ĐỀ 62 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: VẬT LÝ 11 Thời gian: 45phút Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Đề chính thức Câu 1: Cho mạch điện (hình vẽ). Biết R 1 = R 2 = 1200 Ω, nguồn có ξ=180 V, r = 0. Điện trở của vôn kế R V = 1200 Ω. Số chỉ của vôn kế là : A. 120 V. B. 60 V. C. 180 V. D. 0 V. Câu 2: Dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn kim loại có cường độ I= A µ 2,3 . Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong một phút là: A. 1,2.10 15 B. 1,2.10 21 C. 2.10 19 D. 2.10 13 Câu 3: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí A. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. B. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. C. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. D. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích. Câu 4: Để bóng đèn loại 100V - 50W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V, người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị A. R = 100 ( Ω ). B. R = 120 ( Ω ). C. R = 240 ( Ω ). D. R = 200 ( Ω ). Câu 5: Một điện tích q = 1 ( µ C) di chuyển từ điểm A đến điểm B trong điện trường, nó thu được một năng lượng W = 0,2 (mJ). Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là: A. U = 0,20 (mV). B. U = 200 (V). C. U = 0,20 (V). D. U = 200 (kV). Câu 6: Hai điện tích điểm q 1 = 5nC, q 2 = - 5nC đặt cách nhau 10cm trong không khí. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm M nằm trên đường thẳng nối hai điện tích cách q 1 5cm; cách q 2 15cm là A. 4,5.10 3 V/m B. 18.10 3 V/m C. 16.10 3 V/m D. 36.10 3 V/m Câu 7: Một acquy có suất điện động 12V sản ra một công 720J khi nó phát điện trong thời gian 2 phút. Cường độ dòng điện chay qua acquy là A. 0,5A. B. 0,25A. C. 2A. D. 3A. Câu 8: Một tụ điện có điện dung 500 (pF) được mắc vào hiệu điện thế 100 (V). Điện tích của tụ điện là: A. q = 5.10 -2 ( µ C). B. q = 5.10 4 (nC) C. q = 5.10 4 ( µ C). D. q = 5.10 -4 (C). Câu 9: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho A. khả năng tích điện cho hai cực của nó. B. khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện. C. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện. D. khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện. Câu 10: Chọn câu sai về tính chất đường sức của điện trường tĩnh. A. Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau. B. Tại mỗi điểm trong điện trường ta chỉ vẽ được một đường sức điện duy nhất. C. Các đường sức điện không cắt nhau. D. Các đường sức điện là đường cong kín. Câu 11: Điện tích điểm q = -3 μC đặt tại điểm có cường độ điện trường E = 12 000V/m, có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới. Xác định phương chiều và độ lớn của lực tác dụng lên điện tích q: A. F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 0, 48N B. F có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0, 036N C. F có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, F = 0, 36N D. F có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0, 36N Câu 12: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu điện trở R, dòng điện chạy qua có cường độ I. Công suất tỏa nhiệt ở điện trở không thể tính bằng công thức: A. P = UI 2 B. P = U 2 /R C. P = UI D. P = RI 2 Câu 13: Tụ điện phẳng, điện môi không khí. Điện dung của tụ điện là FC µ 2 = và khoảng cách giữa hai bản tụ là d = 1 mm. Điện trường giới hạn đối với không khí là 3.10 6 V/m. Hiệu điện thế và điện tích cực đại của tụ là: A. 9000 V; 3.10 -3 C B. 1500 V;3.10 -3 C C. 6000 V; 9.10 -3 C D. 3000 V; 6.10 -3 C Câu 14: Hai điện tích điểm q 1 và q 2 đặt cách nhau 30cm trong không khí, lực tác dụng giữa chúng là F 0 . Nếu đặt chúng trong dầu thì lực tương tác bị giảm đi 2,25 lần. Để lực tương tác vẫn bằng F 0 thì cần dịch chúng lại một khoảng: A. 15cm B. 10cm C. 20cm D. 5cm Câu 15: Vào mùa đông nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách nhỏ. Nguyên nhân của hiện tượng này là: A. Ban đầu do hiện tượng do hưởng ứng sau đó nhiễm điện do cọ xát. B. Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng C. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát D. Hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc Câu 16: Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động và điện trở trong không đổi, mạch ngoài là một biến trở R. Dùng một vôn kế có điện trở vô cùng lớn để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện và một ampe kế có điện trở không đáng kể để đo cường độ dòng điện ttrong mạch. Khi tăng trị số của biến trở R thì số chỉ của vôn kế, ampe kế sẽ A. giảm, tăng B. tăng, giảm C. giảm, giảm D. tăng, tăng Câu 17: Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động 12V, điện trở trong 2,5 Ω , mạch ngoài gồm điện trở 5,0 1 = R Ω mắc nối tiếp với điện trở R. Để công suất tiêu thụ mạch ngoài lớn nhất thì R có giá trị A. 4 Ω B. 1 Ω C. 2 Ω D. 3 Ω Câu 18: Đặt một điện tích điểm Q dương tại một điểm O. M và N là hai điểm nằm đối xứng với nhau ở hai bên điểm O. Di chuyển một điện tích điểm q dương từ M đến N theo một đường cong bất kì. Gọi A MN là công của lực điện trong dịch chuyển này. Chọn câu khẳng định đúng. A. A MN = 0, không phụ thuộc vào đường dịch chuyển. B. A MN ≠ 0, không phụ thuộc vào đường dịch chuyển. C. A MN = 0 và phụ thuộc vào đường dịch chuyển. D. A MN ≠ 0 và phụ thuộc vào đường dịch chuyển. Câu 19: Một tụ điện phẳng được tích điện bởi nguồn điện. Tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Sau đó người ta tăng hiệu điện thế của tụ thành 2U. Điện tích của tụ sẽ: A. tăng gấp bốn B. giảm còn một nửa C. không đổi D. tăng gấp đôi Câu 20: Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là: A. tác dụng hóa học. B. tác dụng từ. C. tác dụng nhiệt. D. tác dụng cơ học. Câu 21: Khi acquy phát điện thì acquy có sự biến đổi A. nhiệt năng thành điện năng B. điện năng thành hóa năng C. hóa năng thành điện năng D. cơ năng thành điện năng Câu 22: Trong một điện trường đều E=300 V/m có ba điểm A, B, C tạo thành tam giác đều cạnh a=10 cm, vectơ cường độ điện trường song song với cạnh BC chiều từ B đến C. Điện tích q=10nC đặt tại A. Công của lực điện trường khi q di chuyển từ A đến C theo quỹ đạo ABC là: A. -1,5. 10 -7 J B. 4,5.10 -7 J C. 1,5.10 -7 J. D. 3.10 -7 J Câu 23: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ điện trường là E, hiệu điện thế giữa M và N là U MN , khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng? A. U MN = E.d B. A MN = q.U MN C. U MN = V M – V N . D. E = U MN .d Câu 24: Một bếp điện gồm hai dây điện trở R 1 , R 2 . Nếu bếp chỉ dùng riêng R 1 thì thời gian đun sôi ấm nước là t 1 = 10 phút. Nếu bếp chỉ dùng riêng R 2 thì thời gian đun sôi ấm nước là t 2 = 15 phút. Bỏ qua mọi mất mát năng lượng, lượng nước đun trong các lần là như nhau. Thời gian đun sôi ấm nước khi bếp dùng R 1 mắc song song với R 2 là A. 25phút. B. 12 phút. C. 18 phút. D. 6 phút. Câu 25: Ba điện tích điểm bằng nhau q > 0 (hoặc q < 0 ) đặt tại ba đỉnh của một tam giác đều ABC. Điện trường tổng hợp bằng không tại: A. một đỉnh của tam giác B. trung điểm một cạnh của tam giác C. tâm của tam giác D. không thề triệt tiêu HẾT . ĐỀ 62 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: VẬT LÝ 11 Thời gian: 45phút Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Đề chính thức Câu 1: Cho mạch điện (hình vẽ). Biết R 1 = R 2 = 12 00 Ω, nguồn có ξ =18 0 V, r. đến C theo quỹ đạo ABC là: A. -1 , 5. 10 -7 J B. 4,5 .10 -7 J C. 1, 5 .10 -7 J. D. 3 .10 -7 J Câu 23: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ điện trường. và điện tích cực đại của tụ là: A. 9000 V; 3 .10 -3 C B. 15 00 V;3 .10 -3 C C. 6000 V; 9 .10 -3 C D. 3000 V; 6 .10 -3 C Câu 14 : Hai điện tích điểm q 1 và q 2 đặt cách nhau 30cm trong không khí,