pha với dòng điện xoay chiều. B. tần số dòng điện xoay chiều qua tụ giảm. C. khi cường độ dòng điện xoay chiều qua tụ tăng lên. D. khi điện áp xoay chiều 2 đầu tụ tăng lên. 14) Khi chiếu bức xạ điện từ có bước sóng λ = 0,4 μm vào tế bào quang điện thì hiệu điện thế hãm là U AK = -1,5 V. Cho h = 6,625.10 -34 Js, c = 3.10 8 m/s, e = -1,6.10 -19 C, m = 9,1.10 -31 kg. Công thoát của electron bứt khỏi catôt là A. 2 eV B. 3,2 eV C. 2,4 eV D. 1,6 eV 15) Một nguồn sáng điểm đơn sắc đặt cách tế bào quang điện đoạn d thì để triệt tiêu dòng quang điện cần có hiệu điện thế hãm U h = -2V. Khi đưa nguồn sáng cách tế bào quang điện đọan d’ = 0,5d thì hiệu điện thế hãm sẽ là A. U’ h = -2 V B. U’ h = -1 V C. U’ h = -0,5 V D. U’ h = -4 V 16) Một chùm tia sáng hẹp (coi như một tia sáng) có màu trắng đi trong không khí đến mặt phân cách giữa không khí và nước với góc tới i = 30 0 . Khi đó tia khúc xạ vào trong nước A. bị tán sắc thành một chùm sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím, trong đó tia đỏ lệch ít nhất, tia tím lệch nhiều nhất. B. bị tán sắc thành một chùm sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím, trong đó tia tím bị lệch ít nhất, tia đỏ lệch nhiều nhất. C. có góc khúc xạ lớn hơn 30 0 nhưng vẫn có màu trắng. D. có góc khúc xạ nhỏ hơn 30 0 nhưng vẫn có màu trắng. 17) Trạng thái dừng là trạng thái A. hạt nhân không dao động. B. electron không chuyển động quanh hạt nhân. C. nguyên tử đang có mức năng lượng xác định. D. đứng yên của nguyên tử. 18) Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Y-âng với nguồn là ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa hai khe là a = 1 mm. Người ta thấy khoảng vân tăng thêm 0,3 mm khi dời màn ra xa hai khe đoạn 0,5 m. Giá trị của bước sóng λ bằng A. 0,45 μm B. 0,65 μ C. 0,6 μm D. 0,5 μm 19) Trong chất bán dẫn có hai loại hạt mang điện là A. ion dương và lỗ trống mang điện âm. B. electron và ion dương. C. electron và các ion âm. D. electron và lỗ trống mang điện dương. 20) Tia phóng xạ A. đâm xuyên nhanh nhất là tia β. B. đâm xuyên mạnh nhất là γ. C. đều có tính đâm xuyên như nhau. D. đâm xuyên mạnh nhất là α. 21) Theo Anhxtanh A. mỗi phôton bị electron hấp thụ sẽ truyền toàn bộ năng lượng của nó cho một electron. B. trong hiện tượng quang điện tất cả các phôtôn chiếu tới kim loại đều được các electrong hấp thụ hoàn toàn. C. các nguyên tử khi chuyển từ mức năng lượng cao xuống mức năng lượng thấp sẽ bức xạ một phôtôn. D. khi chiếu ánh sáng vào mặt catôt, điện trường biến thiên trong sóng ánh sáng sẽ làm các electron trong kim loại dao động. 22) Catôt của một tế bào quang điện làm bằng xêdi làm kim loại có công thoát electron A = 2 eV, được chiếu bởi bức xạ có bước sóng 0,3975 μm. Cho h = 6,625.10 -34 J.s, c = 3.10 8 m/s, e=1,6.10 -19 C. Hiệu điện thế hãm U AK đủ hãm dòng quang điện có giá trị A. -1,125 V B. -2,5 V C. -1,25 V D. -2,125 V 23) Độ lệch pha giữa điện áp 2 đầu cuộn dây không thuần cảm với dòng điện xoay chiều qua cuộn dây tăng lên khi A. điện áp 2 đầu cuộn dây tăng. B. cường độ dòng điện qua cuộn dây tăng. C. tần số dòng điện của mạch tăng. D. thay đổi điện dung C để mạch có cộng hưởng. 24) Trong máy phát điện xoay chiều ba pha A. phần nào quay là phần ứng. B. stato là phần ứng, rôto là phần cảm. C. stato là phần cảm, rôto là phần ứng. D. phần nào đứng yên là phần tạo ra từ trường. 25) Hiện tượng quang điện là hiện tượng A. khi chiếu một chùm sáng thích hợp (bước sóng dài) vào mặt vào tấm kim loại tích điện dương thì có e bật ra. B. khi chiếu một chùm sáng thích hợp (có bước sóng ngắn) vào mặt một số chất thì làm chất đó phát sáng. C. khi chiếu một chùm sáng thích hợp (bước sóng ngắn) vào mặt một tấm kim loại thì nó làm cho các electron ở mặt kim loại đó bật ra. D. khi chiếu một chùm sáng có bước sóng đủ ngắn vào mặt một số kim loại thì làm kim loại đó dẫn điện. 26) Trong phản ứng hạt nhân có bảo toàn số khối là vì A. trong phản ứng hạt nhân, một số prôtôn chỉ có thể biến thành một nơtrôn và ngược lại. B. tổng điện tích của các hạt ở hai vế trái và vế phải của phương trình luôn bằng nhau. C. tổng số nuclôn ở vế trái và vế phải của phương trình luôn luôn bằng nhau. D. khối lượng của hệ bảo toàn. 27) Cho dòng điện xoay chiều i = 4 2 cos(100πt + 4 π ) A chạy qua một điện trở thuần R = 50 Ω . Biểu thức điện áp hai đầu điện trở là A. u = 200 2 cos(100πt + 2 π ) V B. u = 200 2 cos(100πt + 4 π ) V C. u = 200cos(100πt + 2 π ) V D. u = 200cos(100πt + 4 π ) V 28) Phóng xạ β + A. hạt nhân con tiến một ô so với hạt nhân mẹ. B. có sự biến đổi hạt prôtôn thành hạt nơtrôn. C. hạt nhân con có cùng số điện tích với hạt nhân mẹ. D. đi kèm theo các phóng xạ α. 29) Chọn phát biểu sai. Tia hồng ngoại A. kích thích một số chất phát quang. B. là những bức xạ có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng đỏ. C. có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học. D. có tác dụng nổi bật nhất là tác dụng nhiệt. 30) 24 11 Na là chất phóng xạ β - và tạo thành magiê. Sau thời gian 105 giờ, độ phóng xạ của nó giảm 128 lần. Chu kì bán rã của 24 11 Na là A. T = 15 giờ B. T = 30 giờ C. T = 7,5 giờ D. T = 3,75 giờ 31) Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng, tại một điểm trong vùng giao thoa trên màn quan sát sẽ có vân tối khi hiệu đường đi bằng A. một số nguyên lần bước sóng B. một số nửa nguyên lần bước sóng. C. một số nguyên lần bước sóng. D. một số lẻ lần nửa bước sóng. 32) Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng: khoảng cách giữa hai khe S 1 và S 2 là a, khoảng cách S 1 S 2 đến màn là D. Nguồn phát ra hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ 1 = 0,48 μm và λ 2 = 0,54 μm. Biết điểm M có vân sáng bậc 9 của ánh sáng bước sóng λ 1 . Nhận xét nào sau đây sai? A. Từ vân sáng trung tâm đếm M ta đếm được 18 vân sáng. B. Tại M có vân sáng bậc 8 của ánh sáng bước sóng λ 2 . C. Trên màn ta nhận được 3 loại vân sáng. D. Vân sáng tại M cùng màu với vân sáng trung tâm. 33) Tuổi của Trái đất khoảng 5.10 9 năm. Giả thiết ngay từ khi Trái đất hình thành đã có chất urani. Chu kì bán ra của urani là 4,5.10 9 năm. Nếu ban đầu có 2,72 kg urani thì đến nay còn A. 1,16 kg urani B. 0,76 kg urani. C. 1,26 kg urani D. 1,36 kg urani 34) Chất iôt phóng xạ 131 53 I có chu kì bán rã 8 ngày đêm. Cho N A = 6,02.10 23 hạt/moi, độ phóng xạ của 200 g chất này bằng A. H = 12,4.10 18 Bq B. H = 14,4.10 17 Bq C. H = 3,6.10 18 Bq D. H = 9,2.10 17 Bq 35) Trong các tia : đỏ, vàng và tím thì tia có vận tốc lớn nhất trong A. nước là tia tím B. chân không là tia tím C. thủy tinh là tia đỏ D. chân không là tia vàng 36) Mạch R- L - C mắc nối tiếp vào mạng điện xoay chiều có tần số f. Khi mắc tụ C 1 song song với tụ C thì tổng trở của mạch A. tăng lên B. tăng hay giảm tùy giá trị L và C. C. không đổi D. giảm xuống 37) Mạch gồm điện trở R mắc nối tiếp với cuộn dây chỉ có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Điện áp xoay chiều 2 đầu mạch bằng điện áp 2 đầu điện trở R khi A. LCω = 1. B. điện áp hai đầu R cùng pha với dòng điện. C. điện áp U L = U C = 0 D. điện áp này cùng pha dòng điện. 38) Ban đầu phòng thí nghiệm nhận 200 g iôt phóng xạ có chu kì bán rã là T = 8 ngày đêm. Sau 768 giờ khối lượng chất phóng xạ này còn lại A. 25 g B. 12,5 g C. 5 g D. 50 g 39) Chọn phát biểu sai. A. Dòng điện xoay chiều là một dao động cưỡng bức bởi điện áp dao động điều hòa. B. Trong mạch điện không phân nhánh, cường độ dòng điện ở mọi điểm trên mạch là như nhau. C. Độ lệch pha φ của dòng điện so với điện áp phụ thuộc tính chất của mạch điện. D. Tần số của dòng điện xoay chiều phụ thuộc tính chất của mạch điện. 40) Biểu thức của điện áp hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện điện dung C = 31,8 µF là u = 80cos(100πt + 6 π ) V. Cường độ dòng điện qua đọan mạch là A. i = 0,8cos(100πt + 2 3 π ) A B. i = 0,8cos(100πt - 3 π ) A C. i = 0,8 2 cos(100πt - 2 π ) A D. i = 0,8cos(100πt + 2 π ) A 41) Đọan mạch xoay chiều không phân nhánh gồm một biến trở R, một cuộn thuần cảm kháng Z L = 50 Ω và một dung kháng Z C = 80 Ω khi đặtdưới điện áp hiệu dụng U, tầns ố f. Khi công suất mạch cực đại, R có giá trị là A. 60 Ω B. 65 Ω C. 130 Ω D. 30 Ω 42) Chọn câu đúng A. Hiện tượng giao thoa dễ xảy ra với sóng điện từ có bước sóng λ nhỏ. B. Sóng điện từ có tần số nhỏ thì năng lượng phôton nhỏ. C. Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng. D. Những sóng điện từ có bước sóng càng nắn tính sóng càng thể hiện rõ. 43) Tần số nhỏ nhất của phôtôn trong dãy Pasen là tần số của phôtôn được bức xạ khi electron chuyển từ mức năng lượng A. vô cực về mức năng lượng M B. N về mức năng lượng M C. P về mức năng lượng N D. N về mức năng lượng K. 44) Xét phản ứng : 235 1 A A 1 92 0 Z Z 0 U n X X K n 200Mev ′ ′ ′ + → + + + . Điều gì sau đây sai khi nói về phản ứng này? A. Tổng khối lượng các hạt sau phản ứng nhỏ hơn tổng khối lượng hạt 235 92 U và hạt 1 0 n . B. Điều kiện xảy ra phản ứng là nhiệt độ rất cao C. Đây là phản ứng phân hạch. D. Đây là phản ứng tỏa năng lượng. 45) Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Y-âng, nguồn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6 μm, khoảng cách giữa hai khe là a = 1,2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2m. Trên đọan từ vân sáng trung tâm O đến điểm M cách O đoạn 6,5 mm, ta có A. 7 vân sáng, 7 vân tối B. 7 vân sáng, 6 vân tối C. 6 vân sáng, 6 vân tối D. 6 vân sáng, 7 vân tối 46) Chiếu ánh sáng có bước sóng λ vào mặt một tấm đồng. Hiện tượng quang điện xảy ra khi bước sóng λ có giá trị A. 0,1 m B. 1 mm C. 1 nm D. 0,1 mm 47) Tia phóng xạ A. không bị lệch trong điện trường. B. bị lệch trong điện trường nhiều nhất là tia α. C. bị lệch trong điện trường nhiều nhất là tia γ. D. bị lệch trong điện trường nhiều nhất là tia β. 48) Chọn phát biểu sai. Người ta quan tâm đến phản ứng nhiệt hạch vì A. phản ứng nhiệt hạch tỏa năng lượng. B. nhiên liệu nhiệt hạch hầu như vô tận. C. phản ứng nhiệt hạch “sạch” hơn phản ứng phân hạch. D. phản ứng nhiệt hạch dễ xảy ra. ¤ Ðáp án của ðề thi:003 1.C[1] 2.C[1] 3.D[1] 4.A[1] 5.C[1] 6.A[1] 7.C[1] 8.A[1] 9.A[1] 10.A[1] 11.D[1] 12.D[1] 13.B[1] 14.D[1] 15.A[1] 16.A[1] 17.C[1] 18.C[1] 19.D[1] 20.B[1] 21.A[1] 22.A[1] 23.C[1] 24.B[1] 25.C[1] 26.A[1] 27.B[1] 28.B[1] 29.A[1] 30.A[1] 31.D[1] 32.A[1] 33.C[1] 34.D[1] 35.C[1] 36.B[1] 37.D[1] 38.B[1] 39.D[1] 40.A[1] 41.D[1] 42.B[1] 43.B[1] 44.B[1] 45.A[1] 46.C[1] 47.D[1] 48.D[1] . điện tích của các hạt ở hai vế trái và vế phải của phương trình luôn bằng nhau. C. tổng số nuclôn ở vế trái và vế phải của phương trình luôn luôn bằng nhau. D. khối lượng của hệ bảo toàn. 27 ) Cho. của ðề thi: 003 1.C[1] 2. C[1] 3.D[1] 4.A[1] 5.C[1] 6.A[1] 7.C[1] 8.A[1] 9.A[1] 10.A[1] 11.D[1] 12. D[1] 13.B[1] 14.D[1] 15.A[1] 16.A[1] 17.C[1] 18.C[1] 19.D[1] 20 .B[1] 21 .A[1] 22 .A[1] 23 .C[1] 24 .B[1]. N A = 6, 02. 10 23 hạt/moi, độ phóng xạ của 20 0 g chất này bằng A. H = 12, 4.10 18 Bq B. H = 14,4.10 17 Bq C. H = 3,6.10 18 Bq D. H = 9 ,2. 10 17 Bq 35) Trong các tia : đỏ, vàng và tím thì